Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại phú thọ , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai phu tho giá rẻ , phutho


Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.

Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...
 
Phú Thọ - Những mốc son lịch sử
Tỉnh Phú Thọ là một trong những chiếc nôi của loài người. Hàng nghìn năm qua, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến ngày nay, địa bàn Phú Thọ đã trải qua biết bao đổi thay về địa danh và địa giới hành chính.

Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. 
Đến thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện, thay thế cho chế độ quận huyện thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây.  
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước là tỉnh, điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, chia tách một số huyện lớn... Ở phạm vi hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây  năm 1831 chuyển huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hưng Hóa, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của tỉnh Hưng Hóa thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ (1833). 
Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, lập ra các tỉnh mới. 
Điều I của Nghị định toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891 về việc thành lập tỉnh Hưng Hóa ghi “Địa phận tỉnh Hưng Hóa sẽ được thành lập gồm: 
1. Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ. Huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn. 
2. Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập chỉ có 5 huyện, trong đó hai huyện Tam Nông và Thanh Thuỷ là thuộc tỉnh Hưng Hóa cũ còn lại ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh là chuyển từ tỉnh Sơn Tây sang. 
Ngày 9 tháng 12 năm 1892, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa. 
Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái về nhập vào tỉnh Hưng Hóa. 
Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa. Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng tách khỏi tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì. 
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ năm 1903 có 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn và Yên Lập. 
Từ năm 1903 (năm tỉnh có tên là Phú Thọ) đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số phủ huyện và thêm một số làng xã mới… Ngày 22-10-1907 thành lập thị xã Phú Thọ và thị xã Việt Trì. Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng năm này, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng. 
Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng vì là huyện miền núi. Cũng năm này, huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba. 
Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một số thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố. 
Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Đợt liên xã đầu tiên, thực hiện năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947 lại điều chỉnh từ 106 lên 150 xã. 
Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập vào khu 14, không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu X thành Liên khu X, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ. 
Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (1955-1957), các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi, đơn vị xã cơ bản ổn định đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào cuối năm 1964. 
Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Bộ nội vụ ra quyết định thành lập 3 thị trấn là thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn. Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội dồng Chính phủ ra Quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì. 
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú. 
Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 “Về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”. Ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất: Tam Nông hợp nhất với Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh bao gồm 34 xã; Lâm Thao hợp nhất với Phù Ninh thành huyện Phong Châu gồm 34 xã; Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hòa hợp nhất thành huyện Sông Thao gồm 58 xã; Thanh Ba, Đoan Hùng và các xã còn lại của Hạ Hòa cùng với 7 xã của Phù Ninh, hợp nhất thành huyện Sông Lô gồm 82 xã. Việc hợp nhất huyện này quá rộng gây ra nhiều khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không sát đối với cơ sở, nên chỉ hai năm sau, ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Quyết định số 377 “Về việc sửa đổi một số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”. Theo quyết định, Sông Thao tách thành Sông Thao và Yên Lập; Sông Lô chia thành Thanh Hòa và Đoan Hùng. 
Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phong Châu. 
Tháng 10 năm 1995, 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa tái lập; một tháng sau (11-1995), Chính phủ ra nghị định thành lập thị trấn Thanh Ba là huyện lỵ của huyện Thanh Ba và thị trấn Đoan Hùng. 
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết “về việc chia và điều chỉnh địa giới hành  chính một số tỉnh”, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997. 
Sau khi tái lập, ngày 28-5-1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 về việc thành lập 6 thị trấn: Thị trấn Yên Lập (Yên Lập); thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa); thị trấn Hưng Hóa (Tam Thanh); thị trấn Lâm Thao và Phú Hộ (Phong Châu); thị trấn Thanh Sơn (Thanh Sơn). 
Tiếp đến ngày 24-7-1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách nốt hai huyện cuối cùng của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy.
Ngày 09/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn.
Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.
 
Quy hoạch phát triển công nghiệp
Trong thời kỳ 1998-2020 công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu trước mắt của tỉnh là chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng linh hoạt đáp ứng yêu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao và từng bước hiện đại.

Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và coi trọng cả hiệu quả trước mắt và lâu dài. Tỉnh sẽ chú trọng huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, tạo ra cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, năng động và có hiệu quả, đồng thời kết hợp nhiều loại quy mô phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Ngoài ra, một yêu cầu bức thiết là cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị của ngành công nghiệp phi được hiện đại hóa, công nghệ sản xuất tiên tiến. Phú Thọ cũng nhận thức được vấn đề nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường. Đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ qủan lý, các nhà doanh nghiệp giỏi, đủ khả năng đưa sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc và có hiệu quả. Thêm vào đó, phát triển công nghiệp phi gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch và các ngành lĩnh vực khác.
Mục tiêu:
Tỉ trọng giá trị gia tăng công nghiệp so với GDP toàn tỉnh năm 2005 đạt khoảng 32,3% (năm 1997 là 27,3%) năm 2010 đạt khong 36,0% và năm 2020 khoảng 44%.
Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2001-2005 khoảng 12,0%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 khong 12,8%/năm và 2011-2020 khoảng 12/năm.
Cả thời kỳ 1998-2010 thu hút thêm được khong 68 nghìn lao động, chiếm khong 22% so với lao động thu hút thêm vào nền kinh tế quốc dân của tỉnh, trong đó thời kỳ 2001-2005 thu hút khong 11-12 nghìn lao động.
Năng suất lao động công nghiệp (tính theo GDP) năm 2005 đạt khoảng 26,3 triệu đồng, năm 2010 đạt khong 40,0 triệu đồng, gấp khoảng 2,8 lần so với năm 1997.

 
Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
PhuthoPortal - Ngày 14/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

I. Mục tiêu phát triển :
Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chỉ  tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020 như sau:
1. Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân đầu người so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 cao hơn 1,3 - 1,5 lần cả nước và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong chỉ đạo, điều hành cố gắng phấn đấu ở mức cao hơn;
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 45 - 46%, dịch vụ 35 - 36%, nông, lâm nghiệp 19 - 20%; đến năm 2020, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 50 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông, lâm nghiệp 9 - 10%;
- Thu ngân sách đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,5 - 12% GDP và đạt  17 - 18% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300 - 320 triệu USD và đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020;
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 đạt  124 - 125 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 28 - 29 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35 - 36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 - 61 nghìn tỷ đồng.
2. Các chỉ tiêu về xã hội
- Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân;
- Đến năm 2010, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 7 bác sĩ và 22,3 giường bệnh/1 vạn dân; năm 2015 có 9 bác sĩ và 28 giường bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 11 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;
- Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa thông tin cơ sở từ tỉnh tới cấp xã, phường, thôn, bản để khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa nhằm từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 và 70 - 75% vào năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020.
3. Các chỉ tiêu về môi trường
- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2010 và trên 55% vào năm 2020;
- Từ nay đến năm 2010, có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đạt bình quân khoảng 20%/năm; trên 50% số huyện, thành phố, thị xã xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại; tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt 85%;
- Đến năm 2020, tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt trên 90%; 100% số hộ nông dân sử dụng công trình vệ sinh hợp quy cách.
II. Định hướng phát triển trọng điểm, phát triển ngành và lĩnh vực:
1. Các trọng điểm phát triển chủ yếu
- Trọng điểm thứ nhất: đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực như: phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên; phát triển nhanh công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng có nghề;
- Trọng điểm thứ hai: phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; trong đó, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm du lịch, dịch vụ lớn;
- Trọng điểm thứ ba: phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển vùng kinh tế Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ và các khu, cụm công nghiệp. Hoàn thành việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về giao thông (đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh,   cầu Đức Bác, cầu Chí Chủ, cầu Ngọc Tháp, cầu Đồng Luận .v.v...);
- Trọng điểm thứ tư: nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề của Tỉnh đạt trình độ quốc gia và quốc tế.
2. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực
a) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu công nghiệp để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của Tỉnh;
- Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ.
b) Phát triển các ngành dịch vụ
- Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như: vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, thị trường bất động sản, tư vấn về chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán, dịch vụ tư vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, dịch vụ việc làm .v.v…; các dịch vụ mới có hàm lượng trí tuệ cao và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,  lâm nghiệp và đời sống nhân dân;
- Khai thác tiềm năng du lịch trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để đa dạng hóa sản phẩm các loại hình du lịch, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh;
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch và hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực và hiện đại hóa cảng ICD (Thụy Vân); phát triển trung tâm thương mại lớn, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, trung tâm triển lãm, hội chợ ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và một số huyện trọng điểm; phát triển nhanh mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn;
- Mở rộng các hoạt động hợp tác kinh doanh với các địa phương trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh của Tỉnh như: chè, giấy, vật liệu xây dựng, sản phẩm may, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ .v.v…
c) Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh. Phát triển nhanh các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ;
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm, nhất là chương trình phát triển cây chè, cây nguyên liệu giấy, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và bảo đảm an toàn lương thực;
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn theo hướng tập trung phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
d) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu
- Về giao thông: đầu tư đồng bộ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường thủy, đường giao thông nông thôn và hệ thống giao thông đô thị; các đường vào khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và các tuyến đường đấu nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh. Cải tạo, nạo vét, khơi thông các tuyến vận tải sông Lô, sông Hồng, sông Đà, nâng công suất của cảng Việt Trì, Bãi Bằng; xây dựng cảng tổng hợp tại thị xã Phú Thọ và một số cảng chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh; cải tạo, nâng cấp các hệ thống nhà ga và di chuyển tuyến đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố Việt Trì; xây dựng, nâng cấp một số nhà ga đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch như ga Việt Trì, ga Phú Thọ và ga Ấm Thượng;
- Đầu tư tăng năng lực tưới tiêu các công trình thuỷ lợi; kiên cố hóa kênh mương, các dự án thủy lợi vùng đồi; hệ thống hồ, đập, cống tự chảy, các bờ bao, hệ thống đê sông đáp ứng yêu cầu sản xuất và giảm nhẹ thiên tai;
- Về phát triển lưới điện: đầu tư mở rộng, nâng công suất các trạm 220 KV, 110 KV và hệ thống lưới truyền tải; bảo đảm 100% số hộ được dùng điện, cung ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất kinh doanh. Phát triển Phú Thọ thành trung tâm điện lực trong Quy hoạch Điện VI và đầu tư xây dựng một số nhà máy nhiệt điện tại Phú Thọ;
- Về thông tin liên lạc: đầu tư hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông bảo đảm 100% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng và có các điểm bưu điện văn hoá xã; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trường trong hệ thống giáo dục được kết nối Internet;
- Về hạ tầng đô thị: đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống đường nội thị, các điểm vui chơi, quảng trường và các khu đô thị mới tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; đầu tư mở rộng các trung tâm, thị trấn, thị tứ các huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và điểm dân cư của Tỉnh đến năm 2020;
- Về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: tập trung thu hút vốn đầu tư, từng bước hoàn hiện hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và dọc hành lang các tuyến đường quốc lộ, đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 của Tỉnh; 
- Về thương mại, dịch vụ: tập trung đầu tư hạ tầng du lịch, dịch vụ để hình thành các tuyến du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Đền Hùng, Khu du lịch Ao Châu, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, vườn quốc gia Xuân Sơn, Đền Mẫu Âu Cơ. Xây dựng Trung tâm hội nghị, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống siêu thị và xây dựng chợ đầu mối, chợ thương mại. Xây dựng một số khu vui chơi giải trí phục vụ cho người nước ngoài.
đ) Về các lĩnh vực xã hội
- Về giáo dục, đào tạo và dạy nghề: tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Hùng Vương, đầu tư nâng cấp một số trường cao đẳng thành đại học và một số trường trung học chuyên nghiệp thành cao đẳng, nâng cấp, thành lập thêm một số cơ sở đào tạo, dạy nghề và tăng cường cơ sở vật chất các trường thuộc hệ thống giáo dục. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học vào năm 2015. Phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dạy nghề theo hướng chuẩn hoá. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực;
- Về lĩnh vực y tế, dân số: xây dựng và hiện đại hóa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa đạt tiêu chuẩn cấp vùng, các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực; các trạm y tế xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình quốc gia về y tế. Phát triển y tế cộng đồng và các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao. Tăng cường công tác khám, chữa bệnh, chú trọng các tuyến huyện, tuyến xã; chủ động phòng, chống các dịch bệnh, cơ bản loại trừ các bệnh truyền nhiễm; thực hiện tốt công tác dân số gia đình và trẻ em; nâng cao chất lượng dân số, cải tạo giống nòi và nâng cao tuổi thọ, cải thiện môi trường sống ở đô thị và nông thôn một cách bền vững;
- Về văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao: đầu tư các công trình văn hoá, thể thao, xây dựng tỉnh Phú Thọ thành một trong những trung tâm văn hoá thông tin, thể thao hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phát triển văn hóa nhằm huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa. Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng đất Tổ. Đầu tư tôn tạo, xây dựng các di tích lịch sử thời kỳ Hùng Vương, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu trung tâm văn hóa, y tế, thể thao của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật .v.v…;
- Các lĩnh vực xã hội khác: thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng cao thời gian sử dụng lao động ở nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cơ bản và cải thiện rõ rệt cho các tầng lớp dân cư về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh và hưởng thụ văn hoá, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
e) Phát triển khoa học, công nghệ
- Về phát triển khoa học và công nghệ: phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, tạo động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn gắn với việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học; tăng cường tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các ngành, lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế. Phát triển Phú Thọ thành Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp, lâm nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Nghiên cứu xây dựng và vận hành khu đô thị công nghệ (bao gồm các khu công nghệ, khu nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở đào tạo, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .v.v…);
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ. Hoàn thiện mô hình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 2001 tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp. Thực hiện tốt các quy định về đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
g) Về an ninh, quốc phòng
Tăng cường và củng cố tiềm lực quốc phòng gắn với chiến lược phòng thủ các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các khu căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương trong khu vực phòng thủ và các cơ sở đào tạo quân sự, quốc phòng trên địa bàn; bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối phó với mọi tình huống.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sức mạnh của quần chúng trong việc kiềm chế, giảm tội phạm, giữ vững an ninh xã hội trên địa bàn. Chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tập trung lực lượng đấu tranh giải quyết tốt các tệ nạn xã hội. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn; tăng cường cán bộ an ninh cơ sở, an ninh nhân dân.
Trích Quyết định 99/QĐ/2008-TTg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét