Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trĩ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại cà mau , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai ca mau giá rẻ

Văn hóa Cà Mau - một chặng đường lịch sử 
Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển toàn diện trong đời sống xã hội, điều đó cho thấy văn hóa không phải là vai trò thụ động, văn hóa luôn chủ động tác động trên hầu hết các lĩnh vực, luôn biến đổi không ngừng.

VĂN HÓA CÀ MAU 30 NĂM-MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Đảng ta đã khẳng định: Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển toàn diện trong đời sống xã hội, (văn hóa kinh tế, văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử, văn hóa vật thể, phi vật thể và các lĩnh vực khác...) điều đó cho thấy văn hóa không phải là vai trò thụ động, văn hóa luôn chủ động tác động trên hầu hết các lĩnh vực, luôn biến đổi không ngừng, nếu như các yếu tố văn hóa có nội hàm tiến bộ, tích cực thì sẽ làm cho xã hội phát triển tích cực hơn và ngược lại. Thực tiển đã cho thấy bất kỳ một quốc gia nào nếu chỉ chú tâm trong việc phát triển kinh tế mà không quan tâm đến phát triển văn hóa thì nền kinh tế ấy phát triển khập khiển và thiếu sự bền vững.
Việt Nam, đã sớm nhận thức vấn đề này, nên Đảng ta luôn có quan điểm đúng đắn về phát triển văn hóa, luôn quan tâm đến quá trình phát triển đồng thời giữa văn hóa - kinh tế và văn hóa với các lĩnh vực khác. Quan điểm đó, được thể hiện nhất quán từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng cho đến nay. Đặc biệt là những năm đầu tiên khi mới thành lập Đảng, Đảng ta cho ra đời đề cương văn hóa Việt Nam và trong thời kỳ đổi mới. Đại hội VIII của Đảng đã ra nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đến hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 10 Đại hội IX của Đảng chủ trương vẫn tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII điều đó cho thấy quan điểm của Đảng ta luôn nhất quán về văn hóa.
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem văn hóa là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó.
Ai cũng thừa nhận công tác văn hóa thông tin luôn là mặt trận hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa -tư tưởng, nhận thức được quan điểm đó của Đảng, trong 30 năm qua ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau đã phát triển không ngừng cùng với những diễn biến, đổi thay của từng giai đoạn lịch sử. Các hoạt động của ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau đã thật sự là công cụ, là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị, văn hóa tư tưởng.
Ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau ra đời và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong hai thời kỳ này nơi nào và ở đâu cũng có mặt các chiến sĩ văn hóa Cà Mau, (Văn công Cà Mau, đội Chiếu Bóng, Nhà in, Hội họa, nhiếp ảnh), những nghệ sĩ, chiến sĩ đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật động viên các tầng lớp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia kháng chiến - kiến quốc, tuyên truyền chính sách của Đảng, của mặt trận, đánh vào bọn đế quốc xâm lược và hệ thống chính quyền tay sai bán nước. Lấy tiếng hát làm át tiếng bom, tiếng đàn làm tan tiếng pháo. Từ tác động của các binh chủng văn hóa thông tin Cà Mau cùng các lĩnh vực khác của cách mạng đã làm cho hàng vạn người con thân yêu của quê hương Cà Mau theo lời Đảng gọi, phát huy truyền thống hào hùng theo hồi kèn xung trận để giải phóng quê hương. Đã có nhiều cán bộ chiến sĩ ngành Văn hóa Thông tin anh dũng ngã xuống tô thắm thêm ngọn cờ, truyền thống vẻ vang của Tổ quốc. Không chỉ ngoài tiền tuyến mà ở hậu phương các chiến sĩ văn hóa đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân nơi vùng xa xôi hảo lánh, vùng tôn giáo, dân tộc. Thông qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng đã động viên cổ vũ nhân dân sản xuất và sẵn sàng chiến đấu làm tròn nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, ngành Văn hóa Thông tin tiếp tục phát huy vai trò của mình trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Bản thân ngành đã vượt qua những khó khăn khi cơ chế thị trường đã chuyển đổi, từng bước tự đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương, đấu tranh chống diễn biến hòa bình của những thế lực thù địch góp phần ổn định chính trị, chống các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội... trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Văn hóa Thông tin đã và đang quyết tâm vươn lên làm tròn trách nhiệm của mình, thực hiện xã hội hóa văn hóa, tập trung chăm lo đời sống văn hóa cơ sở, không ngừng nâng cao chất lượng sáng tạo, làm cho vai trò của văn hóa đã từng bước thắm sâu vào quần chúng nhân dân. Chính vì thế, đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh được nâng cao và góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà, từng bước tiến kịp cùng trào lưu phát triển chung của cả nước.
Trong 30 năm qua đặc biệt là từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất cho tới nay ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau đã tạo nên nhiều thành tựu về văn hóa, văn nghệ, thông tin. Đó là sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, đội ngũ văn nghệ sĩ cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình văn hóa, nghệ thuật góp phần đáng kể cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, làm nên trang sử hào hùng của dân tộc, rạng rở truyền thống ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Cà Mau. Hoạt động Văn hóa Thông tin đã đạt được những thành quả tiêu biểu:
Về nghiên cứu khoa học: Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu tiếp cận và tổ chức hội thảo cấp khu vực như đề tài Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ hoài lang, truyện Ba Phi một di sản văn hóa phi vật thể ở Cà Mau. Qua hai sự kiện trên đã tạo được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ trên phạm vi cả nước, hằng năm vào ngày rằm tháng tám tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức kỷ niệm ngày BÀI DẠ CỔ HOÀI LANG ra đời. Và hàng năm tổ chức liên hoan tiếng hát cải lương giải Cao Văn Lầu cho đối tượng diễn viên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do tỉnh Bạc Liêu đăng cai tổ chức. Sau cuộc hội thảo truyện Ba Phi, Bác ba Phi được Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam truy tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam.
Lễ hội Nghinh ông ở Sông Đốc đã được ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau nghiên cứu, sưu tầm biên tập thành kịch bản hoàn chỉnh được sự đồng tình của Ban trị sự lăng Ông, trên cơ sở đó phục dựng lại nhiều năm liền được ngư dân trong vùng đến dự hàng năm trên 10 ngàn lượt người làm thỏa mảng đời sống tâm linh của quảng đại ngư dân và công chúng. Lễ hội vía Bà Thiên Hậu của người Hoa ở thành phố Cà Mau, các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh cũng không kém gì lễ hội nghinh ông về mặt nội dung, hình thức và số lượt người đến dự.
Một đề tài văn hóa phi vật thể ở Cà Mau đã được tập trung nghiên cứu hoàn thàh hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thông tin phê duyệt và làm tài liệu lưu trữ phổ biến rộng rải ở địa phương.
Về công tác đào tạo: Ngành đã quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, chuyên môn trẻ của ngành, từ đó đội ngũ cán bộ của ngành ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, biểu hiện những tấm gương hiếu học, vượt lên trên tất cả khó khăn. Từ những năm đầu đội ngũ cán bộ của ngành chưa có người nào có trình độ trung cấp, đại học đến nay đã có 07 thạc sĩ; 169 cử nhân chuyên môn và chính trị 167 cử nhân cao đẳng chuyên môn 15 trung cấp chuyên môn và chính trị. Đây là một nguồn lực được xem là vốn quí góp phần vào sự phát triển chung của ngành.
Trong lao động sáng tạo nghệ thuật đã một thời "Tiếng hát làm át tiếng bom"; "tiếng đàn làm tan tiếng pháo" anh chị em diễn viên, nhạc công chẳng những tham gia biểu diễn trên sân khấu mà còn tham gia với lực lượng địa phương quân chủ lực quân tuyên truyền gọi địch đầu hàng, chiến đấu chống càng bao vây bức rút đồn địch. Nhiều binh sĩ ngụy khi trở về với cách mạng mong muốn được gặp nghệ sĩ Kim Chi một lần để được biết vì sao mà lời ca của chị có sức quyến rũ đến lạ kỳ như thế. Sau chiến tranh, hoạt động nghệ thuật chuyên, không chuyên của tỉnh Cà Mau đã được kiểm chứng qua các cuộc hội diễn sân khấu, ca múa nhạc chuyên nghiệp, văn nghệ quần chúng, kịch ngắn, kịch vui, hội thi thông tin cổ động cấp khu vực, toàn quốc... Nhiều vở diễn, chương trình và cá nhân đạt thứ hạng cao. Các đoàn nghệ thuật, các đội văn nghệ đã đạt hàng trăm huy chương vàng, bạc. Đặc biệt có 3 nghệ sĩ được phong tặng nghệ sĩ ưu tú. Hơn 50 nghệ sĩ đã trở thành hội viên các chuyên ngành của Trung ương.
Trong những năm kháng chiến mặc dù đào tạo rất hạn chế nhưng anh chị em văn nghệ sĩ bằng sự say mê nghề nghiệp của mình, bằng lòng câm thù giặc sâu sắc ngày đêm mài mò sáng tác, dàn dựng nhiều tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa... phục vụ kịp thời cho các trận thắng lớn, phục vụ bộ đội, nhân dân trong vùng giải phóng và vùng địch kiểm soát, có rất nhiều tác phẩm đã in sâu trong tâm khảm của đồng bào, cán bộ chiến sĩ trong tỉnh. Những tác phẩm đã gắn liền với tên tuổi tác giả không thể quên được đó là: Ngọn lửa hờn, sóng Tam Giang, của Bảo Nam; Ba Gật, Hoan hô tên lửa Liên Xô của Nguyển Hải Tùng; Xếp bút nghiêng; đôi bông cẩm thạch của Trọng Nguyễn; một hướng hai phương của Minh Thùy (Tư Mới); Mặt trận ra đời, đánh tàu trên sông Tam Giang của Anh Đạo; hoạt cảnh nổi dậy, Bác là niềm tin của Huỳnh Hảnh; Dưới ngọn cờ Hòa bình, Báo quốc tận trung của Lâm Tường Vân, thanh niên ba sẵn sàng, hồi kèn xuất trận, mẹ đập rơm, du kích hoàn Hạnh của Quang Phong, Cà Mau thành đồng, Danh Thị Tươi của Trần Thanh Hòa; múa trống mừng công của Năm Châu... Sau chiến tranh cho đến nay, lực lượng ấy luôn là nồng cốt của ngành cùng với đội ngũ kế cận như: Hoàng Bửu, Huỳnh Khánh, Thanh Hồng, Trọng Sơn, Vưu Nghị Lực, Tiến Dương, Minh Đương, Kim Cúc, Minh Sang, Minh Hoàng, Thanh Hùng, Thanh Hương, Lý Cao Tấn, Lý Phước Như, Lê Công Uẩn, Lê Việt Hồng... đã tạo thêm nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, hiệu quả xã hội cao, nhiều tác phẩm đạt giải cao ở khu vực và toàn quốc.
Một số sự kiện khác cũng không kém phần trân trọng mà chúng ta không thể và không có quyền quên đó là hoạt động của đội Chiếu bóng, Nhiếp ảnh, In ấn của Cà Mau.
Với sự chi diện của Miền Bắc tỉnh Ninh Bình kết nghĩa, anh Bảy Huệ, anh Hai Cương đã vượt hiểm nguy gần 2.000 cây số về với chiến trường Cà Mau, các anh đã đem đến cho quân dân Cà Mau trong thời ấy một món ăn tinh thần bằng loại hình chiếu bóng mà mọi người tiếp nhận nó bằng cả một tấm lòng trân trọng và say mê nồng nhiệt. Cùng với các anh, có anh Hai Tính, Ba My và nhiều đồng đội khác đã làm cho mọi người trên quê hương Cà Mau này luôn nhớ mãi khi nói về truyền thống của ngành.
Trong khi máy móc còn thô sơ, tay nghề chưa qua đào tạo nhưng các nhà nhiếp ảnh như Võ An Khánh, Kiên Hùng, Văn Ngàng, Đức Thượng, Lê Thông... đã ghi được rất nhiều hình ảnh có giá trị đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, được lưu trữ cho tới bây giờ, giá trị ấy khó có gì thay thế được. Còn in ấn thì có lúc in bằng bột, in trên bẹ chuối bằng chữ viết tay, khá hơn là máy in pédat, vậy mà nhà in của chúng ta vẫn đáp ứng yêu cầu in ấn của cách mạng. Các lĩnh vực này sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho tới nay vẫn phát huy theo xu thế tiến bộ chung của xã hội.
Chúng ta phải nhớ và biết ơn những đồng đội của mình như: Bảy Đảo, Tám Vui, Út Thiết, Bảy An, chú Ba Đờn Cò, Tư Thanh, Út Đường, Ba Nhứt, Minh Thắng, Hoàng Đô... đã vĩnh viễn ra đi để góp phần tạo dựng sự nghiệp văn hóa thông tin hôm nay.
Về bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, với cố gắng lớn cán bộ CNVC của ngành không ngừng nâng cao tri thức, nghiên cứu khoa học và áp dụng vào thực tiễn. Kết quả đã có hai công trình nghiên cứu khoa học được Hội đồng Khoa học tỉnh Cà Mau công nhận đề tài: "Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu" của thạc sĩ - nghệ sĩ Huỳnh Khánh, đề tài "sắc thái văn hóa vùng" của thạc sĩ Vưu Nghị Lực.
Tỉnh Cà Mau đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận 5 di tích lịch sử cấp quốc gia: Di tích lịch sử Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Hòn Khoai, chùa Quan âm Cổ tự, chứng tích tội ác chiến tranh đặc khu Hải Yến - Bình Hưng... các di tích này đã và đang lập dự án trùng tu, tôn tạo, mở mở rộng mặt bằng, các loại hình sinh hoạt văn hóa để các di tích thật sự trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.
Ngoài ra, Cà Mau còn xây dựng nhiều bia, tượng đài ghi lại dấu ấn lịch sử cách mạng, đặc trưng của Cà Mau, như tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai tại huyện Năm Căn, tượng đài Biểu tượng Cà Mau tại trung tâm tỉnh, tượng đài Căm thù ở Đặc Khu Hải Yến Bình Hưng, huyện Phú Tân, bia Căm thù B52 rải thảm tại Dớn Hàng Gòn, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Hoàn thành dự án xây dựng Biểu tượng Mũi Cà Mau và tượng đài chiến thắng Bến Vàm Lũng phản ánh chiến công đường Hồ Chí Minh trên biển, sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2005. Xây dựng bia tưởng niệm thiệt hại bỡi cơn bão số 5 năm 1997. Xây dựng 30 bia chiến thắng và nhà bia ghi danh liệt sĩ ở tất cả xã trong tỉnh, các công trình văn hóa ấy rất có ý nghĩa và tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Về xây dựng đời sống VHCS: Ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của ngành, vì vậy không ngừng phấn đấu cùng với các ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực làm cho phong trào ngày càng phát triển tốt hơn. Từ không đến có, từ có ít đến có nhiều, từ chưa có phong trào nay đã có phong trào rộng khắp, đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng làm cho phong trào càng rầm rộ hơn. Hai đề án văn hóa điểm - huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau đến năm 2010 đã chứng minh được sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân ở hai địa phương đó và sự tâm quyết của Ban giám đốc, CBVC của Sở Văn hóa Thông tin Cà Mau, cùng với phong trào chung trong tỉnh đến nay Cà Mau đã có 188.355 gia đình đạt chuẩn văn hóa chiếm tỷ lệ 81%; 503 ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 62,4%, 14 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 16,7 %.
Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã xuất hiện nhiều tập thể, hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Những địa phương có mô hình hoạt động văn hóa cơ sở tốt như: Thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình, Đầm Dơi và Trần Văn Thời... đó cũng là thành quả tiêu biểu mà ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau đã gặt hái được.
Về phát triển cơ sở vật chất của ngành: Từ những hoang tàn đổ nát của chiến tranh để lại, Cà Mau hầu như trong tay không có một cơ sở công trình văn hóa nào (ngoại trừ rạp hát Huê Tinh, rạp chiếu bóng Cà Mau) nhưng cũng là trưng dụng. Bắt tay làm tại từ đầu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh từng bước đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa. Đến nay có được Nhà văn hóa trung tâm, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng cũng là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa. Công viên Hùng Vương, công viên văn hóa là nơi lý tưởng để mọi tầng lớp nhân dân đến sinh hoạt văn hóa vui chơi giải trí và thư giãn trong thời gian nhàn rỗi. Công trình văn hóa nhà thiếu nhi, thư viện tỉnh cũng khá đồ sộ, khang trang phục vụ đắc lực văn hóa tri thức, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là lực lượng thanh thiếu niên trong tỉnh. Các công trình văn hóa, thể thao khác được đầu tư xây dựng từ tỉnh đến các huyện đã thật sự góp phần phát triển về văn hóa, thể chất cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Và nếu như thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của HĐND tỉnh, khóa VI thì đến năm 2005 các công trình trung tâm sinh hoạt văn hóa cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn sẽ hoàn thành cơ bản việc lập dự án và đến năm 2010 sẽ triển khai xong các dự án ấy.
Ghi nhận thành tích trên, trong những năm qua ngành Văn hóa Thông tin Cà Mau đã được Chủ tịch nước trao tặng 1 huân chương lao động hạng nhì cho CB-CNVC Sở Văn hóa Thông tin, và 2 huân chương lao động hạng 3 cho CB-CNVC Công viên văn hóa và Xí nghiệp in Trần Ngọc Hy. Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh Cà Mau tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc, cờ thi đua tiên tiến và hàng trăm bằng khen. Ngoài ra cán bộ CNVC trong và ngoài ngành đã được Bộ Văn hóa Thông tin tặng 196 huy chương chiến sĩ văn hóa. Huy chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng, điện ảnh, in và phát hành sách.
30 năm qua, sự nghiệp Văn hóa Thông tin của tỉnh Cà Mau đã từng bước phát triển, sự phát triển ấy trước hết là sự quan tâm của Đảng. Nhà nước, phối hợp giữa các ngành, đoàn thể địa phương và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự cống hiến công sức, tài năng và trí tuệ của các bác, các chú, các anh, các chị trong ngành là lớp người đi trước và sự kế thừa của thế hệ cán bộ Văn hóa Thông tin và văn nghệ sĩ sau này tạo nên được những giá trị văn hóa tinh thần quí báu đáng trân trọng và là niềm tự hào cho quê hương Cà Mau. Trong những trang sử rạng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thắm đậm lòng yêu nước của quân dân Cà Mau có sự góp phần xứng đáng của đội ngũ cán bộ làm công tác Văn hóa Thông tin đã qua và hiện nay đang từng ngày, từng giờ ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

(Huỳnh Khánh)
Vùng biển, Đảo Tây Nam giàu và đẹp 
Thiên nhiên đã tạo hóa, ban tặng cho chúng ta vùng biển, đảo Tây Nan kỳ vĩ và vô giá. Trong vùng biển này có 04 quần đảo: An Thới, Thổ Chu, Nam Du, Hà Tiên và rất nhiều đảo lẽ khác; theo số liệu chưa đầy đủ, có hơn một trăm đảo lớn, nhỏ. Cuộc đời của mỗi chúng ta, nếu ai chưa một lần đi biển, đảo xa bờ; sống dài ngày trên biển, đảo thì có thể chưa chiêm ngưỡng, cảm thụ, suy nghĩ đầy đủ về vẽ đẹp và tiềm năng to lớn của nó.



Biển cả bao la, trong xanh nên thơ và đầy sức quyến rủ lạ thường. Trong điều kiện bình thường, biển diệu dàng, hiền hòa, lộng gió và có thừa tiếng sóng vỗ. Biển "thức" suốt ngày, đêm cứ thầm thì, đùa giỡn, vuốt ve những con tàu đang hối hả lướt sóng. Nó luôn ẩn chứa và cần mẫn canh giữ tài nguyên vô giá cho con người, ở lòng đại dương sâu kín. Đôi lúc, nó cũng "nhẹ dạ", phút chốc giận dữ nhấn chìm và đánh tan vỡ hàng trăm con thuyền trên biển cả mỗi khi có bão, áp thấp nhiệt đới, gió lốc "rủ rê" kéo đến. Nhưng rồi cũng nhanh "thức tỉnh", trở lại cái tính hiền hòa vốn có của nó.

Ở bài này, người viết không có tham vọng trình bày hết tất cả các quần đảo, các đảo lẽ mà chỉ giới thiệu khái quát, để khi nào ai đó, trong cuộc đời của mình có thể dành một ít thời gian quý báu để đi thăm, khám phá một số quần đảo, các đảo lẽ có tinh chất tiền tiêu, pháo đài của vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Trước tiên, chúng ta thăm Đảo Phú Quốc, đây là đảo xa bờ lớn nhất nước ta (thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), có diện tích khỏang 56.500 ha, dân số trên dưới 82.000 người, cách thành phố Rạch Gía, tỉnh Kiên Giang gần 130 km. Con người nơi đây dễ thương, chân thành và mến khách. Thiên nhiên đã tạo cho Phú Quốc hệ sinh thái tuyệt vời và con người nhiều đời nay ở đây đã tô điểm thêm vẽ đep kỳ thú vốn có của nó. Phú Quốc có tài nguyên rừng nhiệt đới vô gía, trong đó có nhiều lòai động, thực vật chỉ thấy xuất hiện ở nơi này. Nhân dân ở đây có truyền thống lâu đời sản xuất nước mắm (Phú Quốc), trồng tiêu, khai thác thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; nhiều thập kỷ vừa qua đã nổi tiếng trong và ngài nước. Hiện nay, Trung ương cho Phú Quốc hưởng cơ chế thông thóang hơn, đây là điều kiện tốt để đảo này đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch biển-đảo, phát triển chế biến hải sản xuất khẩu và mở ra các lọai hình họat động dịch vụ mới khác. Phú quốc đang thời kỳ sung sức, đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để xây dưng cơ sở hạ tầng như : Sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, các nhà hàng, khách sạn cao cấp, vv... Tương lai không xa, Phú Quốc sẽ trở thành hòn ngọc quý, tuyệt sắc ở vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Rời Đảo Phú Quốc, chúng ta tiếp tục ra Quần đảo Thổ Chu và đến thăm Đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (đảo Thổ Chu là đảo lớn trong 09 đảo của quần đảo Thổ Chu). Thổ Chu là quần đảo xa đất liền nhất (trên 200 km), diện tích riêng đảo Thổ Chu khỏang 16 km vuông, có khỏang 450 hộ, dân số gần 2.000 người (năm 2005 chỉ có khỏang 1.600 khẩu, tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học). Dân của các tỉnh đến đây đánh bắt thủy sản rất nhiều, nhất là những lúc có bão, áp thấp nhiệt đới gần bờ, nhiều tàu đánh bắt xa bờ của các tỉnh đến đây trú ẩn. Năm 2006 GDP bình quân 07 triệu/người, trên đảo có 12 cơ sở chế biến Thủy sản, 960 tấn/năm; thu nhập từ 700.000 đến 900.000 đồng/người lao động. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ít; riêng heo nuôi năm 2006 xuất chuồng được 36 tấn, không đủ dùng, phải mua thêm ở đất liền mang ra. Đảo có trạm Y tế kết hợp với trạm quân Y để phục vụ sức khỏe cho nhân dân; có trường phổ thông từ lớp 01 đến lớp 09 (chưa có trường cấp III). Cái đầu tiên in đậm vào mắt những người vừa bước chân lên đảo, đó là màu xanh của rừng, cây ăn trái, rau xanh,... Có thể nhiều người chưa biết, các anh chiến sỹ Hải quân Vùng E nơi đây đã trồng được những trái bí đao hơn 20 kg, lớn nhất vùng biển, đảo này. Có được như vậy là công sức rất lớn của lực lượng vũ trang và nhân trên đảo. Thổ Chu là đảo xa bờ nhưng vẫn có các quầy bán đầy đủ hàng công nghệ phẩm, thực phẩm tươi sống,... Tàu bán sỉ hàng hóa vẫn ra, vào thường xuyên, trừ những ngày có bão và áp thấp nhiệt đới gần. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của đảo là nước ngọt; đặc biệc là những tổ chức và cá nhân ở trên đỉnh cao ( mỗi người chỉ được phân phối khảng 10 lít nước sinh họat trong một ngày). Điện thắp sáng ở đây vẫn thiếu, mỗi ngày máy phát điện của đảo chỉ phát 08/24 giờ. Những tổ chức và cá nhân ngày, đêm canh giữ đảo này còn khó khăn rất nhiều, cần có sự hỗ trợ đầy trách nhiệm, thường xuyên và có hiệu quả từ đất liền.

Từ giả Quần đảo Thổ Chu, chúng ta đến Quần đảo Nam Du. Quần đảo này có 21 đảo lớn, nhỏ trên địa bàn của 02 xã: An Sơn và xã Nam Du thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Xã An Sơn (mới chia tách ra từ xã Nam Du ngày 15/09/2005) có 11 đảo, diện tích khỏang 845 ha. Đảo lớn nhất là Đảo Củ Tron, có gần 1.800 hộ, trên 1.650 người, thu nhập bình quân năm 2006 được 9.000.000 đồng/người. Tòan xã có 04 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,3 % so với tổng số hộ (ở đây, gia đình chính sách không có hộ nghèo). Xã có 03 trường cấp I và II; 01 trạm y tế có 02 Bác sỹ. Xã có trên 320 tàu khai thác thủy sản; năm 2006 khai thác được 5.200 tấn. Trong xã có 03 hộ bắt đầu nuôi cá lồng bè (cá bóp và cá mú), lãi cao. Cá bóp bán đựợc khỏang từ 35.000-40.000 đồng/kg, cá mú sao từ 280.000-300.000 đồng/kg, cá mú hùm từ 60.000-80.000 đồng/kg. Xã có 01 cảng biển nước sâu, lộ bê-tông cốt thép đến được 2,5/03 ấp. Có sóng điện thọai di động, sóng đài phát thanh-truyền hình. Xã trời phú cho Bãi Ngự, Bãi Trệt, Bãi Đất Đỏ,... Trong đó có Bãi Ngự có thể nói là một trong những bãi biển đẹp nhất nước Việt Nam.

Xã Nan Du có 10 đảo hợp thành, đảo lớn nhất là Đảo Ngang, dân số trên 800 hộ, hơn 4.000 người (dân các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm khảng 50%), năm 2006 thu nhập bình quân 11.500.000 đồng/người; còn 07 hộ nghèo, chiến tỷ lệ 0,48 % so với tổng số hộ, 02/03 ấp có điện. Xã có trên 340 tàu khai thác thủy sản (chủ yếu là tàu nhỏ); đảo này phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng bè ( cá bóp , cá mú, hải mã,...), hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay xã đang gặp khó khăn trong khâu sản xuất cá giống nhân tạo. Sản xuất được giống nhân tạo tại chỗ sẽ chủ động được thời vụ, quy mô vùng nuôi, vv...

Tạm biệt Quần đảo Nam Du, chúng ta vào thăm Quần đảo Hà Tiên, nơi này có 14 đảo lớn, nhỏ trên địa bàn xã Tiên Hải, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Hòn Đốc là hòn lớn nhất trong quần đảo Hà Tiên, gần với đường ranh giới biển tạm thời giữa nước Việt Nam với nước bạn Cam-phu-chia. Xã Tiên Hải có 02 ấp, trên 390 hộ, dân số trên 1.600 người; có 03 điểm trường, trong đó có 02 điểm mở lớp nhô cho đến lớp 9. Xã có hồ nước ngọt mới xây dựng 50.000 mét khối và đang sửa 01 hồ 20.000 mét khối. Năm 2006 thu nhập bình quân 12.600.000 đồng/người. Xã còn 04 hộ nghèo và 03 hộ neo đơn (người cao tuổi không có con, cháu nuôi dưỡng đang hưởng trợ cấp xã hội). Ngòai việc khai thác thủy sản, ngư dân Hòn Đốc còn nuôi hải mã, cá mú, trồng rong sụm, vv...

Hòn Đốc và quần đảo Hà Tiên cách thị Xã Hà Tiên khỏanh 18 Km nên nó đã trở thành điểm ngắm của các doanh nghiệp trong và ngòai nước khai thác du lịch biển, đảo.

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta rẽ sang hướng Đông, trở về thăm cụm đảo Hòn Khoai thuộc địa phận xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cụm đảo Hòn Khoai là cụm đảo xanh, có diện tích 577 ha, đỉnh cao nhất 318 m. Trong cụm đảo Hòn Khoai có hòn Đá Lẽ được lấy làm một trong những điểm chuẩn để tính đường cơ sở trên biển của nước ta. Ngòai hạt Kiểm lâm, lược lượng vũ trang, chỉ có 03 gia đình, hơn 10 người dân đang sinh sống bám giữ đảo. Để giữ nguyên vẹn môi sinh, môi trường, thảm thực vật, động vật,... hiện hữu, tỉnh Cà Mau chưa có chủ trương đưa nhiều người dân ra sinh sống lâu dài tại cụm đảo này. Cái nhận xét đầu tiên và đồng thời cũng là sự đánh giá sau cùng khi phải rời đảo Hòn Khoai, đó là rừng ơi là rừng! Rừng che kín núi đá! Rừng che phủ mát cả các lối đi! Rừng ở Hòn Khoai không giống như rừng tràm U Minh Thượng, U Minh Hạ, lại không giống tí nào rừng đước ngập mặn vùng Đất Mũi Cà Mau. Rừng Hòn Khoai có nhiều lọai gỗ quý, cây thuốc quý giống như rừng Tây Nguyên bạc ngàn, hùng vĩ. Rừng chẳng những tồn tại mà còn phát triển mạnh trong nhiều năm qua, do công sức, mồ hôi, kể máu của các thế hệ nối tiếp nhau ở tỉnh Cà Mau canh giữ cụm đảo đảo. Ở nơi này lại có suối nước ngọt chen khe đá tuôn ra ào ào, ngọt ơi là ngọt! Mát ơi là mát! Hòn Khoai còn nhiều lòai chim đẹp, thú nhỏ, bò sát và nhiều lòai hải sản có giá trị ở quanh đảo. Cách Hòn Khai khỏang 10 km vê hướng Tây có Bãi Bồi gần Mũi Cà Mau là vựa tôm, cá giống khổng lồ; đặc biệt nơi đây là nơi trú ngụ, sinh sản rất nhiều lòai thủy, hải sản rồi phát tán ra khắp vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Hòn Khoai cách đất liền chưa đến 20 Km, là điều kiện tốt để phát triển nuôi trồng hải sản ven hòn, du lịch biển-đảo, phát triển hậu cần các ngành, nghề khai thác biển, đảo,...

Để đảm bảo lịch trình, đành phải tạm chia tay Hòn Khoai, một địa danh đầy ấn tượng và rất quyến rủ; chúng ta sang thăm Hòn Chuối, thuộc địa phận thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hòn chuối so với vùng biển, đảo Tây Nam là đảo nhỏ, diện tích chỉ có 14,5ha, đỉnh cao nhất 165m. Dân sinh sống trên Hòn Chuối hiện nay chỉ có trên 40 hộ và trên 190 người thường trú. Ngòai ra còn một số người ở trong đất liền ra mua, bán hàng hóa theo thời vụ. Hòn Chuối ngòai một ít cây ăn trái, hoa màu còn lại là rừng tạp phủ kín đảo, tạo môi trường sống trong lành thật dễ chịu làm sao! Tiếng nói cười hồn nhiên của thẻ thơ, tiếng sóng vỗ âm vang bên vách đá, tiếng gíó vi vu trên những cây cao,... hòa quyện vào nhau, làm xao xuyến lòng hải khách.

Ở hòn Chuối, nếu biển yên và có thời gian nhưng phải gan dạ một tí, bạn tắm biển, bơi, lặn sâu quanh hòn, mở to mắt ra, trước mắt bạn có vô số lọai cá đẹp, giống như những lọai cá kiểng mà người ta thường trưng bày ở nhiều thủy cung ở các thành phố lớn. Nơi này, ngư dân chủ yếu làm nghề câu cá, đánh bắt hải sản xa bờ,.. tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hầu như Hòn Chuối chưa khai thác các lọai cá cảnh.

Rời cụm đảo Hòn Chuối, hướng về đất liền, chúng ta vào thăm cụm đảo Hòn Đá Bạc. Cụm đảo Hòn Đá Bạc thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là cụm đảo nhỏ, chỉ có diện tích 6,3 ha, đỉnh cao nhất 24m; là cụm đảo gần bờ nhất của tỉnh Cà Mau, cách đất liền chưa đến 500m, có cầu nối giữa đảo với đất liền đã đưa vào sử dụng trong nhiều năm qua. Đây là một trong những khu du lịch xin xắn, thơ mộng, đang thu hút khách đông nhất hiện nay của tỉnh Cà Mau. Ở đây, trên đỉnh núi cao, có nhà thờ bộ xương cá Ông, ngư dân địa phương rất yêu quý và tôn kính lọai cá này. Hàng năm, tại thị trấn Sông Đốc (hyuyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), ngư dân trong tỉnh đều có tổ chức Lễ Hội Nghinh Ông, mang tính văn hóa đặc sắc và thú vị lắm ! Ở đỉnh núi đối diện nhà thờ bộ xương cá Ông, còn có bia khắc họa chiến công vang dội CM 12, cách đây 26 năm về trước; làm nức lòng nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Du khách đến khu du lịch cụm đảo Hòn Đá Bạc có thể thưởng thức những món ăn thủy hải sản của vùng này ngon, lạ và rất giàu chất dinh dưỡng như: Hàu tái bồ tạt, mực một nắng, cá biển tươi nướng người dân câu ngay quanh hòn, vv... Nơi đây có cả nhà hàng, khách sạn để du khách lưu lại hay nghỉ dưỡng sức dài ngày.

Vùng biển, đảo Tây Nam của chúng ta có vị trí rất quan trọng trong khu vực biển của các nước Đông Nam Á; đặc biệt là các nước có biên giới biển với nước ta. Nơi đây có nhiều khí đốt, hải sản, vv... Vùng biển, đảo Tây Nam có nhiều đảo chưa có hoặc có rất ít người; nhiều bãi biển rất đẹp chưa được khai thác. Môi trường của các đảo trong lành, có nhiều đảo còn giữ nguyên sinh. Phần đất, đá nổi trên mặt nước biển còn rộng,… là điều kiện thuận lợi để phát triển đân cư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vu, vv... Biển, đảo phát triển vững mạnh sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trên đất liền ở khu vực này.

Vùng biển, đảo Tây Nam của chúng ta còn có vị trí rất quan trọng, là các điểm tiền tiêu để bảo vệ quốc phòng, an ninh; bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, giữ cho sự bình yên lâu dài trên đất liền. Ngày nào chúng ta sống thanh bình trên đất liền thì ngày đó có công sức lớn lao của các tổ chức và những cá nhân đang ngày, đêm vất vả canh giữ.

Những năm vừa qua, kinh tế-xã hội vùng biển, đảo Tây Nam của chúng ta tiếp tục phát triển. Song, còn nhiều mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng to lớn vốn có của nó. Hiện nay nhiều đảo còn gặp không ít những khó khăn như: nước ngọt, điện, giao thông bộ, trường cấp III (sau khi tốt nghiệp cấp II, nhiều gia đình có mức sống trung bình, cận nghèo không có khả năng đưa con vào đất liền để học tiếp cấp III), chất lượng lao động thấp; trạm Y tế ở nhiều đảo nhỏ, lẽ thiếu, v v...

Ai đó cứ tranh thủ một lần đi vùng biển, đảo Tây Nam dài ngày sẽ cảm thấy mình là người rất hạnh phúc. Khi đã về đến đất liền nhưng nãnh lực kỳ diệu của biển đảo, thật êm đềm vẫn ở trong đáy lòng sâu kín của mỗi hải khách.

Bài và ảnh : Hùynh Võ 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết hoạt động năm 2012. (05/02/2013) Ngày 4/2/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.


Phần dự thi của đơn vị Phòng Văn hóa thông tin TP. Cà Mau tại hội thi thông tin lưu động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.

Trong năm qua, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tập trung tổ chức thành công các hoạt động văn hoá, nghệ thuật tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng nông thôn mới. Tích cực tham gia và đạt giải thưởng cao trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật như: hội diễn nghệ thuật quần chúng tại Vũng Tàu, đờn ca tài tử Nam Bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Vĩnh Long…Công tác xây dựng đời sống văn hóa và gia đình được chú trọng, có 100% gia đình, ấp, khóm, xã, phường, thị trấn được rà soát, đối chiếu với các tiêu chuẩn theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Các phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển, số người tập luyện thường xuyên đạt 27%, số hộ gia đình thể thao là 22%; các vận động viên năng khiếu và các đội tuyển thể thao của tỉnh được đào tạo, huấn luyện thường xuyên; tổ chức và thi đấu các giải thể thao thành tích cao đạt 117% kế hoạch năm, với 176 huy chương các loại.
Năm 2012, ngành đã tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong năm, đã đón 803.000 lượt khách du lịch, đạt gần 98% so với kế hoạch năm, doanh thu đạt 215 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải yêu cầu Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần có chương trình cụ thể, chủ động, sáng tạo để tháo gỡ khó khăn. Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, trong đó tập trung tổ chức xây dựng tốt các quy hoạch thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành quản lý; nghiên cứu tham mưu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản phục vụ cho quản lý điều hành của ngành; tiếp tục rà soát, sắp xếp bộ máy nhân sự cho hợp lý; tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án đã được phê duyệt và nhanh chóng hoàn thành thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án còn tồn đọng; xây dựng phương pháp điều hành hợp lý, phát huy tính dân chủ tập trung trong chỉ đạo điều hành.
Dịp này, có 06 tập thể và 02 cá nhân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ và Bằng khen; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 tập thể, 15 cá nhân và tặng danh hiệu lao động xuất sắc cho 03 tập thể
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét