Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại nam định , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai nam dinh giá rẻ , namdinh

Giới thiệu về Nam Định

 Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.Vị trí
Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.
Diện tích: 1.669 km².
Địa hình
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Bờ biển và sông
Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.

Khí hậu thời tiết

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.

Hành chính

Tỉnh gồm có Thành phố Nam Định và 9 Huyện:
  • Giao Thủy
  • Hải Hậu
  • Mỹ Lộc
  • Nam Trực
  • Nghĩa Hưng
  • Trực Ninh
  • Vụ Bản
  • Xuân Trường
  • Ý Yên

Dân số

Dân số Nam Định năm 2011 có 1.833.500 người với mật độ dân số 1.196 người/km².

Kinh tế

Trong năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh Nam Định ước đạt 11.725 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 19,2 triệu đồng.

Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là 4.592 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2010.

Sản xuất công nghiệp đạt 12.231 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong đó, công nghiệp Trung ương đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 12,4%; công nghiệp địa phương đạt 9.712 tỷ đồng, tăng 23%; và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 981 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010.

Giá trị hàng xuất khẩu đạt 322 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ; nhập khẩu là 268 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, bằng 125% dự toán, và tăng 26% so với năm 2010.
Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định:
  • Khu Công nghiệp Hòa Xá: thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến: 347 tỷ đồng, Mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tư lấp đầy với 86 dự án.
  • Khu Công nghiệp Mỹ Trung: thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu tươ khoảng 300 - 350 tỷ đồng.
  • Khu Công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Vụ Bản, nằm giáp trục đường Quốc lộ 10 và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng.
  • Khu Công nghiệp Bảo Minh: Thuộc địa bàn huyện Vụ Bản - Nam Định. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp x• Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách Thành phố Nam Định 10km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5km. Khu Công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc lộ 10 nên giao thông từ *Khu Công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tươ khoảng 300- 400 tỷ đồng.
  • Khu Công nghiệp Hồng Tiến: Thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành phố Nam Định khoảng 25km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6km, nằm gần cảng Ninh Phúc (Ninh Bình), cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và tuyến đường sắt Bắc Nam. KCN Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng.
  • Khu Kinh tế Ninh Cơ: Do Tập doàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: Cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
  • Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động
Giáo dục
Tỉnh Nam Định là một tỉnh có truyền thống hiếu học của cả nước.
Nam Định có 1 trường chuyên là THPT chuyên Lê Hồng Phong, đây là một trường được xếp vào hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, có một ngôi trường khác cũng khá nổi tiếng đó là trường THPT Giao Thủy A, (trường THPT Chuẩn quốc gia năm 2003). THPT; Trần Hưng Đạo, Nguyễn Khuyến, Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003). Ngoài ra trong tốp 200 trường nam định có tới 16 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ sấp sỉ 50 % các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường THPT tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 5 trường.

Văn hóa truyền thống

Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng 1 Tết Âm lịch hằng năm
  • Chợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) vào ngày 7 tháng 1 Âm lịch hằng năm,
  • Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
  • Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch.

Thể dục - Thể thao

Nam Định có hai trung tâm thể thao là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động Chùa Cuối) và Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đá và bóng chuyền được tổ chức tại đây. Hai trung tâm này nằm trên đường Hùng Vương, Hàn Thuyên, Trường Chinh của Thành phố Nam Định.
Bóng đá Nam Định đã một lần đoạt chức vô địch quốc gia là năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng. Năm 2001, đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia. Năm 2007, đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc gia lần đầu tiên.

Di tích lịch sử

  • Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, các thành phố Nam Định 5 km. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.
  • Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ)
  • Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
  • Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ khí, chùa Vọng Cung.
  • Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên.
  • Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định.

Danh nhân

Làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua Trần và danh nhân quân sự Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương).
Nam Định là quê hương của những vị trạng nổi tiếng như Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo.

Đặc sản ẩm thực

Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như Phở bò Nam Định,Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, bánh trưng Bà Thìn-Hải hậu Nam định, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), gạo tám Hải Hậu, Bánh đậu xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn Hải Hậu, Kẹo sìu châu Nguyên Hương, Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy.
UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 3-2013

8:2' 6/3/2013
  

Ngày 5-3-2013, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 2, triển khai nhiệm vụ tháng 3-2013; đóng góp ý kiến vào Quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định và Dự thảo Chỉ thị của Ban TVTU về tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ và giáo dục trẻ em giai đoạn 2012-2020


Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban TVTU: Bùi Đức Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đoàn Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Quang An, Giám đốc Sở KH và ĐT; Thiếu tướng Trần Quang Tiến, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Thiếu tướng Đặng Văn Sinh, Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Nguyễn Viết Hưng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Trong tháng 2-2013, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất vụ xuân. Toàn tỉnh đã hoàn thành gieo cấy 77.500ha lúa xuân, trong đó có 12.093ha gieo sạ; xây dựng được 150 mô hình “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) với tổng diện tích 6.506ha, trồng 11.347ha cây màu vụ xuân. Chăn nuôi tiếp tục ổn định và phát triển, không có dịch bệnh mới phát sinh. 2 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 15.050 tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ, toàn tỉnh đã sản xuất được 85 triệu con giống, đẩy nhanh tiến độ và hoàn tất công tác cải tạo ao đầm theo đúng quy trình. Trong công tác dồn điền đổi thửa đến ngày 25-2-2013 có 194/199 xã, thị trấn đã và đang triển khai giao đất ngoài thực địa, trong đó có 143 xã, thị trấn (bằng 71,86%) đã hoàn thành giao đất tại thực địa. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (giá so sánh năm 2010) 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5.003,7 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 41,8 triệu USD, tăng 12,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2 tháng đạt 292,3 tỷ đồng, đạt 13,5% so với dự toán. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 28-2-2013 đạt 19.410 tỷ đồng, tăng 10,2% so cùng kỳ, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 16.820 tỷ đồng. Ngành Điện bảo đảm cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hóa, xã hội tiếp tục được duy trì; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Tháng 3-2013, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung chăm bón, bảo vệ lúa và cây màu vụ xuân. Tiếp tục phối hợp với các địa phương kiểm tra, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật canh tác ở 150 mô hình CĐML. Hoàn thiện 2 đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi” và “Phát triển giống cây trồng, con nuôi thủy sản” đến năm 2020. Lập kế hoạch xây dựng mô hình nuôi thủy sản tập trung, chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ nuôi thủy sản xuân hè. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ PCLB, tổ chức kiểm tra các công trình đê, kè, cống; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố mới phát sinh. Tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 01 của Tỉnh ủy về xây dựng NTM, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ xây dựng NTM. Đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN; tăng cường thu hút đầu tư vào các khu, CCN.
Sau khi nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2 và những nhiệm vụ trọng tâm tháng 3-2013, Dự thảo Chỉ thị của Ban TVTU về tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ và giáo dục trẻ em trong giai đoạn 2012-2020, hội nghị đã nghe Sở NN và PTNT, đơn vị tư vấn báo cáo tóm tắt đồ án “Quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định”.
Đến nay, toàn tỉnh có 5 hệ thống thủy lợi được quản lý, điều hành bởi 8 Cty KTCTTL với 310 cống đầu mối (244 cống qua đê chính, 66 cống qua đê bối, đê tuyến II); 471 trạm bơm với 704 máy bơm các loại, tổng công suất là 1.936.282m3/h; công trình trên kênh cấp I và cấp II có 1.140 cống điều tiết, 200 xi phông, cống luồn, 76 cầu máng; 2.202 cống cấp II; 238 kênh cấp I với tổng chiều dài 1.098,933km; 2.578 kênh cấp II với tổng chiều dài 3.294,373km. Những năm qua, mặc dù đã được quan tâm đầu tư song hệ thống công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, ảnh hưởng tới sản xuất như: hệ số tưới, tiêu thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Hệ số tưới mới đạt từ 0,86-1l/s/ha (trong đó yêu cầu là 1,25l/s/ha-1,31l/s/ha), hệ số tiêu mới đạt 4-5l/s/ha (yêu cầu là 7-7,2l/s/ha). Nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi còn phổ biến ở nhiều nơi… Trước thực trạng đó, mục tiêu của đồ án là: xác định lại nhu cầu tưới, tiêu của hệ thống, tính toán các chỉ tiêu đảm bảo đến năm 2015 tăng tỷ lệ tưới chủ động đạt 75%, đến năm 2020 là 88%; về tỷ lệ tiêu đảm bảo tiêu úng với tần suất 10% theo xu thế biến đổi khí hậu hiện nay. Theo đồ án, để cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, đến năm 2020, tỉnh ta cần: xây mới 30 trạm bơm đầu mối, 108 cống đầu mối, 6 trạm bơm nội đồng, 351 cống, đập điều tiết nội đồng; nâng cấp sửa chữa 21 trạm bơm đầu mối, 66 cống đầu mối, 160 trạm bơm nội đồng, 578 cống, đập điều tiết nội đồng; nạo vét 560km kênh cấp I, 521km kênh cấp II và 1.544km kênh cấp III; kiên cố hóa 224km kênh cấp I, 776km kênh cấp II và 429km kênh cấp III. Tổng vốn đầu tư dự án là 9.576 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 3.445 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là 6.131 tỷ đồng. Các giải pháp huy động nguồn vốn như: tăng cường huy động các nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế kết hợp với ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân.
Hội nghị đã nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu về: phân kỳ thời gian nghiên cứu và thực hiện quy hoạch của đồ án; danh mục cụ thể các dự án ưu tiên, giải pháp huy động nguồn vốn để đồ án quy hoạch có tính khả thi cao; yêu cầu đơn vị tư vấn cập nhật số liệu mới của các năm 2011, 2012; bổ sung vào đồ án chỉ giới các công trình thủy lợi và nhu cầu sử dụng đất của từng công trình; bổ sung đánh giá tác động môi trường, cập nhật các dự án đang triển khai… Đồng chí Nguyễn Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở NN và PTNT, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành; khẩn trương làm việc với các sở, ngành có liên quan để bổ sung, hoàn thiện đồ án trình UBND tỉnh./.

 UBND tỉnh tổ chức hội nghị báo cáo công tác quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng


Ngày 22-8-2012, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo tình hình sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công và quy hoạch VLXD gạch không nung. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Viết Hưng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thành phố



 
 Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ,
Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại hội nghị.

Tính đến ngày 30-5-2012, trên địa bàn tỉnh có 307 cơ sở sản xuất gạch nung, trong đó có 267 lò thủ công, 8 lò gạch thủ công cải tiến, 3 lò gạch Hoffmann (lò vòng cải tiến) và 29 lò gạch tuynel. Hiện tại, huyện Trực Ninh là địa phương còn nhiều lò gạch thủ công nhất với 105 lò, tiếp đến là huyện Nghĩa Hưng với 73 lò… Huyện Giao Thủy là địa phương có tốc độ giảm lò gạch thủ công nhanh nhất, hiện chỉ còn 8 lò gạch thủ công, giảm 121 lò so với năm 2010. Năm 2011, tổng sản lượng gạch đất sét nung toàn tỉnh đạt 955 triệu viên, trong đó gạch tuynel là 580 triệu viên (chiếm 61%). Theo lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công đã được phê duyệt tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 22-3-2011 của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã đề nghị đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công chậm nhất vào tháng 12-2012; các lò đứng liên tục (VSBK) và lò Hoffmann sẽ xóa bỏ hoàn toàn chậm nhất vào tháng 12-2015. Từ năm 2015, sử dụng gạch tuynel và gạch không nung là VLXD chính, trong đó tập trung sử dụng gạch không nung, hạn chế dần gạch tuynel. Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 tỉnh Nam Định đặt mục tiêu phấn đấu sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20% (khoảng 225 triệu viên) vào năm 2015 và đạt tỷ lệ 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của lò gạch thủ công, kết hợp phổ biến những tiện ích, tính ưu việt của gạch không nung tạo tiền đề để các nhà đầu tư, nhân dân lựa chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu xây dựng, trọng tâm là tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Chính phủ; quyết tâm của tỉnh, các cấp, các ngành về việc xóa bỏ lò gạch thủ công. Sở Xây dựng thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển VLXD, trong đó chú trọng tới các tiêu chí về vị trí, địa điểm, khu vực tổ chức sản xuất gạch không nung; khẩn trương hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu về các loại máy sản xuất gạch không nung cũng như quy chuẩn, kết cấu các loại gạch theo chi phí, giá thành sản xuất, tính năng phù hợp với từng loại công trình để đưa vào bản thông báo giá VLXD hằng tháng. Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành hữu quan xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất gạch không nung, báo cáo UBND tỉnh ngay trong tháng 9-2012. Sở Xây dựng phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng lịch trình khảo sát thực tế lò gạch thủ công ở từng địa phương để xây dựng kế hoạch xóa bỏ lò gạch thủ công từ nay đến năm 2015. Tập trung xóa bỏ các lò gạch vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, các lò gạch thủ công ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh phải kiên quyết xóa bỏ ngay. Kiên quyết không để nhân dân tự xây mới hoặc tiếp tục đầu tư vào lò gạch thủ công. UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thông báo với chủ lò gạch, công bố rõ lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công theo Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 448 của UBND tỉnh. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Thuế, Tài chính xã thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu thuế đất, phí bảo vệ môi trường nộp ngân sách xã; kiên quyết không cho mua, bán đất mặt ruộng phục vụ việc sản xuất các loại gạch nung.
Đối với các Cty, nhà máy sản xuất gạch tuynel hiện tại, các sở, ngành tạo điều kiện để các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất; khuyến khích xây dựng các dây chuyền sản xuất gạch không nung, phấn đấu đến năm 2014, tất cả các Cty, nhà máy sản xuất gạch đều có dây chuyền sản xuất gạch không nung./
 
Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh ta về chương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
9:28' 11/3/2013
 
Ngày 8-3-2013, đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về chương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Đồng chí Phạm Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Viết Hưng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: KH và ĐT, TN và MT, KH và CN, NN và PTNT, Xây dựng. Trước đó, ngày 7-3, đoàn công tác đã có buổi nghiên cứu thực địa về thực trạng tác động của biến đổi khí hậu và công tác tổ chức ứng phó của một số địa phương trong tỉnh.
   Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu tại hội nghị.
 Tại buổi làm việc, đoàn công tác tập trung tìm hiểu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng, tổ chức triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; tiếp thu các ý kiến của tỉnh đóng góp vào Dự thảo Đề án: “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” để trình Hội nghị Trung ương 7. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu từ nhiều năm nay đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện ngay từ khi kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt. Thực hiện Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Thủ tướng Chính phủ; kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, tỉnh đã khẩn trương hoàn tất việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh, đồng thời hoàn thiện báo cáo đánh giá về tình hình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn. Xác định kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020 bao gồm: Tác động, mức độ ảnh hưởng và các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Tỉnh đã thống nhất danh mục 28 chương trình, dự án hoạt động cần ưu tiên thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng địa bàn, từng ngành, lĩnh vực trong tỉnh; xác định 16 công trình, dự án ưu tiên thực hiện trong khuôn khổ “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020”. Hiện tại, tỉnh tiếp tục kêu gọi, huy động các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế đầu tư kinh phí để thực hiện các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tích cực, hiệu quả. Tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư cho các công trình đê biển và các công trình có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại những vùng trọng điểm, chịu tác động biến đổi khí hậu cao như: khu trung tâm, đô thị, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp, môi trường nông thôn… Để chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đạt kết quả cao, tỉnh đề xuất Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư kiên cố hệ thống đê biển, hệ thống cứu hộ, cứu nạn cho tàu thuyền, ngư dân và người dân sinh sống ven biển… Về phần đóng góp ý kiến vào Dự thảo Đề án: “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ nêu rõ: Đề án cần thể hiện rõ tính liên vùng trong các quy hoạch, kế hoạch xử lý môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; quan tâm điều chỉnh nhận thức, đánh giá kết quả hoạt động kinh tế - xã hội phải gắn với kết quả công tác bảo vệ môi trường của các địa phương; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm theo hướng bắt buộc đã bao gồm chỉ tiêu bảo vệ môi trường; có luật hoá điều chỉnh hành vi của người dân trong thực thi các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu…
Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao tinh thần chủ động tích cực thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác xây dựng, tổ chức triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đồng chí Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh, do tiến độ biến đổi khí hậu trên thực tế của tỉnh còn nhanh hơn và vượt qua mức dự báo trong “Kịch bản Biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam”, vì vậy tỉnh cần tập trung căn cứ vào thực trạng điều kiện hạ tầng, tài nguyên và mức độ chủ động của địa phương từ đó chủ động hoàn thiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp, sát thực. Trong các hoạt động chương trình đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu cần căn cứ trên quy mô đồng bộ, có khả năng sâu chuỗi tạo hiệu ứng tích cực liên hoàn và chú trọng lồng ghép tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu vào các công trình đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất văn hoá, xã hội./.

Tin, ảnh: Thanh Thuý
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về thăm và kiểm tra sản xuất nông nghiệp tại tỉnh ta
11:45' 13/2/2013

Ngày 12-2-2013, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã về thăm và kiểm tra sản xuất nông nghiệp tại tỉnh ta. Cùng đi với Phó Thủ tướng có đại diện Bộ NN và PTNT, Văn phòng Chính phủ. Các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Đặng Văn Sinh, Ủy viên Ban TVTU, Giám đốc Công an tỉnh; Ngô Quang An, Ủy viên Ban TVTU, Giám đốc Sở KH và ĐT; Nguyễn Viết Hưng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; giám đốc các Sở: NN và PTNT, LĐ-TB và Xã hội; Văn phòng UBND tỉnh đã làm việc và hướng dẫn Phó Thủ tướng đi kiểm tra.


Phó Thủ tướng đã đến kiểm tra và động viên cán bộ, công nhân viên trạm bơm Cốc Thành (Vụ Bản); nông dân xã Xuân Ninh (Xuân Trường) đang cấy trên cánh đồng mẫu lớn, năm 2012 đã cho thu nhập gấp gần 2 lần so với bình quân chung của tỉnh trong sản xuất lúa; nông dân xã Hải Hà (Hải Hậu) đang tổ chức gieo sạ hàng với 80% diện tích gieo cấy vụ xuân của xã được tổ chức gieo sạ hàng cho hiệu quả kinh tế cao, giảm được chi phí đầu vào, giảm công lao động nặng nhọc và đưa cơ giới vào sản xuất; kiểm tra tuyến đê biển Hải Hậu và công trình trọng điểm PCLB cống Ba Nõn. Tại những nơi đến kiểm tra, Phó Thủ tướng chân tình trao đổi trực tiếp với nông dân, nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân và trao quà nhân dịp năm mới.



Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đi kiểm tra sản xuất tại trạm bơm Cốc Thành (Vụ Bản).  (Ảnh: Tất Thắc)



Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo nhanh kết quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM và công tác quản lý đê điều, PCLB trong năm 2012 và công tác tổ chức sản xuất vụ xuân năm 2013. Năm 2012, mặc dù bị thiệt hại do bão số 8 lên đến trên 2.500 tỷ đồng nhưng tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt cao. Tổng sản phẩm GDP đạt 12.753 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 11,7% so với năm 2011; GDP bình quân đạt 21,1 triệu đồng/người. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22%; giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,5%; giá trị hàng xuất khẩu đạt 380,8 triệu USD; thu ngân sách đạt 2.028 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng 18,6%; giải quyết việc làm mới cho 30,5 nghìn lượt người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,72% (theo chuẩn mới)… Đến nay, toàn tỉnh có 199/209 xã, thị trấn triển khai dồn điền đổi thửa (DĐĐT); trong đó 150 xã, thị trấn đã hoàn thành giao đất thực địa cho các hộ. Từ DĐĐT các hộ nông dân đã góp trên 2.106ha đất, gần 600 tỷ đồng để chỉnh trang đồng ruộng và đắp được gần 4.000km đường giao thông nội đồng, xây dựng 162 cánh đồng mẫu lớn. 96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 đã có 6 xã, thị trấn đạt 15/19 tiêu chí, 14 xã đạt 13-14 tiêu chí, 58 xã đạt 10-12 tiêu chí… bình quân mỗi xã tăng 3-4 tiêu chí, riêng 10 xã làm điểm tăng 6 tiêu chí.
Về sản xuất vụ xuân năm 2013, toàn tỉnh đã đào đắp 8,2 triệu m3 đất thuỷ lợi nội đồng, đạt 153,8% kế hoạch; 100% diện tích gieo cấy đã đủ nước, hoàn thành gieo mạ xong trong ngày 6-2-2012, mạ tốt và các địa phương triển khai gieo cấy ngay từ ngày 3 Tết (12-2-2013), phấn đấu gieo cấy cơ bản xong trước ngày 25-2-2013. Toàn tỉnh xây dựng kế hoạch gieo sạ 12 nghìn ha lúa, bằng 15,5% diện tích; xây dựng 162 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 7 nghìn ha.
Phó Thủ tướng đã biểu dương sự chỉ đạo và cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh như lấy DĐĐT là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, vận động nhân dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM, góp đất làm đường giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển cơ sở hạ tầng… đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp tạo ra sức mạnh mới. Tỉnh đã chỉ đạo cơ cấu giống theo hướng tăng giá trị sản xuất nông nghiệp để nông dân có thể làm giàu từ sản xuất nông nghiệp; xây dựng bãi rác thải đến từng xã, thị trấn… Đặc biệt tập trung chỉ đạo quyết liệt sản xuất vụ xuân 2013, đến nay đã đủ nước, tổ chức làm đất nhanh, bảo đảm đủ vật tự nông nghiệp tốt; công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng cũng được quan tâm chỉ đạo, phát huy tốt vai trò của các HTXNNDV. Đồng chí cũng lưu ý với tỉnh: tiếp tục tranh thủ lấy nước trong đợt xả nước lần 3 dự trữ để chăm sóc lúa và cây trồng vụ xuân, không để diện tích nào bị hạn. Chủ động các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu cả trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ đê điều. Bộ NN và PTNT nghiên cứu đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mô hình quản lý vật tư nông nghiệp, mô hình quản lý HTXNNDV… Chính phủ sẽ quan tâm hơn đến bảo hiểm nông nghiệp nhằm tăng hỗ trợ cho nông dân và tập trung cho việc sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp, giảm khiếu kiện./.

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét