Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trĩ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại cao bằng , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai cao bang giá rẻ

Hệ thống sông ngòi tỉnh Cao Bằng (08/08/2012 02:05 PM)
Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm 3 hệ thống sông chính là: Bằng Giang, Quây Sơn, Sông Gâm, Bắc Vọng.
Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Sông Bằng Giang, ngày xưa gọi là sông Mãng, có diện tích lưu vực là 3420,3km2, độ dài 113 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thị xã, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu – Long Châu – Quảng Tây – Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc. Có các phụ lưu: Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông Nông).

Hệ thống sông Gâm có diện tích lưu vực là 1876 km2, đoạn chảy qua Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam  - Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống Hà Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo (có nơi gọi là sông Leo).

Hệ thống sông Bắc vọng có diện tích lưu vực là 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu – Trung Quốc.

Hệ thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.

Hệ thống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp rất dồi dào.

Về hệ thống ngòi, hồ ở Cao Bằng có hai hồ tự nhiên là hồ Đồng Mu, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc; hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh. Ngoài ra còn có một số hồ nhân tạo như: Hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào huyện Hòa An; hồ Trung Phúc, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Luông ở huyện Nguyên Bình…

Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi. Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Hà Giang
Hệ thống sông ngòi tỉnh Cao Bằng (08/08/2012 02:05 PM)
Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều. Hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm 3 hệ thống sông chính là: Bằng Giang, Quây Sơn, Sông Gâm, Bắc Vọng.
Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Sông Bằng Giang, ngày xưa gọi là sông Mãng, có diện tích lưu vực là 3420,3km2, độ dài 113 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thị xã, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu – Long Châu – Quảng Tây – Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc. Có các phụ lưu: Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông Nông).
Hệ thống sông Gâm có diện tích lưu vực là 1876 km2, đoạn chảy qua Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam  - Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống Hà Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo (có nơi gọi là sông Leo).
Hệ thống sông Bắc vọng có diện tích lưu vực là 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu – Trung Quốc.
Hệ thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
Hệ thống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp rất dồi dào.
Về hệ thống ngòi, hồ ở Cao Bằng có hai hồ tự nhiên là hồ Đồng Mu, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc; hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh. Ngoài ra còn có một số hồ nhân tạo như: Hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào huyện Hòa An; hồ Trung Phúc, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Luông ở huyện Nguyên Bình…
Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi. Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Hà Giang
Thổ nhưỡng Cao Bằng (11/01/2010 01:57 PM)
Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F) và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các nhóm đất đó.
Đặc điểm của nhóm đất núi

Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm 32,81%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm.
Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ chính.
Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm 90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp III chiếm 0,31%.

Đặc điểm của nhóm đất đồi (Nhóm đất đỏ vàng) 

Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm 3,88%.
Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm. Tầng dày cấp II (50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm. Tầng dày cấp III (< 50 cm) chiếm 27,3% so với cả nhóm.
Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm.... chiếm diện tích lớn: 47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23%.
Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa số đất có tầng dày. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn. Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp.

Đặc điểm của nhóm đất Bằng - Thung lũng

Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam và chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo lạc đến Thạch An.
Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé.
Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều tra. Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (Phù sa được bồi và phù sa không được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit....Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ.
Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng.
Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn.
Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn.
Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.
 
Địa hình Cao Bằng (11/01/2010 11:40 AM)
Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu
Miền địa hình Karstơ

Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau.
Miền địa hình núi cao
Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An)và một phần diện tích phía nam Hoà An. Đáng chú ý nhất là:
* Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình:
Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so với mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình) 1.931 m. Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và các đá macma xâm nhập axit - Grannit.
* Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An:
Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài tà phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước biển; Khau Pàu: 1.188m. Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tích điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa (Pt1 và Pt2).
Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng.
Miền địa hình núi thấp thung lũng
Xen kẽ các hệ thống núi cao là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình thái nhiều vẻ khác nhau.

Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp. Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý...
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét