Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trĩ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại cần thơ , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai can tho giá rẻ

Tên gọi Cần Thơ


Tên gọi Cần Thơ đến nay vẫn chưa có cách giải thích rõ ràng, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” xuất bản năm 1966 có đề cập đến 2 cách giải thích như sau:
Quan điểm 1:

 Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ.

Quan điểm 2:

Sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truyền lại những câu ca dao:
 
- “Rau cần, rau thơm xanh mướt,
mua mau kẻo hết
chậm bước không còn”.

- “Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”
Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ.

Quan điểm 3:

Ngoài 2 quan điểm nêu trên thường được nhắc đến, còn một quan điểm khác cùng nhằm giải thích cho danh xưng Cần Thơ:

Cái tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng nầy, được dùng làm khô tới nay vẫn còn nhiều người mình ưa chuộng. Người Lục Tỉnh có thói quen gọi tên sông rạch bằng loại thực sinh vật có nhiều dưới sông. Như rạch Bần, rạch Gốc, rạch Bùn, rạch Cát, rạch Cá Tra, rạch Cá Sấu, rạch Cá Chốt, rạch Cá Trê. v.v... Và con rạch có nhiều cá “kìn tho” được gọi là rạch “Kìn Tho”. “Kìn Tho” là tiếng Khmer, người Khmer đọc âm “kìn” trong cổ họng nghe như “ân”. Thuở đó người Việt Nam có thói quen đọc âm “ân” là “in” như nhin sâm/ nhân sâm, tiểu nhin/tiểu nhân, nhân nghĩa/nhin ngãi...

Do vậy “kìn tho” được người Việt Nam địa phương đọc trại thành Cần Thơ, và con rạch có nhiều cá “ kìn tho” được người mình gọi là rạch Cần Thơ. (Lê Trung Hoa - Ðịa Danh Nam Bộ).

Không biết đâu là cách lý giải chính xác nhất,nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân địa phương đã gọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ.

Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.
 
 Cần Thơ qua các thời kỳ lịch sử



 
Bến Ninh Kiều
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, vùng đất Trấn Giang - Cần Thơ đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Mỗi giai đoạn lịch sử đều ghi dấu những bước phát triển mới của vùng đất này, tích luỹ nội lực để hôm nay vinh dự gánh vác trọng trách thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trấn Giang - Những ngày đầu thành lập (1739 - 1787)
Trong tiến trình khai khẩn vùng đất phương Nam của ông cha ta, Cần Thơ được khai phá muộn hơn so với miền trên (Đồng Nai - Sài Gòn) và miền dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu - người Quảng Lôi, Quảng Đông (Trung Quốc) - không thần phục nhà Thanh cùng nhiều đoàn tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào Hà Tiên cư trú dưới sự cai quản của chúa Nguyễn. Tháng 8 năm Mậu Tý (năm 1708), chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Mạc Cửu lập đồn dinh ở Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được chúa Nguyễn phân định thành 3 dinh và 01 trấn, đó là dinh Trấn Biên (vùng Biên Hoà), dinh Phiên Trấn (vùng Gia Định), dinh Long Hồ (vùng Vĩnh Long) và trấn Hà Tiên. Năm 1735, Tổng trấn Mạc Cửu qua đời, con ông là Mạc Thiên Tích (trước đó có tên là Mạc Thiên Tứ) được phong làm Tổng trấn nối nghiệp cha. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh công cuộc khai mở về vùng đất thuộc hữu ngạn sông Hậu. Năm 1739, ông đã hoàn thành việc khai mở này và lập thêm 4 vùng đất mới ("Gia Định thành thông chí" gọi là "đạo"), bao gồm: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (bắc Bạc Liêu) để sáp nhập vào đất Hà Tiên.
 
Người xưa đi mở đất
Nhận thấy Trấn Giang có vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên nhằm chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp thường xuyên xâm lấn và quấy phá, Tổng trấn Mạc Thiên Tích đã xây dựng đất Trấn Giang trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá. Chính đại thần Nguyễn Cư Trinh được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phái vào Nam từ năm 1753 sau khi gặp Tổng trấn Mạc Thiên Tích cũng rất đồng tình với mưu lược của ông. Từ đó, Trấn Giang càng phát triển và trở thành "thủ sở" mạnh ở miền Hậu Giang. Không chỉ là đồn thủ ở một địa điểm thuỷ lộ xung yếu, thủ sở Trấn Giang - nằm ở bờ tây sông Cần Thơ - còn là nơi tập hợp người tứ phương về khai phá lập nghiệp.
Do có vị trí xung yếu, nên từ năm 1771 đến năm 1787, Trấn Giang phát triển trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.
Sau khi chiếm kinh thành Phú Xuân (năm 1774), tháng 3 năm Đinh Dậu (năm 1777), quân Tây Sơn đánh chiếm Gia Định. Tháng 4 cùng năm, xa giá chúa Nguyễn chạy xuống Trấn Giang đạo. Đến tháng 8-1777, quân Tây Sơn kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ thân chinh chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 20 nghìn quân và 300 chiến thuyền của quân Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) vang dội. Năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn ở miền Tây, vì thế quân Nguyễn ánh mới thu lại được các vùng này, trong đó có Trấn Giang.
Trấn Giang từ năm 1788 đến khi thực dân Pháp xâm lược
Năm Quý Hợi (năm 1803), vua Gia Long phân định lại dư đồ vùng miền Tây sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn, sau đổi lại là Vĩnh Trấn. Đến năm Mậu Thìn (năm 1808), vùng đất này có tên gọi mới là trấn Vĩnh Thanh, trong đó Trấn Giang nằm trong địa giới trấn Vĩnh Thanh. Đến năm Quý Dậu (năm 1813), vua Gia Long cắt một vùng đất vùng hữu ngạn sông Hậu, trong đó có Trấn Giang - Cần Thơ xưa để lập huyện Vĩnh Định (trực thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh).
Năm Nhâm Thìn (năm 1832), vua Minh Mạng ban chiếu dụ đổi "trấn" thành "tỉnh" và hình thành nên Nam Kỳ lục tỉnh. Vua Minh Mạng đã tách huyện Vĩnh Định (Cần Thơ xưa) ra khỏi phủ Định Viễn (tỉnh Vĩnh Long) và cho trực thuộc phủ Tân Thành (tỉnh An Giang).
Năm Kỷ Hợi (năm 1839), vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và lấy làng Tân An làm huyện trị của huyện Phong Phú. Từ đó, huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là vùng đất thịnh trị khác hẳn mọi vùng ở miền Tây bấy giờ.
Làng Tân An, Thới Bình đã được hình thành sớm trên vùng đất này. Trong đó, ở làng Bình Thuỷ, do có sông nước hiền hoà và phẳng lặng nên dân cư đến lập nghiệp sớm, nhanh chóng phát triển và trở thành đất gốc của người dân Cần Thơ. Về sau, dưới bàn tay xây đắp của con người, cảnh trí trở nên thi vị hơn và văn vật hơn, nên hậu thế đặt tên cho vùng đất Bình Thủy là Long Tuyền.
ở Trấn Giang, đường sông là mạch máu giao thông chính, ghe xuồng trở nên quan trọng đến mức thiết yếu. Làng xã được hình thành trên các giồng đất trải dài theo sông, rạch (về sau là kinh đào). Chợ búa đều hình thành trên bến sông, rạch, kinh đào. Những khúc sông thuận lợi, giáp nước, cửa vàm, ngã ba, ngã tư trở thành tụ điểm giao thương, thị tứ, trung tâm thương mại - văn hoá của một vùng. Như vậy, các chợ, thị tứ nằm sâu trong đất liền, xa sông chỉ xuất hiện sau khi đường bộ đã phát triển, xe cộ trở thành phương tiện đi lại phổ biến.
Đặc điểm này có thể đã hình thành từ cuối thế kỷ XVIII ở vùng Bình Thuỷ - Cần Thơ và liên lập với các tụ điểm khác trải dài trên vùng đất trung lưu và hạ lưu sông Hậu. Đến đầu thế kỷ XIX, trong "Gia Định thành thông chí" đã nhắc đến những trung tâm mua bán như trung tâm bờ phía tây thủ sở đạo Trấn Giang (trên sông Cần Thơ); trung tâm ở sông Trà Ôn (thuộc tổng Bình Chánh) và trung tâm Trường tàu Ba Thắc (hạ lưu sông Hậu) tương xứng với trung tâm mua bán ở hữu ngạn sông Tiền là Sa Đéc, Long Hồ. Đây là đặc điểm nổi bật nhất mà các nhà nghiên cứu định danh là "văn minh sông rạch" và ở mức độ cao hơn là các chợ nổi ở các giao lộ đường thuỷ như Trà Ôn, Phong Điền, Cái Răng sau này.
Có thể nói, đây là thời kỳ Trấn Giang - Cần Thơ bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và ngày càng được củng cố hệ thống hành chính - cai trị. Theo đó, ý thức hệ Nho giáo cùng với những chế định về văn hoá - giáo dục, những chuẩn tắc về đạo đức và chuẩn mực ứng xử ngày càng phát triển.
Cộng đồng dân cư ở Trấn Giang, bao gồm: một bộ phận là binh lính và gia đình của quân binh Hà Tiên, Rạch Giá và một bộ phận là những lưu dân từ miền ngoài vào, từ miền Đông xuống. Vì thế, những dấu vết văn hoá truyền thống từ miền ngoài còn được lưu giữ trong tập tục thờ cúng của nhiều địa phương trong vùng.
Cần Thơ trong giai đoạn giành độc lập, xây dựng và phát triển
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông theo hoà ước nhượng bộ của triều đình Huế năm 1862. Ngày 20, 22 và 24 tháng 6-1867, thực dân Pháp đã vi phạm hoà ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Ngày 1-1-1868, Thống đốc Nam Kỳ Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang - Cần Thơ) với Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành quận, lập toà bố tại Sa Đéc.
Ngày 30-4-1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng (một vùng thuộc phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long) lập thành một hạt, đặt toà bố tại Trà Ôn. Một năm sau, toà bố Trà Ôn lại dời về Cái Răng (Cần Thơ).
Ngày 23-2-1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ (arrondissement de Cantho) với thủ phủ là Cần Thơ (làng Tân An, huyện trị của huyện Phong Phú cũ). Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận.
Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Trong đó, Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (tỉnh Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) và giao 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh).
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ trong chế độ cũ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1961, tách một vùng đất ở Long Mỹ, Vị Thanh lập thành tỉnh Chương Thiện. Sau đó, các quận, các tổng, xã trong tỉnh Phong Dinh và tỉnh Chương Thiện đều phân chia lại.
Về phía chính quyền cách mạng, tên gọi Cần Thơ vẫn được duy trì. Địa giới hành chính có thay đổi một phần. Tháng 11-1954, Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá đưa trở lại tỉnh Rạch Giá. Huyện Kế Sách về tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt về tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận lại 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về Vĩnh Long (trong thời điểm Mỹ nguỵ lập ra tỉnh mới "Tam Cần"). Năm 1957, huyện Long Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) cũng chuyển về tỉnh Cần Thơ.
Năm 1963, huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên) đưa về tỉnh Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam Bộ. Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam Bộ.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24-3-1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ.
Đến tháng 12-1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Đến ngày 1-1-2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm đương trọng trách thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ đang ra sức phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng về kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực cùng truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, sáng tạo để vươn lên đổi mới, xứng đáng với vị thế thành phố động lực, "đầu tàu" phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ: Nơi hội tụ của nhà đầu tư


Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
 Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.
 Nghị Quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị ra đời đã mở hướng tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Nhiều công trình, dự án mang tầm quốc gia, có sự lan tỏa trong vùng đã và đang triển khai, nhằm đưa Cần Thơ phát triển ngang tầm một thành phố trung tâm của cả nước. Những khó khăn về giao thông đang được giải quyết bằng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, mở thêm tuyến đường nối miền Tây với miền Đông Nam bộ và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu vực; cầu Cần Thơ đã hoàn thành nối đôi bờ sông Hậu; sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp trở thành cảng hàng không quốc tế; luồng Định An sẽ được cải tạo để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần Thơ. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành…Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.
 Trên cơ sở đó, Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố Cần Thơ không ngừng nổ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút tốt hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư đã được thực hiện như cải tiến thủ tục hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm chi phí đào tạo nghề và chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp mới thành lập…
 Hiện nay, thành phố Cần Thơ rất quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Đến với thành phố Cần Thơ, các nhà đầu tư sẽ sớm nhận ra nơi đây thực sự là “ Nơi hội tụ” bởi môi trường đầu tư thân thiện.
Phát biểu của Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
 Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
 Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
 Thường trực UBND thành phố:
 1. Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn (1A):
a) Lãnh đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của UBND thành phố và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây: 
- Chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển thành phố, các quận, huyện thuộc thành phố;
- Ngân sách thành phố;
- Chủ trương quy hoạch xây dựng, kiến trúc; chủ trương đầu tư các công trình, dự án;
- Công tác ngoại giao;
- Công tác cải cách hành chính, xây dựng thể chế, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước; địa giới hành chính; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; quy chế và lề lối làm việc của UBND thành phố;
- Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng;
- Công tác pháp chế;
- Công tác bảo đảm an toàn giao thông;
- Công tác quốc phòng - an ninh; Phòng cháy và chữa cháy;
- Công tác Vùng kinh tế trọng điểm.
b) Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ; Thanh tra thành phố,
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng thành phố; Chủ tịch Hội đồng Giám sát Xổ số kiến thiết; Chủ tịch Hội đồng xét đặc xá; Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự; Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân; Trưởng Ban An toàn giao thông; Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; làm Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo theo các lĩnh vực có liên quan và quy định của pháp luật.
d) Giữ mối liên hệ với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Quân khu IX, Thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ, HĐND thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp thành phố, các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố có liên quan theo lĩnh vực phụ trách.
2. Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng (1B):
a) Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực, thay mặt Chủ tịch chủ trì và điều phối hoạt động chung của UBND thành phố khi Chủ tịch đi vắng hoặc được Chủ tịch ủy quyền; trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau đây:
- Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Dân tộc, Tôn giáo; Bảo hiểm xã hội;
- Công tác Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS;
- Các chương trình, đề án bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo;
- Công tác Giáo dục quốc phòng an ninh;
- Công tác hữu nghị và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- Phối hợp giải quyết các công việc có liên quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức xã hội thành phố.
b) Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng UBND thành phố, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Ban Tôn Giáo thuộc Sở Nội vụ, Ngân hàng chính sách xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Trung tâm Công nghệ phần mềm, Trung tâm Đại học tại chức và các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc UBND thành phố, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành phố thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ; Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm; Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội; Trưởng Ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Cần Thơ; Trưởng Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự; Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban chỉ đạo theo các lĩnh vực có liên quan và phân công của Chủ tịch.
d) Giữ mối liên hệ với Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ, các trường đại học, cao đẳng Trung ương, cơ quan báo đài và các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố có liên quan theo lĩnh vực phụ trách.
3. Phó Chủ tịch Võ Thành Thống (1C):
a) Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
- Tài chính, công nghiệp, thương mại, kinh tế đối ngoại, doanh nghiệp, thuế, hải quan, chứng khoán, ngân hàng, thống kê, khoa học công nghệ;
- Quản lý công sản;
- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển các loại hình doanh nghiệp;
- Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, xuất nhập khẩu; chống buôn lậu và gian lận thương mại; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
- Tổ chức và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch; công tác Hội chợ - triển lãm, Hội nhập kinh tế quốc tế;
- Công tác Khoa học và công nghệ.
b) Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch, Viện Kinh tế - Xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành phố thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ thành phố; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Đầu tư phát triển thành phố; Chủ tịch Hội đồng bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP; Chủ tịch Hội đồng cung cấp; Trưởng Ban Hợp tác kinh tế quốc tế; Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố; Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; Trưởng Ban Tổ chức Hội chợ - Triển lãm; làm Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan và phân công của Chủ tịch.
d) Giữ mối liên hệ với Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, Kho bạc nhà nước thành phố Cần Thơ, Cục Thuế, Cục Hải Quan, Cục Thống kê, các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố có liên quan theo lĩnh vực phụ trách.
4. Phó Chủ tịch Võ Thị Hồng Ánh (1D):
a) Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
- Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng;
- Quản lý và thực hiện thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản đối với các công trình thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Công tác quản lý đô thị: quy hoạch, xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
b) Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Kiến trúc thành phố, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố, Ban Quản lý Dự án Nâng cấp đô thị, Ban Quản lý Khu đô thị Nam Cần Thơ, Ban Quản lý Dự án Trung tâm Văn hóa Tây Đô, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành phố thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan và phân công của Chủ tịch.
d) Giữ mối liên hệ với các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố có liên quan theo lĩnh vực phụ trách.
5. Phó Chủ tịch Đào Anh Dũng (1E):
a) Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn; thủy sản và thủy lợi; khí tượng thủy văn; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Tài nguyên và Môi trường;
- Giao thông vận tải;
- Kinh tế hợp tác và hợp tác xã;
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Công tác biến đổi khí hậu;
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b) Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Liên minh Hợp tác xã thành phố; Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành phố thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; Trưởng Ban chỉ đạo Nước sạch và Vệ sinh môi trường; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; làm Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan và phân công của Chủ tịch.
d) Giữ mối liên hệ với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố có liên quan theo lĩnh vực phụ trách.
Tài tử chợ nổi

Chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ) được nhiều người biết tiếng. Thế nhưng không phải ai cũng biết ở chợ này có một “sân khấu” rất đặc biệt, đó là chiếc ghe “đờn ca tài tử”!
Con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu, con sáo sang sông con sáo đậu hiên... nhà...Tiếng ghi ta phím lõm ngọt ngào cùng câu vọng cổ vô thiệt mùi phát ra từ chiếc ghe có tấm bảng hiệu vẽ khá màu mè  CÀ-PÊ LÝ-TÀI CA CỔ TÀI TỬ đang bập bềnh trong sóng nước chợ nổi Cái Răng. Chủ nhân của chiếc ghe tài tử này là Lý Hùng, học chưa hết cấp 1. Lý Hùng tên thật là Nguyễn Văn Lượm (51 tuổi, quê quán P.Long Tuyền, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ). Anh lấy tên đứa con trai cưng là Lý Tài làm “thương hiệu” cho quán nổi độc đáo này. 
Sân khấu…nổi
20 năm trước, do không thể lo đủ miếng ăn cho gia đình bằng “nghề” cắt lúa và đào đất mướn nên Lý Hùng quyết định dùng chiếc ghe tam bản sẵn có mua nước đá cây chở ra chợ nổi bán kiếm lời. Trời thương, mỗi ngày ông kiếm được mười mấy ngàn đồng, đủ “mua một thùng gạo ăn cả chục ngày mới hết”! Chuyện ăn thì khỏi phải lo từng bữa như trước, nhưng cũng chẳng tích cóp được bao nhiêu; trong khi chiếc ghe ngày càng xuống cấp, có lỗ mội bự. Không tiền sửa, ông lấy đất sét trét bịt, đậy tấm ván và đạp lên cho nước bớt vô xuồng. Hàng ngày, chồng chèo ghe vòng quanh chợ nổi bán nước đá, vợ ngồi… tát nước. Thi thoảng buồn miệng, ông cất tiếng ca mấy câu vọng cổ, được mọi người khen… mùi.

“Quán” ca cổ Lý Tài trên chợ nổi Cái Răng - Ảnh: Phương Kiều

Rồi khi nghe ông đờn, họ hô “ngọt” và phong cho ông nghệ danh Lý Hùng. Biết tài ông, dân chợ nổi-nhất là tài công mấy chiếc tàu du lịch- khuyến khích ông chuyển qua phục vụ ca cổ trên chợ nổi để tăng thêm thi vị, hấp dẫn khách du lịch và cải thiện cuộc sống. Vậy rồi người cho ông mượn 5 triệu, kẻ giúp 10 triệu đồng... Góp gió thành bão, ông mua chiếc trẹt, nhạc cụ cùng dàn âm thanh khoảng 30 triệu đồng. Một ngày tháng 6.2011, ông “khai trương” ghe ca cổ Lý Tài, thu hút ngay một số khách ghé thưởng thức. Con trai Lý Tài (4 tuổi) của ông nếu được khách “mời” sẽ phục vụ bản “Cháu lên 3”...
Thế Nhân là người duy nhất tiếp ông, vừa ca cổ nhạc vừa ca tân nhạc. Thế Nhân tên thật Nguyễn Văn Nhân, là thành viên trong ban ca nhạc phường An Bình (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Năm nay 46 tuổi, ngoài phục vụ ca hát tiếp Lý Hùng, Thế Nhân sống bằng nghề mua bán trái cây trên ghe máy. Anh mua nông sản ở Phong Điền chở tới bán cho mấy chiếc ghe lớn hoặc sang tay cho chiếc ghe nào ưng giá.
Tây cũng hát vọng cổ
Để thu hút thêm khách, người ta khuyên Lý Hùng phục vụ ăn uống. Lý Hùng rất khoái món bún nước lèo của một quán gần bờ sông, bèn viết trên bảng hiệu của mình: “Bún nước lèo Sóc Trăng”. Nào dè tay chủ quán bún không chịu “xuống sông”, cũng không hé răng chỉ bí quyết nấu nướng, nên bảng chỉ quảng cáo... suông! Lý Hùng than: “Nếu mướn thợ nấu, tệ lắm cũng phải trả 2 triệu rưỡi một tháng. Tui hổng kham nổi. Còn vợ tui thì nấu ăn dở ẹc”…Do hoàn cảnh như thế, nên “quán” ông chỉ phục vụ cà phê, giải khát, bia và một số trái cây. Chỉ có vậy nhưng khách ghé “quán” khá đông, giúp ông sống được. Lý Hùng kể một kỷ niệm vui: bữa đó có 2 chiếc tàu lớn, mỗi tàu chở 40 khách cùng ghé vào. Do lượng khách quá đông so với sức chứa của “quán” nên người ta phải tổ chức “bắt thăm”, ai trúng mới được lên nghe ca cổ, số còn lại phải ngồi dưới tàu…nghe ké!.
Cũng theo lời Lý Hùng, thường ngày, khách thưởng thức ca cổ ghe ông khá đông, có cả khách ở miền Bắc, miền Trung và… khách Tây nữa. “Có ông Tây nghe tui hát xong liền “nhào” lên hát. Ca cổ đàng hoàng nghen, rành một cây”, Lý Hùng kể. Gần đây, thấy không gian “quán” hẹp quá, Lý Hùng mượn 2 chỉ vàng mua chiếc ghe khác ráp lại.
Bây giờ ghe của ông khá rộng nhưng vẫn không đủ sức chứa một lượng khách lớn. Cũng như bao người khác sống trên chợ nổi Cái Răng, bà Nguyễn Thị Kim Chưởng (50 tuổi, vợ Lý Hùng)  có chiếc ghe nhỏ bán “rảo” cà phê, nước đá, nước ngọt. Con gái lớn của họ lấy chồng về tuốt Bạc Liêu, cô con gái thứ hai phục vụ nước uống tại quán, nên cuộc sống gia đình Lý Hùng cũng tương đối ổn. Tuy nhiên, Lý Hùng chép miệng tiếc rẻ do dàn âm thanh của ông thường bị khách chê vì đang ca ngon lành bỗng dưng nổi chứng kêu “rọt rẹt”, rất khó chịu. Lý Hùng đang gắng sức chạy tiền sửa cái am-pli cho nó hết… rọt rẹt để khách có thể nghe trọn vẹn tiếng đờn giọng ca hòa điệu ngọt ngào trên sóng nước Cần Thơ.
Dấu ấn sông rạch trong đời sống của người dân Nam bộ

Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Trước tiên là việc xác định địa bàn cư trú. Trong quá trình mở cõi vào phương Nam, các lưu dân đã nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau này. Việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương...


Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.

Trước tiên là việc xác định địa bàn cư trú. Trong quá trình mở cõi vào phương Nam, các lưu dân đã nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau này. Việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương tác với môi trường tự nhiên. Cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường nhật như: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi hàng hóa, bán buôn...

Mô hình nhà ở thường thấy nhất là trước sông sau ruộng. Loại hình cư trú này rất phổ biến ở Nam bộ. Dân cư sống tập trung nhau thành một dải dài theo dòng chảy của con sông. Mỗi nhà cách nhau bằng một khoảnh đất trống, một bụi chuối, hay hàng cây nào đó. Nhà ở chính giữa, phía trước là một con lộ đất nhỏ rồi mới tới sông. Ở bến sông, người ta bắc một cây cầu ván gie ra mé sông để làm nơi giặt giũ, tắm gội, rửa chén bát cũng như mọi sinh hoạt khác cần đến nguồn nước. Có khi người ta chỉ để một hoặc hai thân cây dừa nằm lài từ trên bờ đến mé nước để làm cầu. Thân dừa đẽo thành bậc thang để không trợt té. Kế bên cầu thường là chỗ đậu ghe, xuồng để thuận tiện mỗi khi di chuyển. Có người cất một mái lá gie ra sông để ghe xuồng tránh nắng mưa. Dọc theo triền sông thường là những hàng cây so đũa, điên điển, bần, dừa...

Mô hình cư trú thứ hai thường thấy là cư trú ở vùng giáp nước. Nơi đây thường diễn ra các buổi họp chợ, buôn bán, trao đổi hàng hóa và cũng là một cái “chợ thông tin” cho mọi người. Giáp nước là nơi ghe xuồng ngược xuôi thường hay ghé lại nghỉ ngơi, vào hàng quán để ăn uống đợi con nước sau. Điều này rất thuận tiện cho họ, vì cả hai chuyến đi về họ đều đi con nước xuôi, chèo chống đỡ mệt, khỏi phải tốn nhiều công sức. “Đi trên kinh rạch Nam Việt, gặp chỗ giáp nước thì luôn luôn ta thấy một cái chợ hoặc lớn hoặc nhỏ, ít nhất cũng là một xóm có vài quán bán hàng, vì chỗ giáp nước là chỗ đổi con nước; mười ghe thì chín ghe đậu lại đợi con nước sau. Trong khi nghỉ, người ta lên bờ mua thức ăn, đồ dùng, uống trà, cà phê, thế là tự nhiên nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường thủy vậy”.(1) Ngoài việc mở hàng quán bán đồ ăn, thức uống, những nhà cư trú nơi giáp nước cũng mở các cửa tiệm như: nhà may, sửa máy xuồng, máy ghe, vá soong, vá chảo, tiệm tạp hóa... Giáp nước là nơi làm ăn được, nên càng ngày người ta kéo đến ở càng đông, rồi cửa tiệm thi nhau mọc lên, tạo nên một “xóm chợ” đông đúc và vui nhộn. Lần lần hình thành nên những khu, những xóm dân cư sinh sống cùng một nghề, cùng chia sẻ những hoạn nạn, khó khăn, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Mô hình nhà ở kế tiếp là trước đường sau sông. Đặc điểm cư trú này hình thành sau hai mô hình kia. Mô hình nhà ở này hình thành khi công cuộc khai phá đất hoang đã hoàn tất, cuộc sống xã hội phát triển, nhu cầu giao thương đã cao. Mô hình này thường tập trung ở nơi dân cư đông đúc, đường sá thuận tiện. Phía trước nhà là một con đường đất, hoặc đã được lót đan, có khi tráng xi măng. Đường tương đối lớn, đối diện bên kia đường thường là một dãy nhà, tạo nên thế đối diện và tâm điểm là con đường này. Phía sau nhà thường là con sông lớn, người ta cho bắc cầu để tiện việc sinh hoạt. Nhà kiểu này thường có đặc điểm trước là nền đất sau là nhà sàn. Phía nhà sàn này dùng cho sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong gia đình như: nấu bếp, đặt vài cái lu chứa nước, làm nhà tắm, nhà vệ sinh. Đôi khi người ta cất thêm một cái chái bên nhà để làm chỗ đậu ghe xuồng. Nhà ở kiểu này ngoài việc tiện cho cho việc sinh hoạt vì ở gần nguồn nước còn được cái thuận lợi khác là được cả hai mặt tiền. Mặt trước, mặt sau đều có thể buôn bán được, hoặc có việc đi lại khi cần.

***
Điều dễ nhận thấy nhất là người Nam bộ rất thích ăn các loại thủy hải sản. Kinh rạch chằng chịt đã tạo cho vùng đất Nam bộ trở thành một vùng đa sinh thái rất giàu thủy hải sản: tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, cá, lươn... Từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên này, người Nam bộ chế biến ra các món ăn khác nhau. Chế biến món ăn là một khâu vô cùng quan trọng trong đó, loại rau nào ăn với món gì, món ăn đó chấm với nước chấm nào... là một công thức đã được đúc kết qua kinh nghiệm bao đời. Qua dòng thời gian, con người càng ngày càng phát kiến thêm nhiều cách kết hợp món ăn khác nhau đã làm cho kho tàng văn hóa ẩm thực của dân tộc không ngừng phong phú lên. Nguồn thủy hải sản dồi dào dường như bất tận giúp người Nam bộ chế biến ra nhiều món ăn vô cùng phong phú, như: canh chua cá kèo, tép đất luộc gói với lá tằm ruột, lươn um lá nhàu, ốc bươu luộc hèm, chuột đồng xào sả ớt... Đặc biệt, lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nam bộ. Chỉ riêng mắm đã có một danh sách thực đơn dài đáng nể: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm rươi, mắm còng, mắm ba khía, mắm ruốc... và chỉ một món mắm với những cách ăn khác nhau: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm...
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
Bắt cua làm mắm cho chua,
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền.
                                     (Ca dao)
Tác giả sách Gia Định thành thông chí cũng đã từng đề cập đến thói quen ăn mắm của người Nam bộ như sau: “ Đất Gia Định (hiểu là cả Nam bộ) nhiều sông suối cù lao, nên 10 người đã có người quen việc chèo thuyền, bơi nước, ưa ăn mắm; có người trong 1 bữa ăn, ăn hết 2 ống mắm, độ hơn 20 cân, để làm trò vui trong khi đố cuộc nhau”.(2)
***

Cơ bản trang phục của người Nam bộ không mấy khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Nhưng do sống trong môi trường sông nước mà bà con đã có những lựa chọn trang phục để thích ứng với thiên nhiên ở đây. Áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục tiêu biểu của cả nam lẫn nữ nông dân Nam bộ- những người gắn bó trực tiếp công việc của mình với sông nước. Do người suốt ngày phải chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu, giăng lưới... nên áo quần rất mau mục. Để thích ứng, bà con đã chọn những loại vải dày nhuộm đen để mặc được bền hơn. Chiếc áo bà ba với chiếc khăn rằn đã tỏ ra thích hợp với môi sinh: vừa bền vừa tiện lại thích hợp với điều kiện sông nước. Áo bà ba rất thuận tiện cho việc ra đồng: gọn, nhẹ, bền, có túi để đựng một vài vật dụng cần thiết. Còn chiếc khăn rằn thì có thể dùng để lau mồ hôi, quấn cổ và có thể dùng quấn ngang người để thay quần.

Cư dân ở Nam bộ thời khẩn hoang đã dùng ghe xuồng để làm phương tiện đi lại. Thật ra, giao thông đường thủy là phương tiện đi lại đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Nhưng do ở Nam bộ có nhiều sông, rạch nên loại hình này phát triển rất đa dạng và phong phú. Tác giả sách Gia Định thành thông chí cho ta biết rằng: “Ở Gia- định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông ngày đêm qua lại,...” (3)

Khoảng cuối thế kỷ thứ 17, những lưu dân từ miền Trung, miền Bắc đã lợi dụng sức gió mà xuôi thuyền vào phương Nam bằng loại ghe bầu. Nhưng đến địa hình sông nước của Nam bộ thì loại ghe này tỏ ra không phù hợp. Vì vậy, những lưu dân sáng tạo ra nhiều loại ghe xuồng mới, phù hợp với địa hình sông nước của vùng Nam bộ hơn. Ghe xuồng ở Nam bộ phát triển nhiều kiểu đa dạng, phong phú. Từ những chiếc ghe, xuồng bơi, chèo, chống, luồn lách trong kinh, rạch nhỏ đến những chiếc ghe, tàu vài chục tấn, vài trăm tấn bằng động cơ máy nổ được sử dụng đan xen với nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng sông nước phương Nam này.
Ghe ai đỏ mũi, trản lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?
                                 (Ca dao)
Ghe xuồng không chỉ phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người còn là phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Cư dân Nam bộ có tập quán sống ven sông rạch, có nguồn cá tôm rất dồi dào và phong phú, nên người ta dùng chiếc ghe, chiếc xuồng của mình để đánh bắt cá tôm: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, đặt lọp, xây nò, đóng đáy cọc, chài lưới, thả câu... Chiếc xuồng, chiếc ghe, con đò còn phục vụ cho việc buôn bán rồi kết thành điểm chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa trên sông, hình thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ các loại người tứ xứ đến buôn bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay họ ở chỗ này, mai chỗ khác, len lỏi vào tận những con kinh, con rạch, những đường nước hẹp đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà...
***

Người Nam bộ đã sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nước như: sông, ngòi, mương, máng, lạch, kinh, ao, hồ, rạch, xẻo, ngọn, rọc, dớn, láng, lung, bưng, biền, đưng, đầm, đìa, trấp vũng, trũng, tắc, gành, xáng, doi, vịnh, bàu... rồi các từ miêu tả sự vận động của dòng nước: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước trồi, nước sụt, nước dềnh, nước giựt, nước bò, nước chảy, nước đứng, nước nằm, nước chừng, nước nhửng, nước ương, nước chết, nước sát, nước rặc, nước cường, nước ghẻ, nước nhảy, nước thả, nước ngược, nước trốt, nước xuôi, nước rằm...
Nước rằm chảy thấu Nam Vang
Mù u chín rụng sao chàng biệt ly.
                                  (Ca dao)
Trong giao tiếp hàng ngày, người Nam bộ cũng dùng những từ ngữ đầy ấn tượng về văn hóa sông nước, như: chìm xuồng, câu tôm, mò tôm, vác cần tôm, quá giang, lặn lội, lội bộ, lội, tắm nắng...

Sông nước Nam bộ mênh mông, chằng chịt còn để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật ngữ văn dân gian, mà tiêu biểu là trong ca dao, dân ca, hò, vè...
Ngày xưa, trên các dòng sông, kinh rạch ở Nam bộ, đêm đêm vẳng lên tiếng hò man mác của những người chèo ghe, những khách thương hồ, những cô gái chở hàng bông đi chợ, những anh chàng giăng câu, thả lưới. Môi trường sông nước cũng chính là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, ướm hỏi, tỏ tình:
Sông sâu sóng bủa láng cò
Thương em vì bởi câu hò có duyên.
                                    (Ca dao)
“Hình ảnh sông nước là cái khung làm tôn thêm vẻ đẹp cho những bức tranh về hạnh phúc lứa đôi, làm nhân chứng cho các cuộc thề bồi hẹn ước, đóng vai trò “gạch nối” giữa những mối tình. Sông nước cũng là nơi chứng kiến những biệt ly đổ vỡ, những đợi chờ thất vọng, những đổi thay giữa bến và thuyền.
Mồ cha đứa đốn cây bần,
Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm”. (4)
Hay cụ thể hơn:
Ghe lui khỏi bến còn dầm,
Người thương đâu vắng chỗ nằm còn đây?
                                   (Ca dao)

Sông rạch ở Nam bộ đã có những mặt tích cực đáng kể đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Và chính sông rạch đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng hình thành nên tính cách, lối sống, quan niệm, tập quán... của con người Nam bộ.




TRẦN PHỎNG DIỀU
( Báo Cần Thơ)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét