ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường
quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế
với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như
tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và
phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu
quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc
tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học –
công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó
sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là
252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh
Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình được chia thành 3 tiểu
vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp,
tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi
(thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang
động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp
phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi
bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250…
3. Khí hậu
Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa
đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 –
1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung
bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí
hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên
82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho
phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn
đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài
ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây
lấy gỗ…
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN
Điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Đông bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc).
Diện tích tự nhiên 8.327,6 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 62,3%, đất phi nông nghiệp 4%, đất chưa sử dụng 33,7%. Nền địa hình cao trung bình so với mặt nước biển là 251 m
Dân
số năm 2008 là 757,6 nghìn người (trong đó dân số thành thị chiếm
22%) ; có 7 dân tộc chính (dân tộc Nùng chiếm 43,8%, Tày 35,2%, Kinh
15,2%, Dao 3,5%, còn lại là các dân tộc Hoa, Mông, Sán chay).
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 63,7% dân số; lao
động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 76%, trong ngành
công nghiệp và xây dựng 5,5%, trong ngành dịch vụ 18,5%. Tỷ lệ lao động
được đào tạo chiếm 28%.
Thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, gió mùa; mùa đông khá lạnh, kéo dài 4- 5 tháng, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 120C-150C, riêng khu vực núi Mẫu Sơn giảm còn 50C, có lúc xuất hiện tuyết rơi; tháng nóng nhất 270C. Giờ nắng trung bình trong năm 1.400-1.600 giờ, lượng mưa 1.200-1.600 mm/năm.
Thổ nhưỡng gồm 3 loại đất chính: đất
feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700 m), chiếm trên 90% diện
tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 - 1.500 m) và đất phù
sa.
Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn về đá vôi, các loại quặng bauxít, than đá, sắt,...
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
Tỉnh Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, được Chính phủ ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ.
Về giao thông:
- Tuyến quốc lộ 1A đoạn Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Hà Nội (170 km) quy mô 2 làn xe, loại đường cấp 1 đang vận hành; Chính phủ đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị (Lạng Sơn) với quy mô 6 làn xe.
- Tuyến quốc lộ 4B Lạng Sơn - Cảng Mũi Chùa, Quảng Ninh (114 km),
- Tuyến quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên (160 km),
- Tuyến quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng(148 km)
- Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn – Đồng Đăng sang Trung Quốc đang vận hành có hiệu quả. Dự kiến của Chính phủ nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt này sau năm 2010.
- Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đi đến 100% trung tâm các xã.
Về cấp điện:
Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, hiện có 2 trạm biến áp 110 KV, các trạm biến áp 35/0,4KV, 22/0,4 KV và hệ thống đường dây tải điện đến 224 /226 xã, phường, thị trấn.
- Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100 MW; trong năm 2010 sẽ đầu tư dây chuyền 2 của nhà máy Nhiệt điện Na Dương với công suất 100 MW.
- Đang đầu tư 6 dự án thuỷ điện nhỏ công suất 30 MW, 01 dự án phong điện công suất 15 MW .
Về cấp nước:
- Hệ thống cung cấp nước tại thành phố Lạng Sơn công suất 10.000 m3/ngày đêm.
- hệ thống cấp nước tại các thị trấn, khu dân cư đã đầu tư, đáp ứng được một phần nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.
Về viễn thông:
Mạng lưới viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu; Tỷ lệ sử dụng đạt 12,6 điện thoại cố định/100 dân.
Về giáo dục đào tạo, y tế:
- Có 110 trường, cơ sở mầm non, 221 trường tiểu học, 175 trường trung học cơ sở, 44 trường phổ thông cơ sở, 23 trường trung học phổ thông, 12 trung tâm giáo dục thường xuyên, 02 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp đào tạo nghề, trong đó Trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm Đông Bắc đào tạo trung bình mỗi năm 2.700 học sinh và Trường Trung cấp nghề Việt - Đức đào tạo 1.200 học sinh/năm. Tỉnh đang xây dựng đề án Trường Đại học Lạng Sơn theo hướng đào tạo tổng hợp đa ngành, với năng lực đào tạo từ 1.500 - 1.800 sinh viên/năm.
- Có 04 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện tuyến huyện và 01 trung tâm y tế tại thành phố và 24 phòng khám đa khoa khu vực, có 226/226 xã, phường trạm y tế. Tổng số cán bộ y tế 2.398 người, tỷ lệ bác sỹ đạt: 9,5 bác sĩ/vạn dân.
Hệ thống đô thị, cửa khẩu
Toàn
tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại 3, với 212 xã, phường và 14 thị
trấn; có 5 huyện biên giới là: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình,
Đình Lập, 5 huyện nội địa là Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu
Lũng. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Thành
phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh;
hiện nay đang tiến hành nâng cấp thành phố Lạng Sơn thành đô thị loại II
(diện tích 115 km2, dân số đến năm 2010 đạt khoảng 120 ngàn người),
nâng cấp thị trấn Đồng Đăng thành thị xã.
- Có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia và 7 điểm chợ biên giới.
Điều kiện kinh tế, xã hội
Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10%/năm, giai
đoạn 2006 - 2008 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích
cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP giảm từ 51,04% năm 2000
xuống còn 39,34% năm 2008, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,59%
lên 21,39%, ngành dịch vụ tăng từ 36,37% lên 39,27%. GDP bình quân đầu
người năm 2008 đạt 10,37 triệu đồng.
Tổng
sản lượng lương thực năm 2008 đạt 286,69 nghìn tấn, bình quân đầu người
378kg, cơ bản đảm bảo nhu cầu về lương thực ở khu vực nông thôn. Độ
che phủ rừng đạt 46,3% năm 2008. Có một số chuyên canh cây ăn quả (vải,
na, hồng, quýt…), cây công nghiệp, cây đặc sản (hồi, thuốc lá, chè,
thông…), cây lấy gỗ (keo, bạch đàn, mỡ…).
Các
ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác mỏ (than, đá, bô-xit, sắt…),
công nghiệp chế biến (, vật liệu xây dựng, cơ khí và hàng tiêu dùng, chế
biến nông lâm sản…) sản xuất điện. Nhà máy nhiệt điện Na Dương công
suất 100 MW, Nhà máy Xi măng Hồng Phong... hoạt động ổn định; đang
xây dựng Nhà máy Xi măng Đồng Bành công suất 91 vận tấn/năm, nhà máy xi
măng lò quay Hồng Phong công suất 350 nghìn tấn/năm và một số nhà máy
thuỷ điện nhỏ. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là: điện,
xi măng, đá xây dựng, , than đá, quặng sắt, máy bơm nước, bánh kẹo, gốm xứ...
Năm
2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều với Trung Quốc qua địa bàn
tỉnh đạt 1,5 tỷ USD, có 1.000 doanh nghiệp của cả nước tham gia xuất
nhập khẩu qua địa bàn; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 6.100 tỷ
đồng; có 1,7 triệu lượt người đến tham quan, du lịch, trong đó khách
quốc tế 180 nghìn lượt.
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào năm 2006; có 58 trường học
đạt chuẩn quốc gia. Có 170 trạm y tế xã có bác sỹ, 190 xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế xã; 36% thôn, bản, khối phố có nhà văn hoá; có 137 điểm
bưu điện văn hoá xã; 55,8% xã, phường, thị trấn có sân tập thể thao.
Với
vai trò là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh
(Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cửa ngõ nối Trung Quốc
với các nước ASEAN, Lạng Sơn đang tập trung khai thác các tiềm năng, thế
mạnh của tỉnh, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -
Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực, phát triển đô thị, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ với mục tiêu sau năm 2010 phát triển thành trục tứ
giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp
phần nâng cao vị thế không chỉ riêng của Lạng Sơn và mà cả Việt Nam
trong tiến trình hội nhập và phát triển./Lộc Bình: Chủ động phòng, chống cúm gia cầm
LSO-Theo
đặc điểm của địa phương, thời điểm này là lúc nông dân Lộc Bình nhập
giống gia cầm để chuẩn bị cho một năm chăn nuôi mới. Với năng lực sản
xuất con giống chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nội huyện, người dân
Lộc Bình sẽ phải nhập một lượng lớn con giống từ các địa phương khác.
Đây được coi là thời gian nhạy cảm, dễ phát sinh dịch cúm gia cầm trên
địa bàn huyện.
Nông dân thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục,
huyện Lộc Bình khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh
Trong
vòng 3 năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi của gia đinh anh Lý Tấn, thôn
Khòn Chu, xã Đồng Bục ngày càng được mở rộng và dân hình thành mô hình
trang trại chăn nuôi tổng hợp. Lúc cao điểm, gia đình anh nuôi trên 700
con gà, vịt các loại, ngoài ra mỗi năm xuất chuồng khoảng 3 tấn lợn và
phát triển thêm đàn dê trên chục con. Quy mô chăn nuôi lớn dần đồng
nghĩa với nguy cơ xảy ra dịch bệnh cũng tăng lên. Anh Tấn cho biết: khó
khăn nhất là khâu chọn giống, muốn đảm bảo thì phải đi xa, nhưng cả
quãng đường vận chuyển ấy cũng không dám chắc là không có rủi ro. Trước
Tết nguyên đán vừa qua, gia đình anh về tận dưới xuôi mua được ít gà
giống, còn vịt giống thì đành mua tại địa phương, mà nguồn gốc, thì theo
anh Tấn là vịt giống của Trung Quốc. Chỉ nuôi được mươi ngày thì toàn
bộ số gia cầm này bắt đầu có triệu chứng lạ.
Ngày
16/1/2013, qua kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, số gia cầm giống mới mua
của anh Tấn được xác định dương tính với vi rút cúm A H5N1. Ông Chu Xuân
Chất, Trạm trưởng Trạm Thú y Lộc Bình cho biết: Khi người dân tới quầy
thuốc ở Trạm, đều được cán bộ chuyên môn hỏi kỹ về các triệu chứng của
đàn vật nuôi và tư vấn đầy đủ. Khi nghe được triệu chứng lạ trên đàn gia
cầm của gia đình anh Lý Tấn, Trạm đã cử cán bộ chuyên môn tới kiểm tra
ngay. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, cán bộ đã triển khai biện pháp
khoanh vùng để tránh hiện tượng lây lan có thể xảy ra. Ngay khi có kết
quả xét nghiệm, mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh được tiến hành ngay.
Đồng Bục là xã có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trong huyện, vì
vậy nếu để cúm gia cầm lây lan thì hậu quả sẽ rất khó lường. Chính vì
vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật, Trạm phối hợp ngay với chính quyền
xã, tuyên truyền hướng dẫn gia đình tiêu hủy ngay ổ bệnh. Anh Lý Tấn bộc
bạch: phải tiêu hủy hơn 1 tạ gà, vịt mới mua, tôi xót lắm, nhưng cán bộ
giải thích rõ ràng, lại lo lây lan sang người nên tôi làm triệt để, khử
trùng hết cả khu chăn nuôi, hiện nay khu này đã ổn định và bắt đầu có
thể chăn nuôi trở lại. Theo lãnh đạo Trạm Thú y huyện, hiện nay năng lực
sản xuất giống gia cầm trên địa bàn chỉ có thể đáp ứng được khoảng 20%
nhu cầu nội huyện. Đồng thời theo đặc điểm của địa phương, thì thời điểm
này là lúc nhân dân trên địa bàn tăng cường mua con giống để khởi đầu
năm chăn nuôi mới, chính vì vậy nguồn con giống từ khắp nơi sẽ đổ về,
lưu lượng vận chuyển tăng đột biến. Đây chính là thời điểm nhạy cảm dễ
xâm nhiễm dịch bệnh. Trong đó nguy hiểm nhất là nguồn con giống nhập lậu
từ bên kia biên giới. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trong
thời gian qua Lộc Bình đã tăng cường đấu tranh, ngăn ngừa tình trạng
nhập lậu giống gia cầm từ Trung Quốc và đã cơ bản kiểm soát được. Tuy
nhiên không loại trừ một số ít vẫn thẩm lậu vào nội huyện gây nguy cơ
bệnh dịch.
Hồ Phai Sen, huyện Lộc Bình tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi vịt
Để chủ động
phòng, chống cúm gia cầm nói riêng và dịch bệnh gia súc gia cầm nói
chung, trong thời gian cao điểm này, huyện Lộc Bình đã chỉ đạo các ngành
chức năng thắt chặt kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch trên khâu lưu thông;
đẩy mạnh tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ; nâng cao hiệu
quả công tác giám sát dịch bệnh... Đồng thời tăng cường công tác tuyên
truyền tới các hộ chăn nuôi không mua, bán, sử dụng con giống không rõ
nguồn gốc và tích cực các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Tuy
nhiên đây chỉ là những giải pháp tức thời, nhiều ý kiến cho rằng để có
thể phát triển chăn nuôi bền vững và có tính dài hơi thì ngoài việc phát
triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học theo mô hình trang trại,
gia trại, chăn nuôi ở Lộc Bình cần chủ động được nguồn cung con giống
đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh.
Vũ Như PhongMTTQ các cấp từng bước khẳng định vai trò trong giám sát và phản biện xã hội
Thứ Ba, 12/03/2013 - 09:43
LSO-Một
trong những chức năng hết sức quan trọng của MTTQ các cấp là giám sát
và phản biện xã hội. Tại Hội nghị lần thứ IX (khóa XII) về tổng kết công
tác mặt trận năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, bà Nông Thị Lâm,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lạng Sơn đã nhấn mạnh, năm nay, giám sát và
phản biện xã hội được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công
tác mặt trận. Thông qua đó, MTTQ phát huy vai trò là người thu thập
tiếng nói rộng rãi và chân thực của các đoàn thể chính trị, xã hội, của
mọi người dân, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc
đẩy sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
MTTQ thị trấn Cao Lộc thường xuyên tập hợp ý kiến của người dân trên địa bàn
Nghị
quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra một nhiệm vụ mới cho mặt trận và các
đoàn thể nhân dân là: “Nhà nước ban hành cơ chế để mặt trận và đoàn thể
thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Quan điểm của Đảng
về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam đã được thể chế hóa tại điều 9,
Hiến pháp 1992, Luật MTTQ Việt Nam và một số văn bản pháp luật khác. Còn
phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là một nhiệm
vụ mới, khó và cũng rất nhạy cảm. Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Dương
Sơn, Phó Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh Lạng Sơn cho biết, thực tế từ trước
đến nay, việc lấy ý kiến của nhân dân góp ý vào các dự thảo luật, trong
các cuộc tiếp xúc cử tri, tham gia xây dựng chính quyền, việc MTTQ tham
gia các cuộc họp cơ quan, đơn vị…là một cách thức phản biện xã hội. Năm
2013 là năm góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Đất đai và Luật MTTQ.
Việc sửa đổi để phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế trong tình hình mới sẽ
là hành lang pháp lý quan trọng để MTTQ khẳng định vai trò, nhiệm vụ của
mình trong công tác giám sát và phản biện xã hội. Thực tiễn hoạt động
giám sát của MTTQ thời gian qua đã có một số kết quả nhất định. Năm
2012, toàn tỉnh đã kiện toàn 226 ban thanh tra nhân dân với 2.180 thành
viên; 129 ban giám sát đầu tư cộng đồng, trong đó có 94 ban thanh tra
nhân dân kiêm hoạt động của ban giám sát đầu tư cộng đồng. Trong năm,
ban thanh tra nhân dân đã giám sát được 1.127 cuộc, trong đó tự giám sát
417 cuộc, tham gia giám sát cùng HĐND được 710 cuộc. Qua giám sát đã
phát hiện 55 vụ việc vi phạm, có 91 ý kiến, kiến nghị với cơ quan chức
năng xem xét, giải quyết. Ban giám sát đầu tư cộng đồng các xã, phường
đã tổ chức giám sát được 385 công trình. Qua giám sát phát hiện 6 công
trình có dấu hiệu vi phạm, có 44 ý kiến phải ánh, kiến nghị với cơ quan
chức năng, chính quyền cùng cấp có biện pháp chỉ đạo, giải quyết. Ngoài
ra, MTTQ các cấp cũng tích cực phối hợp kiểm tra, giám sát trên các lĩnh
vực phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh góp phần nâng cao
hiệu quả, chất lượng công tác giám sát.
Tuy
nhiên, phản biện xã hội là một nhiệm vụ mới, khó và nhạy cảm. Chính vì
vậy, đến nay ngoài 5 tỉnh, thành phố trong cả nước thí điểm nhiệm vụ
phản biện xã hội của MTTQ thì vẫn phải chờ cùng với việc sửa đổi Hiến
pháp, sửa đổi Luật MTTQ sẽ có quy chế thật cụ thể trong đó quy định rõ
về đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, cơ chế cụ thể và điều kiện
đảm bảo để MTTQ các địa phương triển khai, áp dụng và thực hiện tốt
nhiệm vụ phản biện xã hội. Theo ông Nông Dương Sơn, thời gian tới, khi
giám sát và phản biện xã hội được luật hóa vẫn rất cần có sự quan tâm,
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đồng thời cần phải
không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận
thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn…Sự coi trọng đúng mức
của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của MTTQ các cấp sẽ tạo thêm điều
kiện thuận lợi để MTTQ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét