Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại phú yên , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai phu yen giá rẻ , phuyen

 GIỚI THIỆU CHUNG
1. Điều kiện tự nhiên
- Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47". Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
- Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).
- Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên (tính đến năm 2011) là 871.949 người, mật độ dân số năm 2010 là 172 người/km2. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
- Là Tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn. Phú Yên có 03 mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ.
- Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C.  Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc tại Tuy Hòa là 2.450 giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Lượng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1000 - 1500 mm/năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm: 1500-3000 mm/năm.
2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất. 336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; Nhóm đất cát biển: 15.009 ha chiếm 2,97%. Nhóm đất mặn, phèn: 7.899 ha, chiếm 1,57%.  Nhóm đất Phù sa: 55.752 ha, chiếm 11.05%. Nhóm đất xám: 39.552 ha, chiếm 7,84%, Nhóm đất đen: 18.831 ha, chiếm 3,73%. . Nhóm đất vàng đỏ trên núi: 11.300 ha, chiếm 2,5%. Nhóm đất thung lũng dốc tụ: 1.246 ha;  Các loại đất khác: 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%.
- Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên. Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối ở Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, dãy Cù Mông ở phía Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Nguồn nước sông Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Nguồn nước sông Bàn Thạch với tổng lượng dòng chảy của sông 0,8 tỷ m3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sông Kỳ Lộ là 1.950 km2, trong đó phần trong tỉnh là 1.560 km2. Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nước ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m3/ngày. Nước khoáng: Nguồn tài nguyên nước khoáng ở Phú Yên khá phong phú, trên địa bàn tỉnh có 4 điểm nước khoáng nóng ở Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Phước Long ở xã Xuân Long, Triêm Đức (huyện Đồng Xuân) và Phú Sen (huyện Phú Hòa).
- Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán (tương đương 4.200 ha), gồm các loại cây chủ yếu như keo tai tượng, xà cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng đen, giáng hương và một số loại khác. Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm). Thú có 20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), Bò sát có 3 họ với 22 loài (trong đó có 2 loài quý hiếm).
Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Krông Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng.
- Phú Yên còn có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, với nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá Granit, Vàng sa khoáng, Nhôm (Bôxít), Sắt, Fluorit, Titan… được phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương.
- Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.
3. Kết cấu hạ tầng
Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. Mặc khác Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây; cụ thể: Giao thông đường bộ, có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 và các tuyển tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi. Có trục giao thông phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Ma D'răk (tỉnh Đắk Lắk); có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển; Giao thông đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác, trong tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây Nguyên được hình thành mở ra triển vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên; Hàng không, Phú Yên có sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5km về phía Đông Nam, diện tích sân bay: 700ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT.
4. Tiềm năng du lịch
Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong Tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia gắn liền với huyền thoại Vua Lê Thánh Tông một thời mở cõi, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.
Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phú Yên như: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường Mùa Xuân, nhà thờ Bác Hồ. Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng đường Năm, Tàu Không số Vũng Rô; mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Mũi Điện, Tháp Nhạn; đầm Ô Loan; gành Đá Dĩa, chùa Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: lễ hội Lương Văn Chánh, lễ hội Lê Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông Chùa, v.v
Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên rất đa dạng. Khả năng khai thác để phát triển du lịch: Ở khu vực Đông Bắc phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan thắng cảnh. Ở khu vực Đông Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao cấp kết hợp với du lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh. Ở khu vực phía Tây là khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, là nơi phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan các làng bản dân tộc, các công trình thuỷ điện, thủy lợi...
Với những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế như vậy, Phú Yên hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 
Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh trong Vùng và cả nước, xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ Đông - Tây. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; khai thác những ngành có lợi thế về lao động và tài nguyên; đồng thời, chú trọng mở rộng các ngành kinh tế có hàm lượng về kỹ thuật cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh Phú Yên và xu hướng của thị trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng dần mức sống cho các tầng lớp dân cư, nhất là vùng căn cứ kháng chiến, miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
Mục tiêu phát triển
Duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực
- Nông, lâm, ngư nghiệp:
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.
Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.
Phát triển thủy sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển vùng nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản.
Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong Tỉnh. Phát triển dịch vụ, ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Công nghiệp:
Chú trọng đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
Phát triển công nghiệp theo quan điểm bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh như: điện tử, lọc dầu, hóa dầu, đóng tàu, chế biến nông thủy sản, sản xuất điện - nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến dự án Nhà máy lọc dầu và các nhà máy hóa dầu.
Đầu tư phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên có khu đô thị Nam Tuy Hòa, khu công nghiệp lọc, hóa dầu và một số khu công nghiệp tập trung khác gắn liền cảng biển Vũng Rô, cảng biển Hòa Tâm và sân bay Tuy Hòa. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, hình thành mạng lưới các cụm, điểm công nghiệp ở các huyện, có diện tích 10 - 20 ha.
Phát triển các làng nghề ở khu vực nông thôn, du nhập và nhân rộng một số nghề mới quy mô phù hợp, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu và giải quyết nhiều lao động khu vực nông thôn.
- Dịch vụ:
Nâng cao phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ hiện đại, đồng thời đảm bảo hệ thống thương mại - dịch vụ thông suốt đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Hình thành các khu đô thị, các phố chợ, các đường phố chuyên doanh, tạo mạng lưới phân phối đa dạng, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển.
Xây dựng hệ thống cung cấp các dịch vụ thương mại, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế. Mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch” mang màu sắc độc đáo riêng. Tôn tạo các di tích, danh thắng, các điểm du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư: khu du lịch liên hợp cao cấp An Phú - An Chấn; các khu  đô thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân); các cụm du lịch cảnh quan sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, giải trí.
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ bưu chính viễn thông. Đa dạng hóa hình thức phục vụ hợp lý.
Chú trọng và tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tin học, bảo hiểm, tư vấn, kế toán, kiểm toán, tư vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, kinh doanh tài sản, bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.
- Phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Về giao thông: hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, khai thác hiệu quả giao thông đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt, nối các vùng trong Tỉnh và các tỉnh trong khu vực, tạo ra các hành lang phát triển kinh tế của tiểu vùng.
Đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ, lấy quốc lộ 1A, quốc lộ 25, quốc lộ 29, trục ven biển phía Đông, trục dọc miền Tây và các tỉnh lộ làm các trục giao thông chiến lược. Hình thành một số đường mới nối từ đường cao tốc Bắc - Nam và trục quốc lộ 1A xuống các khu công nghiệp và các cụm đô thị du lịch ven biển. Xây dựng hệ thống bến xe, bãi đậu xe, điểm dừng. Đầu tư mới và mở rộng nâng cấp các tuyến đường huyện, đường nội thị, đường gom, đường liên xã, giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống. Phấn đấu đến năm 2020, đường huyện và đường nội thị được cứng hóa mặt đường từ 90 - 100%. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên.
Hoàn chỉnh, nâng cấp và khai thác hiệu quả cảng biển Vũng Rô, nghiên cứu xây dựng một số cảng nước sâu chuyên dùng phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch.
Nâng cấp sân bay Tuy Hòa và tăng chuyến từ sân bay Tuy Hòa đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, phát triển thành một cảng hàng không đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Nghiên cứu cơ chế để kêu gọi và cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng một sân bay khu vực phía Bắc của Tỉnh, phục vụ du lịch và các nhu cầu phát triển của khu vực.
Đầu tư một số nhà máy thủy điện mới trên bậc thang sông Ba, sông Kỳ Lộ. Khuyến khích phát triển các dự án thủy điện nhỏ, điện gió, các dạng năng lượng mới thích hợp để phục vụ cho những vùng không thể đưa lưới điện quốc gia đến. Thu hút đầu tư nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất lớn.
Phát triển nhanh mạng bưu chính viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng với kỹ thuật hiện đại, tiến tới thực hiện mạng số đa dịch vụ, mạng thông tin cá nhân băng rộng, Internet tốc độ cao. Phát triển các điểm bưu điện văn hóa xã, phổ cập dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Đến năm 2015, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 50 máy/100 dân; năm 2020 đạt 60 máy/100 dân. Năm 2020 bình quân 35-40 người/100 dân sử dụng dịch vụ Internet.
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước tại thành phố Tuy Hòa. Nâng công suất các nhà máy nước tại các thị trấn: La Hai, Hai Riêng, Chí Thạnh, Củng Sơn, Sông Cầu và Phú Hòa lên 8.000 - 10.000 m3/ngày đêm. Xây dựng mới nhà máy nước tại Hòa Vinh công suất 8.000 - 10.000 m3/ngày đêm, các thị trấn mới Phú Thứ, Sơn Long (Vân Hòa) và phường Xuân Lộc công suất 3.000 - 5.000 m3/ngày đêm. Đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất trên 200.000 m3/ngày đêm năm 2015 và 300.000 m3/ngày đêm năm 2020, phục vụ khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu vực khác.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại các đô thị hiện có, các khu đô thị mới. Xây dựng thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại II, đô thị sinh thái với chức năng là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ; đầu mối giao thông, giao lưu trong Tỉnh; đồng thời, là đầu mối giao thông lớn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cho khu vực. Nâng cấp huyện Đông Hòa thành thị xã. Hoàn thành xây dựng thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa), Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa); xây dựng khu đô thị Nam Tuy Hòa và chuỗi đô thị mới du lịch, công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố ven biển, thị trấn Vân Hòa tại huyện mới Vân Hòa, thị trấn Hòa Hiệp Trung, An Mỹ.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng
Vùng biển và ven biển, là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Phát triển kinh tế tổng hợp biển, xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như giao thông, kho tàng, bến bãi, cảng, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng. Gìn giữ môi trường biển và giải quyết các vấn đề xã hội vùng ven biển nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vùng đồng bằng, có nhiều tiềm năng về lao động, kết cấu hạ tầng đã được đầu tư. Hướng phát triển là tập trung thâm canh cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi sản phẩm sạch chất lượng cao, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ, phát triển làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ, làm vệ tinh cho xí nghiệp lớn, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Phát triển các loại hình du lịch làng quê, du lịch thăm quan làng nghề thủ công mỹ nghệ, gắn với các tuyến du lịch biển, núi.
Vùng trung du, miền núi, trồng rừng, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến nông lâm sản; nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất vườn đồi, vườn rừng với quy mô thích hợp. Phát triển cây cao su, bố trí các trạm thực nghiệm và vườn giống, xây dựng nhà máy chế biến cao su. Xây dựng các cụm công nghiệp tập trung ở nông thôn. Ưu tiên đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản ở khu vực miền núi. Phát triển mạnh du lịch miền núi gắn liền với văn hóa các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng cao nguyên Vân Hòa, hồ Sông Ba Hạ, hồ Sông Hinh trở thành các trung tâm, cụm nghỉ mát của Phú Yên. Xây dựng một số buôn làng văn hóa du lịch của đồng bào các dân tộc.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Đến năm 2020, mạng lưới đô thị của Tỉnh gồm 01 thành phố, 02 thị xã, 09 thị trấn; thành phố Tuy Hòa phát triển thành đô thị loại II vào năm 2015; huyện Đông Hòa thành thị xã công nghiệp đô thị loại IV vào năm 2019-2020. Phát triển các thị trấn mới: Phú Thứ (Tây Hòa); Hòa Định Đông (Phú Hòa); Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung (sau trở thành 2 phường của thị xã Đông Hòa); Vân Hòa (huyện mới) và An Mỹ (Tuy An). Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển thị trấn Củng Sơn và Hai Riêng thành thị xã vào sau năm 2020. 
Tiềm năng và triển vọng đầu tư
Skip portlet

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên 5.060 km2, địa hình vừa có biển, vừa có đồng bằng, trung du và miền núi. Vị trí địa lý thuận lợi, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp Khánh Hoà, Tây giáp Đắc Lắc và Gia Lai, Đông giáp biển Đông. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, quốc lộ 29 nối Đắc Lắc, phía Nam có cảng biển nước sâu Vũng Rô có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT; sân bay Tuy Hoà nằm gần trung tâm thành phố có thể tiếp nhận máy bay cỡ lớn hoạt động. Phú Yên cũng là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong các tỉnh duyên hải Nam trung bộ để xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên và là cửa ngõ mới hướng ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên.
Đặc biệt, Tỉnh đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, với trọng tâm là lọc, hóa dầu gắn với Khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà theo hướng đa ngành, đa chức năng; là cực phát triển quan trọng, trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 3 Khu công nghiệp tập trung, diện tích 387ha và các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 10-20ha ở các huyện. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả như: Công ty cổ phần Pymepharco; Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu 3.000 tấn/năm; Nhà máy đường KCP của Ấn Độ công suất 5.000 tấn mía/ngày, Nhà Máy đường Tuy Hoà công suất 1.250 tấn mía/ngày; Công ty Thai Nakorn Patana; Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh với công suất 72 MW; nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ công suất 220MW… Tỉnh còn có nhiều khoáng sản như đá granit màu, diatomit, fluorit, bauxit, than bùn, vàng sa khoáng thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Phú Yên được xem là vựa lúa của miền Trung, có vùng nguyên liệu mía, sắn  tập trung, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá. Rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh với một số loại lâm đặc sản quý hiếm. Phú Yên có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, bờ biển dài 189km với nhiều đầm, vũng, vịnh, gành đá, bãi cát trắng và một số đảo nhỏ ngoài biển có hệ sinh thái và cảnh quan đẹp, dân cư còn thưa thớt như: bãi biển Long Thuỷ, Bãi Xép, Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Lao Mái Nhà, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông ở phía Bắc; Núi Nhạn-Sông Đà và bãi biển Tuy Hoà thơ mộng ở ngay trung tâm thành phố Tuy Hoà, đặc biệt là môi trường được gìn giữ xanh, sạch, đẹp. Ngược lên hướng Tây của Tỉnh là vùng rừng núi còn hoang sơ tự nhiên, khí hậu trong lành, có khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, khu sinh thái cao nguyên Vân Hoà, lòng hồ thuỷ điện Sông Hinh, hồ Đồng Tròn, địa đạo Gò Thì Thùng…Xuôi về Nam là núi Đá Bia, Bãi Bàng, Bãi Tiên, Hòn Nưa, hải đăng Đại Lãnh- nơi đón ánh mặt trời sớm nhất Việt Nam và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia... Tỉnh còn là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống tạo nên sự đa dạng về phong tục, truyền thống văn hóa, lễ hội, với những sắc thái văn hóa riêng…tạo ưu thế trong phát triển du lịch.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Đến năm 2020: Công nghiệp chiếm 47%, Dịch vụ chiếm 43%, Nông nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu GDP.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, tỉnh Phú Yên xác định để giữ vững phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ngoài phát huy tốt nội lực thì việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng. Những năm qua, trong điều kiện khó khăn nhưng công tác thu hút đầu tư đã được Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thành công nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư tại Singapore, Nhật Bản, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... mang lại nhiều kết quả. Tính đến nay, Phú Yên có 290 dự án đầu tư (249 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư 63.565 tỷ; 42 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ USD, đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ). Trong đó, đáng chú ý có dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, hiện nay UBND tỉnh cùng nhà đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương nâng công suất Nhà máy lên 08 triệu tấn/năm, với tổng mức đầu tư 3,18 tỷ USD. Đến nay, đã có 28 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 295 triệu USD, đã hoàn thành đi vào hoạt động. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Hiệp Hoà Phát đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Tâm, hiện nhà đầu tư đang lập quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu công nghiệp hoá dầu Hoà Tâm. Đồng thời, cho chủ trương Công ty Cổ phần Vinpear nghiên cứu, lập dự án đầu tư Khu đô thị sinh thái và du lịch Vinpearl Tuy An, với quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 3.000ha. Hiện nhà đầu tư đang thuê đơn vị tư vấn nước ngoài tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.  
Tuy nhiên, do là tỉnh có xuất phát điểm thấp, hạ tầng chưa đồng bộ, xa trung tâm lớn của cả nước và nguồn nhân lực còn hạn chế cùng với khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nhà đầu tư nên chất lượng đầu tư chưa cao. Để tiếp tục giữ vững thành tựu, phát huy hơn nữa công tác thu hút đầu tư và khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Phú Yên tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Yên và xây dựng, thực hiện 3 chương trình trọng điểm đó là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực: Thứ nhất, Cải thiện kết cấu hạ tầng, Phú Yên đang triển khai các tuyến giao thông quan trọng như: tuyến động lực Nam thành phố Tuy Hòa gắn với khu kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên; tuyến giao thông ven biển; tuyến giao thông dọc miền Tây; tuyến tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện Tây Hòa - Phú Hòa- Tp. Tuy Hòa - Tuy An; Nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai; nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C… Đặc biệt, vừa qua Nhà đầu tư  Công ty cổ phần Hầm đường bộ Đèo Cả đã khởi công xây dựng Dự án Hầm đường bộ đèo Cả, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2016, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho các nhà đầu tư, gắn kết phát triển kinh tế với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời, thực hiện tốt các cam kết về liên kết phát triển du lịch 7 tỉnh duyên hải miền Trung, nhằm tạo điều kiện, đẩy mạnh phát triển tiềm năng du lịch tỉnh. Thứ hai, Về thủ tục hành chính, Phú Yên đang tiến hành soát xét lại các khâu còn gây ách tắc trong thủ tục đầu tư. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế "một cửa liên thông", đặc biệt là cơ chế “một cửa liên thông hiện đại” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tp.Tuy Hoà và thị xã Sông Cầu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư lập thủ tục và triển khai hoạt động đầu tư với thời gian ngắn nhất. Tạo điều kiện giải quyết việc cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi và giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Đối với các dự án lớn, UBND tỉnh Phú Yên sẽ đồng hành cùng với nhà đầu tư làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để đẩy nhanh việc triển khai dự án. Thứ ba, Về đào tạo nguồn nhân lực, Phú Yên đứng thứ 7 trên toàn quốc và sắp tới Tỉnh tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước mắt, để lấp khoảng trống về nguồn nhân lực, tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình thu hút trí thức trẻ cho các ban, ngành, địa phương cũng như quan tâm đào tạo ngoài nước.
Với những tiềm năng, lợi thế trên tỉnh Phú Yên kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm lọc dầu, hóa dầu, hạ tầng khu công nghiệp hoá dầu, các nhà máy chế biến thủy sản, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư kết cấu hạ tầng và đô thị, hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhà máy chế biến và làm giàu quặng Diatomit, Nhà máy xử lý nước thải, rác thải, các dự án đầu tư phát triển du lịch dịch vụ cao cấp.… Tỉnh Phú Yên sẽ áp dụng đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư cùng với cơ chế hỗ trợ cho nhà đầu tư như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu; ưu đãi về cho thuê đất; ưu đãi đối với các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp…Đồng thời, áp dụng các gói hỗ trợ ngoài hàng rào các dự án, nhất là các dự án lớn, quan trọng...
Phú Yên cam kết sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi và chào đón các nhà đầu tư đến Phú Yên với tinh thần tin tưởng, hợp tác, phát triển và thành công.

Một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên (25/12/2012)
Đối tượng áp dụng chính sách này bao gồm, Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Các Khu công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và được áp dụng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư gồm: Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn 1. Khu công nghiệp An Phú. Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu - khu vực 1.
Ưu đãi về đất đã phát triển cơ sở hạ tầng
1. Giá cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng: Được áp dụng ổn định 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành Quy định này, gồm:
- Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn 1: 0,2 USD/m2/năm.
- Khu công nghiệp An Phú: 0,35 USD/m2/năm.
- Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu - khu vực 1: 0,2 USD/m2/năm.
2. Giảm tiền thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng:
- Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn 1: được giảm 50% tiền thuê lại đất trong 06 (sáu) năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao mặt bằng để xây dựng công trình.
- Khu công nghiệp An Phú: được giảm 50% tiền thuê lại đất trong 04 (bốn) năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao mặt bằng để xây dựng công trình.
- Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu - khu vực 1: được giảm 50% tiền thuê lại đất trong 06 (sáu) năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao mặt bằng để xây dựng công trình.
Ưu đãi về tiền sử dụng cơ sở hạ tầng
1. Mức thu tiền sử dụng cơ sở hạ tầng (chưa có thuế giá trị gia tăng) ổn định trong 03 (ba) năm kể từ ngày Quy định này ban hành:
- Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn 1: 0,1 USD/m2/năm.
- Khu công nghiệp An Phú: 0,15 USD/m2/năm.
- Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu - khu vực 1: 0,1 USD/m2/năm.
2. Giảm nộp tiền sử dụng cơ sở hạ tầng: Giảm 50% tiền phải nộp về sử dụng cơ sở hạ tầng trong 06 (sáu) năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao mặt bằng để xây dựng công trình.
Nhà đầu tư không được hưởng các ưu đãi trong các trường hợp:
- Thực hiện không đúng quy mô và không đảm bảo tỷ suất đầu tư theo quy định.
- Tạm ngừng hay kéo dài tiến độ đầu tư đã cam kết mà không được sự chấp thuận có lý do chính đáng và không thông báo bằng văn bản cho Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên.
- Trong thời gian dự án dừng đầu tư hoặc dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không phải vì thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất khả kháng.
Ngoài các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được nêu trong Quy định này, nếu xét thấy cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên sẽ xem xét từng dự án đầu tư cụ thể, để có những biện pháp ưu đãi, hỗ trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án thuận lợi như: đền bù, giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động,…
Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện việc ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp. Đồng thời hướng dẫn, trợ giúp cho các nhà đầu tư trong quá trình lập thủ tục chuẩn bị đầu tư, thủ tục triển khai đầu tư thực hiện dự án.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2010-2020 TỈNH PHÚ YÊN (06/02/2013)

Lĩnh vực xây dựng – công nghiệp
1. Dự án Phát triển đàn bò sữa và xây dựng nhà máy chế biến sữa.
- Địa điểm đầu tư: tại các huyện miền núi (Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân).
- Quy mô công suất 100.000 lít sữa tươi/ngày.
- Vốn đầu tư 20 triệu USD.
2. Dự án Phát triển vùng nguyên liệu dừa và xây dựng nhà máy chế biến dừa.
- Địa điểm đầu tư: thị xã Sông Cầu.
- Quy mô công suất: 50 – 80 nghìn tấn quả dừa/năm.
- Vốn đầu tư 10 triệu USD.
Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
3. Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Quang.
- Địa điểm đầu tư: huyện Phú Hòa.
- Quy mô diện tích: 1.080 ha.
- Vốn đầu tư 65 triệu USD.
4. Dự án Đầu tư xây dựng các Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Địa điểm đầu tư: thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu.
- Quy mô: 03 ha cho 1.000 tàu thuyền.
- Vốn đầu tư 10 triệu USD.
Lĩnh vực thương mại – du lịch
5. Dự án Các khu du lịch sinh thái hồ thủy điện: Sông Hinh, sông Ba Hạ.
- Địa điểm đầu tư: huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa.
- Vốn đầu tư 50 triệu USD.
6. Dự án Các khu du lịch tắm khoáng bùn kết hợp nghỉ dưõng chữa bệnh: Lạc Sanh, Phú Sen, Triêm Đức.
- Địa điểm đầu tư: huyện Tây Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Đồng Xuân.
- Vốn đầu tư 50 triệu USD.
Lĩnh vực giao thông vận tải
7. Dự án Đường sắt Tuy Hòa - Tây Nguyên.
- Quy mô: 150km.
- Vốn đầu tư 625 triệu USD.
8. Dự án Hầm đường bộ Đèo Cù Mông.
- Địa điểm đầu tư: thị xã Sông Cầu.
- Vốn đầu tư 100 triệu USD.
9. Dự án Nâng cấp cảng Vũng Rô.
- Địa điểm đầu tư: huyện Đông Hòa.
- Quy mô: 1 triệu tấn/năm.
- Vốn đầu tư 45 triệu USD.
Lĩnh vực môi trường
10. Dự án Nhà máy xử lý nước thải, rác thải.
- Địa điểm đầu tư: thành phố Tuy Hòa, thị xã, thị trấn các huyện.
- Vốn đầu tư 15 triệu USD.
Bãi Môn - Mũi Điện (16/01/2013)
Bãi Môn - Mũi Điện nằm liền kề nhau, thuộc thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà, Cap Varella; có tọa độ địa lý 12053’48’’ vĩ độ Bắc và 109027’06’’ kinh độ Đông.
Từ thành phố Tuy Hoà theo tuyến đường Hoà Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà khoảng 24 km là đến Bãi Môn - Mũi Điện hoặc đi từ thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A khoảng 25 km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông khoảng 5 km là đến Bãi Môn - Mũi Điện. Từ Bãi Môn lội qua một suối nước ngọt đi theo đường núi, vượt lên khoảng 400 bậc cấp, dài 500m là lên đến Trạm Hải Đăng.
Cuối Thế kỷ XIX, đại úy sỹ quan người Pháp tên là Varella đã phát hiện và ghi nhận tầm quan trọng của mũi đất này trên bản đồ hàng hải thế giới, người pháp gọi là Cap Varella. Năm 1890, người Pháp xây dựng ngọn hải đăng với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển ra vào vịnh Vũng Rô. Trải qua chiến tranh, ngọn hải đăng đã bị đổ nát. Năm 1995, ngọn hải đăng được xây dựng và hoạt động lại. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có trên 100 năm tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động của Việt Nam; là ngọn hải đăng năm gần hải phận quốc tế nhất.
Bãi Môn được Mũi Nạy ở phía Bắc và Mũi Điện ở phía Nam che chắn, bờ biển dài hơn 400m, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhẹ, độ dốc nhỏ và thoải dần ra xa. Bãi Môn – Mũi điện được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 2008.
Trong vòng bán kính khoảng 5km đã có 3 di tích cấp quốc gia: Bãi Môn -Mũi Điện, Núi Đá Bia, Vũng Rô và nhiều bãi biển đẹp như Bãi Gốc, Bãi Bàng ở phía bắc, rừng cấm Bắc Đèo Cả. Nơi đây có tiềm năng lớn phát triển các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, leo núi, tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái biển, rừng…

Đến đây du khách có thể leo lên tận đỉnh ngọn hải đăng nhìn bao quát ra đại dương mênh mông; đặt chân lên cột mốc ghi tọa độ số 0 của Tổng cục địa chính; có thể ở lại đêm, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ; thưởng thức món hải sản tươi của biển, lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào chờ đón những ánh bình minh đầu tiên trên dải đất liền Việt Nam.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét