Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Lông chim trĩ , chim tri , chim công và những bí mật phong thủy

chim tri,chim trĩ,chim tri giong,chim trĩ giống,bán chim trĩ giống,ban chim tri giong

chim tri thit,chim trĩ thịt,bán chim trĩ thịt,bán chim trĩ giống,bán chim trĩ

chim tri giong,chim trĩ giống,ban chim tri giong,bán chim trĩ giống,chim tri,chim trĩ

chim tri,chim trĩ,chim tri giong,chim trĩ giống,chim tri thit,chim trĩ thịt

chim tri,chim trĩ,bán chim trĩ,ban chim tri,chim tri giong,bán chim trĩ giống,chim tri thit,ban chim tri giong

Nhiều nhà phong thủy cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Công hay khổng tước là loài chim thuộc họ trĩ, từ xưa nó đã được xem là loài chim quý và được coi trọng, mọi người rất chú ý đến bộ lông đuôi sặc sỡ của nó. Thời cổ, người ta thường nuôi công để thưởng ngoạn.

Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.


Lông chim công  làm thành quạt được gọi là quạt lông công. Cắm lông chim công vào bình bày ở trên bàn cũng là cách trang trí nhà cửa được yêu thích.

Trước đây ở Trung Quốc, chỉ có quan ngũ phẩm trở lên mới được dùng mũ cắm lông chim công, cho nên lông chim công cũng là biểu tượng của quan chức, tiền tài, uy quyền.



Người ta cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Sự điều hòa lại âm dương là thật sự cần thiết để lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí

Nếu một người khách đến công ty, nhà bạn, hay cửa hàng của bạn mang theo người luồng khí xấu, nếu bạn dùng biện pháp phong thủy lộ liễu, khách biết sẽ buồn, bởi thế dùng một bức tranh chim công hay một chiếc bình cắm lông công trang trí huy hoàng là biện pháp xua đi luồng khi xấu mang lại vượng khí cho văn phòng lại đẹp về mặt thẩm mỹ.

Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.

Để lông công trong phòng làm việc tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh sự nghiệp của gia chủ.
Vì chim công thuộc họ trĩ, nếu bạn không có tượng phượng hoàng, gà trống, bạn có thể dùng tượng chim công hay thế, nhưng hiệu quả tất nhiên sẽ không bằng.

chim trĩ thịt chuyên cung cấp bán ( ban cung cap , mua ) giá rẻ cho nhà hàng , khách sạn

MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ CHIM TRĨ
Trĩ nướng
Nguyên liệu:
- Trĩ 1 con (khoảng 1.3kg), bỏ nội tạng, chân, đầu, rửa sạch
- 50g thịt ba rọi
 - 4 muỗng canh nước tương
- 4 muỗng rượu vang trắng
- 2 muỗng canh đường.
- 1 muỗng canh dầu mè, dầu đậu phộng
- 1 muỗng cafe bột bắp hoặc bột mỳ.
- 2 tép hành củ đập dập, gừng đập dập
- 1 muỗng café hạt tiêu, đường, muôi, nước, hành lá
- giấy nhôm
Cách làm:
Ướp trĩ với gừng, hành, rượu vang trắng, nước tương, muối trong 2h. Chảo để nóng, cho dầu vào chảo đến khi nhiệt độ khoảng 150oC, cho thịt lợn vào xào, đảo đều tay, sau đó thêm đường, nước tương, rượu, dầu mè, bột bắp (hoặc bột mỳ) vào, đun sôi cho hỗn hợp trên sền sệt lại là được. Để trĩ nguyên con, phết hỗn hợp gia vị trong ngoài con trĩ, để qua 30’ cho ráo hỗn hợp gia vị xong rồi quét thêm một lần gia vị nữa.
Cho trĩ ra đĩa, phết 1 muỗng bơ bên ngoài chim trĩ, rồi bọc trĩ bằng giấy nhôm và cho vào lò nướng, khoảng 30-35 phút ở nhiệt độ 225oC. Trĩ chín, lấy ra để nguội bớt. Tùy thích chặt trĩ ra thành miếng, sắp lại vào dĩa nguyên dạng cho đẹp mắt hay dùng dao nỉa xé miếng.
Có thể ăn kèm với rau sống. Nước chấm dùng muối tiêu ớt thông thường.

 Trĩ rim rượu vang táo tàu

Nguyên liệu:
·                 1 con chim trĩ khoảng 1.3kg
·                 Mỡ lợn hoặc dầu thực vật
·                 2 củ hành tây, bổ đôi, thái lát
·                 2 quả táo tàu bổ miếng nhỏ (bổ 8)
·                 Muối, tiêu, 2 cốc rượu vang
·                 Nước ướp: 1 cốc rượu vang, 2 cốc nước nóng, 1 củ hành tây băm nhỏ, 1 thìa café bột đinh hương, khuấy đều.
Cách làm:
Chặt chim trĩ thành các miếng vừa ăn. Ướp thịt từ 1-2h. Rán thịt trĩ trong chảo dầu đã già mỡ, đảo đều tay thịt trĩ đến khi 2 mặt vàng đều, sau đó thêm vài lát hành tây, và rắc tiêu, muối vào thịt trĩ. Rưới đều 1 cốc rượu vang lên thịt, cho táo tàu vào, đảo đều và vặn nhỏ lửa, đun lim dim trong khoảng 30’ – 60’ hoặc đến khi thịt mềm.

Trĩ Nưng Mác Mật

Nguyên liệu:
+ Chim trĩ (1,2-1,5 kg) làm sạch, bỏ nội tạng.
+ tiêu, muối, ớt
+ Mỡ lợn hoặc bơ
+ 10 hạt mác mật hoặc lá mác mật tươi
+ 2 củ hành đập dập
½ muỗng càfe bột đinh hương hoặc 1/4 muỗng càfengũ vị hương   
+ ½ cốc rượu vang
+ Giây nhôm
Cách làm:
Rang hạt mác mật, sau đó giã nhỏ (hoặc vò lá mác mật tươi). Trộn với tiêu, muối, ớt, bột đinh hương, hành, rượu vang, sau đó phết lên toàn bộ trĩ cả trong lẫn ngoài. Ướp trong 2h cho ngấm kỹ gia vị. Phần còn lại của hỗn hợp gia vị đem nhồi vào bụng trĩ, phết chút mỡ lợn hoặc thìa bơ bên ngoài trĩ rồi bọc trĩ bằng giấy nhôm. Sau đó đem nướng trên than hoa hoặc trong lò nướng. (30’ – 40’).

Trĩ luộc 

Nguyên liệu:

chim trĩ 1 con
Vài miếng thịt 3 chỉ
1 củ hành tây thái lát, 1 củ carrot và 1 củ cải trắng thái miếng vuông nhỏ
Nửa quả chanh
3 nhánh đinh hương
1 mớ húng tây
1 lá nguyệt quế hoặc lá mác mật (hoặc quả mác mật rang, giã nhỏ)
Cách làm:
Cho vào bụng trĩ hành, đinh hương, húng tây, carrot, cải trắng, lá nguyệt quế hoặc lá mác mật, và 1 chút gia vị. Dùng lạt bó chim trĩ lại. Cho vài miếng thịt 3 chỉ vào nồi hoặc 1 thìa canh mỡ lợn, đổ nước ngập nửa chim trĩ. Đun lim dim trong khoảng 30’ hoặc đến khi xiên thấy mềm.
Vớt trĩ ra đĩa, để nguội, chặt miếng.
Chấm chim trĩ với nước chấm muối chanh ớt thông thường.

Trĩ hầm với nấm và quả ôliu

Thời gian: 4h 25’
Nguyên liệu:
100g bột mỳ
1 muỗng muối
¼ thìa café tiêu
2 con trĩ – rửa sạch, để ráo và chặt thành miếng vừa ăn
2 thìa súp dầu ôliu,
1 củ hành tây thái lát
100g nấm Đông Cô, hoặc nấm rơm hoặc nấm hương thái khoanh mỏng
1 muỗng tỏi đập dập
250ml rượu vang trắng
250ml nước xuýt gà (nước luộc gà) hoặc nước lọc
75g quả ôliu đen, tách hạt, thái lát
Cách làm:
1.              Cho bột mỳ và bột tiêu vào xoong, đậy nắp lại và lắc mạnh tay cho thành hỗn hợp nhuyễn. Đổ thịt trĩ vào xoong đó và tiếp tục lắc mạnh đến khi tất cả các miếng thịt trĩ được phủ hỗn hợp mỳ + tiêu.
2.              Đun dầu ôliu nóng già trong chảo rồi cho thịt trĩ vào cho đến khi vàng đều cả hai mặt, khoảng 3’/mặt. Cho các miếng thịt trĩ đã rán vào nồi hầm, giữ lại phần mỡ trong chảo rán. Cho hành tây vào mỡ dư đó và đun đến khi mềm, khoảng 3’. Đổ nấm và tỏi vào chảo, khuấy đều tay, đun đến khi nấm mềm và tỏi có mùi thơm lừng, khoảng 5’.
3.               Đổ rượu trắng vào chảo và đun đến sôi. Sôi trong 5’ thì đổ nước xuýt gà vào chảo và đun sôi. Sau đó đổ đổ toàn bộ hỗn hợp nấm này vào nồi hầm trĩ, và rắc mấy lát ôliu vào.
4.              Đậy vung và đun nhỏ lửa trong khoảng 4h là được.
Trĩ quay ngũ vị hương
Nguyên liệu:
1 con trĩ độ 1,3kg
1 tép hành
2 tép tỏi
1 muỗng canh xì dầu
1 muỗng canh hắc xì dầu
1/4 muỗng càfe ngũ vị hương
3 muỗng canh dầu ăn
Vài miếng thịt 3 chỉ
1/2 chén nước ép trái thơm
Gia vị gồm muối , đường , hạt nêm, nước mắm .
Cách làm:
- Trĩ làm sạch để ráo
- Tỏi, hành đập dập
- Cho trĩ ra một cái thố lớn, dùng tỏi hành, bột ngũ vị hương, hai muỗng canh dầu, xì dầu và hắc xì dầu, muối đường, hạt nêm, cho luôn nửa chén nước ép trái thơm vào, ướp xung quanh con trĩ, nhớ ướp luôn phần bên trong con trĩ, cho thấm gia vị, để 2h cho trĩ thấm,tuỳ khẩu vị mỗi người mà có thể ướp hơi mặn hoặc nhạt. Cho thêm vài miếng thịt 3 chỉ vào bụng trĩ.
- Vặn lò nướng cho nóng, để trĩ vào nướng khoảng 200oC, có thể gia giảm độ nóng, tuỳ ở mỗi lò. Trong lúc nướng nhớ trở trĩ cho vàng đều, thỉnh thoảng rưới một ít nước ướp trĩ vào, để trĩ không bị khô . Dùng đũa xâm trĩ, thấy trĩ không còn nước rỉ ra là trĩ chín.
- Cho một muỗng canh nước mắm + hai muỗng canh đường,và một muỗng dầu ăn,quậy đều cho nước mắm tan.
- Lấy trĩ ra khỏi lò, dùng phần nước mắm đường như ở trên, phết xung quanh trĩ,cho trĩ có màu sáng đẹp và thêm phần đậm đà,xong cho trĩ vô lò nướng lại khoảng 5’, lấy trĩ ra đĩa , để nguội, chặt trĩ thành miếng.
- Món này có thể dùng chung với xà lách trộn dầu dấm, dưa leo, cà chua .. để ăn kèm. Nếu thích có thể chấm thêm với nước sốt tương ớt ngọt, ăn rất ngon hoặc có thể dùng nước chấm muối tiêu ớt. 
Trĩ quay kiểu Tàu
Nguyên liệu: 
-         Trĩ 1 con (khoảng 1,2kg)
-         Dầu hào
-         Xì dầu
-         1 củ tỏi đập dập
-         Bột năng
Chế biến: 
Trĩ bỏ đầu, chân, để nguyên con rồi cho vào luộc với nước dùng và gia vị (ớt tương, dầu hào, xì dầu) cho ngấm khoảng 10’. Tiếp theo, quay trĩ trên chảo dầu cho đến khi có mầu nâu là được. Chặt trĩ thành từng miếng, xếp ra đĩa. Cô đặc nước sốt từ nước luộc trĩ, tỏi phi thơm và một chút bột năng cho sánh rồi rưới lên trên thịt trĩ. 
Trĩ nướng xả 
Vật liệu:
- Chim trĩ 1 con (1,2 – 1,5 kg), làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- ¼ cốc nước lọc
- 1 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh xì dầu
- 1 muỗng canh nước mắm
- Nước cốt của 2 quả quất (tắc)
- ½ muỗng café muối
- ½ bát xả băm
- 4 tép tỏi giã nát
- 1 chút ớt bột.

 Cách làm: 
1. Cho nước, đường, xì dầu, nước mắm, nước tắc và xả bằm, tỏi, ớt trộn đều.
2. Cho thịt trĩ vào tô lớn, đổ gia vị lên trĩ đảo đều. Ướp trĩ trong tủ lạnh qua đêm. Ngày hôm sau đem trĩ nướng trong lò ở 350 độ F (177oC), liên tục rưới nước ướp lên thịt trĩ cho khỏi khô. Nướng cho vàng đều. Ăn kèm với rau xà lách trộn dầu giấm.
           Thịt trĩ xào lăn
Nguyên liệu:

Chim trĩ 1 con (1,3 kg), lọc thịt, thái nhỏ hoặc thái sợi
2 thìa nước tương
2 thìa bột ngô
1 nhánh gừng đập dập
1 thìa hạt nêm gà Maggi
1 1/3 cốc nước lọc
  dầu ăn
2 bông cải xanh (súp lơ xanh)
2 củ Cà rốt thái miếng nhỏ (hoặc thái mỏng)
2 cây cần tây
1 củ hành tây
Đậu Hà Lan hoặc đậu đũa
Cách làm
 :
Cho nước tương, bột bắp, gừng, hạt nêm Maggi vào bát to. Thêm chút nước vào, đảo lên.

Cho dầu vào chảo, đun nóng già mỡ sau đó cho thịt trĩ vào đảo đều tay, khoảng 3-4’ cho chín tới rồi đổ ra bát.
Thêm dầu vào chảo, đun nóng, cho bông cải và cà rốt vào chảo đảo đều tay trong 2’.
Thêm cần tây, hành tây và đậu Hà Lan hoặc đậu đũa đảo cho chín, khoảng 4-5’.  
ảo hỗn hợp gia vị ban đầu vào chảo, đun cho sôi. Đảo trong 2’. Sau đó cho thịt trĩ đã xào qua vào chảo đảo đều cho chín.

Thưởng thức ẩm thực được coi là “Đồ tiến vua”. 

Đã xuất hiện đặc sản chim Trĩ , một nguồn thực phẩm xưa kia chỉ có vua chúa mới được thưởng thức nay đã có mặt tại Sài Gòn ( tphcm ), Hà Nội và các tỉnh. Cùng tìm hiểu Chim Trĩ Đỏ tiến vua xưa kia tại các nhà hàng .

Từ 3 tuần nay người dân Hà Thành đã có ít nhiều thực khách được thưởng thức món ăn chế biên từ Chim Trĩ Đỏ tại nhà hàng Chim Trĩ Đỏ 365 Nguyễn Khang, một giống vật tự nhiên được nuôi thành công từ trang trại của anh Thọ quê Thanh Miện Hải Dương.
Thịt chim trĩ đỏ là một trong những thương phẩm đến giờ vẫn chưa được bán trên thị trường vì người nuôi vẫn đang phải nhân giống, để bán cho bà con nông dân,  nhưng đến ngày 24/9/2012 tôi là người đầu tiên trên cả nước khai trương “nhà hàng chim trĩ đỏ”, những ngày đầu đầu khai trương đã có rất nhiều khách hàng tâm sự  từ trước đến giờ mới chỉ được nghe, Chim công, chim trĩ, chứ chưa được nhìn cũng như là chưa được thưởng thức cái gọi là “đồ tiến vua”, đã có những người khách hàng qua nhà hàng thưởng thức món ăn, ngắm nhìn chim trĩ rồi mua ngay con chim trĩ để giới thiệu của nhà hàng.
Khi mở nhà hàng tôi có một tâm nguyện sao cho ai ai cũng được thưởng thức giống vật nuôi mình nuôi ra, nên về giá thành tôi đã để cái mức giá mà ai cũng có thể thưởng thức được, làm sao cho nó bù được chi phí mình thuê mặt bằng và nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ bỏ ra 200,000đ/người là cũng đủ để khách hàng tự cắt tiết chim trĩ và thưởng thức món chim trĩ của vua chúa xưa kia rất hiếm và đắt.
Hiện tại nhà hàng đang ,có các món: chim trĩ nướng, chim trĩ hầm thuốc bắc, chim trĩ tần, chim trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu chim trĩ, chim trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim, miến chim.
Cùng ngắm Chim Trĩ Đỏ tự nhiên và tại nhà anh Thọ

Chim Trĩ đỏ, một loại chim quý được xem là “đồ tiến Vua”, trước kia chỉ dành cho vua chúa thì nay đã trở thành đặc sản thực khách có thể thưởng thức ở một số nhà hàng.

Chim Trĩ đỏ thuộc họ hàng của chim Công, chim Phượng, thuộc “dòng dõi quý tộc” nên chim Trĩ đỏ có những đặc điểm ưu Việt mà loài chim bình thường không sánh được. Chim Trĩ ăn ít đẻ nhiều (mỗi con đẻ từ 70 – 90 trứng/1 lứa), thịt và trứng chim Trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Theo y học cổ truyền thịt chim Trĩ được sử dụng như một vị thuốc quý, tính vị ngọt, bình vì giàu Protein và có nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu có công dụng bổ Trung ích khí, tư gan bổ thận, chủ trị tỳ vị hư yếu, chữa biếng ăn … Thịt chim Trĩ được sánh với “Nem công chả phượng”, ăn thịt chim Trĩ có tác dụng kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần và thể lực sung mãn…
Chim Trĩ đỏ
Hiện nay, chim Trĩ đỏ nằm trong sách đỏ Việt Nam đã được gây nuôi thành công tại nhiều trang trại rải rác từ Quảng Ngãi, Thanh Hóa đến Nam Định, Hải Dương, Lai Châu mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân làm giàu. Tuy nhiên, thịt chim Trĩ đỏ vẫn chưa được bán đại trà vì người nuôi vẫn đang phải nhân giống. Dịp Tết, nhiều người nghe tiếng đã tìm về các trang trại để tận mắt chiêm ngưỡng chim quý và mua vài con mang về gia đình cùng thưởng thức.
Anh Trần Văn Thọ, người nuôi chim Trĩ đỏ đầu tiên ở Thanh Miện, Hải Dương cho biết: Năm 2008, đàn chim trĩ của gia đình anh có 20 con cả trống và mái mua về với giá 10 triệu đồng. Sau gần 2 năm, chuồng nuôi của gia đình anh đã có gần 100 con chim Trĩ. Chim trĩ sau hơn nửa năm nuôi là có thể đẻ trứng. Nuôi chim Trĩ không khó, thậm chí còn an tâm hơn nuôi gà tỷ do lệ nuôi sống thành công cao hơn, vì sức đề kháng với dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm, thủy cầm. Anh đang lên kế hoạch sản xuất đại trà để thịt chim Trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng. Khởi đầu là mở nhà hàng chim Trĩ đỏ tại Hà Nội để giới thiệu tới thực khách những món ăn hấp dẫn từ chim Trĩ đỏ.
Chim Trĩ đỏ bay tốc độ 40km/h nên cánh chim với xương nhỏ nhẹ với thịt dầy. Ngoài ra, thịt của chim Trĩ đỏ thơm và chắc. Chim Trĩ đỏ có thể chế biến được nhiều món ăn giống gia cầm khác như: chim Trĩ nướng, chim Trĩ hầm thuốc bắc, chim Trĩ tần, chim Trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu chim Trĩ, chim Trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim…

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại tuyên quang , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai tuyen quang giá rẻ , tuyenquang

Lịch sử Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, có diện tích: 5.868 Km2, dân số: 727.751 người (năm 2009).


Trong cách mạng Tháng Tám, Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô Khu giải phóng, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước. Tại Tân Trào-Sơn Dương - Tuyên Quang đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch. 

Trong những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô Kháng chiến, nơi đồng bào cả nước " trông về Việt bắc mà nuôi chí bền"; nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã luôn luôn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ An toàn khu (ATK); bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cùng nhiều bộ, ban, ngành Trung ương; bảo vệ các cơ quan đầu não của Cách mạng Lào. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đóng góp phần quan trọng, to lớn vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lập nhiều chiến công vang dội trên chiến trường, đập tan các cuộc tấn công lên Việt Bắc của giặc Pháp. Bình Ca, Cầu Cả, Khe Lau..., là những địa danh lịch sử làm rạng rỡ tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí, sáng tạo của quân, dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông 1947). 

Tại Tuyên Quang, nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ được triệu tập. Đặc biệt, Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II (họp tại Kim Bình, Chiêm Hoá từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951), là Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức ở trong nước. Đại hội đã bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến, kiến quốc, đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh, quyết định những chủ trương, biện pháp đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, oanh liệt của dân tộc ta đến thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng, tinh thần đấu tranh anh dũng của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã để lại những bài học quý giá, những tấm gương sáng ngời cho các thế hệ mai sau học tập, noi theo.   

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, khai thác tiềm năng, phát huy  thế mạnh của địa phương, chủ động hội nhập kinh tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội, tranh thủ sự đóng góp, giúp đỡ của Trung ương và các bộ, ngành, các địa phương trong cả nước và các tổ chức quốc tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành một tỉnh phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



BBt

Điều kiện tự nhiên
Thứ 2, ngày 23 tháng 7 năm 2012 - 9:44

Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.


Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình,  xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.

Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.
Tài nguyên
Thứ 2, ngày 23 tháng 7 năm 2012 - 9:36

Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,87 ha/người (năm 2004). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha.


Đất đai Tuyên Quang được phân chia làm các khu vực sau:

  - Khu vực núi cao phía Bắc: Gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn. Diện tích toàn khu vực này chiếm khoảng trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh, phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm - nông nghiệp.

  - Khu vực núi thấp: Gồm các xã phía Nam của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích khu vực này chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 100 đến 250, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác.

- Khu vực đồi và thung lũng dọc sông Lô, sông Phó Đáy gồm Thành phố Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khu vực này đang và sẽ là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh.

- Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 63 %. Đặc biệt rừng Tuyên Quang có một hệ thực vật rất phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, đó là: hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm. Ngoài ra, còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 mét trở lên thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và có trên 20 loài thực vật bậc cao, thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong, tóc tiên, rong mái chèo,… Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, pơ mu.

- Kết quả kiểm kê rừng (theo Chỉ thị 286/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ), rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m3 gồm các loại như keo, lát, mỡ, bạch đàn, thông, xoan, tếch, bồ đề…Trong đó, cây keo và bồ đề có trữ lượng lớn nhất (từ 550.000 – 650.000 m3 mỗi loại), tiếp đến là mỡ và thông mỗi loại từ 120.000 – 300.000 m3; cây gỗ lát khoảng 66,5 tỷ cây. Ngoài ra, có rừng đặc sản là quế, diện tích xấp xỉ 4.000 ha nhưng có giá trị kinh tế rất cao.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đàu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác , chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản được đánh giá như sau:
 * Mỏ kim loại:
 - Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 7 triệu tấn. Một vài điểm quặng có trữ lượng đáng kể như điểm Phúc Ninh, điểm Tân Tiến, điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn), trữ lượng lần lượt khoảng 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn; điểm Cây Vầu (huyện Hàm Yên) trữ lượng lkhoảng 1,5 triệu tấn.
- Thiếc: Đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung ở huyện Sơn Dương. Tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2.
 - Mangan: Có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm) và huyện Na Hang (1 điểm). Đã có 2 điểm được thăm dò là Nà Pết, Phiêng Lăng (huyện Chiêm Hoá) với trữ lượng dự báo khoảng trên 2,416 triệu tấn.
  - Chì - kẽm: Có 24 điểm mỏ, tập trung ở thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Na Hang. Mới có 6 điểm mỏ được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 = 195.927 tấn Pb Zn. Hàm lượng Pb<10%; Zn<30%. Tổng trữ lượng cả cấp dự báo là 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại. Quặng kẽm dùng để luyện ô xít kẽm ZnO phục vụ công nghệ hoá chất, công nghệ nhẹ và y tế và luyện kẽm kim loại.
- Angtimoan: Đã phát hiện 15 điểm, trong đó Chiêm Hoá có 10 điểm, Na Hang 4 điểm, Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hoà Phú, Làng Vài, Cốc Táy (Chiêm Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn.
  * Mỏ không kim loại:
  - Barit : Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng (Sơn Dương); Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc (Yên Sơn) và Hạ Vị (Chiêm Hoá), có trữ lượng trên 2 triệu tấn và hầu hết là mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản có tiềm năng và ý nghĩa xuất khẩu lớn đối với nền kinh tế của Tuyên Quang.
- Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều điểm mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà - thành phố Tuyên Quang; ...) có tổng trữ lượng cấp P2: 783 triệu m 3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung, cho khả năng sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ.
 - Cao lanh – fenspat: Có nhiều điểm rải rác như Hào Phú, Vân Sơn (Sơn Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh (Sơn Dương) có 11 thân quặng với trữ lượng dự báo khoảng 5 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Hào Phú (Sơn Dương) trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Thái Sơn (Hàm Yên) trữ lượng dự báo 1,075 triệu tấn.
- Nước khoáng – nước nóng: Có 2 điểm đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ Lâm. Trong đó mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày.
 Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác như vônfram, pirit, kẽm, chì, đất sét, vàng, cát sỏi,… nằm rải rác cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.

 Ban Biên tập
Tuyên Quang - Dấu son trong lòng Tổ quốc
Thứ 6, ngày 13 tháng 7 năm 2012 - 14:54

Ngày 4/11/1831, dưới triều vua Minh Mạng, tỉnh Tuyên Quang chính thức được thành lập với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Trung ương. Đây là bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, khẳng định sự phát triển của Tuyên Quang đã sánh ngang với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng thời, nhân lên vị thế, tầm vóc một vùng đất gốc, cốt lõi của quốc gia, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Tuyên Quang, gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.


 Chương trình văn nghệ "Tuyên Quang - Dấu son trong lòng Tổ quốc"
chào mừng Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang
được tổ chức vào ngày 29/10/2011 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh

Từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Tuyên Quang luôn được coi là vùng đất có vị trí chiến lược, “là phên giậu của trung châu, cũng là nơi địa đầu quan yếu của Tổ quốc”. Trong lịch sử, Tuyên Quang được các triều đình phong kiến nhiều lần khẳng định, xác lập là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương với các tên gọi khác nhau như châu, trấn, lộ, thừa tuyên, xứ... Nhưng đến năm Tân Mão 1831, niên hiệu Minh Mạng thứ 11, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính Bắc Hà, chia địa hạt 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, tỉnh Tuyên Quang chính thức được hình thành trong cuộc cải cách hành chính này với một địa giới hành chính rộng lớn, bao gồm cả tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và một số huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái ngày nay, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của nước Đại Nam thời kỳ đó. Kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà sử học hàng đầu Việt Nam đã khẳng định: Mùa đông tháng 10 năm Tân Mão, tức ngày 4/11/1831 được coi là thời điểm sớm nhất Tuyên Quang có danh xưng đầy đủ và rõ ràng, được công nhận bởi chính quyền Nhà nước, có bộ máy hành chính cấp tỉnh trực thuộc trung ương, tính đến nay vừa tròn 180 năm. Kết luận này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để Tuyên Quang tổ chức lễ kỷ niệm 180 năm ngày thành lập, khẳng định những đóng góp to lớn của vùng đất này trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về cội nguồn hình thành và phát triển của quê hương.

Tuyên Quang, vùng đất gốc, cốt lõi, nhân tố hợp thành của Tổ quốc Việt Nam đã, đang và mãi mãi hòa vào dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là 18 tỉnh được xác lập vào thời điểm 4-11-1831, Tuyên Quang đã tưng bừng kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, sớm đưa Tuyên Quang ra khỏi tình trạng kém phát triển, vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng với truyền thống lịch sử, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, dấu son trong lòng Tổ quốc Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng
Thứ 2, ngày 23 tháng 7 năm 2012 - 9:13


- Hệ thống đường giao thông: Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km ( từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 340,6 km đường quốc lộ; 392,6km đường tỉnh; 579,8 đường huyện; 141,71 km đường đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong tương lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đường sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển.

- Hệ thống điện: Tuyên Quang được cung cấp điện mua từ Trung Quốc theo tuyến điện 110 kV từ cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) đến trạm 110 kV Hà Giang,  qua trạm Bắc Quang, qua đường dây 110 KV Bắc Quang - Hàm Yên cấp điện cho 2 trạm biến áp 110 kV của tỉnh là Tuyên Quang và Chiêm Hoá. Ngoài ra Tuyên Quang có thể nhận nguồn cung cấp dự phòng từ tỉnh Yên Bái (nhà máy thuỷ điện Thác Bà) và tỉnh Thái Nguyên (trạm 220 KV Thái Nguyên) qua đường dây 110KV Thác Bà - Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8 km đường dây tải điện từ 6 KV - 35KV.

- Thông tin liên lạc: Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục phát triển, 100% trung tâm huyện, thị phủ sóng điện thoại di động, 100 % xã, phường, thị trấn có điện thoại, hầu hết các xã, phường, thị trấn có nhà bưu điện văn hoá xã; 100% số xã có thư báo trong ngày; 100% huyện, thị có trạm thu phát truyền hình, 80% dân số được nghe đài phát thanh; 75% dân số được xem truyền hình. Phủ sóng di động tới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu đông dân cư và các tuyến quốc lộ.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tư xây dựng nhằm tăng số người được sử dụng nước sạch. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Tuyên Quang bao gồm các chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng phát triển; Ngân hàng Công Thương, có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh...) với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.
- Toàn tỉnh có 05 trường giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm Trường Cao đẳng Tuyên Quang, Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học Y tế và Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, Trường Trung cấp nghề tư thục Công nghệ và quản trị. Hàng năm, các trường có khả năng đào tạo hàng trăm giáo viên, cán bộ y tế và hàng nghìn cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân lành nghề.

- Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. 100% số xã có trạm y tế xã, phường; hệ thống bệnh vện tuyến tỉnh, huyện và các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực với trang thiết bị ngày càng được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.  

Ban Biên tập
Đình làng một mảnh hồn quê
Thứ 3, ngày 5 tháng 3 năm 2013 - 15:28

Từ bao đời nay, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình đã đi vào tâm thức của người dân đất Việt nói chung và người dân Tuyên Quang nói riêng. Mái đình gắn với mỗi ngôi làng với những nét đẹp, một “mảnh hồn” riêng, để ai đi xa cũng luôn nhớ về.

Đình làng là công trình kiến trúc công cộng dân dụng. Đây là nơi thờ các vị Thành Hoàng làng, những người được cho là có công lao to lớn đối với làng, được dân làng ghi nhận. Ngoài Thành Hoàng làng, đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác. Đình làng trong con mắt của dân làng rất uy nghiêm, linh thiêng, bảo vệ, che chở cho dân làng trước các biến cố của tự nhiên và xã hội; là nơi để nhân dân gửi gắm niềm tin, hy vọng vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì thế, vào các ngày lễ tết, dân làng thường tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và có nhiều phúc lành. Đây cũng là dịp để tưởng niệm công ơn các vị thần và dịp này người ta thường tổ chức hội đình.


Xã Tân Trào (Sơn Dương) hàng năm tổ chức Lễ hội Đình làng
vào ngày 4 tháng Giêng. Ảnh: Nguyễn Chính


Trên địa bàn tỉnh ta hiện nay có hàng trăm ngôi đình làng lớn nhỏ. Nhiều ngôi đình đã bị xuống cấp theo thời gian đã đang được trùng tu, tôn tạo vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa. Mỗi ngôi đình được xây dựng với một kiểu kiến trúc khác nhau nhưng hầu hết, các ngôi đình đều là trung tâm phục vụ cho mọi sinh hoạt thuộc về cộng đồng làng xã: Nơi hội họp của dân làng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của làng, nơi dạy học cho con trẻ, nơi thể hiện những tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng... Nhiều ngôi đình còn là những chứng tích lịch sử đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta như đình Thanh La, xã Minh Thanh; đình Tân Trào, xã Tân Trào (Sơn Dương).

Đình Tân Trào là một ngôi đình nhỏ thờ thần sông, núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương). Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu kiến trúc ba gian, thuần gỗ. Ngôi đình đã đi vào lịch sử Việt Nam. Tại đây, ngày 16 và 17 tháng 8-1945, Quốc dân Đại hội đã họp thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tại đây, hàng năm, cứ vào mồng 4 tháng Giêng, Lễ hội Cầu mùa của người dân tộc Tày lại được long trọng tổ chức. Lễ hội Cầu mùa được duy trì từ nhiều năm nay tại đình Tân Trào có ý nghĩa cả về mặt tâm linh cũng như giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân vùng chiến khu cách mạng Tân Trào mỗi dịp tết đến xuân về. Phần lễ được tổ chức một cách trang nghiêm, thành kính còn phần hội sôi động với những trò chơi dân gian đặc sắc như tung còn, kéo co, đẩy gậy, bắt chạch trong chum, leo cầu vồng, tắc kè gọi mưa... Các tích trò tái hiện cảnh lao động sản xuất của người nông dân như cày bừa, bắt tôm cá… và cả những tích trò mang ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc như: Thầy đồ dạy học, làm Then tìm vợ, bán thuốc…  Nhiều làn điệu hát Then, hát Cọi cũng đã được các “nghệ sỹ làng” biểu diễn rất công phu. Tất cả đều thể hiện lòng biết ơn đối với vị Thành Hoàng làng và 8 vị Đại vương được thờ cúng tại đình và ước mong có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Rước lễ tại Đình làng Giếng Tanh, xã Kim Phú (Yên Sơn). Ảnh: Quang Huy

Đình làng Giếng Tanh, xã Kim Phú (Yên Sơn) được xây dựng vào khoảng năm Bính Tuất (1706), thờ hai vị tướng của Vua Hùng là “Đức vua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương”, “Đức vua cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng đại vương”, Quốc mẫu Thiểm Hoa công chúa, Thần Nông, Thần Thổ địa và Long Vương. Đó là những vị thánh, thần bảo hộ, phù trợ cho dân làng và nghề nông của làng. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9, mồng 10 tháng Giêng, hội đình làng Giếng Tanh lại trở nên náo nhiệt. Nếu trước đây, lễ hội này chỉ là nét sinh hoạt văn hoá của người dân tộc Cao Lan bản địa, thì bây giờ lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của đông đảo người dân tộc xã Kim Phú nói riêng và của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung. Lễ hội đình Giếng Tanh cũng thực hiện các nghi thức cúng, rước mang đậm bản sắc của người dân tộc Cao Lan. Ngoài ra, cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tắm lửa... Làn điệu Sình Ca êm ái, đắm say hay điệu múa “Chim gâu”, “Xúc tép”, “Khai đèn” thực sự hấp dẫn lòng người trong ngày hội.

Qua những lễ hội được tổ chức tại các đình làng, giá trị của văn hóa truyền thống của các dân tộc ngày càng được tôn vinh. Đình làng thực sự là tài sản văn hóa, lịch sử vô giá và thiêng liêng của người dân đất Việt.

Theo TQĐT
Bài ca huyền thoại dân gian Tày: Về ngày, đêm, năm, tháng
Thứ 2, ngày 11 tháng 3 năm 2013 - 8:49

Tuyên Quang là miền quê có truyền thống văn học dân gian phong phú đa sắc tộc, trong đó phải kể đến kho tàng thơ ca dân gian Tày chứa bao điều kì thú về thế giới tâm hồn tư tưởng của đồng bào. Dường như ở văn học dân gian dân tộc Kinh có cảm thức gì về vũ trụ nhân sinh thì trong văn học dân gian Tày cũng có những cảm thức tương đồng như vậy. Song do những đặc điểm riêng về môi trường sinh thái, truyền thống phong tục và ngôn ngữ nên mỗi hiện tượng nghệ thuật ở mỗi cộng đồng dân tộc lại mang sắc thái thẩm mĩ riêng.

Biểu diễn giã cốm của dân tộc Tày (Chiêm Hóa) tại Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc năm 2012.  Ảnh: Hùng Cường

Cũng như lối tư duy thần thoại ngây thơ của người Kinh, tư duy thần thoại của người Tày cũng hồn nhiên, chất phác. Di sản thơ ca dân gian Tày từng được giới thiệu trên sách báo đầu thế kỷ XX đã đem đến cho bạn đọc đương thời cái nhìn mới về kho báu dân gian ở một xứ lâm tuyền. Người Kinh có những câu chuyện về nguồn gốc vũ trụ thì người Tày cũng có những câu chuyện về thời gian được biểu hiện bằng lời ca tiếng hát. Sau đây xin đề cập đến một bài ca về nguồn gốc ngày đêm năm tháng (Vằn, đăm, pi, bươn) của đồng bào:

Mừa có nàng Xuân thị pà đang
Mỗi vằn khẩu sơn lâm phạt rầy.
Đét lai khẩu cốc may đỏ khăm,
Mừa cón thíp thoong tha vằn thượng đế,

Đét chỏi lùng hạ thế rọn lai
Xuân thị nàng chắng thai chang rầy.
Vua Nghiêu nghị đơ xấy chắng khôm,
Chắng au mạy hết cung khửn bẳn
Tha vằn tốc lùng nặm pây dăm.

Thiên hạ mọi tì đăm lẹo thuổn
Thiên hạ cần lo khổn lo lai
Lình cặng cót khò thai chại mạy
Đăm lai bố pây đẩy sơn xuyên.

Mùa cón mì trạng nguyên lận gạ
Pết tía cáy khảm tả pây khăn
Cáy tốc píc liên khăn sau tiếng,
Tha vằn liền xuất hiện phương đông.

Trại khăm lại pây lùng phương rậu,
Mơ mựn tạo hết canh hết cáp
Xíp thoong pí hết giáp vân vi
Xíp thoong bươn hết pì tu thể
Xam xíp vằn chắng kể hết bươn.

Nghĩa là:

Ngày xưa nàng Xuân thị có thai
Mỗi ngày vào sơn lâm phát nương.
Nắng quá cây cỏ khô vàng.
Vì trước có mười hai(1) mắt ngày  thượng đế.
Nắng chói xuống hạ thế trần gian.
Nên nàng Xuân thị chết cháy ở giữa nương
Vua Nghiêu nghĩ trong lòng cay đắng,
Mới làm cung bắn thẳng lên trời,
Mắt ngày rơi xuống nước chìm nghỉm.
Thiên hạ mọi nơi đều tối hết.
Thiên hạ người lo khốn lo nhiều.
Khỉ, vượn bị kẹp cổ chết ở cành cây,
Vì tối quá không sơn xuyên đi được.
Mới có ông trạng nguyên bàn việc:
Vịt cõng gà ra bể mà kêu.
Gà vỗ cánh gáy lên ba tiếng:
Mắt ngày liền xuất hiện phương đông.
Chiều hôm lại lặn về phương tây.
Từ ngày ấy mới thành canh thành cáp,
Mười hai năm là một giáp vân vi
Mười hai tháng mới là một năm,
Ba mươi ngày mới kể là một tháng.
                 (Lan Khai - phiên âm và dịch)

Là một bài ca nhuốm màu thần thoại - truyền thuyết về thời gian phản ánh thế giới quan về vũ trụ nhân sinh của người xưa. Một câu hỏi đặt ra vì sao vũ trụ lại có ngày, đêm, năm, tháng? Họ đã dựa vào bộ óc giàu tưởng tượng của mình để lý giải cái trừu tượng, bí mật của tự nhiên bằng thi ca huyền thoại. Câu chuyện trong bài ca thuật lại: Xưa Thượng Đế có 12 con mắt (mặt trời) cùng một lúc soi xuống thế gian, sức nóng của 12 mặt trời đốt cháy mọi sự sống trên mặt đất, nàng Xuân Thị đang mang thai đi làm rẫy cũng bị thiêu chết. Vua Nghiêu uất hận liền dùng cung bắn rụng hết mặt trời, mặt đất còn lại toàn đêm tối, ai nấy đều lo lắng, loài vật chết thảm, nhưng nhờ có vị trạng nguyên lập kế tìm nguồn sáng, một mặt trời (tha vằn) đã trở lại. Từ đó mặt đất mới có sự sống bình yên, có ngày và đêm, thời gian cũng được phân định rõ: Con số 12 năm là 1 giáp, 12 tháng là 1 năm, 30 ngày là 1 tháng. Bài ca đề cao tinh thần quả cảm và trí tuệ của con người tạo nên một bức tranh sống động có màu sắc lịch sử, triết học về sự sống theo cảm quan thẩm mĩ giàu chất hiện thực và lãng mạn của đồng bào.

Là một bài ca dân gian đi cùng năm tháng, từng sống trong các bản làng đất Việt vùng núi phía Bắc, bên chiếc nôi đưa, bên bếp lửa hồng, trong lời ca con trẻ, trong lời kể người già về số đếm thời gian. Tất cả cho hay, những giá trị còn lại trên đời này kể cả thời gian đều là kết quả của cuộc đấu tranh với thiên tai, là công cuộc kiếm tìm hạnh phúc. Để tạo nên một bức tranh nghệ thuật sinh động, người xưa đã sáng tạo ra các nhân vật vừa hư vừa thực: Thượng Đế lực lượng tối cao trong vũ trụ, nàng Xuân Thị người lao động, Vua Nghiêu người cai quản thế gian, ông Trạng Nguyên hiện thân của trí tuệ giúp vua trị nước an dân, Bào thai là cái mầm của sự sống; gà vịt - những con vật hữu ích gần gũi là những kẻ bề tôi thi hành nhiệm vụ của con người. Thượng Đế mang sức mạnh quyền uy, ông vua, bề tôi, dân và loài vật là hiện thân sự sống trong thế giới trần gian. Mặt trời và biển cả là biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên trong tay Thượng Đế, đó là quan niệm cổ xưa của đồng bào.

Ý nghĩa nhân văn của bài ca còn ở chỗ: Chỉ có trí tuệ và tinh thần hữu ái mới cứu được con người và vạn vật trên thế gian này, cả loài vật biết gắn bó thương yêu nhau sẽ tìm ra hạnh phúc. Các hình tượng nghệ thuật cổ xưa đem lại tính hiện thực và huyền thoại cho câu chuyện trong một bài ca hàm súc. Cùng với đó là những lời thơ hồn nhiên vừa mang tính tự sự vừa đậm chất trữ tình, gợi lên những ấn tượng sống động, giàu âm hưởng và sắc điệu lời ca dân gian Tày.

Theo TQĐT



Giá trị của di sản Nghi lễ Then và Lễ hội Lồng tông
Thứ 3, ngày 19 tháng 2 năm 2013 - 15:22

Ngày 27-12-2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Nghi lễ Then và Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Ngày 29-1-2013 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về tổ chức Lễ hội Lồng tông và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghi lễ Then và Lễ hội Lồng tông dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang vào ngày 17-2 tại huyện Chiêm Hóa và 21-2 tại huyện Lâm Bình.



     Múa hát then trong Lễ hội Lồng tông Chiêm Hóa 2013. Ảnh:ThuTrang

Đôi nét về Nghi lễ Then

Then có nguồn gốc từ chữ “Tiên” có nơi gọi là “Sliên” là người của Trời. Then là một loại hình trình diễn dân ca tổng hợp bao gồm những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ được sử dụng trong các lễ cúng chữa bệnh, giải hạn, cầu mùa, lễ cốm, lễ cấp sắc... do những người làm lễ Then thực hiện. Đàn ông hay đàn bà đều có thể làm thầy Then. Người được làm thầy Then đều phải tuân thủ những quy định bắt buộc. Như trong dòng họ đã có người làm thầy Then truyền nghề hay theo thầy Then học nghề và được công nhận qua một lễ cúng. Cho đến nay chưa có một tài liệu nghiên cứu nào khẳng định thời điểm ra đời của Then. Mọi người chỉ nhận biết Then là những câu văn thuộc dòng văn hóa dân gian hoặc do những cá nhân am hiểu sáng tác. Như vậy, Then bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động và có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Tày.

Theo nghệ nhân then Nguyễn Mạnh Thẩm, ở thôn Nà Đồn, xã Thanh Tương (Nà Hang), hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại hai dòng Then. Then cổ phần lớn là các bài cúng và Then mới là các bài hát ca ngợi cuộc sống được sáng tác dựa trên chất liệu Then cổ. Để thực hiện Nghi lễ Then, chủ lễ cần mũ, quần áo, khăn, quạt, đai thắt, đàn tính, chùm sóc, quả sóc và đồ cúng gồm lệnh bài, dây bùa hộ mệnh, mõ cá, thanh âm dương. Theo hình thức thể hiện, Then chia thành Then tính và Then quạt. Then quạt cùng nhóm với pụt, ra đời sớm hơn Then Tính, khi hát thầy Then sử dụng quạt. Then quạt được sử dụng trong các nghi lễ cầu yên như: Cúng mụ, cúng giải hạn, cúng chữa bệnh, cúng “đầu ma”, cúng cấp sắc. Then Tính ra đời và phát triển trên cơ sở Then quạt, có nhạc đệm là đàn Tính và chùm sóc, quả nhạc. Khi thể hiện vừa đàn vừa hát, nhịp đi lúc nhanh lúc chậm. Nếu thời gian cùng thể hiện một khúc hát thì Then tính nhanh gấp ba lần Then quạt. Then tính rút gọn hơn về số câu và nhịp phách. Ở Then quạt âm điệu chủ yếu là “ừ ừ”, còn Then tính là “ới la ới là”, nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật.

Để làm Nghi lễ Then không thể thiếu cây đàn tính. Đàn tính gồm ba phần, cần đàn, bầu đàn và dây đàn. Cần đàn tốt nhất là làm bằng gỗ cây thừng mực, vừa dai, vừa nhẹ. Bầu đàn được làm bằng quả bầu nậm để khô, có mặt bầu đàn dán gỗ vông. Dây đàn được làm bằng sợi tơ tằm trải sáp o­ng. Đàn tính đánh theo cách đánh của bộ gõ, nghe như tiếng trống và tiếng gõ phách cùng cộng hưởng. Đàn tính thường gồm 3 dây nhưng ở Tuyên Quang chủ yếu vẫn là loại 2 dây. Loại 2 dây “rề, sòn” dùng cho hát tàng bốc (đường bộ), đây là loại Then dùng cho người đi đường, phản ánh cuộc sống con người, dùng trong các lễ hội. Loại 2 dây “đồ, son” dùng cho hát tàng nặm (đường thủy), chủ yếu thầy Then dùng trong lễ dâng sớ, xin quẻ, nộp lễ vật...

Bà then Lâm Thị Cháy, ở thôn Nà Bó, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa) cho biết, người ta chia nội dung các bài Then thành hai nhóm là Then yên kỳ và Then lễ hội. Nhóm Then yên kỳ bao gồm các nội dung Then cầu yên, Then cầu chúc, Then chữa bệnh. Then yên  kỳ chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong đường Then. Nhóm Then lễ hội gồm Then cầu mùa, Then vào nhà mới, Then cấp sắc, Then trong lễ cốm. Then còn được thể hiện trong các cung Then, khúc Then trong Nghi lễ Then.


Hát Then tại Lễ hội Lồng tông Chiêm Hóa.              Ảnh: P.V
Nghi lễ Then mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện ước vọng của con người về cuộc sống bình an. Ngày nay hát Then còn được sử dụng nhiều trong các buổi liên hoan văn nghệ quần chúng, là kho tàng quý giá về di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc và nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của người Tày. Then có ý nghĩa trong quá trình bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Tày mà các nghệ nhân Then là trung tâm bảo tồn nghệ thuật Then.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số lượng người am hiểu về Nghi lễ Then, nhất là Then cổ không còn nhiều hoặc đang “đứng bóng”. Vì vậy nguy cơ thất truyền, mai một Nghi lễ Then của đồng bào Tày là rất lớn. Trước vấn đề đó, trong những năm gần đây tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có Nghi lễ Then để lập hồ sơ có biện pháp bảo vệ khẩn cấp. Nhiều câu lạc bộ học Then, hát Then ở các xã, phường, thị trấn và các trường học ra đời. Đồng thời, tôn vinh kịp thời các nghệ nhân Then, tổ chức nhiều chương trình liên hoan văn nghệ có nội dung hát Then, xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với bảo tồn Nghi lễ Then tại các địa phương.

Lễ hội Lồng tông

Theo đồng bào Tày tỉnh Tuyên Quang, Lồng tông có nghĩa là lễ hội xuống đồng đầu năm mới. Đây là lễ hội dân gian cầu mùa lớn nhất trong năm của người Tày. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày mồng 3 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội tổ chức theo quy mô cấp thôn, xã, huyện. Ở tỉnh ta ở cấp độ huyện có Lễ hội Lồng tông huyện Chiêm Hóa tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng và Lễ hội Lồng tông huyện Lâm Bình tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội là dịp để cư  dân địa phương tạ ơn Thần Nông, Thành Hoàng làng, cầu mong mùa màng tươi tốt bội thu, muôn vật nảy nở khỏe mạnh, muôn người bình an, là nơi tụ họp vui xuân của mọi người.


Các thầy Pú Mo làm lễ trong Lễ hội Lồng tông
huyện Chiêm Hóa.

Ông Quan Văn Nàm, ở thôn Bản Câm, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) cho biết, ở các địa phương thường tổ chức Lễ hội Lồng tông lệch ngày nhau để người dân các nơi cùng góp vui. Các nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian của Lễ hội Lồng tông được tổ chức tại các bãi đất phẳng, rộng, thoáng đoãng, đẹp và cả ở các đình, đền, miếu thờ các Thiên Thần, Địa Thần, Thủy Thần, Nhân Thần của các địa phương. Hàng năm để tổ chức Lễ hội Lồng tông, dân làng các địa phương chuẩn bị chu đáo trước đó gần một tháng. Ban tổ chức được thành lập với thành phần là các cụ cao niên có uy tín, đứng đầu là Pú Mo (chủ lễ) chủ trì. Lễ hội Lồng tông gồm hai phần, phần lễ diễn ra trước và phần hội diễn ra ngay sau đó. Chủ lễ (Pú Mo) sắp mâm (gồm mâm lễ mặn: Gà trống thiến, chân giò lợn, xôi ngũ sắc, rượu; mâm lễ chay gồm: Bánh chưng, bánh dày, bánh nẳng, bánh khảo, hoa quả, trầu, cau, tiền, vàng, giấy và mâm 100 quả còn) và thắp hương trên các kệ tồng, làm lễ cúng tế với các bước: Giải uế khai quang, tiễn tước, tiễn tửu, đọc văn tế,  hóa dâng vàng mã, tiễn thánh, rước lộc, tán lộc và hạ điền. Nghi lễ hạ điền, Pú Mo hoặc người uy tín được ủy quyền dùng trâu tuyển cày một vài đường cày ở thửa ruộng gần đó với ý nghĩa mở đầu cho một vụ cày cấy mới trong năm thu được nhiều thắng lợi.

Tiếp theo phần lễ là phần hội. Trong phần hội có các trò chơi dân gian như múa lân, tung còn, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ, đánh pam, đánh yến, đánh đu, đi cầu lút, cầu leo, đấu vật, chọi gà, hát đối đáp Sli, Lượn, Then... Tiêu biểu và quan trọng nhất của phần hội chính là tung còn với những cây còn cao làm bằng những cây tre bó gộp lại chôn ở giữa sân hội. Phần thi này có thưởng cho ai may mắn tung trúng thủng vòng còn, khi nào thủng vòng còn cũng là lúc về mặt nghi Lễ Lồng tông kết thúc. Cuộc thi tung còn được nhiều người hào hứng tham gia, nhất là thanh niên, gắn với quan niệm văn hóa phồn thực (âm-dương), gắn với tình yêu đôi lứa, sinh sôi nẩy nở. Khi tan hội ra về, ai nấy cũng muốn mang một quả còn về nhà treo lấy may quanh năm.

Lễ hội Lồng tông thể hiện nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm linh, ước vọng của đồng bào Tày về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ông Ma Văn Chương, ở thôn Đình, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) khẳng định, lễ hội phản ánh đời sống, bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày qua nghi lễ, trò chơi, ẩm thực, múa hát... Lễ hội Lồng tông có giá trị duy trì thuần phong mỹ tục, khích lệ quá trình lao động sản xuất của người dân, giá trị kết cấu cộng đồng, giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu tượng. Lễ hội cũng là dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. Lễ hội Lồng tông có lịch sử lâu đời với sức sống bền bỉ theo thời gian, không thể thiếu với đồng bào Tày nên ít có nguy cơ mai một. Những năm gần đây, trước nguyện vọng của nhân dân và phục vụ phát triển du lịch, tỉnh ta đã khôi phục lại đầy đủ lễ hội Lồng tông cấp huyện ở Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình ngày càng quy mô hơn.

Theo đồng chí Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghi lễ Then và Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng, khẳng định giá trị truyền thống của loại hình di sản văn hóa đặc sắc, độc đáo này. Đồng thời khẳng định trách nhiệm của tỉnh trong việc thực hiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước đối với Di sản văn hóa phi vật thể Nghi lễ Then và Lễ hội Lồng Tông.
Thành phố Tuyên Quang - miền đất của những lễ hội
Thứ 5, ngày 7 tháng 2 năm 2013 - 15:20

Thành phố Tuyên Quang là nơi quy tụ đầy đủ các yếu tố truyền thống văn hóa, lịch sử với những địa điểm du lịch tâm linh, du lịch lễ hội đặc sắc, hấp dẫn. Hiện nay, thành phố trẻ đang dần trở thành điểm du lịch níu bước chân của du khách gần xa với những lễ hội tâm linh và lễ hội văn hoá mang nét riêng của thành phố bên dòng Lô lịch sử…

Miền đất của những lễ hội tâm linh


Mỗi dịp xuân về, thành phố Tuyên Quang đã trở thành điểm đến đầu tiên trong hành trình của du khách trong và ngoài tỉnh trong những chuyến du lịch tâm linh đầu năm mới. Với những đền, chùa nổi tiếng linh thiêng như: Đền Hạ, đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu Ỷ La, đền Cảnh Xanh, chùa Hang, chùa An Vinh…



Rước mẫu từ đền Ỷ La về đền Hạ. Ảnh: TQĐT


Nằm ngay sát bên hữu ngạn sông Lô, đền Hạ là điểm dừng chân của hầu hết du khác khi đến với thành phố Tuyên Quang. Đền được dựng lên để thờ đức thánh Mẫu Thượng thiên vào năm 1738 thời Lê Cảnh Hưng dựa theo thuyết phong thuỷ “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”. Cửa đền quay theo hướng chính Đông, nơi có dòng Lô giang uốn khúc trông ra soi Tình Húc, xa xa phía trước cửa đền có dãy núi Dùm làm bức bình phong bao bọc. Dòng Lô giang ngay trước mặt được xem là nơi tụ thuỷ, tụ phúc, thể hiện ước vọng truyền đời của cư dân nông nghiệp lúa nước mong được cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu. Mỗi dịp xuân về, cứ vào khoảng thời gian từ ngày 11/2 đến ngày 16/2(Âm lịch), lễ hội đền Hạ lại được tổ chức với nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc. Tiêu biểu nhất và thu hút sự quan tâm của du khách là hai lễ rước Mẫu: Lễ rước từ đền Mẫu Ỷ La về đền Hạ và từ đền Thượng về đền Hạ với nghi thức tâm linh được thực hiện hết sức trang nghiêm, thành kính của người dân.

Đi một vòng xung quanh thành phố, hầu như tất cả các xã, phường đều có những ngôi đền, chùa cổ kính với những kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân như: chùa Linh Thông, đền Mẫu ở phường Ỷ La; đền Pha Lô, Lâm Sơn linh tự ở phường Nông Tiến; chùa An Vinh ở phường Hưng Thành; phường Minh Xuân có đền Mỏ Than, đền Cảnh Xanh;….

Thành phố Tuyên Quang hiện nay có tổng số 59 di tích lịch sử, văn hóa có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 28 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mỗi di tích văn hóa đều gắn liền với đời sống tinh thần của người dân thông qua các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng và các lễ hội. Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về, du khách hập phương lại chọn Tuyên Quang làm điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm của mình.

Sôi động với những lễ hội văn hoá

Lễ hội đua thuyền trên sông Lô.
Những năm gần đây, cứ đến mùng 4 Tết, nhân dân thành phố Tuyên Quang và cả những du khách tới thăm quan đều háo hức chờ đợi sự đua tài của các đội thuyền đến từ các xã, phường trên địa bàn thành phố. Đây là lễ hội truyền thống vừa được thành phố khôi phục và được tổ chức trong vài năm gần đây. Hội đua thuyền sông Lô được tổ chức hằng năm vào đúng dịp tết cổ truyền của dân tộc đã góp phần phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất cách mạng, khơi dậy tinh thần thượng võ, bản lĩnh sông nước, tăng cường rèn luyện thể chất và lòng dũng cảm, thể hiện tình cảm hướng về cội nguồn của dân tộc.

Lễ hội Trung thu Thành phố Tuyên Quang lại để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách gần xa về hình ảnh ấn tượng, lạ mắt của những mô hình trong “Đêm hội đường phố”. Đây như là một “đặc sản” riêng, với quy mô hoành tráng, có một không hai của thành phố. Hoạt động làm những mô hình con giống khổng lồ để rước đèn trong đêm Trung thu chính thức xuất hiện khoảng gần chục năm trước ở vài tổ nhân dân sau đó lan dần ra ở hầu khắp các cộng đồng dân cư. Từ năm 2008, thành phố mới chính thức đưa hoạt động này thành lễ hội của thành phố. Từ đó đến nay, mỗi năm lễ hội càng lớn và hoành tráng hơn, quy mô càng được mở rộng hơn và thu hút được du khách thập phương đến tham gia. Sự độc đáo của lễ hội thu hút du khách chính là những mô hình con giống khổng lồ do những bàn tay, khối óc của nhân dân lao động của các xã, phường trên địa bàn thành phố làm ra. Đặc biệt trong dịp Trung thu năm 2012 vừa qua, Hội đồng xác lập kỷ lục gia Việt Nam trao Bằng công nhận và Cúp ghi nhận kỷ lục Guiness Việt Nam cho “Đêm hội thành Tuyên”.

Mùa xuân đang về trên khắp tuyến phố, con đường của thành phố Tuyên Quang - miền đất của những lễ hội tâm linh và văn hoá truyền thống đang ngay một chuyển mình, mời gọi tất cả những du khách gần xa đến thăm quan và thưởng ngoạn.

Tôn Thu

Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào
Thứ 5, ngày 27 tháng 12 năm 2012 - 10:27

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đã trở thành địa danh thân thiết và thiêng liêng, nơi khắc ghi những mốc son chói lọi, những trang sử hào hùng của Đảng và cách mạng Việt Nam; nơi ghi dấu những hình ảnh thân thương, những kỷ niệm sâu đậm về Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Đó chính là những di sản văn hoá vô cùng quý giá mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang có may mắn vinh dự thay mặt nhân dân cả nước giữ gìn và phát huy giá trị cho các thế hệ hôm nay và mai sau.


Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang trong ngày hội ở Quảng trường Tân Trào, ảnh Diêu Sơn



Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, nằm trên địa bàn 11 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, (huyện Yên Sơn).

Phía Bắc giáp xã Linh Phú (huyện Chiêm Hoá) và hai xã Nghĩa Tá, Bình Trung (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn); phía Đông giáp các xã thuộc hai huyện Định Hoá, Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp hai xã Tú Thịnh, Hợp Thành (huyện Sơn Dương); phía Tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Phú Thịnh, Tiến Bộ, Thái Bình (huyện Yên Sơn).
     Gồm 138 di tích, cụm di tích, trong đó:
     18 di tích, cụm di tích đã được Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
     30 di tích, cụm di tích được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
    21 di tích, cụm di tích đang đề nghị xếp hạng cấp quốc gia.
    69 di tích, cụm di tích đã cắm bia sự kiện, hoàn chỉnh hồ sơ khoa học, bản đồ đạc họa, khoanh vùng bảo vệ.

Trở lại lịch sử, kể từ khi có Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang một lòng một dạ sắt son theo Đảng, xây dựng phong trào, phát triển, củng cố cơ sở cách mạng vững chắc. Khi tình hình thế giới biến động mau lẹ, thời cơ có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cần chọn ngay một địa điểm có dân tốt, có cơ sở cách mạng tốt, địa hình tốt, “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có thể thuận tiện làm một trung tâm liên lạc với miền xuôi, miền ngược và nước ngoài, làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tân Trào, Tuyên Quang mảnh đất hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” đã được chọn làm nơi đặt “đại bản doanh” của Trung ương Đảng, Bác Hồ để chuẩn bị các điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa.

Sau cuộc hành trình dài (từ Pác Bó - Cao Bằng) Bác Hồ đến xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào ngày 21/5/1945. Tại đây, Người đã chỉ đạo mở trường đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ quân sự; thành lập Khu căn cứ cách mạng, lấy tên là Khu giải phóng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang và quyết định Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là Thủ đô Khu giải phóng.

Tại căn lán Nà Nưa đơn sơ, do cuộc sống hằng ngày hết sức gian khổ, thiếu thốn, cuối tháng 7/1945 Bác Hồ bị ốm nặng. Trong cơn sốt mê sảng nhưng với nghị lực phi thường, quyết tâm sắt đá giành độc lập, tự do cho dân tộc, Người đã chỉ thị: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Trước tình thế cách mạng hết sức khẩn trương, Bác Hồ đã chỉ đạo triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945. Dự hội nghị có hơn 30 đại biểu trong toàn quốc, trong đó có các đồng chí: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Huy Liệu… Hội nghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc; phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai.

Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội được tổ chức tại đình Tân Trào, đến dự có hơn 60 đại biểu đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam, các ngành, các giới, các đảng phái chính trị và một số kiều bào ở nước ngoài. Quốc dân Đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và bầu ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đã quy định Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca. Quốc dân Đại hội Tân Trào - tiền thân của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, "Hội nghị Diên Hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta", là mốc son chói lọi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Chiều ngày 16/8/1945, dưới bóng đa Tân Trào, Quân giải phóng cử hành lễ xuất quân; đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa đọc bản Quân lệnh số I và hạ lệnh xuất quân. Đoàn quân giải phóng, áo vải chân đất, rầm rập tiến về giải phóng Thái Nguyên mở đường giải phóng thủ đô Hà Nội.

Từ Tân Trào - Sơn Dương, Tuyên Quang lệnh Tổng khởi nghĩa được truyền đi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Đáp lời kêu gọi của Đảng, của Hồ Chủ tịch và Mặt trận Việt Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám long trời chuyển đất, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đất nước ta giành độc lập chưa được bao lâu, thực dân Pháp bội ước đem quân trở lại cướp nước ta, nhân dân ta lại bước vào một cuộc chiến đấu mới, đầy khó khăn, thử thách với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tháng 11/1946, khi thực dân Pháp khiêu khích ở Hải Phòng và Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp hỏi: “Nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc thì Hà Nội giữ được bao lâu ?”; đồng chí Võ Nguyên Giáp thưa: “Giữ được một tháng, các thành phố khác ít khó khăn hơn, vùng nông thôn nhất định ta giữ được”. Suy nghĩ trong giây lát, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định: “Ta lại trở về Tân Trào”. Một lần nữa, lịch sử lại giao phó cho Tuyên Quang sứ mệnh là Thủ đô kháng chiến, căn cứ vững chắc, chở che cho Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận và các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương trong những năm tháng cam go của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Dưới những tán rừng đại ngàn, suốt một dải từ Sơn Dương đến Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, có 65 bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương (trong đó có 13/14 bộ và cơ quan ngang bộ) đặt trụ sở làm việc, lãnh đạo toàn dân kháng chiến, như: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ; Ban Thường trực Quốc hội và Mặt trận Liên Việt; các Bộ: Nội vụ, Ngoại giao, Tài chính, Kinh tế, Canh nông, Tư pháp, Lao động, Giao thông công chính, Thương binh - cựu binh, Giáo dục, Y tế; Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; Kho bạc Nhà nước, Nha Công an, Nha Thông tin; Việt Nam thông tấn xã, Ban Thanh tra Chính phủ, Ban Nông vận, Tổng bộ Việt Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Sử - Địa - Văn, Nhà xuất bản Sự thật…

Trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Khu ATK Tân Trào - với vị thế là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến, nơi phát nguồn những tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam: Hội nghị Trung ương 6 khóa II mở rộng; kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa I - kỳ họp duy nhất của Quốc hội được tổ chức trong thời kỳ kháng chiến; kỳ họp Bộ Chính trị ra nghị quyết “tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến chắc, đề cao quyết tâm, tích cực giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ”...

Tuyên Quang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể Trung ương ở và làm việc trong thời gian lâu nhất. Theo Kết luận của Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, xác minh tư liệu và giá trị di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1945-1954" do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức năm 2012 thì trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại Tuyên Quang trong thời gian gần 6 năm với 16 địa điểm khác nhau, chủ yếu trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương là nơi đầu tiên Bác ở và làm việc khi trở lại Tuyên Quang (từ ngày 2/4/1947 đến ngày 19/5/1947). Địa điểm Người ở lâu nhất và đến ba lần là lán Hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương và địa điểm cuối cùng Người ở trước khi rời Tuyên Quang về Hà Nội là thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Tại Tuyên Quang, Người đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Người đã chủ trì các đại hội, hội nghị quan trọng, quyết đáp những vấn đề thúc đẩy cuộc kháng chiến. Bác đã chủ tọa các phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn về việc xây dựng, củng cố chính quyền, quân đội; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, hình thành Mặt trận đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương, phá thế bao vây cô lập của kẻ thù, mở ra mối liên hệ với nước ngoài, tiếp nhận sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, đồng thời, nâng cao vị thế của Chính phủ Việt Nam trên trường quốc tế. Người đã ký các sắc lệnh quan trọng như thành lập Tòa án binh; quy định tổ chức của Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Văn phòng Bộ Tổng chỉ huy quân đội, thành lập Quốc gia ngân hàng Việt Nam... Người đã theo dõi sát sao tình hình chiến sự, chỉ đạo quân dân ta đập tan cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc. Từ  Khấu Lấu, Tân Trào, Bác Hồ đi thăm và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Trung Quốc, Liên Xô và đi chỉ đạo chiến dịch biên giới. Trong thời gian này, Bác đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách quốc tế như: Đoàn cán bộ cách mạng Lào, Căm Pu Chia, đoàn cố vấn Trung Quốc, đại diện Đảng Cộng sản Pháp,  tiếp nhà báo nổi tiếng của Úc là Bớc Sét, nhà báo kiêm đạo diễn điện ảnh Liên Xô Các Men. Đầu tháng 4/1954, tại Kim Quan, Yên Sơn, Tuyên Quang, Bác Hồ chỉ đạo đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn ngoại giao của ta đi dự Hội nghị Giơnevơ, cùng đi có các đồng chí Phan Anh, Hà Văn Lâu, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Thiệu Lâu... Người luôn quan tâm xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc, chăm lo công tác xây dựng Đảng, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong thời gian sống và làm việc ở Tuyên Quang, Người đã hoàn thành các tác phẩm nổi tiếng như "Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, "Dân vận", “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn” và làm nhiều bài thơ giàu cảm xúc để động viên nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Những tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với đường lối kháng chiến đúng đắn được xây dựng toàn diện trên mọi lĩnh vực của Đảng, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân đưa cuộc kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi.

Với sự hiện hữu của gần 500 di tích lịch sử, Tuyên Quang mãi mãi là “bảo tàng sống”, là kho tư liệu vô giá của lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng Việt Nam, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng như đồng bào cả nước. Đặc biệt, Khu di tích lịch sử Tân Trào “nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20” luôn chứa đựng những dấu ấn sống động, sục sôi, hào hùng của Cách mạng Tháng Tám - Cuộc giải phóng vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tân Trào - mảnh đất địa linh, “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa”, nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của dân tộc, luôn là điểm tựa tinh thần cho đồng bào cả nước trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, lán Hang Bòng, Khu Lập Binh - Bình Yên, Khu Khuôn Điển - Kim Quan, Khu Chi Liền - Trung Yên... đã trở thành điểm hẹn về nguồn giáo dục truyền thống của nhân dân mọi miền đất nước và là địa chỉ thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn của bạn bè quốc tế.

Đánh giá rõ vị thế, tầm vóc của Khu di tích lịch sử Tân Trào, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào là di tích quốc gia đặc biệt. Sự kiện này thêm một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng, giá trị to lớn của Khu di tích Tân Trào; là niềm vinh dự, đồng thời là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang trong việc gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di tích phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
                                                                                                                                    T.T

Nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch có thương hiệu

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua 6 năm thực hiện Quy hoạch du lịch, các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh đã nhận thức rõ phát triển du lịch là phát triển một ngành kinh tế có lợi thế của tỉnh.

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế… nên chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính và uy tín trong kinh doanh đầu tư vào. Các tuyến du lịch đã được quy hoạch, song thực tế các công ty, chi nhánh lữ hành trên địa bàn tỉnh hoạt động còn kém hiệu quả, chưa liên kết được với các công ty lữ hành ngoài tỉnh để thực hiện theo tua, tuyến đã được quy hoạch. Các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch chưa được ban hành… Những nguyên nhân đó dẫn đến các sản phẩm du lịch thiếu tính đa dạng, chưa định hình được những sản phẩm mang thương hiệu.


Các sản vật của huyện Lâm Bình được quảng bá tại Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh năm 2012.

Mục tiêu đến năm 2015, tỉnh ta đón trên 1 triệu lượt khách; phấn đấu doanh thu xã hội từ các hoạt động du lịch đạt gần 1 nghìn tỷ đồng; phát triển trên 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó ít nhất có 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên; tạo việc làm cho 8.800 lao động. Để đạt được điều đó, một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài đang được đặt ra đối với các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm thế nào để người dân, nhất là dân ở trong vùng di tích phải sống được bằng dịch vụ du lịch.

Tại Hội nghị phát triển du lịch Tuyên Quang và các tỉnh vùng Đông Bắc vừa qua được tổ chức tại tỉnh, khi đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Xuyên, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Du lịch Việt Nam nhận định, sản phẩm du lịch trước hết là một sản phẩm văn hóa. Hai loại sản phẩm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Tuyên Quang cần tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa kết hợp với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho khách nội địa. Cụ thể, quảng bá, xúc tiến du lịch qua các ấn phẩm báo chí, tạp chí du lịch; sử dụng Internet để quảng bá các điểm du lịch và các sản phẩm du lịch; sử dụng kỹ thuật marketing truyền miệng; tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch…

Theo nhận xét của nhiều khách du lịch ngoài tỉnh, trong đó có nhận xét của nhiều cơ quan thông tấn, báo chí, tạp chí du lịch ở Trung ương và tỉnh bạn, những năm gần đây, Tuyên Quang đã được nhiều du khách nhắc đến bởi có những lễ hội và hoạt động văn hóa du lịch hấp dẫn như lễ hội đường phố trong dịp Tết Trung thu, hội chọi trâu, hội Lồng Tông, du lịch văn hóa tâm linh... Điều đó khẳng định tiềm năng du lịch ở Tuyên Quang là rất lớn. Tỉnh cần phát huy những ưu thế để níu chân du khách, quảng bá và tạo dựng thương hiệu du lịch đặc trưng. Song bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu, phát hiện và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc. Về lâu dài cần đặt ra mục tiêu không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà mạnh dạn hướng tới khách du lịch nước ngoài. Đối với các tua du lịch trong vùng, phải hướng đến việc du khách có thời gian lưu trú tại tỉnh lâu ngày.

Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, Sở tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị quảng bá và xúc tiến du lịch tại Hà Nội vào đầu năm 2013; làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mời các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành viên Du lịch hoài niệm để cho ý kiến về kinh nghiệm cũng như kế hoạch phát triển du lịch tiếp theo của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở tiến hành ký hợp đồng với các công ty du lịch ngoại tỉnh để đưa khách du lịch đến Tuyên Quang, qua đó hình thành các gói du lịch. Đồng thời tiếp tục hoàn thành quy hoạch tổng thể Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, lập các dự án đầu tư cho tương xứng với tầm vóc lịch sử.


Theo TQĐT
Nghi lễ Then và lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Tuyên Quang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thứ 3, ngày 15 tháng 1 năm 2013 - 11:7

Ngày 27 tháng 12 năm 2012 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL về việc Công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Quyết định được công bố thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghi lễ Then và lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Tuyên Quang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh sách trên được công bố, sau khi xem xét 81 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của 24 tỉnh, thành phố đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật quốc gia, Hội đồng thẩm định đã thống nhất đề nghị bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia đợt 1. Cụ thể các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được công nhận bao gồm 07 di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco vinh danh, 01 di sản VHPVT đang được Unesco xem xét và 25 di sản VHPTV được lựa chọn trên cơ sở các hồ sơ của các địa phương gửi tới trong năm 2011 và 2012; Nghệ thuật trình diễn dân gian có 11 di sản; Lễ hội truyền thống có 12 di sản; Loại hình di sản văn hóa phi vật thể tập quán xã hội và tín ngưỡng có 7 di sản; Loại hình tiếng nói, chữ viết có 01 di sản; Loại hình nghề thủ công truyền thống có 02 di sản.


Tiết mục Then biểu diễn tại Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào - Tuyên Quang

Nghi lễ Then và lễ hội Lồng Tồng là một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày ở Tuyên Quang .

Có từ lâu đời, nghi lễ Then giúp con người định ra những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và một số quy phạm trong lối sống, ứng xử, phản ánh muôn mặt của cuộc sống. Then thường dùng trong các nghi lễ như cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Ở Tuyên Quang, hiện có hai dòng Then tồn tại, Then cổ được một số ít nghệ nhân và những người làm nghề then lưu giữ, hành nghề, truyền dạy và Then mới là do những người am hiểu Then, yêu thích Then đặt lời mới theo giai điệu cổ mang nội dung của cuộc sống hiện đại.
Lễ hội Lồng Tông diễn ra từ mồng 2 tháng Giêng kéo dài đến đầu tháng Hai âm lịch hàng năm. Ở Tuyên Quang, Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức quy mô, đậm nét nhất chủ yếu ở các xã của huyện Lâm Bình, Nà Hang và Chiêm Hóa.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội “xuống đồng” của dân tộc Tày. Đây là lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của đồng bào dân tộc Tày đã có từ lâu đời, với mục đích tạ ơn thần thánh đã giúp cho mùa màng bội thu, cầu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui...
Lễ hội Lồng Tồng gồm hai phần, phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng thể hiện sự biết ơn đối với các thánh thần, đồng thời cầu xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần hội với không khí náo nhiệt, vui tươi, có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tung còn, múa lân, kéo co, đi cà kheo, hát đối đáp sli lượn, hát then...
Hiện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đang phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch để phục dựng và bảo tồn lễ hội Lồng Tồng cũng như nghi lễ Then tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Trần Minh
Miền thuốc Tân Thành...
Thứ 6, ngày 7 tháng 12 năm 2012 - 10:29

Xã Tân Thành (Hàm Yên) nằm bên bờ tả sông Lô, có các thôn Thuốc Hạ và Thuốc Thượng. Xưa kia đây là nơi thuyền bè neo đậu, mua bán các loại thuốc quý như sa nhân, mộc nhĩ, nấm hương, nhung hươu, mật gấu, huyết lình, xương hổ, sơn thục, tầm gửi, mật ong...

Thuốc Hà và Thuốc Thượng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Tày, Dao, người dân quanh năm lao động cần cù, chăm chỉ. Cùng với việc trồng lúa, trồng ngô bà con còn hành nghề bốc thuốc trị bệnh cứu người. Nơi đây có nguồn thuốc thiên nhiên quý giá được hình thành từ bao đời nay, thế nên người bản địa mới đặt tên cho chòm xóm là Thuốc Hạ và Thuốc Thượng và Bến Thuốc, đây là khu vực buôn bán, trao đổi các loại thuốc quý với người dân thập phương. Nay, làng xã đã phát triển hơn, có thêm nhiều đơn vị hành chính, Thuốc Hạ, Thuốc Thượng là khởi nguồn của những thôn 1 Thuốc Hạ, thôn 2 Thuốc Hạ, thôn 3 Thuốc Hạ, thôn 4 Thuốc Hạ, thôn 5 Thuốc Hạ; thôn 1 Thuốc Thượng, thôn 2 Thuốc Thượng, thôn 3 Thuốc Thượng.

Bà Lương Thị Lộc, thôn 1 Thuốc Hạ, xã Tân Thành (Hàm Yên) biết nhiều bài thuốc dân gian quý.

Bà Triệu Mùi Nái, ở thôn 4 Thuốc Hạ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, là bà lang lâu năm trong làng, bà biết bốc các loại thuốc trị bệnh đau lưng, gãy xương... đặc biệt có nhiều bài thuốc trị bệnh hiếm muộn, dưỡng thai, lá thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh... Tất cả đều là bài thuốc gia truyền. Bà cho biết, nguồn thuốc được lấy từ trên rừng. Ngày trước, một trong những trò chơi của trẻ con trong làng là đố nhau các loại thuốc lá. Nhỏ tuổi thì “thách” nhau tìm các loại lá thuốc quanh làng rồi gọi tên. Lên 9, 10 tuổi đã theo người lớn đi cắt lá đem về sao bán. Những trò chơi tuổi thơ đã khắc sâu vào tâm thức và trở thành những vốn kiến thức phong phú. Tuy nhiên, theo bà, để trở thành người bốc thuốc giỏi thì phải hiểu cặn kẽ, gốc tích công dụng, cách hái, cách chế biến từng cây thuốc. Bởi có cây thuốc ban ngày uống thì lành, uống ban đêm thì độc, uống trời mưa thì tốt, uống trời nắng thì đau. Có cây chỉ phát huy tác dụng khi hái về đêm...

Ông lang Phàn Văn Hin, ở thôn 5 Thuốc Thượng cho biết, người xưa có tục làm lễ cây thuốc vào ngày 7 tháng Giêng. Người được thầy thuốc cứu sống, không trả tiền bạc mà nhận thầy thuốc làm anh em, phải làm lễ cây thuốc. Người không mắc tội trộm cắp, đánh bạc, đánh người mới được bốc thuốc. Con dâu, con rể hiếu thảo và bệnh nhân có tâm là được người bốc thuốc truyền cho cây thuốc quý. Nay nhiều cây thuốc trong rừng ngày càng khan hiếm nên người dân đều tìm giống về trồng. Thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ thế nên nhiều cây thuốc sinh trưởng rất nhanh, nhiều nhà xung quanh vườn tược, bờ ao đâu đâu cũng là cây thuốc. Nhiều thang thuốc khi cần chẳng phải vào rừng hái nữa.

Những bài thuốc quý của đồng bào Tày, Dao nơi đây vẫn đang được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiều bài thuốc đã mang lại sự sống cho con người và đó chính là ân huệ mà thiên nhiên ban tặng.

Theo TQĐT
Nà Hang: Tình đất, tình người
Thứ 2, ngày 21 tháng 1 năm 2013 - 14:4

Thế là đã qua một năm tôi được phân công phụ trách địa bàn huyện Nà Hang. Cánh làm báo chúng tôi có được cơ hội đi hết bản này đến bản khác viết bài, đưa tin về cuộc sống và những đổi thay nơi vùng đất mình đến. Mỗi chuyến đi để lại trong lòng những cung bậc cảm xúc khác nhau về những bản làng, những con người nơi mình đã qua. Ngày cuối năm, ngồi ngẫm lại thấy mình thật hạnh phúc bởi có được những trải nghiệm đầy cảm xúc mà mảnh đất này đã dành cho.
Nhớ lại những ngày đầu lên Nà Hang công tác được các anh, các chị cán bộ huyện tiếp đón một cách chân tình, cởi mở chả khác gì như là người quen ở xa mới gặp lại, khiến cái áp lực làm báo không còn trở nên nặng nề như tôi tưởng. Anh Phạm Ninh Thái, Chủ tịch UBND huyện Nà Hang bảo: “Với cánh báo chí, anh em mình có gì nói đấy, không tô vẽ, không giấu diếm, sống với nhau thật cái bụng thế mới thoải mái chú ạ. Có gì thắc mắc chú cứ trực tiếp trao đổi... Được cơ sở hết sức tạo điều kiện tác nghiệp kể ra như vậy là quá thuận lợi với anh em làm báo chúng tôi.

Một năm chưa đủ thời gian để tôi đi hết các xã, thôn bản của Nà Hang nhưng với cũng phần nào cho tôi có được những cảm nhận về vùng đất, con người nơi đây. Với tôi, mỗi chuyến đi công tác là một lần được trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống, lao động, tập quán sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc, những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nơi mảnh đất này.


Cầu Đà Vị bắc qua sông Năng trên tuyến Quốc lộ 279

Từ khi được tích nước làm thủy điện, vùng thượng lưu 2 con sông Năng và sông Gâm trở thành vùng hồ rộng lớn trải dài suốt gần như từ đầu huyện đến cuối huyện. Trên con đường Quốc lộ 279, đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh non nước hữu tình, trên là rừng núi trùng trùng điệp điệp, dưới là hồ nước xanh trong. Xa xa, trong lòng hồ những ốc đảo hình thành từ những quả đồi, mỏm núi bị ngập nước, những cù lao ruộng bậc thang, những cây rừng như những cánh tay vươn ra soi bóng nước. Cánh anh em báo chí chúng tôi lần đầu lên Nà Hang không cưỡng lại được cảnh sắc nơi này, chốc chốc dừng xe đứng ngắm cảnh, chụp ảnh. Còn đi thuyền dọc lòng hồ thủy điện kéo dài lên tới huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang, thăm thú các khe núi, khe suối, hang, hốc đá thì phải mất vài ngày mới cảm nhận được hết những kiệt tác thiên nhiên của vùng lòng hồ, núi rừng nơi này.

Con đường vào bản gập ghềnh khó đi, chốc chốc lại gặp những anh, chị người Dao, người Mông chả quen biết gì đâu nhưng ai cũng tỏ ra thân thiện đứng lại hỏi han nhau vài câu rồi mời vào nhà chơi như đã thân nhau từ lâu. Trong câu chuyện thế nào cũng có ly rượu ngô nhấm nháp mời nhau dạo đầu câu chuyện thêm thắm tình, thật cái bụng. Những ngày đầu chưa quen, chúng tôi đi đến đâu cũng được mời rượu thành thử lúc chia tay nhau ra về ai nấy đều chếnh choáng hơi men. Nhớ có lần 3 anh em chúng tôi về xã Sinh Long lấy tư liệu viết bài. Xong việc rồi, để tỏ lòng cám ơn bà con, anh em qua nhà mấy bà con chào chia tay. Chỉ cái việc chào nhau quyến luyến mà suốt từ trưa đến gần tối chúng tôi mới ra đến xã Yên Hoa. Lần khác, chúng tôi lên bản xa viết bài phản ánh không khí đón Tết của bà con người Mông. Trời mưa, đường trơn chiếc xe máy cứ quay ngang không thể bò lên được. Để xe máy bên vệ đường chúng tôi cuốc bộ hơn 10km vào bản. Chốc chốc lại bắt gặp bà con dắt ngựa, gùi lá dong, những chàng trai cô gái rủ nhau xuống chợ, dừng lại hỏi han nhau giữa đường mà cảm nhận được ngay cái tết ở chính họ, làm cho con đường xa vất vả trở nên gần gũi. Những chuyến đi công tác như vậy đều là những kỷ niệm khó quên thấm đẫm tình người, tình đất.

Tôi có một anh bạn người Hà Nội tên Tiệp vốn là tay đầy chất nghệ sỹ, có máu “xê dịch”, cuộc sống mưu sinh, hết vào Nam rồi ra Bắc mà chả nơi nào trụ nổi quá 3 năm, nếm trải đủ mùi ngọt, bùi, cay, đắng. Ấy vậy mà đùng một cái hắn báo tin lấy vợ. Người vợ mà Tiệp lấy là một cô gái người Dao ở mãi tận bản Nà Tấu, xã Sinh Long, huyện Nà Hang. Ở cái tuổi ngoài “băm” như hắn lấy vợ là phải thôi nhưng nghe nói đến việc hắn lấy vợ rồi ở luôn đó, nơi chỉ có rừng rú, xa chốn văn minh đô thị thì ai cũng há hốc miệng ngạc nhiên. Tiệp là một tay làm nghề sửa chữa xe máy có hạng ở đất Hà Nội và Sài Gòn. Vốn khéo tay lại có máu hội họa, những lúc rảnh rỗi, Tiệp thường sáng tác tranh ảnh, tạc tượng. Những tác phẩm của Tiệp chưa được đánh giá cao nhưng cũng đủ cho hắn có thêm niềm đam mê trời phú.

Chuyện tình của Tiệp và cô gái có tên Viện cũng thật tình cờ, Tiệp kể: Hôm đó, Tiệp đang ngồi sửa xe máy tại cửa hàng ở khu Gia Lâm (Hà Nội) thì thấy một cô gái đi xe máy lao thẳng vào đầu con bò, xe ngã ra quẹo hẳn tay lái về một bên. Thấy vậy, Tiệp chạy ra không nói không rằng dắt xe đưa vào cửa hàng sửa. Sửa xe xong, Tiệp mới để ý đến khổ chủ của chiếc xe, một cô gái nhỏ nhắn xinh xắn, đôi mắt đầy vẻ ngơ ngác nhìn hắn vẻ luýnh quýnh sợ sệt khiến Tiệp có cảm giác yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tiệp không tính tiền sửa xe, chỉ xin số điện thoại. Thế rồi họ yêu nhau. Lúc đó, Viện đang là sinh viên của Trường Đại học Nông nghiệp ở gần đó. Ngày Viện ra trường trở về quê Sinh Long những tưởng là mối tình từ đó tan vỡ.

Tiệp nhớ nhất những hình ảnh lần đầu tiên về nhà Viện. Bữa đấy, nhớ người yêu quá, Tiệp lấy địa chỉ rồi một mình đi xe máy từ Hà Nội lên thẳng Sinh Long. Ngày ấy, đường từ thị trấn Nà Hang đi Sinh Long khó khăn lắm, những khúc đường dốc đá cao lổng chổng khiến Tiệp phải chùn chân, ngã xe liên tục, suốt từ sáng sớm đến chiều Tiệp mới tìm được đến nhà Viện. Vừa đói vừa khát, Tiệp bước vào nhà, ngôi nhà gỗ trống trơn loang lổ những vệt nắng chiều xiên qua tụ lại trên cái nền đất, chẳng có đồ đạc gì đáng giá. Cả nhà Viện đi làm nương chưa về. Ngả lưng xuống cái nền đất, Tiệp thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng thấy tiếng ịt ịt rồi có cái gì đó cứ húc vào người, Tiệp choàng tỉnh dậy thấy 1 con lợn to cỡ bắp đùi cứ húc mũi vào người. Tiệp co chân đạp cho con lợn 1 phát bắn vào vách gỗ khiến con lợn lảo đảo 1 lúc rồi nằm im. Màn ra mắt gia đình nhà vợ với Tiệp thật chẳng giống ai. Tiệp bảo: Khổ nhất là cái hôm đưa mẹ lên thăm nhà con dâu tương lai. Chở mẹ bằng xe máy đi được đến nửa đường, mẹ khóc cứ nhất định đòi xuống quyết không đi, thuyết phục mãi bà mới chịu đi tiếp.

Nhấc chén rượu đưa ngang, Tiệp tâm sự có vẻ triết lý: “Nói thật với ông, tôi lấy vợ và ở lại nơi này trước hết là tôi yêu vợ nhưng chung quy lại cũng chỉ vì cái tình người ông ạ. Tôi là cái thằng từng đi tứ xứ nhưng không đâu có được tình người như ở cái đất này. Người ta bảo “đất lành chim đậu”, đất này chẳng lành đâu còn nhiều khốn khó lắm, chỉ có con người là lành thôi. Họ nói một là một, chả bao giờ biết suy diễn thành hai, đó chính là thứ níu giữ chân tôi lại”. Giờ đây gia đình Tiệp có cơ ngơi là một cửa hàng bán tạp hóa, bên cạnh đó là một xưởng sửa chữa xe máy ở ngay gần trung tâm xã. Họ có một cô con gái đã được 4 tuổi. Vợ Tiệp, chị Bàn Thị Viện đang làm Phó Chủ tịch HĐND xã Sinh Long. Lúc rỗi rãi, Tiệp thường kiếm những cành cây, rễ cây rừng về chế tác thành những tác phẩm điêu khắc rất có giá trị, đó cũng là niềm vui riêng đối với Tiệp.

máy photocopy  , may photocopy
Câu nói triết lý của Tiệp lại một lần nữa tôi được nghe từ chính những vị bác sỹ, y tá ở Trạm Y tế xã Sinh Long. Bác sỹ Ma Văn Dẫn và Y tá, trạm trưởng Ma Thị Biên đều là những người ở xa đến đây công tác, đã có thâm niên ngót 20 năm. Họ nói rằng sống ở đây được bà con dân bản yêu quý đến mức không thể rời đi. Chị Biên đùa bảo: “Mình ở đây khi nào bà con hết quý đuổi đi thì mình mới đi”. Thú thật khi nghe họ nói về những con người giàu tình cảm ở đất này khiến cho họ không thể dứt để trở về nơi có điều kiện công tác tốt hơn khiến tôi nghĩ rằng, phải chăng tình đất, tình người nơi đây có một sức hút đến kỳ lạ khiến ai đó một khi đã cảm nhận được rồi đâm “nghiện”. Và với tôi, một năm với biết bao cảm xúc, ân tình về mảnh đất này sẽ mãi là những kỷ niệm khó phai.

Theo TQĐT