Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , chim trĩ thịt bán , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại long an , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai longan , tân an giá rẻ

  Vị trí địa lý  

 - Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
     Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
   - Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
   - Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.

Tình trạng thuỷ triều 

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Tình trạng xâm nhập mặn 
05/11/2008 18:42 
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 - 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng độ mặn giảm dần.
     Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn xâu vào nội địa.
     Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế quá trình này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và đầu tư các công trình thủy lợi cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung.
 ệ thống y tế tỉnh Long An 
05/11/2008 18:41 
Mạng lưới y tế của tỉnh Long An, gồm :
 
 Bệnh viện đa khoa Long An

- 5 Bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa Long An, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện khu vực Mộc Hóa, Bệnh viện khu vực Đức Hòa).

- 11 Bệnh viện tuyến huyện (Bệnh viện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng).
- 8 phòng khám khu vực (phòng khám đa khoa khu vực: Gò đen, Rạch Kiến và Rạch Núi- huyện Cần Đước; Bình Phong Thạnh - huyện Mộc Hóa; thị trấn Đức Hòa và Trung tâm Y tế Đức Hòa - huyện Đức Hòa; Hậu Thạnh Đông - huyện Tân Thạnh; Trung tâm Y tế Thành phố Tân An).
- Trạm Y tế: 183/188 xã, phường, thị trấn (5 xã mới thành lập có hệ thống Y tế, nhưng chưa có cơ sở vật chất).
- Tổng số giường bệnh công lập: 1.535 giường.
- Tổng số cán bộ, công chức ngành Y tế: 2.836 người (tiến sĩ: 1, thạc sĩ: 12, chuyên khoa 1: 81, chuyên khoa 2: 2, Đại học: 533).
- Tỷ lệ trạm Y tế xã có Bác sĩ: 76%.
- Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân: 20 Bác sĩ/10.000 dân.
Hệ thống giao thông 
05/11/2008 18:41 
1/. Giao thông đường bộ :
    
Đến cuối năm 2004 tổng số km đường bộ trên địa bàn tỉnh là 1.698 km, trong đó đường nhựa 474 km chiếm tỉ trọng 27,9%, đường cấp phối 1053 km (62%), đường loại khác 171 km (10,1%) (không tính đường nông thôn).
   
 
  Tổng chiều dài cầu 15.799 md/346 cái, trong đó cầu Beton các loại 7.099 md/123 cái, cầu dầm, dàn các loại 6812 md/194 cái, các loại khác 1889 md/29 cái. Mật độ đường theo diện tích tăng từ 0,198 Km/Km2 năm 1991 tăng lên 0,285 Km/Km2 năm 2000 và 0,359 km/Km2 năm 2004.
Mật độ đường theo dân số tăng từ 0,667 Km/1.000 dân năm 1991 tăng lên 0,957 Km/1000 dân năm 2000 và 1,130 km/1000 dân năm 2004.
     Nhìn chung hệ thống giao thông bộ được ưu tiên tập trung đầu tư, góp phần tích cực trong việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống dân cư. Tuy nhiên cũng còn một số tuyến chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyễn, thiếu tính đồng bộ giữa đường và cầu, chưa tạo được các tuyến nhánh liên hoàn.
     Mạng lưới giao thông khu vực phía Nam hầu như không tăng thêm, chủ yếu là cải tạo, nâng cấp, mở rộng, ngoại trừ một số tuyến giao thông nông thôn. Khu vực phía Bắc mạng lưới giao thông phát triển khá nhanh góp phần khai hoang phục hóa, phân bổ lại dân cư. Tuy nhiên, đến nay khu vực này đường giao thông còn khá thưa thớt, đường tỉnh chỉ có một vài tuyến độc đạo ô tô đi qua, các tuyến nhánh đi vào các cụm dân cư chưa được xây dựng hết nên đã ảnh hưởng đến sự đi lại và việc tổ chức cuộc sống người dân nông thôn.
     Hiện nay hầu hết các tuyến chính từ tỉnh xuống huyện và các tuyến vào các khu công nghiệp hệ thống cầu và đường đã được xây dựng đồng bộ về tải trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến có các cầu tải trọng thấp, làm hạn chế rất nhiều trong việc khai thác vận chuyển hàng hóa.
     Các tuyến giao thông vành đai biên giới trong nhiều năm qua tuy đã được đầu tư nhưng chủ yếu là các tuyến giao thông nông thôn, quy mô nhỏ, cầu đường chưa đồng bộ, đã ảnh hưởng đến việc phòng thủ quốc gia và chống buôn lậu.
     Xây dựng giao thông nông thôn trong nhiều năm qua trở thành phong trào rộng lớn, kết hợp từ nguồn vốn ngân sách và đóng góp của dân cư. Hiện nay có 156 trên tổng số 188 xã có đường ô tô đến trung tâm (chiếm 83%), còn 32 xã thuộc 7 huyện chưa có đường ô tô đến trung tâm bao gồm 18 tuyến đường với tổng chiều dài 126 km và 140 cầu/6637md.
     Đầu tư cho ngành giao thông trong thời gian qua không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách cho việc duy tu bảo dưỡng được bố trí hàng năm còn thấp nên chất lượng đường mau xuống cấp. Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo cần ưu tiên vốn cho duy tu bảo dưỡng hơn là đầu tư xây dựng mới sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội lớn hơn nhiều.
     Đánh giá khái quát chung hệ thống đường bộ trong thời gian qua được tỉnh quan tâm tập trung đầu tư nhưng nhìn chung còn chưa rộng khắp và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2/.Giao thông đường thủy:
    
Mạng lưới giao thông thủy hầu như không tăng từ năm 1995 đến nay với quy mô 2.559 km. Mật độ đường thủy theo diện tích là 0,59 Km/Km2 và theo dân số là 1,8 Km/vạn dân với các tuyến đường thủy chính là Sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Rạch Cát . . . .
     Ngoài ra các tuyến đường thủy nông thôn nhất là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng Đồng Tháp Mười. Các xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm thì chủ yếu đi lại bằng đường thủy.
     Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường thủy vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa khai thác được hết tiềm năng hiện có, hệ thống hỗ trợ như phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa còn thiếu. Hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, luồng chạy của tàu, vi phạm hành lang bảo vệ đường thủy nội địa như xây dựng nhà ở, các bến bãi chứa vật liệu xây dựng, họp chợ… chưa được ngăn chặn kịp thời. Nhiều tuyến đường thủy qua khai thác nhiều năm có độ bồi lắng lớn nhưng chưa được nạo vét làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của phương tiện.
     Long An có tiềm năng về đường thủy rất lớn nhưng lại là một trở ngại cho xây dựng giao thông đường bộ
 
H

 

Hành chính

Long An gồm 1 thành phố và 13 huyện, 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Long An
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thành phố (1)
Thành phố Tân An 81,95 166.419[6]
Các huyện (13)
Huyện Bến Lức 288,744[7] 146.275[7]
Huyện Cần Đước 218,1[8] 168.730[9][10]
Huyện Cần Giuộc 210.198[11] 170.670 [11]
Huyện Châu Thành 155,44[6] 97.419[12]
Huyện Đức Hòa 421.69[13] 215.716[14]
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Huyện Đức Huệ 430,92[15] 59.034[14]
Huyện Mộc Hóa 501,829[16] 69.164[17]
Huyện Tân Hưng 496,93[6] 47.742[18]
Huyện Tân Thạnh 425,78[19] 75.551[20]
Huyện Tân Trụ 106,50[21] 60.278[22]
Huyện Thạnh Hóa 468,26[23] 53.597[24]
Huyện Thủ Thừa 299,01[25] 89.235[26]
Huyện Vĩnh Hưng 384,52[27] 49.371[28]

Những khó khăn

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1a, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm[29]. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hóa[29]. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất[29].
Long An bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều[30]. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km[30], từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít[30].
Long An là nơi tập trung đất phèn đến 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh[31]. Hiện tồn tại 2 vùng thấp, rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo, Mỏ Vẹt[31]. Một năm có 2 chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa tức là từ tháng 4 đến tháng 7 và cuối mùa mưa tức từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm[31].
Ngoài ra hàng năm Lũ đến đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực Đồng tháp mười, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11[32]. Trong thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ lâu hơn[32].
Đồng lúa xanh mát của Phú Ngãi Trị - Châu Thành - Long An

Kinh tế

Nông nghiệp Long An từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừ...Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.
Công nghiệp đã tồn tại từ khá lâu, đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trong cả nước.[33]
Trong tháng 12 năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Long An tăng 0,09% so với tháng trước, trong đó hàng hóa giảm 0,02% và dịch vụ tăng 0,43%[34]. Nhìn chung, so với tháng trước, giá cả hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng 12 tháng 2012 khá ổn định, do một số mặt hàng có giá giảm như: lương thực, rau củ, giá nhiên liệu…. một số mặt hàng có giá tăng nhẹ do nhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm[34]. So với tháng 12 năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An đã tăng 5,36%, trong đó hàng hóa tăng 2,47% (nhóm lương thực – thực phẩm giảm 2,78%; nhóm phi lương thực – thực phẩm tăng 8,37%) và dịch vụ tăng 15,09%[34].
Kinh Nước Mặn, Ranh giới năng chia 2 Xã Long Hựu Đông và Xã Long Hựu Tây thuộc địa phận Huyện Cần Đước
Mặc dù với bối cảnh kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 12 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trong tháng 12 năm 2012 ước tính đạt 6.902,8 tỷ đồng tăng 2,78% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2011[35].
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh Long An trong tháng 12 năm 2012 ước tính đạt 2.303,08 tỷ đồng tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2011[36]. Tính chung cả năm 2012 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ là 27.895,6 tỷ đồng đạt 97,9% kế hoạch và tăng 24,2% so với năm 2011[36]. Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2012 ước đạt 160 triệu USD tăng 21,9% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu là 1.694 triệu USD đạt 88,7% kế hoạch và giảm 2,8% so với năm 2011. Trong đó doanh nghiệp trong nước là 677,5 triệu USD đạt vượt 18,9% kế hoạch nhưng giảm 0,8% so với năm trước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.016,5 triệu USD đạt 75,9% kế hoạch và giảm 4,1% so với năm trước[36].
Đầu tư trong nước ước đến hết năm 2012 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 650 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 3.200 tỷ đồng, (bằng 83,7% về doanh nghiệp, 40,5% về vốn đăng ký so với năm 2011), giải thể 76 doanh nghiệp với tổng số vốn 256 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng[37]. Đầu tư nước ngoài ước đến hết năm 2012 cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD (bằng 103% về số dự án, 126,3% về vốn đăng ký so với năm 2011), đến cuối năm 2012, tỉnh cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD[37].
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011-2020.
Với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%. Đến năm 2020 là 15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%./[38].

Điều kiện tự nhiên

Ruộng Lúa tại huyện Mộc Hóa

Khí hậu

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam BộTây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông[39].
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía TâyTây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%[39].
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Một Vùng quê tại Tỉnh Long An

Địa hình

Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam BộTây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía Bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:
  1. Cửa khẩu Mỹ Quí Tây - Đức Huệ
  2. Cửa khẩu Bình Hiệp(Prây-Vo) – Mộc Hoá
  3. Cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
  4. Cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng
  5. Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông).
Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Long An

Giao thông

Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy[3] .
  • Các tuyến quốc lộ như quốc lộ 1A với 30km chiều dài[40], quốc lộ 62, quốc lộ 50, quốc lộ N1, tuyến N2, đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An
  • Các tuyến tỉnh lộ như tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 22, tỉnh lộ 821, tỉnh lộ 822, tỉnh lộ 823, tỉnh lộ 824, tỉnh lộ 825, tỉnh lộ 826, tỉnh lộ 827, tỉnh lộ 828, tỉnh lộ 829, tỉnh lộ 831, tỉnh lộ 833, tỉnh lộ 835, tỉnh lộ 836, tỉnh lộ 837, tỉnh lộ 838 và tỉnh lộ 839.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ long an cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằn chịt với các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh[3] .
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thủy đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thủy đạt 431,3 triệu tấn/km).

Văn hóa

Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc-eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà trăm cột tại Cần Đước[41]. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh[5].

Di tích lịch sử

Danh sách các Di tích tại tỉnh Long An
Danh sách di tích lịch sử cấp Quốc Gia
Danh sách di tích lịch sử cấp Tỉnh
Lịch sử phát triển
dân số
Năm
Dân số
1995
1.250.800
1996
1.265.100
1997
1.279.900
1998
1.294.800
1999
1.311.100
2000
1.327.100
2001
1.343.100
2002
1.356.500
2003
1.369.000
2004
1.382.200
2005
1.393.400
2006
1.405.200
2007
1.417.900
2008
1.428.200
2009
1.436.300
2010
1.442.800
2011
1.449.600
Nguồn:[42]

Phong tục tập quán

Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước),nghề làm trống (Tân Trụ), nghề làm bánh tráng (Tân An)…
Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Du khách sẽ hết sức thú vị với mô hình du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này[41].

Tôn giáo

Long An có 5 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài, Hòa Hảo. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo các tôn giáo này.
  • Cao đài: khoảng 124 Thánh thất.

Dân số

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.449.600 người, mật độ dân số đạt 323 người/km²[43] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 258.000 người[44], dân số sống tại nông thông đạt 1.191.600 người[45]. Dân số nam đạt 719.900 người[46], trong khi đó nữ đạt 729.700 người[47]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.3 ‰[48]

Giáo dục, Y tế

Ảnh chụp người sáng lập và Ban Cố Vấn trước tòa nhà trung tâm của Đại học Tân Tạo

Giáo dục

Hệ thống giáo dục tỉnh Long An đang trong đà phát triển với hệ thống trường tiêu biểu như :
  • Trường Chính Trị Long An
Hệ thống trường Đại học:
  • Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Trường Đại học Tân Tạo
Hệ thống trường Cao đẳng:
  • Trường Cao đẳng nghề Long An (trường công lập)
Giờ thảo luận riêng giữa giáo viên và sinh viên Đại học Tân Tạo
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Long An (trường công lập)
  • Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec (trường tư thục)
Trung Cấp:
  • Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An
  • Trường Trung cấp Y tế Long An
  • Trường Trung Cấp Phật Học Long An
Ngoài ra, Long An còn có xây dựng thêm rất nhiều trường trung học phổ thông, cơ sở, tiểu học và rất nhiều trường mầm non trong địa bàng toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục cho người dân.

Y tế

Đến ngày 05 tháng 11 năm 2008, hệ thống y tế của tỉnh bao gồm: Bệnh viện tuyến tỉnh, 11 Bệnh viện tuyến huyện, 8 phòng khám khu vực và có 183/188 xã, phường, thị trấn có trạm y tế.
Năm 2009, tỉnh Long An có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, và 190 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.807 giường, trong đó các bệnh viện có 1.980 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 95 giường, trạm y tế có 732 giường[49].

Chú thích

  1. ^ a b c Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo tổng cục thống kê.
  2. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, theo Phân công trách nhiệm chỉ đạo điều hành của các thành viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Cổng thông tin điện tử Long An.
  3. ^ a b c Thống kê tỉnh Long An, theo website Vietgle.
  4. ^ a b c d Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên tỉnh Long An, Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An.
  5. ^ a b Giới thiệu tỉnh Long An, Theo trang Đồng hương Long An.
  6. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập 10 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ a b Diện tích và Dân số huyện Bến Lức, Theo Huyện Bến Lức tỉnh Long An.
  8. ^ Diện tích huyện Cần Đước, Theo Cổng thông tin Huyện Cần Đước
  9. ^ Dân số Huyện Cần Đước tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2009, Tổng cục thống kê Long An.
  10. ^ Cần Đước, Theo Tổng cục điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  11. ^ a b Giới thiệu chung về huyện Cần Giuộc, Theo cổng thông tin Huyện Cần Giuộc.
  12. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của Huyện Châu Thành, Tổng cục thống kê Long An.
  13. ^ Thông tin hành chính Huyện Đức Hòa, Theo trang thông tin điện tử Huyện Đức Hòa.
  14. ^ a b Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Đức Hòa, Tổng cục thống kê Long An.
  15. ^ Thông tin hành chính Huyện Đức Huệ, Trang thông tin huyện Đức Huệ.
  16. ^ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Huyện Mộc Hóa, Theo trang thông tin huyện Mộc Hóa.
  17. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Mộc Hóa, Tổng cục thống kê Long An.
  18. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Tân Hưng, Tổng cục thống kê Long An.
  19. ^ Thông tin hành chính Huyện Tân Thạnh , Trang thông tin điện huyện Tân Thạnh.
  20. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Tân Thạnh, Tổng cục thống kê Long An.
  21. ^ Thông tin hành chính Huyện Tân Trụ, Cổng thông tin điện tử huyện Tân Trụ.
  22. ^ [ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Tân Trụ], Tổng cục thống kê Long An.
  23. ^ Thông tin hành chính Huyện Thạnh Hóa , Cổng thông huyện Thạnh Hóa.
  24. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Thạnh Hóa, Tổng cục thống kê Long An.
  25. ^ Thông tin hành chính Huyện Thủ Thừa, Cổng thông tin điện tử .
  26. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Thủ Thừa, Tổng cục thống kê Long An.
  27. ^ Thông tin hành chính Huyện Vĩnh Hưng , Cổng thông tin điện tử Huyện Vĩnh Hưng.
  28. ^ Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2009 của huyện Vĩnh Hưng, Tổng cục thống kê Long An.
  29. ^ a b c Tình trạng thuỷ triều tại Long An, Theo Cổng thông tin điện tử Long An.
  30. ^ a b c Tình trạng xâm nhập mặn Tại Long An, Theo Cổng thông tin điện tử Long An.
  31. ^ a b c trạng chua phèn tại Tỉnh Long An, Theo Cổng thông tin điện tử Long An.
  32. ^ a b Tình hình lũ lụt của Long An, Theo Cổng thông tin điện tử Long An.
  33. ^ “PCI 2011: Lào Cai và Bắc Ninh 'vượt vũ môn' ngoạn mục”. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Truy cập 23 tháng 2 năm 2012.
  34. ^ a b c Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Long An tháng 12/2012 tăng 0,09%, Theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Long An
  35. ^ Sản xuất công nghiệp tháng 12/2012 tăng 2,78% , Theo Thái Chuyên (Sở Công Thương).
  36. ^ a b c Các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động thương mại tháng 12 năm 2012, Thái Chuyên (Sở Công Thương).
  37. ^ a b Thu hút đầu tư, hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Theo Cổng thông tin điện Tử Tỉnh Long An.
  38. ^ Long An phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV).
  39. ^ a b Khí hậu tỉnh Long An, theo website Tỉnh Long An.
  40. ^ Những hư hỏng của quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Long An gây mất an toàn giao thông, Theo trang pháp luật Thành Phố.
  41. ^ a b Thông tin tổng quan về tỉnh Long An, Diễn đàn tổng hợp kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
  42. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  43. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  44. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  45. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  46. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  47. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  48. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  49. ^ Theo thông tin từ Tổng cục thống kê

  UBND tỉnh long an chỉ đạo tăng cường phối hợp trong công tác hiến máu tình nguyện 

Qua 9 năm phát động, phong trào Hiến máu nhân đạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện cấp tỉnh, cấp huyện đã có nhiều cố gắng thực hiện công tác hiến máu tình nguyện, số lượng máu thu nhận từ người tình nguyện tăng dần, năm sau cao hơn năm trước (riêng năm 2012 đã thu nhận hơn 6.000 đơn vị máu), kịp thời cứu sống nhiều người bệnh từ tấm lòng nhân ái của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện công tác hiến máu tình nguyện thời gian qua còn có nhiều khó khăn, vướng mắc như: việc quản lý người hiến máu tình nguyện theo từng nhóm máu chưa chặt, việc tiếp nhận máu theo nhóm, công tác phối hợp có điểm chưa thống nhất và đồng bộ, công tác tuyên truyền chưa rộng khắp,…

Để thực hiện đạt mục tiêu hiến máu tình nguyện đề ra trong năm 2013 và trong thời gian tới, ngày 04/3/2013, UBND tỉnh ban hành văn bản số 675/UBND-VX chỉ đạo tăng cường phối hợp trong công tác hiến máu tình nguyện như sau:

Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh: tăng cường theo dõi, chỉ đạo sát việc hiến máu tình nguyện; phối hợp các ngành, các cấp, các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện; chỉ đạo Thường trực Ban chỉ đạo (Hội Chữ thập đỏ tỉnh) ban hành thực hiện qui chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và bệnh viện đa khoa Long An trong quá trình vận động hiến máu tình nguyện, xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên để thống nhất thực hiện, qua đó khắc phục ngay thiếu sót, tồn tại nhất là trong khâu cung cấp danh sách người hiến máu tình nguyện theo từng nhóm máu, công tác quản lý, theo dõi số người này, đưa người hiến máu tình nguyện đúng theo yêu cầu nhóm máu của từng đợt vận động. Nghiên cứu bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.

Sở Y tế chỉ đạo y tế cơ sở và các Bệnh viện tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ cùng cấp tổ chức tốt việc tiếp nhận máu đảm bảo kỹ thuật, chuyên môn cao, đồng thời quan tâm tư vấn sức khỏe trước và sau khi hiến máu, chăm sóc sức khỏe người tình nguyện hiến máu.

UBND các huyện, thành phố Tân An: thường xuyên củng cố Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện cấp huyện để đủ sức thực hiện nhiệm vụ, quan tâm nâng cao chất lượng hiến máu tuyến cơ sở, giữ mối quan hệ phối hợp tốt với Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Bệnh viện đa khoa Long An trong công tác hiến máu tình nguyện, thực hiện tốt phần trách nhiệm được giao như khám lọc, quản lý chặt danh sách người hiến máu tình nguyện theo từng nhóm máu, vận động được nhiều người hiến máu.

Sở Thông tin và Truyền thông: hỗ trợ Ban chỉ đạo tỉnh, huyện trong công tác thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác hiến máu tình nguyện; nêu gương tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác hiến máu.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh chỉ đạo trong hệ thống hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.

Theo đó UBND tỉnh yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tân An triển khai thực hiện.


DTh
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 
08/03/2013 15:42 
 


Sáng ngày 6/3, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do Phó Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị. Dự điểm cầu trực tuyến tại tỉnh Long An, có đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Đặng Văn Xướng cùng đại diện các Sở ngành có liên quan.


Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Long An

Theo báo cáo tại hội nghị, cho đến thời hiện nay, xác định đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát nghị quyết của Trung ương. Các hình thức lấy ý kiến được sử dụng rất đa dạng như tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến với các phạm vi khác nhau (cấp xã, huyện, tỉnh, đơn vị trực thuộc…); thiết lập các địa chỉ cụ thể để tiếp nhận các ý kiến đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồn khác nhau... Một số Bộ, ngành, địa phương có các sáng kiến như: ghi âm và phát hành đĩa phát thanh tuyên truyền; tổ chức hội nghị trực tuyến, truyền hình trực tiếp thuyết trình về nội dung sửa đổi Hiến pháp cho toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh; xây dựng “Mục thăm dò ý kiến về các nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992” trên Cổng thông tin điện tử.
Tại tỉnh Long An, đến nay toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 800 cuộc hội nghị, với khoảng 32.000 lượt người tham dự, qua đó ghi nhận hơn 17.000 ý kiến của cá nhân đóng góp trực tiếp và gửi văn bản đóng góp thông qua các cơ quan, tổ chức, báo đài địa phương, cổng thông tin điện tử và Ban chỉ đạo tỉnh. Các ý kiến đóng góp về cơ bản đều hoan nghênh nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ý kiến đóng góp đa dạng, phân bổ trên tất cả các chương của Dự thảo, chủ yếu tập trung vào những vấn đề thuộc về: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II); Chế độ chính trị (Chương I); Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Chương III); Chính quyền địa phương (Chương IX) và một số nội dung khác như các hình thức sở hữu đặc biệt là sở hữu đất đai, cơ chế kiểm soát quyền lực giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp…các ý kiến thể hiện tính nghiêm túc, trách nhiệm, thống nhất cao của các tổ chức, nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Công tác triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong tỉnh được thực hiện tích cực, khẩn trương đảm bảo tiến độ đề ra.
Do thời gian góp ý còn lại không nhiều, trong thời gian tới các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao việc tổ chức lấy ý kiến tại toàn ngành, cơ quan, địa phương mình; tăng cường thực hiện các hình thức lấy ý kiến để huy động sự tham gia của các cán bộ, công chức, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ lão thành tham gia ý kiến, có chú ý đến đặc thù về trình độ dân trí của mỗi đối tượng lấy ý kiến; đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


HĐND tỉnh-khóa VIII, kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề) 
08/03/2013 15:33 
 
Ngày 07/3/2013, HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề) nhằm lấy ý kiến đóng góp của các vị đại biểu vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách theo thẩm quyền do Chủ tịch HĐND tỉnh-Đặng Văn Xướng chủ trì.


Đại biểu tham dự kỳ họp biểu quyết thông qua các tờ trình của UBND tỉnh

Dự kỳ họp còn có Bí thư Tỉnh ủy- Mai Văn Chính, các đại biểu HĐND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh và đại biểu cử tri trong tỉnh cùng tham dự.

Tại kỳ họp, các đại biểu hoàn toàn nhất trí chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vì một số điều, khoản trong Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. Vì vậy, việc sửa đổi Hiến pháp là hết sức đúng đắn, đáp ứng được sự phát triển của đất nước; tiếp tục khẳng định và hoàn thiện bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân,… Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, kỳ họp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu: cụ thể đối với từng chương, điều, đại biểu Đinh Văn Sang - đơn vị Châu Thành, đề nghị: “Điều 91 nên quy định Chủ tịch nước có quyền lãnh đạo, định hướng công tác điều hành của Chính phủ, khi cần thiết Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ để họp bàn những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền Chủ tịch nước và Điều 92 nên quy định Chủ tịch nước là do cử tri cả nước bầu trực tiếp, chứ không phải do Quốc hội bầu”. Đại biểu Nguyễn Văn Được - đơn vị huyện Bến Lức, đề nghị: “Điều 57 bổ sung thêm quy định về quyền sở hữu đối với những loại cổ vật từ lòng đất, từ đáy biển trong trường hợp có người phát hiện cổ vật, nhưng không có chủ sở hữu cụ thể. Điều 58 tách ra làm 2 nhóm đối tượng: Thu hồi đất có bồi thường theo quy định của pháp luật một số trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng-an ninh; thu hồi đất có bồi thường theo giá thỏa thuận cho các dự án phát triển KT-XH. Đại biểu Bùi Văn Nhắm - đơn vị Châu Thành, đề nghị: “Điều 13 nên quy định cụ thể kích thước ngôi sao vàng 5 cánh trên Quốc kỳ nước ta và quy định cụ thể kích thước Quốc huy và chữ in trên Quốc huy cho phù hợp. Điều 116 ghi cụ thể nhiệm kỳ của HĐND là 5 năm, chủ tịch UBND và các ủy viên UBND do HĐND cùng cấp bầu, trường hợp không có HĐND cùng cấp thì sẽ do chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm”. Đồng thời, đa số các đại biểu cũng yêu cầu cần lưu ý việc sử dụng từ ngữ diễn đạt trong Hiến pháp phải súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác và nên hoán đổi vị trí một số khoản trong các điều cho phù hợp.

Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết về phân bổ kinh phí năm 2013 thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, HĐND tỉnh còn xem xét, thông qua Nghị quyết về miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với đồng chí Trần Minh Hùng do nhận nhiệm vụ mới ở Trung ương và bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Văn On - Giám đốc Sở Tài chính làm Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh - Đặng Văn Xướng biểu dương và ghi nhận sự đóng góp tích cực của các đại biểu vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu, thu thập ý kiến từ nhân dân, để đóng góp qua nhiều kênh tiếp nhận khác nhau ở Trung ương và địa phương hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh. UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có hiệu quả việc thu và quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện xe môtô, góp phần cùng ngân sách Nhà nước thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông địa phương; khẩn trương phân bổ vốn và triển khai thực hiện những công trình đầu tư hạ tầng chuyển tiếp, công trình khởi công mới ở nông thôn, bảo đảm hoàn thành các công trình đúng tiến độ, đạt chất lượng, góp phần quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, cũng như việc xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.



X.N
Họp mặt kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2013) và 1973 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng  

Ngày 08/3/2013, Công đoàn Cơ sở phối hợp Đoàn cơ sở Văn phòng UBND tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2013) và 1973 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kết hợp với các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các tổ Công đoàn nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thắt chặt tình đoàn kết giữa cán bộ công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các phòng, trung tâm trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.


Ông Huỳnh Văn Tươi - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Chủ tịch Công đoàn và Bà Nguyễn Thị Thắm - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trao giải cho các tổ Công đoàn

Đến dự buổi họp mặt có ông Huỳnh Văn Tươi - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Chủ tịch Công đoàn, bà Nguyễn Thị Thắm - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.
Tại buổi họp mặt, các đại biểu được xem hai đoạn phóng sự nói về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam và truyền thống của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Bên cạnh đó, các tổ Công đoàn cũng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ với trò chơi thử tài đoán vật và thi hát Karaoke. Kết quả qua 2 phần thi, tổ Công đoàn Phòng Hành chính Văn thư - Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đạt giải nhất, tổ Công đoàn Phòng Quản trị - Tài vụ - Trung tâm Tin học đạt giải nhì, tổ Công đoàn Phòng Nội chính tiếp công dân đạt giải ba.
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Chủ tịch Công đoàn - ông Huỳnh Văn Tươi phát biểu buổi họp mặt kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2013) và 1973 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ, tinh thần đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
NT

 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và chương trình công tác tháng 3/2013 

 
Ngày 01/3/2013, UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 41/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và chương trình công tác tháng 3/2013.
Theo báo cáo, trong tháng 02/2013, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành các vấn đề trọng tâm sau:
Chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc trọng tâm của quý I/2013 đã quy định tại Chỉ thị số 01/2013/CT-UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh. Họp lệ kỳ tháng 02/2013 của UBND tỉnh (trực tuyến với huyện, thành phố). Họp Hội đồng đầu tư của tỉnh để thống nhất một số chủ trương, chỉ đạo về đầu tư trong, ngoài ngân sách, giải quyết một số khó khăn vướng mắc trong tiếp nhận đầu tư. Họp mặt doanh nghiệp đầu năm,
Chỉ đạo, kiểm tra các ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện số 201/CĐ-TTg ngày 30/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện một số nhiệm vụ chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 11/01/2013 về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trên địa bàn tỉnh đạt yêu cầu vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tổ chức họp mặt, biểu dương khen thưởng lực lượng trực tiếp làm công tác an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán.
Ban hành kế hoạch triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ ngành liên quan về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Triển khai thực hiện thu mua lúa, gạo tạm trữ theo chỉ tiêu Trung ương phân bổ (88.000 tấn quy gạo).
Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Đức Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỷ lệ 1/5.000; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Câu lạc bộ Thể thao và Giải trí cuối tuần Khu đô thị Vàm Cỏ Đông, xã An Thạnh huyện Bến Lức; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công viên nghĩa trang Đức Hòa, xã Hòa Khánh Tây huyện Đức Hòa.
Báo cáo Bộ Tài chính nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Đề nghị Bộ Tài chính cho tỉnh Long An tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước năm 2013 là 350 tỷ đồng. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Phê duyệt danh mục và mức vốn bổ sung kế hoạch vốn năm 2013 từ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất năm 2012. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cặp kênh Tây thuộc xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 822 tỷ đồng. Chỉ đạo các ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các quy định về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ban hành kế hoạch hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về An toàn lao động - Phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh lần thứ 15 năm 2013; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia đưa về nước đợt 2 giai đoạn XII. Chỉ đạo tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; triển khai Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện.
Ban hành Chỉ thị về công tác Quốc phòng địa phương, Dân quân tự vệ, Giáo dục quốc phòng - an ninh năm 2013; kế hoạch hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh năm 2013; kế hoạch công tác giáo dục Quốc phòng - an ninh năm 2013; kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - an ninh cho đối tượng 3 và tương đương năm 2013.
Ban hành kế hoạch tổ chức lễ ký kết nghĩa xã - xã điểm hai bên biên giới; kế hoạch tổ chức lễ ký kết nghĩa điểm giữa xã Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (Việt Nam) và xã Sôm rông quận Chanh tria, tỉnh Svâyriêng (Campuchia).
Chỉ đạo công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2013.
Kết quả trên các lĩnh vực như sau:
Nông nghiệp:
Lúa Mùa 2012/2013 gieo cấy 8.659 hecta đạt 99,5% KH, bằng 84,6% so với cùng kỳ năm trước. Đã thu hoạch xong, năng suất tại ruộng ước 37,6 tạ/hecta, tăng 1,6 tạ/hecta so với cùng kỳ, sản lượng ước 32.598 tấn.
Lúa Thu đông 2012/2013 gieo sạ 50.077 hecta đạt 100,9% KH, bằng 99,9% so với cùng kỳ. Đã thu hoạch xong, năng suất tại ruộng ước 50 tạ/hecta, tăng 0,3 tạ/hecta so với cùng kỳ, sản lượng ước 250.502 tấn.
Lúa Đông xuân chính vụ 2012/2013 kết thúc gieo sạ với diện tích 217.224 hecta, đạt 102,8% KH, tiến độ gieo sạ sớm hơn cùng kỳ khoảng 1 tháng. Đã thu hoạch 25.980 hecta, năng suất tại ruộng ước 72,6 tạ/hecta, sản lượng thu hoạch 188.600 tấn. Nhìn chung lúa Đông xuân sinh trưởng và phát triển tốt.
Công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2013 giảm 9,4% so tháng trước, tăng 7,9% so với  cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 2 tháng đầu năm tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) trong tháng 6.094 tỷ đồng, giảm 7,7% so tháng trước, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 2 tháng 12.695 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Tính theo giá thực tế, giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 7.709 tỷ đồng, giảm 2,5% so với tháng trước, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 2 tháng 15.617 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ.
Thương mại - xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 164 triệu USD, giảm 22,1% so với tháng trước, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 2 tháng đầu năm 374,6 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: 53.000 tấn gạo (-19,5% so cùng kỳ), 2.250 tấn hạt điều nhân (+24,2%), hàng may mặc (+0,5%), giày dép (+25,4%), thủy sản (+52%).
Kim ngạch nhập khẩu 128 triệu USD giảm 21,5% so với tháng trước, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 2 tháng đầu năm 291 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Đầu tư phát triển:
Đầu tư trong nước: trong tháng có 22 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký 106,1 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm có 100 doanh nghiệp mới với tổng vốn 287,7 tỷ đồng, đồng thời đã giải thể 14 doanh nghiệp với số vốn 49,5 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4.969 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn 82.580 tỷ đồng. Có 498 dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn 73.573 tỷ đồng.
Đầu tư nước ngoài: trong tháng có 2 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, vốn đăng ký 65 triệu USD. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 461 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2.976 triệu USD; trong đó 264 dự án đi vào hoạt động (57,3% tổng số dự án), vốn thực hiện 1.650 triệu USD (55,4% tổng vốn).
Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; kiểm tra, thanh tra về môi trường, kiểm tra đôn đốc tiến độ đầu tư được thực hiện thường xuyên.
Tài chính - tín dụng
Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng 159,447 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm 696,189 tỷ đồng đạt 12,54% dự toán (bằng 93,32% so với cùng kỳ năm 2012). Trong đó thu nội địa 130,177 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng 584,403 tỷ đồng đạt 13,05% dự toán (bằng 91,81% so với cùng kỳ). Thu thuế xuất nhập khẩu 29,270 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng 111,786 tỷ đồng đạt 10,40% dự toán (bằng 102,10% so với cùng kỳ). Thu xổ số kiến thiết 33,492 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng 146,680 tỷ đồng đạt 22,57% dự toán (bằng 73,69% so với cùng kỳ). Tập trung thu thuế môn bài và các khoản thu phát sinh.
Tổng chi ngân sách địa phương trong tháng 545,565 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm 1.690,096 tỷ đồng đạt 27,89% dự toán (bằng 117,60% so với cùng kỳ). Đảm bảo các yêu cầu chi cần thiết lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Chi đầu tư XDCB từ nguồn xổ số kiến thiết trong tháng 68,477 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng  98,012 tỷ đồng đạt 15,08% dự toán.
Văn hóa - xã hội
Tiếp tục kiểm tra chuyên môn, thanh tra hoạt động một số cơ sở giáo dục. Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2012-2013 cho cụm thi đua vùng, báo cáo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2012 trên địa bàn tỉnh và lập kế hoạch tuyển sinh năm 2013. Tổ chức cho học sinh giỏi lớp 12 cấp THPT của tỉnh dự thi cấp quốc gia, có 11/54 học sinh đạt giải. Tổ chức thi phần lý thuyết cho giáo viên dạy giỏi GDQP-AN cấp tỉnh. Mở các lớp tập huấn về giáo dục pháp luật, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cho cán bộ, giáo viên các cấp học. Hướng dẫn chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo, dạy thêm, học thêm.
Tình hình dịch bệnh không có đột biến, tiếp tục giám sát chặt chẽ, chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết. Trong những ngày Tết tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nên tình hình ổn định, vi phạm giảm nhiều. Công tác tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân, trực khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế trong Tết được thực hiện tốt, không có trường hợp tai nạn do pháo, chất nổ. Tổ chức họp mặt cán bộ, đội ngũ y bác sĩ, thăm hỏi các cơ sở y tế nhân ngày 27/2.
Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và các công tác trọng tâm tại địa phương. Các ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh phục vụ vui Tết theo chủ đề “Mừng Đảng mừng Xuân”: biểu diễn văn nghệ, hội báo Xuân, triển lãm ảnh nghệ thuật, trưng bày hoa kiểng... Đoàn cải lương, Đoàn xiếc, các đội văn nghệ lưu động phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa, lực lượng vũ trang ở biên giới. Các huyện, thành phố tổ chức triển lãm 1.500 ảnh phục vụ tại Hội xuân các huyện, thành phố.
Phúc tra công nhận 12 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa năm 2012; tổ chức 03 đoàn phúc tra phong trào TDĐKXDĐSVH các huyện, thành phố năm 2012; phúc tra việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tại 06 huyện, thành phố.
Thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh và thực hiện đề tài nghiên cứu Di sản văn hóa phi vật thể “Nghề đan lát các sản phẩm từ tre trúc ở Long An”; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ di tích cấp tỉnh “Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường trong kháng chiến chống Mỹ” và di tích khảo cổ Lò Gạch; triển lãm bộ ảnh “Lịch sử văn hóa Việt Nam qua tư liệu hình ảnh”. Tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Nhà Tổng Thận.
Trong tháng tổ chức được 55 giải thể thao cấp huyện, 01 giải thể thao cấp tỉnh. Ban hành Điều lệ Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Long An lần VII năm 2013-2014.
Kết quả điều tra rà soát hiện nay toàn tỉnh có 17.694 hộ nghèo, tỷ lệ 4,73% và 14.999 hộ cận nghèo, tỷ lệ 4,01%. Tập trung giải quyết đầy đủ, kịp thời các khoản lương, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các đối tượng chính sách và hộ nghèo dịp Tết. Tình hình lao động, việc làm, lương, thưởng Tết tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được xử lý ổn định, không xảy ra đình công, lãn công sau Tết.
An ninh - trật tự
Triển khai thực hiện đạt kết quả đợt cao điểm đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Tình hình an ninh chính trị ổn định. Phạm pháp hình sự xảy ra 58 vụ (giảm 26 vụ - 31% so tháng trước), đã làm rõ 40 vụ xử lý 53 đối tượng. Tai nạn khác và tệ nạn xã hội 75/40 vụ (tăng 35 vụ + 87,5%), xử lý các đối tượng vi phạm. Riêng lực lượng Công an tổ chức 743 lượt tuần tra phòng, chống tội phạm, phát hiện bắt giữ 13 vụ, 23 đối tượng vị phạm; triệt xóa 68 tụ điểm cờ bạc; giải tán 254 nhóm, 993 đối tượng tụ tập đêm khuya nơi công cộng; kiểm tra hành chính 362 lượt, xử phạt hành chính 31 trường hợp, thu 76,5 triệu đồng…
Tập trung công tác trật tự an toàn giao thông thời điểm trước, trong và sau Tết, đã kéo giảm mạnh số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương so với cùng kỳ năm trước và không xảy ra ùn tắc giao thông. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, đã xử lý 6.831 trường hợp vi phạm, thu phạt 6.700 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 36/63 vụ (giảm 27 vụ - 42,8%), làm chết 13/34 người (giảm 21 - 61,7%), bị thương 48/79 người (giảm 31 - 39,2%).
Thực hiện công tác gọi thanh niên nhập ngũ năm 2013, tổ chức giao quân đợt 1/2013 của 8 huyện, thành phố đạt chỉ tiêu được giao.
Triển khai 05 cuộc thanh tra các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kết thúc 05 cuộc, đang thực hiện 05 cuộc, kiến nghị xử lý sai phạm theo quy định pháp luật. Tiếp công dân 100 lượt người. Nhận 138 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 47 đơn, tồn đọng 43 đơn thuộc thẩm quyền đang thẩm tra xác minh để giải quyết theo quy định.
Theo đó, tháng 02/2013, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo điều hành Sở ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố thực hiện các công việc trọng tâm sau:
Thủ trưởng Sở ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã phân giao cho ngành, địa phương; khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ, công việc của quý I/2013 quy định tại Chỉ thị số 01/2013/CT-UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 (cụ thể có danh sách kèm theo).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa Đông xuân 2012/2013, chuẩn bị điều kiện để triển khai sản xuất vụ Hè thu 2013 kịp thời vụ; theo dõi, thông tin kịp thời về thời tiết, khí hậu, thủy văn, nhất là tình hình hạn, mặn để chủ động sản xuất, sinh hoạt. Giám sát chặt chẽ, tích cực phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tập trung chỉ đạo dập dịch PRRS không để lây lan. Làm tốt công tác quản lý, phòng chống cháy rừng mùa khô. Tiếp tục thúc đẩy chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các “Cánh đồng mẫu lớn”, đôn đốc công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới theo đúng thời gian quy định, tập trung hỗ trợ 6 xã điểm phấn đấu thực hiện các tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm.
Thủ trưởng Sở ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố đôn đốc các chủ đầu tư triển khai nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch 2013 đã giao, đẩy nhanh tiến độ thi công trong mùa khô, tập trung đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm của tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kịp thời các nội dung kết luận của Hội đồng đầu tư của tỉnh kỳ họp tháng 02/2013; tham mưu UBND tỉnh về xử lý nợ đọng XDCB theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương theo dõi, hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh công tác bồi thường, tái định cư, san lắp mặt bằng và đầu tư hạ tầng, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường.
Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố cụ thể hóa, triển khai thực hiện Kế hoạch số 601/KH-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất khẩu, thu mua tiêu thụ lúa Đông xuân 2012-2013 kể cả mua tạm trữ theo chỉ tiêu phân bổ (88.000 tấn quy gạo) với giá cả hợp lý; theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; duy trì công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt kết quả, hiệu quả tốt hơn dịp Tết vừa qua; tiếp tục vận động tiêu dùng hàng Việt; xây dựng kế hoạch điều hành cung ứng điện mùa khô năm 2013 đảm bảo vừa tiết kiệm điện vừa thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
 Triển khai thực hiện Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU của BTVTU về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của hệ thống chính trị giai đoạn 2013 - 2015
Ban Chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước năm 2013 (theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh) triển khai thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc công tác thu ngân sách tốt theo dự toán 2013 được giao ngay từ đầu năm, đảm bảo huy động hết nguồn thu phát sinh và xử lý tốt nợ đọng; tiếp tục xem xét, thực hiện việc giảm, gia hạn nộp thuế và các nguồn thu khác của doanh nghiệp và cá nhân theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính.
Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố rà soát nguồn thu trong phạm vi, địa bàn quản lý, phấn đấu tăng thu so với dự toán giao, đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục quản lý chặt chẽ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng theo chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, chủ động tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tích cực xử lý nợ xấu.
Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, chương trình mục tiêu quốc gia trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ năm học, đảm bảo chất lượng giáo dục; tập trung công tác xây dựng trường đạt chuẩn, công tác phổ cập giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục trung học. Tiếp tục làm tốt công tác y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát, phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm. Đẩy mạnh thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tiếp tục thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện điểm điển hình văn hóa Cần Đước. Tổng kết đành giá hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Quan tâm chỉ đạo hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng cấp xã. Tập trung công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao. Tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013. Duy trì thực hiện tốt chính sách  người có công, hỗ trợ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức kiểm tra việc tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội, đẩy mạnh cho vay sinh viên, học sinh.
Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được giao, công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phối hợp giải quyết dứt điểm các khiếu kiện ở các khu, cụm công nghiệp không để diễn biến phức tạp, chủ động nắm tình hình, ngăn ngừa đình công, lãn công, tiếp tục thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng, thanh tra năm 2012; thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo kế hoạch đề ra.
Kiên trì các giải pháp tăng cường trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông trên từng tuyến, khu vực trọng điểm và trên địa bàn toàn tỉnh.
Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố sơ kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch trong quý I/2013, chậm nhất ngày 10/3/2013 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, chậm nhất ngày 15/3/2013 báo cáo UBND tỉnh.
Hải Tuấn
Long An có tổng diện tích là 4492.4 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc[4]. Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh ở phía Đông, phía bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia[5], phía tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt tỉnh Long An thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Dự án khu đô thị tại Thành phố Tân An
Long An giáp với Campuchia qua hai cửa khẩu Bình Hiệp tại Mộc HóaTho Mo thuộc địa phận huyện Đức Huệ, với chiều dài đường biên giới là 132,977 km[4]. Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 50, ... các đường tỉnh lộ như tỉnh lộ 823, 824, 825 v.v ... Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai[4].
Là tỉnh nằm cận kề với Thành phố Hồ Chí Minh có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long[4].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét