Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành
phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, nằm trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’
độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh , phía
Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp
biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của
sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là
2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu
Long, 8,1% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả
nước; dân số năm 2009 là 1,67 triệu người (mật độ dân số 672,9 người/km2),
chiếm khoảng 9,8% dân số Vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước. Tiền Giang có
10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169
đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2.
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467mm.
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu m3, chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất khẩu; và trên 1 triệu m3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ. Ngoài ra, còn trữ lượng cát dọc sông Tiền phục vụ cho san lắp mặt bằng và tài nguyên nước khoáng, nước nóng ...
Năm 2009 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 48,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4% và thương mại - dịch vụ 28,3%. GDP bình quân đầu người đạt 969 USD.
Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản lượng trên 1,3 triệu tấn; khóm sản lượng gần 100.000 tấn; dừa trên 79.000 tấn, cây ăn quả trên 800.000 tấn (không tính cây khóm). Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo, nhãn xuồng cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác… Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản năm 2009 đạt 189.000 tấn, trong đó khai thác đạt 80.000 tấn.
Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt trên 7.200 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 416 triệu USD, nhập khẩu 92,8 triệu USD.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng, riêng năm 2009 mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng lượng khách đến Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công...
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh - đặc biệt là tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian từ thành phố Mỹ tho đến thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km.
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467mm.
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu m3, chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất khẩu; và trên 1 triệu m3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ. Ngoài ra, còn trữ lượng cát dọc sông Tiền phục vụ cho san lắp mặt bằng và tài nguyên nước khoáng, nước nóng ...
Năm 2009 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 48,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4% và thương mại - dịch vụ 28,3%. GDP bình quân đầu người đạt 969 USD.
Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản lượng trên 1,3 triệu tấn; khóm sản lượng gần 100.000 tấn; dừa trên 79.000 tấn, cây ăn quả trên 800.000 tấn (không tính cây khóm). Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo, nhãn xuồng cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác… Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản năm 2009 đạt 189.000 tấn, trong đó khai thác đạt 80.000 tấn.
Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt trên 7.200 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 416 triệu USD, nhập khẩu 92,8 triệu USD.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng, riêng năm 2009 mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng lượng khách đến Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công...
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh - đặc biệt là tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian từ thành phố Mỹ tho đến thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km.
Tài nguyên khoáng sản
Than bùn:
tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân Hoà
Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật
dày 0-0,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen.
Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác.
Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày 0,5-2,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân bón.
Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước.
Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 - 3km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền
Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC; pH6 - 8,3.
Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác.
Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày 0,5-2,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân bón.
Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước.
Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 - 3km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền
Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC; pH6 - 8,3.
Thời tiết - Khí hậu
Khí
hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ
bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.
Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.
Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.
Sông ngòi
Tiền
Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi
trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản :
- Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s .
- Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s .
- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978).
- Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s .
- Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s .
- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978).
Biển
Tiền
Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển
dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa
Tiểu, cửa Đại (sông Tiền).
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:
- Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
- Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ...
- Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau:
+ Nhóm đất phù sa : Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
+ Nhóm đất mặn : Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
+ Nhóm đất phèn : Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%.
Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
Đất phèn nặm chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều ven các lạch triều bưng trũng.
+ Nhóm đất cát giồng : Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336ha, phân bổ rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:
- Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
- Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ...
- Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
Đất đai
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau:
+ Nhóm đất phù sa : Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
+ Nhóm đất mặn : Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
+ Nhóm đất phèn : Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%.
Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
Đất phèn nặm chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều ven các lạch triều bưng trũng.
+ Nhóm đất cát giồng : Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336ha, phân bổ rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
Địa hình
Tỉnh
Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình
biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến
1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có
những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình
chung như sau :
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m.
- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh .
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m.
- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh .
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
Cai Lậy: Phát huy hiệu quả kinh tế vườn
Mười
năm trở lại đây, các xã phía Nam Quốc lộ 1 (huyện Cai Lậy) phát triển
nhanh diện tích vườn cây ăn trái với gần 18.500ha, sản lượng hàng năm
trên 260.000 tấn. Chọn cây trồng phù hợp để phát huy tiềm năng đất đai,
đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, nhiều nông dân ở huyện đã vươn lên
khấm khá.
Với 10 công vườn chuyên canh vú sữa Lò Rèn, ông Ngô Văn Út Một (ấp Mỹ
Hưng, xã Mỹ Long) thu về lợi nhuận mỗi năm trên 300 triệu đồng. Nhiều
năm liền, ông được bình chọn là "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp
tỉnh". Ông Một cho biết, thành quả hôm nay phải kể đến việc chuyển đổi
cây trồng đúng hướng. Trước đây, gia đình ông có 5 công đất ruộng, vì là
đất gò nên năng suất thấp, kinh tế không mấy khả quan. Năm 2002, ông
quyết định lên vườn chuyên canh vú sữa Lò Rèn sau khi tham quan một số
vườn ở "cái nôi vú sữa Lò Rèn" xã Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) kế cận.
Sau 10 năm chuyển đổi, ông có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang, mua
thêm 5 công đất để mở rộng diện tích chuyên canh loại cây trồng đặc sản
này. Không chỉ vậy, ông còn nắm vững kỹ thuật xử lý để cây cho trái sớm,
tránh tình trạng dội chợ, rớt giá.
Ông nhận xét: "Thổ nhưỡng vùng này rất phù hợp với cây vú sữa Lò Rèn vì gần sông rạch, cung cấp đủ nước tưới và tiêu thoát nước tốt. Mỗi năm, từ tháng 10 âm lịch, vườn vú sữa bắt đầu cho thu hoạch và kéo dài đến tháng 3 âm lịch năm sau. Đầu vụ và cuối vụ, vú sữa có giá từ 70.000 đồng/chục - 150.000 đồng/chục nên so với trước đây, kinh tế vườn cho lợi nhuận cao gấp 5 lần". Từ thành công của những nông dân như ông Một, diện tích chuyên canh vú sữa Lò Rèn ở xã Mỹ Long những năm gần đây tăng nhanh chóng. Hiện nay, loại cây này được đánh giá là cây trồng tiềm năng, được nhiều nông dân địa phương chọn làm hướng chuyển đổi.
Mô hình xen canh bưởi da xanh và mít Thái siêu sớm của ông Mai Văn Bằng (ấp 4, xã Cẩm Sơn) lại là minh chứng khác về thành công của chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cách đây hơn chục năm, ông Bằng cũng vất vả quanh năm với ruộng lúa và vườn nhãn kém hiệu quả vì lũ lụt gây thất bát liên miên. Năm 2001, khi xã Cẩm Sơn được đầu tư xây dựng hệ thống đê bao khép kín, ông Bằng chuyển toàn bộ đất ruộng lên vườn và chuyên canh bưởi da xanh. Thời gian đầu, ông không đốn bỏ hết vườn nhãn mà vẫn để nhằm che mát cho vườn bưởi mới trồng và tạo thu nhập đầu tư cho cây bưởi trong thời gian cây còn nhỏ. Cây nhãn được ông loại bỏ dần khi tán bưởi da xanh phát triển và bước vào giai đoạn thu hoạch. Với giá bán luôn ổn định ở mức cao, cây bưởi da xanh đã giúp ông Bằng vươn lên khá giả và có điều kiện mua thêm đất mở rộng diện tích vườn. Ba năm nay, ông còn xen canh mít Thái siêu sớm vào vườn bưởi đang cho thu hoạch. Thu nhập mỗi năm từ 10 công vườn xen canh bưởi da xanh và mít Thái siêu sớm (trong đó có 6 công đang cho thu hoạch ổn định) trên 100 triệu đồng. Mô hình sản xuất giỏi của ông Bằng được Hội Nông dân xã Cẩm Sơn khuyến khích và trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm cho nhiều nhà vườn khác trong khu vực.
Từ năm 2000, khi hệ thống đê bao khép kín được đầu tư xây dựng, các
xã phía Nam Quốc lộ 1 (huyện Cai Lậy) phát triển nhanh diện tích vườn
cây ăn trái với các giống cây trồng chủ lực như: Sầu riêng, bưởi da
xanh, vú sữa Lò Rèn... Để tiếp sức cho nông dân phát huy lợi thế kinh tế
vườn, các cấp Hội Nông dân huyện Cai Lậy kết hợp ngành chức năng tăng
cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến khích nông dân thực hiện
mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn, đáp ứng yêu cầu thị
trường. Từ đó, nông dân áp dụng vào sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng
hiệu quả kinh tế với 70% diện tích vườn cho thu nhập 400 triệu/ha/năm.
Ngoài ra, tại các xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Khánh, Long Trung, Tân Phong và Nhị Quí đã hình thành vùng sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP với các loại cây trồng như sầu riêng, nhãn, chôm chôm, bưởi da xanh. Với vai trò "cầu nối", các cấp Hội Nông dân còn tuyên truyền, định hướng hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với thế mạnh của địa phương, tranh thủ nguồn vốn vay lãi suất thấp từ ngân hàng, Quỹ hỗ trợ nông dân, các dự án để tạo vốn cho nông dân phát triển kinh tế vườn. Sự hỗ trợ kịp thời của Hội đã giúp nông dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và trở thành nhân tố tích cực trong các hoạt động xã hội ở địa phương.
Ông Ngô Văn Út Một ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Long với vườn chuyên canh vú sữa Lò Rèn.
|
Ông nhận xét: "Thổ nhưỡng vùng này rất phù hợp với cây vú sữa Lò Rèn vì gần sông rạch, cung cấp đủ nước tưới và tiêu thoát nước tốt. Mỗi năm, từ tháng 10 âm lịch, vườn vú sữa bắt đầu cho thu hoạch và kéo dài đến tháng 3 âm lịch năm sau. Đầu vụ và cuối vụ, vú sữa có giá từ 70.000 đồng/chục - 150.000 đồng/chục nên so với trước đây, kinh tế vườn cho lợi nhuận cao gấp 5 lần". Từ thành công của những nông dân như ông Một, diện tích chuyên canh vú sữa Lò Rèn ở xã Mỹ Long những năm gần đây tăng nhanh chóng. Hiện nay, loại cây này được đánh giá là cây trồng tiềm năng, được nhiều nông dân địa phương chọn làm hướng chuyển đổi.
Mô hình xen canh bưởi da xanh và mít Thái siêu sớm của ông Mai Văn Bằng (ấp 4, xã Cẩm Sơn) lại là minh chứng khác về thành công của chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cách đây hơn chục năm, ông Bằng cũng vất vả quanh năm với ruộng lúa và vườn nhãn kém hiệu quả vì lũ lụt gây thất bát liên miên. Năm 2001, khi xã Cẩm Sơn được đầu tư xây dựng hệ thống đê bao khép kín, ông Bằng chuyển toàn bộ đất ruộng lên vườn và chuyên canh bưởi da xanh. Thời gian đầu, ông không đốn bỏ hết vườn nhãn mà vẫn để nhằm che mát cho vườn bưởi mới trồng và tạo thu nhập đầu tư cho cây bưởi trong thời gian cây còn nhỏ. Cây nhãn được ông loại bỏ dần khi tán bưởi da xanh phát triển và bước vào giai đoạn thu hoạch. Với giá bán luôn ổn định ở mức cao, cây bưởi da xanh đã giúp ông Bằng vươn lên khá giả và có điều kiện mua thêm đất mở rộng diện tích vườn. Ba năm nay, ông còn xen canh mít Thái siêu sớm vào vườn bưởi đang cho thu hoạch. Thu nhập mỗi năm từ 10 công vườn xen canh bưởi da xanh và mít Thái siêu sớm (trong đó có 6 công đang cho thu hoạch ổn định) trên 100 triệu đồng. Mô hình sản xuất giỏi của ông Bằng được Hội Nông dân xã Cẩm Sơn khuyến khích và trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm cho nhiều nhà vườn khác trong khu vực.
Ông Mai Văn Bằng (bên phải) ấp 4, xã Cẩm Sơn trao đổi kỹ thuật với cán bộ Hội Nông dân.
|
Ngoài ra, tại các xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Khánh, Long Trung, Tân Phong và Nhị Quí đã hình thành vùng sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP với các loại cây trồng như sầu riêng, nhãn, chôm chôm, bưởi da xanh. Với vai trò "cầu nối", các cấp Hội Nông dân còn tuyên truyền, định hướng hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với thế mạnh của địa phương, tranh thủ nguồn vốn vay lãi suất thấp từ ngân hàng, Quỹ hỗ trợ nông dân, các dự án để tạo vốn cho nông dân phát triển kinh tế vườn. Sự hỗ trợ kịp thời của Hội đã giúp nông dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và trở thành nhân tố tích cực trong các hoạt động xã hội ở địa phương.
Trường Giang
Năm 2013: Mong sản xuất - kinh doanh sẽ khả quan
Đối
với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, việc lựa chọn ngày khởi
hành cho một năm mới là điều vô cùng quan trọng. Theo họ, việc chọn ngày
làm việc đầu năm sẽ giúp cho năm mới làm ăn "thuận buồm xuôi gió", mọi
điều sẽ may mắn. Do đó, không có ngày cố định để bắt đầu làm việc cho
một năm mới, có doanh nghiệp chọn đúng ngày Mùng 1 Tết để mở cửa, nhưng
cũng có đơn vị chọn ngày Mùng 6 hay Mùng 9.
Như mọi năm, sáng ngày 15/2 (tức Mùng 6 Tết Nguyên đán), gần 2.000
công nhân trong hệ thống của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO) đã trở lại
Công ty làm việc bình thường. Lãnh đạo Công ty cho biết, lực lượng lao
động trở lại làm việc gần như đầy đủ nên hoạt động của nhà máy không có
nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, Công ty chuẩn bị lượng nguyên liệu chế biến
ít hơn những ngày bình thường trước Tết Nguyên đán để người lao động bắt
nhịp dần với nhịp độ lao động. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc GODACO
cho biết, năm 2013 nền kinh tế dự đoán còn rất nhiều khó khăn, nhất là
trong nhóm ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, do chủ động
được nguồn nguyên liệu từ vùng nuôi tập trung có quy mô lớn, với quy
trình sản xuất, xuất khẩu khép kín nên GODACO cơ bản ổn định được sản
xuất - kinh doanh. Từ đó, GODACO phấn đấu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng,
xuất khẩu 20.000 tấn sản phẩm các loại, đạt kim ngạch xuất khẩu 40 triệu
USD, lợi nhuận dự kiến 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, GODACO tiếp tục đầu tư
một số dự án sản xuất - kinh doanh mới như: Kho chứa hàng công suất
5.000 tấn; nhà máy chế biến bột cá công suất 10 tấn/giờ; nhà máy chế
biến thủy sản có công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày; đầu tư mở rộng vùng
nuôi cá tra nguyên liệu thêm 50 ha, nâng tổng vùng nuôi của Công ty lên
180 ha... Tổng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư mới khoảng 400 tỷ đồng.
Ở nhóm ngành kinh doanh lương thực, năm 2013 cũng được dự báo còn không ít khó khăn do tác động của nền kinh tế thế giới, nhất là tác động từ các nước tham gia xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ. Năm nay Công ty TNHH Song Thuận đã mở cửa kinh doanh ngay ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán. Ông Cao Minh Viễn, Giám đốc Công ty cho biết, Mùng 1 tết công ty mở cửa để lấy ngày, nhưng số lượng gạo giao dịch không nhiều do các thương lái cũng như các đối tác chưa làm việc chính thức. Giao dịch mạnh sẽ bắt đầu sau ngày Mùng 9 Tết khi mọi cơ quan liên quan đến hoạt động kinh doanh lương thực làm việc chính thức. Tình hình kinh doanh lương thực năm 2013 còn nhiều ẩn số rất khó dự đoán do bị chi phối bởi 2 "kho lương thực" lớn trên thế giới là Thái Lan và Ấn Độ. Điều đặc biệt là khác với mọi năm vào quý I lượng gạo đã ký kết tương đối lớn nhưng năm nay lại ngược lại nên thị trường lúa gạo hiện nay tương đối trầm lắng, giá lúa gạo đang ở mức thấp. Do đó, động thái của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là tạm trữ lúa gạo cho vụ đông xuân năm nay được đưa ra tương đối sớm. Nếu sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh doanh lương thực chưa được cải thiện thì việc tạm trữ sẽ được thực hiện ngay nhằm đảm bảo giá lúa gạo không xuống quá thấp, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Trước tình hình kinh doanh còn nhiều gam màu sáng tối, ông Cao Minh Viễn cho biết, năm 2013 Công ty cũng chỉ dám đưa ra mục tiêu kinh doanh khoảng 100.000 tấn gạo.
Ở nhóm ngành may mặc, một trong những nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của tỉnh, cũng đang kỳ vọng vào năm 2013 sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc Công ty cổ phần May Công Tiến (TX. Gò Công) cho biết, đến cuối năm 2012, Công ty cổ phần May Công Tiến đã đạt doanh thu 110 tỷ đồng, tăng gần 49% so với năm 2011. Từ đầu năm 2012 Công ty đã đầu tư thêm phân xưởng may mới và đầu tư thêm trang thiết bị, nâng tổng vốn đầu tư của Công ty hiện nay tại TX. Gò Công là 120 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty có 35 chuyền may với công suất khoảng 250.000 sản phẩm/tháng, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Nhật; giải quyết việc làm cho 2.100 lao động của địa phương, với mức thu nhập bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng. Mục tiêu của Công ty trong năm 2013 là từng bước chuyển đổi các thiết bị cơ sang điện tử, theo công nghệ line nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động. Đồng thời Công ty cố gắng giữ nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh như những năm qua và từng bước khẳng định thương hiệu trong nhóm ngành may mặc xuất khẩu của tỉnh.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang kỳ vọng năm 2013 tình hình kinh tế sẽ ổn định, đạt được các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh tốt hơn năm 2012. Từ những nhận định chung, UBND tỉnh đề ra mục tiêu tổng quát cho năm 2013 là tập trung thu hút đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, huy động các nguồn vốn triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch của năm 2013, đặc biệt là tập trung các giải pháp cho việc tiêu thụ nông sản; việc triển khai xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; việc đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ triển khai các dự án trọng điểm vốn ngân sách tỉnh đầu tư trên địa bàn tỉnh...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng (thứ 3 từ phải sang) thăm Showroom của GODACO nhân dịp đầu năm.
|
Ở nhóm ngành kinh doanh lương thực, năm 2013 cũng được dự báo còn không ít khó khăn do tác động của nền kinh tế thế giới, nhất là tác động từ các nước tham gia xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ. Năm nay Công ty TNHH Song Thuận đã mở cửa kinh doanh ngay ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán. Ông Cao Minh Viễn, Giám đốc Công ty cho biết, Mùng 1 tết công ty mở cửa để lấy ngày, nhưng số lượng gạo giao dịch không nhiều do các thương lái cũng như các đối tác chưa làm việc chính thức. Giao dịch mạnh sẽ bắt đầu sau ngày Mùng 9 Tết khi mọi cơ quan liên quan đến hoạt động kinh doanh lương thực làm việc chính thức. Tình hình kinh doanh lương thực năm 2013 còn nhiều ẩn số rất khó dự đoán do bị chi phối bởi 2 "kho lương thực" lớn trên thế giới là Thái Lan và Ấn Độ. Điều đặc biệt là khác với mọi năm vào quý I lượng gạo đã ký kết tương đối lớn nhưng năm nay lại ngược lại nên thị trường lúa gạo hiện nay tương đối trầm lắng, giá lúa gạo đang ở mức thấp. Do đó, động thái của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là tạm trữ lúa gạo cho vụ đông xuân năm nay được đưa ra tương đối sớm. Nếu sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh doanh lương thực chưa được cải thiện thì việc tạm trữ sẽ được thực hiện ngay nhằm đảm bảo giá lúa gạo không xuống quá thấp, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Trước tình hình kinh doanh còn nhiều gam màu sáng tối, ông Cao Minh Viễn cho biết, năm 2013 Công ty cũng chỉ dám đưa ra mục tiêu kinh doanh khoảng 100.000 tấn gạo.
Ở nhóm ngành may mặc, một trong những nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của tỉnh, cũng đang kỳ vọng vào năm 2013 sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc Công ty cổ phần May Công Tiến (TX. Gò Công) cho biết, đến cuối năm 2012, Công ty cổ phần May Công Tiến đã đạt doanh thu 110 tỷ đồng, tăng gần 49% so với năm 2011. Từ đầu năm 2012 Công ty đã đầu tư thêm phân xưởng may mới và đầu tư thêm trang thiết bị, nâng tổng vốn đầu tư của Công ty hiện nay tại TX. Gò Công là 120 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty có 35 chuyền may với công suất khoảng 250.000 sản phẩm/tháng, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Nhật; giải quyết việc làm cho 2.100 lao động của địa phương, với mức thu nhập bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng. Mục tiêu của Công ty trong năm 2013 là từng bước chuyển đổi các thiết bị cơ sang điện tử, theo công nghệ line nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động. Đồng thời Công ty cố gắng giữ nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh như những năm qua và từng bước khẳng định thương hiệu trong nhóm ngành may mặc xuất khẩu của tỉnh.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang kỳ vọng năm 2013 tình hình kinh tế sẽ ổn định, đạt được các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh tốt hơn năm 2012. Từ những nhận định chung, UBND tỉnh đề ra mục tiêu tổng quát cho năm 2013 là tập trung thu hút đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, huy động các nguồn vốn triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch của năm 2013, đặc biệt là tập trung các giải pháp cho việc tiêu thụ nông sản; việc triển khai xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; việc đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ triển khai các dự án trọng điểm vốn ngân sách tỉnh đầu tư trên địa bàn tỉnh...
Thế Anh
Huyện Chợ Gạo: Tốc độ phát triển kinh tế đạt 12,47%
Để
đạt được tốc độ phát triển kinh tế đạt 12,47%, huyện Chợ Gạo đã tập
trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế địa phương, kết thúc năm 2012,
hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện đề ra.
Nông nghiệp - thủy sản tăng 5,28%, công nghiệp xây dựng tăng 17,89%, thương mại - dịch vụ tăng 19,88%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,9 triệu đồng, vượt 3,65% so kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 150 nghìn tấn, vượt 3,82%, thu ngân sách trên địa bàn đạt xấp xỉ 51,3 tỷ đồng, vượt 4,55% so kế hoạch, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ phát triển khá. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn được thay đổi, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Về lĩnh vực giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 và kế hoạch năm học 2012 - 2013. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em... được triển khai thực hiện tốt. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,85%...
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục được cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, các phong trào thi đua được gắn với những việc làm thiết thực cụ thể, nhất là công tác giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn... những kết quả quả trên đã củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và cấp ủy, chính quyền các cấp.
Với thế mạnh là huyện nông nghiệp và địa phương có các công trình dự án trọng điểm như đường Cần Đước - Chợ Gạo, dự án kênh Xuân Hòa Cầu Ngang, các công ty may mặc thu hút nhiều lao động..., bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ, đảng viên đoàn kết, năng động cùng với các chính sách về phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp tiếp tục được thực hiện sẽ là những cơ hội, điều kiện thuận lợi để Chợ Gạo đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, huyện huy động tối đa các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển các công trình hạ tầng đường, điện. Tập trung thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm, tạo đột phá cho nền kinh tế; chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào địa bàn. Làm tốt công tác bồi, thường hỗ trợ, tái định cư; khuyến khích nhân dân hiến đất cho Nhà nước xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp - thủy sản tăng 5,28%, công nghiệp xây dựng tăng 17,89%, thương mại - dịch vụ tăng 19,88%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,9 triệu đồng, vượt 3,65% so kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 150 nghìn tấn, vượt 3,82%, thu ngân sách trên địa bàn đạt xấp xỉ 51,3 tỷ đồng, vượt 4,55% so kế hoạch, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ phát triển khá. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn được thay đổi, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Về lĩnh vực giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 và kế hoạch năm học 2012 - 2013. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em... được triển khai thực hiện tốt. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,85%...
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục được cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, các phong trào thi đua được gắn với những việc làm thiết thực cụ thể, nhất là công tác giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn... những kết quả quả trên đã củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và cấp ủy, chính quyền các cấp.
Với thế mạnh là huyện nông nghiệp và địa phương có các công trình dự án trọng điểm như đường Cần Đước - Chợ Gạo, dự án kênh Xuân Hòa Cầu Ngang, các công ty may mặc thu hút nhiều lao động..., bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ, đảng viên đoàn kết, năng động cùng với các chính sách về phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp tiếp tục được thực hiện sẽ là những cơ hội, điều kiện thuận lợi để Chợ Gạo đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, huyện huy động tối đa các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển các công trình hạ tầng đường, điện. Tập trung thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm, tạo đột phá cho nền kinh tế; chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào địa bàn. Làm tốt công tác bồi, thường hỗ trợ, tái định cư; khuyến khích nhân dân hiến đất cho Nhà nước xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ngọc Duyên
Mô hình nuôi cá tra đạt hiệu quả cao
Anh
Lê Ngọc Trắng, ấp 3, xã Trung An, TP. Mỹ Tho do không có nhiều đất để
canh tác đã chọn mô hình nuôi cá tra dài ngày và cá tai tượng, mang lại
hiệu quả kinh tế; đồng thời nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để bà con
cùng phát triển.
Việc nuôi cá của anh bắt đầu từ năm 1999 do nhận thấy với diện tích đất ít ỏi, làm ruộng không đủ ăn, anh nghĩ ngay đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tiến hành đào ao thả cá. Ao cá hiện tại của anh trước đây chỉ là một khu đất hoang, anh đã mạnh dạn khai hoang và mua cá tra lứa về nuôi. Với diện tích 2 mặt ao gần 900m2, anh thả gần 1,5 tấn cá tra lứa (bình quân 4-5 con/kg), giá từ 15.000 - 16.000đồng/kg.
Đặc tính của loại cá tra lứa này là đang trong thời kỳ phát triển mạnh, ăn tạp, ít bị chết khi thả nuôi nên số lượng luôn được đảm bảo, cá ít kén chọn thức ăn. Thức ăn chủ yếu là khoai lang dạt, anh mua về nấu chín cho cá hay các loại trái cây giá rẻ, thậm chí anh còn mua thêm đầu cá hay nội tạng gà, ruột vịt về cho cá ăn.
Bình quân mỗi ngày với 1,5 tấn cá tra lứa, anh cho ăn khoảng 100kg khoai lang nấu chín và 20kg đầu cá các loại. Với các loại thức ăn này, anh tiết kiệm gần 300.000 đồng so với thức ăn công nghiệp đang bán ngoài thị trường. Bình quân mỗi vụ nuôi cá tra lứa sau thời gian 10 đến 11 tháng thu hoạch 1 lần, đạt khoảng 10 tấn cá (con lớn nhất khoảng 6kg), giá từ 22.000 - 24.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi vụ nuôi cá tra thành phẩm anh lãi trên 140 triệu đồng. Với số lượng 1,5 tấn cá tra lứa, anh thấy mặt nước còn thưa và tiếp tục mua cá tai tượng lứa về thả thêm, sau 2 đến 3 năm thu về hàng chục triệu đồng từ cá tai tượng.
Việc tiêu thụ cá có trọng lượng lớn lúc đầu gặp nhiều khó khăn, anh Trắng cho biết, được một vài người giới thiệu anh đã tìm được các thương lái tận miền Trung để tiêu thụ những con cá này, thị trường nơi đây rất chuộng cá to. Chính vì thức ăn của cá chủ yếu là những loại thức ăn tự nhiên không chứa nhiều chất kích thích và chất lượng cá được đánh giá cao, cá sạch đẹp nên dần dần được nhiều thương lái biết đến. Hàng năm, cứ chuẩn bị đến mùa thu hoạch cá là nhiều thương lái đến tận nhà để hỏi mua trước.
Với mô hình nuôi cá tra giúp kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hơn, các con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn và việc làm ổn định. Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi là kết quả của bao năm miệt mài với mô hình nuôi cá tra. Bên cạnh đó, anh đã hiến 200m2 đất xây đường để xã chuẩn bị xây dựng nông thôn mới.
Việc nuôi cá của anh bắt đầu từ năm 1999 do nhận thấy với diện tích đất ít ỏi, làm ruộng không đủ ăn, anh nghĩ ngay đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tiến hành đào ao thả cá. Ao cá hiện tại của anh trước đây chỉ là một khu đất hoang, anh đã mạnh dạn khai hoang và mua cá tra lứa về nuôi. Với diện tích 2 mặt ao gần 900m2, anh thả gần 1,5 tấn cá tra lứa (bình quân 4-5 con/kg), giá từ 15.000 - 16.000đồng/kg.
Đặc tính của loại cá tra lứa này là đang trong thời kỳ phát triển mạnh, ăn tạp, ít bị chết khi thả nuôi nên số lượng luôn được đảm bảo, cá ít kén chọn thức ăn. Thức ăn chủ yếu là khoai lang dạt, anh mua về nấu chín cho cá hay các loại trái cây giá rẻ, thậm chí anh còn mua thêm đầu cá hay nội tạng gà, ruột vịt về cho cá ăn.
Bình quân mỗi ngày với 1,5 tấn cá tra lứa, anh cho ăn khoảng 100kg khoai lang nấu chín và 20kg đầu cá các loại. Với các loại thức ăn này, anh tiết kiệm gần 300.000 đồng so với thức ăn công nghiệp đang bán ngoài thị trường. Bình quân mỗi vụ nuôi cá tra lứa sau thời gian 10 đến 11 tháng thu hoạch 1 lần, đạt khoảng 10 tấn cá (con lớn nhất khoảng 6kg), giá từ 22.000 - 24.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi vụ nuôi cá tra thành phẩm anh lãi trên 140 triệu đồng. Với số lượng 1,5 tấn cá tra lứa, anh thấy mặt nước còn thưa và tiếp tục mua cá tai tượng lứa về thả thêm, sau 2 đến 3 năm thu về hàng chục triệu đồng từ cá tai tượng.
Việc tiêu thụ cá có trọng lượng lớn lúc đầu gặp nhiều khó khăn, anh Trắng cho biết, được một vài người giới thiệu anh đã tìm được các thương lái tận miền Trung để tiêu thụ những con cá này, thị trường nơi đây rất chuộng cá to. Chính vì thức ăn của cá chủ yếu là những loại thức ăn tự nhiên không chứa nhiều chất kích thích và chất lượng cá được đánh giá cao, cá sạch đẹp nên dần dần được nhiều thương lái biết đến. Hàng năm, cứ chuẩn bị đến mùa thu hoạch cá là nhiều thương lái đến tận nhà để hỏi mua trước.
Với mô hình nuôi cá tra giúp kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hơn, các con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn và việc làm ổn định. Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi là kết quả của bao năm miệt mài với mô hình nuôi cá tra. Bên cạnh đó, anh đã hiến 200m2 đất xây đường để xã chuẩn bị xây dựng nông thôn mới.
Minh Toàn
Anh Nguyễn Văn Châu: Đưa cây màu dưới chân ruộng
Anh
Nguyễn Văn Châu (sinh năm 1960) - một nông dân sản xuất - kinh doanh
giỏi nhiều năm liền cấp tỉnh, vừa là Chủ tịch Hội Nông dân xã năng nổ và
nhiệt tình, đã đưa phong trào ngày một đi lên.
Gia đình có 1,2 ha đất sản xuất lúa mỗi năm 3 vụ. Anh bắt đầu chuyển
đổi luân canh lúa xen cây màu từ năm 1998 đến nay. Nhờ bố trí trồng
nhiều loại như bắp siêu ngọt, dưa leo, khổ qua hoặc cải, đặc biệt là
trồng xen, cây này vừa tàn thì loại khác tấn lên, cứ thế quanh năm thứ
nào cũng có bán, anh tiếp tục tích góp mở rộng đất sản xuất.
Mùa tết này anh trồng 6 công khoai mỡ thu hoạch năng suất đạt bình quân 2,5 tấn/công, thương lái thu mua với giá hàng "sô" (10.000 đồng/kg). Anh Châu cho biết: Hai năm nay, ngoài các cây màu thường trồng, anh chuyển trồng cây khoai mỡ. Năm 2011, năng suất cao (khoảng 3 tấn/1.000m2), nhưng giá bình quân 7.000 - 8.000 đồng/kg, còn năm nay năng suất chỉ 2,5 tấn, nhưng giá bán cao hơn (tức 10.000 đồng/kg), anh thu khoảng 150 triệu đồng.
Khoai mỡ vừa tàn thì 5.000 m2 cây ớt nằm kế bên đang cho trái, rồi ruộng khoai lang xanh mượt sắp sửa chờ thu hoạch. Anh Châu nói như khoe: Với cái tết này, chỉ mỗi cây khoai mỡ anh "kiếm" 50 - 70 triệu đồng tiền lãi!. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dinh dưỡng, anh chia sẻ: Chính nhờ áp dụng theo phương thức mới, hạn chế phân hóa học, tận dụng phân chuồng ủ hoai, vì đây là một loại hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, tăng màu mỡ, cho năng suất cao; giá cả thì tùy "thượng đế".
Anh Châu đang thu hoạch khoai mỡ.
|
Mùa tết này anh trồng 6 công khoai mỡ thu hoạch năng suất đạt bình quân 2,5 tấn/công, thương lái thu mua với giá hàng "sô" (10.000 đồng/kg). Anh Châu cho biết: Hai năm nay, ngoài các cây màu thường trồng, anh chuyển trồng cây khoai mỡ. Năm 2011, năng suất cao (khoảng 3 tấn/1.000m2), nhưng giá bình quân 7.000 - 8.000 đồng/kg, còn năm nay năng suất chỉ 2,5 tấn, nhưng giá bán cao hơn (tức 10.000 đồng/kg), anh thu khoảng 150 triệu đồng.
Khoai mỡ vừa tàn thì 5.000 m2 cây ớt nằm kế bên đang cho trái, rồi ruộng khoai lang xanh mượt sắp sửa chờ thu hoạch. Anh Châu nói như khoe: Với cái tết này, chỉ mỗi cây khoai mỡ anh "kiếm" 50 - 70 triệu đồng tiền lãi!. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dinh dưỡng, anh chia sẻ: Chính nhờ áp dụng theo phương thức mới, hạn chế phân hóa học, tận dụng phân chuồng ủ hoai, vì đây là một loại hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, tăng màu mỡ, cho năng suất cao; giá cả thì tùy "thượng đế".
Anh Tuấn
Ông Cao Xuân Nguyện đưa cây thanh long ruột đỏ về thị xã Gò Công
Năm
nay bước vào tuổi 70, nhưng ông Cao Xuân Nguyện, ngụ ấp Năm Châu, xã
Bình Đông, thị xã Gò Công vẫn còn đam mê sáng tạo trong lao động sản
xuất, kinh doanh. Thành tích của ông thật đáng nể phục khi là người đầu
tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về đất thị xã. Hơn 10 năm liền luôn được
bình chọn là Nông dân sản xuất - kinh doanh (NDSX-KD) giỏi cấp tỉnh,
đại biểu Nông dân điển hình đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc năm
2011 tại thủ đô Hà Nội và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen.
Kể về cuộc đời làm nông dân của mình, ông Nguyện thành thực nói:
Không có kiến thức thì không thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào
cho dù là sản xuất, kinh doanh nhỏ. Cũng vì dốt, trước đây tôi chỉ biết
"cày sâu, cuốc bẫm" nên cuộc sống không khá lên được. Vì vậy, năm 1994,
ở vào tuổi 50, hàng đêm tôi vẫn chịu khó đạp xe đạp hơn 12 km ra thị xã
Gò Công học bổ túc văn hóa phổ cập giáo dục. Sau khi tốt nghiệp chương
trình trung học phổ thông, tôi tiếp tục thi vào Trường Đại học Mở Bán
công TP. HCM (khoa Đông Nam Á học). Sau 4 năm miệt mài học tập, tôi trở
về quê nhà tự tin với tấm bằng đại học trong tay, bắt đầu mở rộng cơ sở
sản xuất - kinh doanh.
Vốn có nghề se nhang, ông Nguyện tìm hiểu thị trường biết được bên đất bạn Campuchia, quê hương xứ Chùa Tháp gần 100% người dân theo đạo Phật, quanh năm thường tổ chức nhiều lễ hội cúng kiến theo phong tục tập quán thờ cúng đặc thù của văn hóa dân tộc Khơ-me. Vì vậy, họ sử dụng rất nhiều nhang nên ông Nguyện quyết định làm một chuyến sang thủ đô Phnôm Pênh tìm thị trường tiêu thụ. Trở về ông đầu tư trang thiết bị máy móc và dây chuyền công nghệ sản xuất nhang để cung cấp sang thị trường Campuchia. Hiện nay, mỗi tháng ông xuất sang nước bạn gần 20 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho gần 50 bà con ở địa phương với mức lương thu nhập ổn định từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, ông Nguyện còn đầu tư mở thêm cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng. Qua nhiều lần đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất điển hình, ông quyết định chuyển đổi 1,5 ha đất trồng lúa năng suất thấp do nhiễm phèn, nhiễm mặn, lên liếp trồng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ. Đây là giống thanh long ruột đỏ H14 (Long Định 1) do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công giữa thanh long ruột đỏ Colombia và thanh long ruột trắng Bình Thuận. Ông nhận định: Thanh long thuộc họ cây xương rồng nên có khả năng chịu hạn, chịu phèn và chống chịu sâu bệnh cao. Giá bán của thanh long ruột đỏ cao gấp 3 đến 4 lần so với thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ ưa ánh sáng, chịu được nhiệt độ cao (40o-450), là loại cây thích hợp cho sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Trái thanh long ruột đỏ có hàm lượng Lycopene và Vitamin cao, có thể chế biến thành nước giải khát, rượu trái cây, làm mứt, kẹo, hiện đang được thị trường các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ ưa chuộng.
Sau khi đầu tư trồng 1.500 trụ với 6.000 hom thanh long ruột đỏ H14, đúng 1 năm sau ông thu hoạch lứa đầu tiên hơn 2 tấn trái, thu về khoảng 80 triệu đồng, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 1,7 ha. Hiện 3,2 ha thanh long ruột đỏ đang phát triển tốt, ông trở thành người cung cấp giống thanh long ruột đỏ cho bà con trong vùng.
Ông Nguyện chia sẻ: "Mỗi năm trừ các khoản chi phí, tôi thu lợi khoảng 200 triệu đồng từ các cơ sở kinh doanh và cây thanh long ruột đỏ. Trong số đó, năm nào tôi cũng trích 10% lợi nhuận, đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội và xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giúp đỡ các gia đình nghèo trong xã". Khi chúng tôi đến, ông đang chuẩn bị 500 kg gạo chia thành 50 phần quà tặng bà con nghèo nhân dịp rằm tháng giêng.
Ông Cao Xuân Nguyện (bên phải) và ông Nguyễn Minh Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã chuẩn bị giống thanh long cung cấp cho bà con.
|
Vốn có nghề se nhang, ông Nguyện tìm hiểu thị trường biết được bên đất bạn Campuchia, quê hương xứ Chùa Tháp gần 100% người dân theo đạo Phật, quanh năm thường tổ chức nhiều lễ hội cúng kiến theo phong tục tập quán thờ cúng đặc thù của văn hóa dân tộc Khơ-me. Vì vậy, họ sử dụng rất nhiều nhang nên ông Nguyện quyết định làm một chuyến sang thủ đô Phnôm Pênh tìm thị trường tiêu thụ. Trở về ông đầu tư trang thiết bị máy móc và dây chuyền công nghệ sản xuất nhang để cung cấp sang thị trường Campuchia. Hiện nay, mỗi tháng ông xuất sang nước bạn gần 20 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho gần 50 bà con ở địa phương với mức lương thu nhập ổn định từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, ông Nguyện còn đầu tư mở thêm cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng. Qua nhiều lần đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất điển hình, ông quyết định chuyển đổi 1,5 ha đất trồng lúa năng suất thấp do nhiễm phèn, nhiễm mặn, lên liếp trồng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ. Đây là giống thanh long ruột đỏ H14 (Long Định 1) do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công giữa thanh long ruột đỏ Colombia và thanh long ruột trắng Bình Thuận. Ông nhận định: Thanh long thuộc họ cây xương rồng nên có khả năng chịu hạn, chịu phèn và chống chịu sâu bệnh cao. Giá bán của thanh long ruột đỏ cao gấp 3 đến 4 lần so với thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ ưa ánh sáng, chịu được nhiệt độ cao (40o-450), là loại cây thích hợp cho sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Trái thanh long ruột đỏ có hàm lượng Lycopene và Vitamin cao, có thể chế biến thành nước giải khát, rượu trái cây, làm mứt, kẹo, hiện đang được thị trường các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ ưa chuộng.
Sau khi đầu tư trồng 1.500 trụ với 6.000 hom thanh long ruột đỏ H14, đúng 1 năm sau ông thu hoạch lứa đầu tiên hơn 2 tấn trái, thu về khoảng 80 triệu đồng, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 1,7 ha. Hiện 3,2 ha thanh long ruột đỏ đang phát triển tốt, ông trở thành người cung cấp giống thanh long ruột đỏ cho bà con trong vùng.
Ông Nguyện chia sẻ: "Mỗi năm trừ các khoản chi phí, tôi thu lợi khoảng 200 triệu đồng từ các cơ sở kinh doanh và cây thanh long ruột đỏ. Trong số đó, năm nào tôi cũng trích 10% lợi nhuận, đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội và xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giúp đỡ các gia đình nghèo trong xã". Khi chúng tôi đến, ông đang chuẩn bị 500 kg gạo chia thành 50 phần quà tặng bà con nghèo nhân dịp rằm tháng giêng.
Đậu Viết Hương
Nâng cao chuỗi giá trị trái cây đồng bằng sông Cửu Long
Cả
nước hiện có khoảng 780.000 ha; trong đó đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là 270.000 ha (chiếm 34,6%). Nhiều loại trái cây của vùng
được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như: Vú sữa Lò Rèn,
xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Phước, thanh long Chợ Gạo, bưởi da xanh Bến
Tre, quýt hồng Đồng Tháp... và xuất khẩu sang các thị trường khó tính
như Mỹ, Nhật...
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc phát triển cây ăn
quả vùng ĐBSCL còn nhiều khó khăn như: Diện tích chuyên canh chưa cao;
chất lượng không đồng đều; điệp khúc "được mùa, mất giá" xảy ra thường
xuyên; thị trường không ổn định... Chuỗi giá trị sản phẩm trái cây của
vùng từ quá trình sản xuất đến người tiêu dùng qua rất nhiều khâu trung
gian, giá trị gia tăng của các khâu không cao; sự hợp tác giữa các bên
liên quan còn lỏng lẻo... Các khó khăn trên đã làm cho đời sống của
người sản xuất và kinh doanh trái cây không cao, quy mô sản xuất cây ăn
trái dần bị thu hẹp có khả năng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, biến
đổi khí hậu toàn cầu cũng như tiềm năng phát triển của vùng.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, Thường trực Ban Chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh (Sở Công thương Tiền Giang) đã đề xuất và được Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang. Mục đích của Dự án là nhằm hỗ trợ nâng cao thu nhập khu vực nông thôn thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị trái cây tại tỉnh. Sau khi thực hiện thí điểm, mô hình về nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây có thể được nhân rộng. Hiện tại dự án chuẩn bị tổng kết, đánh giá hiệu quả đạt được.
Một trong những kết quả nghiên cứu ban đầu về chuỗi giá trị trái cây được thực hiện là nghiên cứu trên cây thanh long của huyện Chợ Gạo. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty T&C về hiệu quả sản xuất thanh long cho thấy, chi phí vụ thuận là khá thấp, chỉ khoảng 2.500 - 2.700 đồng/kg. Tuy nhiên, chi phí vụ nghịch lại cao hơn rất nhiều so với vụ thuận (7.000 - 7.300 đồng/kg). Với mức chi phí và giá bán bình quân như năm 2011, trung bình mỗi năm nếu các nhà vườn chỉ xông đèn một lần sẽ có lợi nhuận bình quân khoảng 110 triệu/ha. Nhưng hiện nay phần lớn các hộ xông đèn hai lần nên lợi nhuận bình quân đạt khoảng 140 - 150 triệu đồng/ha. Đây là một mức lợi nhuận khá cao. Nghiên cứu chi phí và lợi nhuận với kênh xuất khẩu sang Trung Quốc cho thấy, nếu tính trên một đơn vị xuất khẩu (1kg), lợi nhuận mà nhà vườn chiếm được là lớn nhất, chiếm khoảng 60%; tiếp theo là các nhà xuất khẩu với trên 20%.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, có đến 80% sản lượng thanh long của Việt Nam được xuất khẩu. Thanh long hiện đang là mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam; hiện có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị trái thanh long chưa mạnh. Nhìn chung, sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu. Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Theo kết quả khảo sát, có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa. Tuy nhiên, chủ yếu là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi người mua tự phá vỡ hợp đồng nhưng không có bên nào đứng ra giải quyết. Gần đây với sự phát triển vùng chuyên canh thanh long ở Chợ Gạo cũng có khá nhiều thương lái tìm đến hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này có tác động tích cực với nhà vườn - bởi họ có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể sẽ mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những thương lái nợ kéo dài.
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về chuỗi giá trị trái thanh long, dự án đã đưa ra những kiến nghị cụ thể để phát triển trái cây của vùng ĐBSCL như: Đối với Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; ưu tiên thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng trái cây; chỉ đạo triển khai mạnh mẽ chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp và nông dân yên tâm trong việc đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; nghiên cứu phát triển các hình thức mua bán hiện đại như thị trường giao dịch, quyền mua, quyền bán... đối với một số loại nông sản nhằm giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để chống rủi ro, biến động giá cả. Đối với địa phương cần quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất trái cây chủ lực của tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện liên kết ngang chặt chẽ và hiệu quả; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất trái cây tập trung như điện, cầu, đường để tạo thuận lợi trong việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Chuỗi giá trị trái cây của ĐBSCL vẫn còn nhiều "nút thắt".
|
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, Thường trực Ban Chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh (Sở Công thương Tiền Giang) đã đề xuất và được Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang. Mục đích của Dự án là nhằm hỗ trợ nâng cao thu nhập khu vực nông thôn thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị trái cây tại tỉnh. Sau khi thực hiện thí điểm, mô hình về nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây có thể được nhân rộng. Hiện tại dự án chuẩn bị tổng kết, đánh giá hiệu quả đạt được.
Một trong những kết quả nghiên cứu ban đầu về chuỗi giá trị trái cây được thực hiện là nghiên cứu trên cây thanh long của huyện Chợ Gạo. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty T&C về hiệu quả sản xuất thanh long cho thấy, chi phí vụ thuận là khá thấp, chỉ khoảng 2.500 - 2.700 đồng/kg. Tuy nhiên, chi phí vụ nghịch lại cao hơn rất nhiều so với vụ thuận (7.000 - 7.300 đồng/kg). Với mức chi phí và giá bán bình quân như năm 2011, trung bình mỗi năm nếu các nhà vườn chỉ xông đèn một lần sẽ có lợi nhuận bình quân khoảng 110 triệu/ha. Nhưng hiện nay phần lớn các hộ xông đèn hai lần nên lợi nhuận bình quân đạt khoảng 140 - 150 triệu đồng/ha. Đây là một mức lợi nhuận khá cao. Nghiên cứu chi phí và lợi nhuận với kênh xuất khẩu sang Trung Quốc cho thấy, nếu tính trên một đơn vị xuất khẩu (1kg), lợi nhuận mà nhà vườn chiếm được là lớn nhất, chiếm khoảng 60%; tiếp theo là các nhà xuất khẩu với trên 20%.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, có đến 80% sản lượng thanh long của Việt Nam được xuất khẩu. Thanh long hiện đang là mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam; hiện có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị trái thanh long chưa mạnh. Nhìn chung, sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu. Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Theo kết quả khảo sát, có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa. Tuy nhiên, chủ yếu là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi người mua tự phá vỡ hợp đồng nhưng không có bên nào đứng ra giải quyết. Gần đây với sự phát triển vùng chuyên canh thanh long ở Chợ Gạo cũng có khá nhiều thương lái tìm đến hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này có tác động tích cực với nhà vườn - bởi họ có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể sẽ mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những thương lái nợ kéo dài.
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về chuỗi giá trị trái thanh long, dự án đã đưa ra những kiến nghị cụ thể để phát triển trái cây của vùng ĐBSCL như: Đối với Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; ưu tiên thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng trái cây; chỉ đạo triển khai mạnh mẽ chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp và nông dân yên tâm trong việc đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; nghiên cứu phát triển các hình thức mua bán hiện đại như thị trường giao dịch, quyền mua, quyền bán... đối với một số loại nông sản nhằm giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để chống rủi ro, biến động giá cả. Đối với địa phương cần quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất trái cây chủ lực của tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện liên kết ngang chặt chẽ và hiệu quả; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất trái cây tập trung như điện, cầu, đường để tạo thuận lợi trong việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Thế Anh
Nhà vườn phấn khỏi vì giá thanh long tăng mạnh
Các nhà vườn đang thu hoạch thanh long
|
Không riêng gì hộ chị Tuyến mà các nhà vườn ấp Long An cũng hết sức vui mừng vì thanh long bán được giá. Ông Nguyễn Văn Gấu (61 tuổi) với hơn 30 năm trồng thanh long chia sẻ: "Gia đình có 15 công đất trồng thanh long mấy năm trước thanh long có lúc rớt giá thê thảm, nhưng trong những năm gần đây thanh long có giá, nên người trồng nhờ vậy mà kinh tế khá hơn. Hiện tại 15 công thanh long đang thu hoạch, với giá hiện tại thì cầm chắc lời trong tay".
Được biết toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 2.500 ha thanh long, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Gạo; trong đó có khoảng 1.500 ha thanh long trồng trụ bê tông, hơn 1.000 ha đã áp dụng xử lý ra hoa trái vụ cho năng suất trên 40 tấn/ha/năm. Riêng tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo thì có khoảng 780 ha trồng thanh long, chiếm gần 85% diện tích đất nông nghiệp của xã. Hướng tới theo anh Huỳnh Văn Khương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quơn Long cho biết: “Xã sẽ cố gắng phát triển diện tích trồng thanh long đạt khoảng 900 ha vào năm 2015”.Có thể nói trong những năm gần đây cây thanh long đang phát triển khá mạnh tại Tiền Giang mà đặc biệt là ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Gạo. Với người dân ở đây, cây thanh long không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện cuộc sống của bà con mà nó còn là cây “ xóa đói giảm nghèo”.
Lê Hữu Nghị
Ông Hồ Văn Lập, Chủ cơ sở mít giống Ba Lập: Tạo dựng thương hiệu Việt cho mít
Sau
mười năm, giống mít do ông Hồ Văn Lập ở ấp 4, xã Cẩm Sơn (Cai Lậy) mang
về trồng trên chính mảnh đất nhà mình, đến nay đã được nhân rộng và
trồng khắp xã Cẩm Sơn và các vùng lân cận. Hai bên con đường đến trung
tâm xã, trong các mảnh vườn vây quanh nhà, trên các mô đất được vun lên
trên mặt ruộng, nhìn đâu cũng thấy mít. Rồi rải rác các vựa đầy ắp những
trái mít căng tròn, thơm phức. Người mang vác, xe vận chuyển nhộn nhịp
con đường quê.
Một cán bộ của UBND xã Cẩm Sơn cho biết, đến nay, mô hình trồng mít
Ba Lập vẫn còn sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với rất nhiều nông dân. Do đó,
mỗi năm, cơ sở mít giống Ba Lập của ông Hồ Văn Lập cung ứng cho thị
trường khắp các vùng trong cả nước khoảng 17.000 cây, với giá bán khoảng
12.000 đồng/cây, mang về cho ông Lập khoản thu nhập hơn 400 triệu
đồng/năm. Ông Lập thừa nhận: "Nhà cửa khang trang, con cái có điều kiện
học tập, tạo lập gia đình tốt cũng là nhờ mít".
Ông Lập còn cho rằng, cây mít đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời của mình. Vào năm 2003, khi mà khu đất của gia đình ông đang trồng lúa, táo, nhãn cho thu nhập bấp bênh thì trong một lần đến thăm người bà con ở Đồng Nai, ông Lập "liều mình" mua 10 cây mít giống với giá 25.000 đồng/cây về trồng thử trên mảnh vườn nhà mình. Sau một năm rưỡi, 10 cây mít đầu tiên do ông Lập mang về trồng đã cho trái. Qua ăn thử, ông nhận thấy đây là loại mít ngon với các đặc điểm như: Múi to, cơm dày, giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ 10 cây giống đầu tiên, ông Lập đã ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên. Đến nay, vườn mít 9.000m2 của ông có tới 600 cây mít đủ cỡ.
Ông Lập cho biết, đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng và mỗi năm có thể thu hoạch 3 lần. Giống mít này mỗi công trồng từ 50 đến 60 gốc là vừa. Mỗi gốc có thể cho từ 150 - 200 kg trái, tính ra mỗi năm thu hoạch được trên 5 tấn trái/công. Như vậy, với 9 công mít và giá bán bình quân khoảng 25.000 đồng/kg mang về cho ông Lập mức thu nhập gần cả tỷ đồng/năm.
Theo ông Lập, giống mít này dễ trồng và chi phí chăm sóc thấp. Qua 10 năm trồng mít, bán trái, chưa bao giờ ông Lập thấy giá mít giảm dưới 13.000 đồng/kg; đồng thời thị trường tiêu thụ khá ổn định. Do đó, ông Lập nhận thấy giống mít này khi trồng sẽ cho nguồn thu nhập khá và có thể là cây xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ suy nghĩ này, ông Lập đã không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, cây giống cho hộ nghèo và khách hàng khi có nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: "Từ khi phát hiện giống mít phù hợp thổ nhưỡng Cẩm Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Hồ Văn Lập đã chủ động giúp nhiều hộ trong xã thoát nghèo bằng việc tặng cây giống, chỉ dẫn bà con cách trồng. Trong 10 năm qua, nhờ giống mít Ba Lập, đã có hơn 45 hộ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu". Ngoài ra, qua 2 năm (năm 2011-2012) tham gia các chương trình từ thiện của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, ông Lập đã trao tặng trực tiếp gần 1.000 cây mít giống cho gần 100 hộ nghèo trong tỉnh.
Hiện loại mít do ông trồng và sản xuất mít giống được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Giấy chứng nhận quyền tác giả. Đặc biệt, sản phẩm mít của ông Lập còn được Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn là sản phẩm nằm trong tốp 100 sản phẩm Việt chất lượng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây còn là loại mít được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam công nhận là "Thực phẩm Việt - Vì sức khỏe người Việt năm 2012".
Ông Lập cho biết, từ khi được công nhận thương hiệu Việt, mít Ba Lập ngày càng có tiếng tăm, tạo được uy tín trên thị trường, giúp cho người trồng an tâm và việc tiêu thụ cũng bền vững hơn.
Với những hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng mít và sản xuất mít giống, ông Hồ Văn Lập đã vinh dự là đại biểu tham dự Hội nghị Doanh nhân toàn quốc năm 2012 và sản phẩm mít của ông còn được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tin cậy của năm 2012.
Ông Hồ Văn Lập bên sản phẩm mít mang thương hiệu Việt
|
Ông Lập còn cho rằng, cây mít đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời của mình. Vào năm 2003, khi mà khu đất của gia đình ông đang trồng lúa, táo, nhãn cho thu nhập bấp bênh thì trong một lần đến thăm người bà con ở Đồng Nai, ông Lập "liều mình" mua 10 cây mít giống với giá 25.000 đồng/cây về trồng thử trên mảnh vườn nhà mình. Sau một năm rưỡi, 10 cây mít đầu tiên do ông Lập mang về trồng đã cho trái. Qua ăn thử, ông nhận thấy đây là loại mít ngon với các đặc điểm như: Múi to, cơm dày, giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ 10 cây giống đầu tiên, ông Lập đã ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên. Đến nay, vườn mít 9.000m2 của ông có tới 600 cây mít đủ cỡ.
Ông Lập cho biết, đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng và mỗi năm có thể thu hoạch 3 lần. Giống mít này mỗi công trồng từ 50 đến 60 gốc là vừa. Mỗi gốc có thể cho từ 150 - 200 kg trái, tính ra mỗi năm thu hoạch được trên 5 tấn trái/công. Như vậy, với 9 công mít và giá bán bình quân khoảng 25.000 đồng/kg mang về cho ông Lập mức thu nhập gần cả tỷ đồng/năm.
Theo ông Lập, giống mít này dễ trồng và chi phí chăm sóc thấp. Qua 10 năm trồng mít, bán trái, chưa bao giờ ông Lập thấy giá mít giảm dưới 13.000 đồng/kg; đồng thời thị trường tiêu thụ khá ổn định. Do đó, ông Lập nhận thấy giống mít này khi trồng sẽ cho nguồn thu nhập khá và có thể là cây xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ suy nghĩ này, ông Lập đã không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, cây giống cho hộ nghèo và khách hàng khi có nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: "Từ khi phát hiện giống mít phù hợp thổ nhưỡng Cẩm Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Hồ Văn Lập đã chủ động giúp nhiều hộ trong xã thoát nghèo bằng việc tặng cây giống, chỉ dẫn bà con cách trồng. Trong 10 năm qua, nhờ giống mít Ba Lập, đã có hơn 45 hộ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu". Ngoài ra, qua 2 năm (năm 2011-2012) tham gia các chương trình từ thiện của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, ông Lập đã trao tặng trực tiếp gần 1.000 cây mít giống cho gần 100 hộ nghèo trong tỉnh.
Hiện loại mít do ông trồng và sản xuất mít giống được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Giấy chứng nhận quyền tác giả. Đặc biệt, sản phẩm mít của ông Lập còn được Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn là sản phẩm nằm trong tốp 100 sản phẩm Việt chất lượng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây còn là loại mít được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam công nhận là "Thực phẩm Việt - Vì sức khỏe người Việt năm 2012".
Ông Lập cho biết, từ khi được công nhận thương hiệu Việt, mít Ba Lập ngày càng có tiếng tăm, tạo được uy tín trên thị trường, giúp cho người trồng an tâm và việc tiêu thụ cũng bền vững hơn.
Với những hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng mít và sản xuất mít giống, ông Hồ Văn Lập đã vinh dự là đại biểu tham dự Hội nghị Doanh nhân toàn quốc năm 2012 và sản phẩm mít của ông còn được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tin cậy của năm 2012.
Hữu Nghị
Liên đoàn Lao động TP. Mỹ Tho: Sơ kết phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"
Giám khảo chấm thi.
|
Về nội dung hội thi khéo tay, có 47 đơn vị công đoàn cơ sở tham dự thi đổ 5 cái bánh xèo trong 45 phút đảm bảo dinh dưỡng, bày trí đẹp mắt với tổng số tiền là 80.000 đồng (theo quy định mỗi đơn vị cử 1 đội gồm 2 thí sinh: 1 nam, 1 nữ). Kết quả giải nhất thuộc về đội xã Thới Sơn, 2 giải nhì đội Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng; 3 giải ba: Phường 4, phường 9, phường 10.
N. Trung
Vị trí địa lý
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long[3], là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam[4].
Quang cảnh thành phố bên sông.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 mét so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 mét đến 1,1 mét[5]. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1 mét nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh[5].Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh[6], thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn[6] ...
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp và cửa Tiểu, cửa Đại thuộc hệ thống sông Tiền. Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá[7].
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27oC - 27,9oC. Với 2 mùa rõ rệch là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11[8].
Nhà thờ Tin Lành, Cai Lậy,Tiền Giang
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền Giang[10]. Sông Vàm Cỏ Tây là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua, là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30 km/h, tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, lớn nhất lên đến 1,2 m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s[10].
Hành chính
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 1 thị xã loại IV và 8 huyện[11]. Năm 2009, được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 1 thị xã là Thị xã Gò Công. Tỉnh Tiền Giang có 169 đơn vị cấp xã[12] gồm 16 phường, 8 thị trấn và 142 xã.[13]Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Thành phố Mỹ Tho | Thị xã Gò Công | Huyện Cái Bè | Huyện Gò Công Đông | Huyện Gò Công Tây | Huyện Chợ Gạo | Huyện Châu Thành | Huyện Tân Phước | Huyện Cai Lậy | Huyện Tân Phú Đông |
|||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 79.8 | 102 | 416.1 | 267.7 | 180.2 | 235 | 229.9 | 333 | 434.8 | 202 | |||
Dân số (người) | 215.541 | 97.709 | 276.887 | 143.418 | 134.768 | 178.000 | 234.423 | 50.000 | 307.404 | 42.926 | |||
Mật độ dân số (người/km²) | 2701 | 958 | 666 | 536 | 748 | 757 | 1020 | 150 | 707 | 212 | |||
Số đơn vị hành chính | 11 phường và 6 xã | 5 phường và 7 xã | 24 xã và 1 thị trấn | 2 thị trấn và 11 xã | 1 thị trấn và 12 xã | 1 thị trấn và 18 xã | 1 thị trấn và 22 xã | 1 thị trấn và 12 xã | 1 thị trấn và 27 xã | 6 xã | |||
Năm thành lập | 1967[14] | 1987 | 1975 | 1979 | 1979 | 1975 | 1975 | 1994[15] | 1975 | 2008[16] | |||
Nguồn: Website tỉnh Tiền Giang |
Người phụ nữ chèo thuyền trên sông nước Mỹ Tho.
Lịch sử
Thời phong kiến
Trước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này[17].Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt - từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng - đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành).
Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng.
Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hoá và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ có 5 trấn: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường. Trấn Định Tường có phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hoà và Kiến Đăng.
Một góc TP Mỹ Tho bên sông Tiền
Thời Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, Pháp bỏ tỉnh và phủ huyện để thành lập các hạt tham biện, đất Tiền Giang thuộc hai tham biện Mỹ Tho và Gò Công. Năm 1899, lại đổi hạt tham biện thành tỉnh. Tỉnh Mỹ Tho có 3 trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo. Sau một thời gian, tỉnh Gò Công bị giải thể, thành lập quận Gò Công cùng với các quận mới là Cai Lậy, An Hoá, Cái Bè, Bến Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo đều thuộc tỉnh Mỹ Tho[17] .Thời Việt Nam Cộng hòa đến nay
Thời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Định Tường gồm đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công thời Pháp và thành lập tỉnh Gò Công mới. Trong thời kỳ này, chính quyền cũng đổi tên các quận của tỉnh Mỹ Tho trước đó. Năm 1976, thành lập tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Định Tường và Gò Công trước đó.Trước năm 1994, Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây.
Ngày 11 tháng 07 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68/CP[18], về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích là 32.991,44 ha, dân số là 42.031 người.
Lịch sử phát triển dân số |
||||||||||||||||
Năm | Dân số | |||||||||||||||
1995 | 1.581.500 | |||||||||||||||
1996 | 1.587.400 | |||||||||||||||
1997 | 1.593.600 | |||||||||||||||
1998 | 1.600.000 | |||||||||||||||
1999 | 1.608.400 | |||||||||||||||
2000 | 1.613.500 | |||||||||||||||
2001 | 1.620.100 | |||||||||||||||
2002 | 1.626.700 | |||||||||||||||
2003 | 1.634.000 | |||||||||||||||
2004 | 1.642.700 | |||||||||||||||
2005 | 1.650.100 | |||||||||||||||
2006 | 1.655.300 | |||||||||||||||
2007 | 1.661.600 | |||||||||||||||
2008 | 1.668.000 | |||||||||||||||
2009 | 1.672.800 | |||||||||||||||
2010 | 1.678.000 | |||||||||||||||
2011 | 1.682.600 | |||||||||||||||
Nguồn:[19] |
Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Tiền Giang đạt gần 1.682.600 người, mật độ dân số đạt 671 người/km²[21] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 265.400 người[22], dân số sống tại nông thông đạt 1.417.200 người[23]. Dân số nam đạt 829.500 người[24], trong khi đó nữ đạt 853.100 người[25]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0 ‰[26]Kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 8.232 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 2 năm trước liền kề[27].
Mỹ Tho.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 4.126 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Tính đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 19.546 tỷ đồng, tăng 2.301 tỷ đồng so đầu năm và tăng 21,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay là 16.039 tỷ đồng giảm 37 tỷ so đầu năm và tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.552 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu 6 tháng qua có xu hướng tăng lên, tăng 421 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 3,7% trong tổng dư nợ[27].
Uớc đạt trong 6 tháng đầu năm 2012, Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6.208,8 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch, bằng 98,9% so cùng kỳ. Vốn khu vực Nhà nước 953,6 tỷ đồng, chiếm 15,2% trong tổng vốn đầu tư, khu vực ngoài Nhà nước 4.660,6 tỷ đồng, tăng 9,5%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 594,6 tỷ đồng, bằng 60,1% so cùng kỳ. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 742,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 88,6 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng số, vốn ngân sách địa phương 731 tỷ đồng, chiếm 88,1%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 7 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 152,6 triệu USD[27].
Sáu tháng đầu năm 2012, Tỉnh có 165 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký là 393,9 tỷ đồng, giảm 27% về số doanh nghiệp và giảm 51,8% về lượng vốn đăng ký. Ngoài ra, còn có 90 doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung thêm là 1.495,2 tỷ đồng và 321 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 4.112 doanh nghiệp, trong đó có 2.793 doanh nghiệp đang hoạt động, 207 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động, 159 doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể 121, doanh nghiệp không tìm thấy, không xác minh 166, doanh nghiệp thuộc đối tượng khác 666. Tổng số hợp tác xã hiện có trên địa bàn tỉnh là 104 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã[27].
Dãy nhà dân sinh dọc theo bờ sông tại Mỹ Tho.
- Các khu công nghiệp trong tỉnh
- Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho
- Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành
- Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc
- Khu công nghiệp Dầu khí Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông
- Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công
- Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp (Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiêp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh.
Cháo Cá Lóc rau đắng, một đặc sản ở Tiền Giang
Giáo dục & Y tế
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến 30 tháng 09 năm 2008, tỉnh Tiền Giang có 384 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long[28]. Tiền Giang có các trường tiêu biểu như : Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, Trường Trung học Bưu điện, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật...Y tế
Năm 2008, tỉnh Tiền Giang có 201 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 13 bệnh viện, 16 phòng khám đa khoa khu vực và 169 trạm y tế phường xã tổng số với 757 bác sĩ, 805 y sĩ, 907 y tá, 387 nữ hộ sinh, 60 dược sĩ cao cấp, 617 dược sĩ trung cấp và 96 dược tá[29]. ,Đầu năm 2010, ngành y tế Tiền Giang có trên 4.000 y bác sĩ, toàn tỉnh có 159/169 trạm y tế có bác sĩ, 164 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh[30].
Năm 2009, tỉnh có thêm 13 xã đã chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 164/169 xã, đạt tỷ lệ 97,04%[31].
Thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy
Giao thông
Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp tập trung ở những nơi đông dân cư. Tính đến tháng 6 năm 2012, Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh xảy ra 124 vụ tai nạn, so cùng kỳ giảm 16 vụ. Số người chết 131 người so cùng kỳ giảm 17 người. Số người bị thương 74 người, so cùng kỳ giảm 7 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông 76.413 vụ so cùng kỳ tăng 15.749 vụ. Đã xử lý tạm giữ phương tiện 10.340 vụ, tước giấy phép lái xe 3.737 vụ, phạt tiền 66.073 vụ với số tiền phạt 25.810 triệu đồng. Giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ tai nạn, so cùng kỳ tăng 1 vụ. Thiệt hại tài sản 707 triệu đồng. Vi phạm giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 7.950 vụ so cùng kỳ giảm 1.341 vụ. Đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 1.427 vụ, phạt tiền 6.523 vụ với số tiền phạt 3.079 triệu đồng[27].Văn hóa & Du lịch
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến hàng năm đều tăng. Trong năm 2009, lượng khách tham quan Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên), di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài, và nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công[2] ...Trong 6 tháng đầu năm 2012, Số khách tham quan du lịch đạt 519,7 ngàn lượt khách, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 271,7 ngàn lượt khách, đạt 50,7% kế hoạch và giảm 1,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch thực hiện được 1.475,4 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,7%[32].
Chú giải
- ^ a b c Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng Cục thống Kê .
- ^ a b c Giới thiệu về Tiền Giang, Theo trang thông tin điện tử Tỉnh Tiền Giang.
- ^ Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam , Theo trang SaigonToserco.
- ^ Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng., Theo trang Thoáng Sài Gòn.
- ^ a b Địa hình tại tỉnh Tiền Giang, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ a b Đất đai của tỉnh Tiền Giang, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ Thời tiết - Khí hậu tại Tiền Giang, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ a b Tài nguyên khoáng sản tại Tiền Giang, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ a b Sông ngòi tại Tiền Giang, Cổng thông tin điện tử Tiền Giang.
- ^ http://tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=2&id=5626&IDCHA=960
- ^ [1]
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Đảng bộ Thành phố Mỹ Tho 45 năm chiến đấu và trưởng thành, Huỳnh Đức Minh – UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Mỹ Tho.
- ^ Nghị định 68-CP năm 1994 về việc thành lập huyện Tân Phước, Chính phủ Việt Nam.
- ^ Nghị định 09/2008/NĐ-CP, Chính phủ Việt Ma,.
- ^ a b c Lịch sử hình thành và phát triển của Tỉnh Tiền Giang, Theo website vietgle .
- ^ Nghị định của chính phủ số 68-CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang, Theo Thư viện Pháp Luật.
- ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ NGHỊ ĐỊNH Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Theo website Chính Phủ.
- ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ a b c d e f g Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 6 tháng đầu năm 2012, Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang.
- ^ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
- ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008
- ^ Theo thông tin từ Website Đài phát thanh và truyền hình Tiền Giang
- ^ Ngành Y tế Tiền Giang, Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang.
- ^ Du lich tại Tiền Giang, Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang . ket sat két sắt két bạc ,
chim trĩ , chim trĩ giống
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc , chim trĩ giống , chim tri giong
gia sư , trung tâm gia sư , dạy kèm , chim trĩ , chim trĩ giống
dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét