Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại nghệ an , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai nghe an giá rẻ , nghean

Điều kiện tự nhiên (10/07/2012 02:30 PM)
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

1. Vị trí địa kinh tế:
Nghệ An nằm độ 180 33' đến 200 01' độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An tỉnh nằm trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa phía Bắc, tỉnh Tĩnh phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho  Nghệ An vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - hội Bắc - Nam, xây dựng phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương thị Thái Hoà, quốc lộ 15 phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía y, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc ngược lại qua Quốc lộ 7 đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan Trung Quốc, điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu phát triển kinh tế - hội.
2. Đất đai - Thổ nhưỡng:
2.1. Diện tích:
Nghệ An diện tích tự nhiên 16.490,25 km2. Hơn 80% diện tích vùng đồi núi nằm phía tây gồm 10 huyện, 1 thị xã; Phía đông phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị thành phố Vinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì các nhóm đất như sau:
2.2. Thổ nhưỡng:
a -  Đất thuỷ thành: Phân bố tập trung chủ yếu các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
Chiếm vị trí quan trọng trong số này 189.000 ha đất phù sa nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sau đây đặc điểm của hai loại chính:
- Đất cát ven biển: 21.428 ha (tập trung vùng ven biển), đất thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo, thích hợp đã được đưa vào trồng các loại cây như: rau, lạc, đỗ, dâu tằm, ... .
- Đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nước màu: Bao gồm đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa sản phẩm Feralit. Nhóm này diện tích khoảng 163.202 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm khoảng 60%. Đất thường bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả bề mặt chiều sâu. Loại đất này tập trung chủ yếu
vùng đồng bằng, phần lớn được dùng để trồng lúa nước (khoảng 74.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông đất phù sa địa hình cao hơn thường trồng ngô cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Ngoài hai loại đất chính trên còn đất cồn cát ven biển đất bạc màu, tuy nhiên,  diện tích nhỏ nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
b - Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu vùng núi (74,4%) bao gồm các nhóm đất sau:
*) Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs)
Tổng diện tích 433.357 ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn hầu khắp tập trung  nhiều   các  huyện  Tương  Dương,  Con  Cuông,  Tân  Kỳ, Anh  Sơn,  Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
Đất đỏ vàng trên phiến sét hầu hết tất cả các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá y. Đây loại đất đồi núi khá tốt, đặc biệt về
tính (giữ nước giữ màu tốt), phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp cây ăn quả. Thời gian qua loại đất này đã được đưa vào sử dụng để trồng các loại cây như: chè, cam, chanh, dứa, hồ tiêu,... Diện tích loại đất này còn nhiều tập trung thành vùng lớn, nhất các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu. Đây một thế mạnh của Nghệ An so với nhiều địa phương khác miền Bắc để phát triển các loại cây công nghiệp cây ăn quả.
*) Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch cuội kết (Fq)
Tổng diện tích 315.055 ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây Bắc -  Đông Nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn.... Do thành phần giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới độ dày tầng đất từ 50-
70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thường nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả năng giữ màu, đến nay hầu như không sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. vùng cao khả năng trồng một số cây công nghiệp nhưng phải chế độ bảo vệ nguồn nước chống xói mòn tốt mới duy trì được hiệu quả sử dụng đất.
*) Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít (Fa)
Tổng diện tích khoảng 217.101 ha, phân bố rải rác các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu... Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axít thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn rửa trôi mạnh, độ chua lớn (PHKCL< 4),  dùng
để trồng rừng.
*) Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Tổng diện tích khoảng 34.064 ha, phân bố rải rác các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Đất đỏ nâu trên đá vôi các vùng địa hình thấp thường tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi độ dày tầng đất khá thường trên 50 cm, độ phì đất đá vôi khá. Đất đỏ nâu trên đá vôi thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây lâu năm như: cam, chè, phê, cao su... tầng đất y, độ dốc thoải độ phì khá. Tuy nhiên, diện tích đất đá vôi này không lớn phân bố manh mún, thể kết hợp với những đất khác để tạo nên những vùng cây trồng hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất nâu đỏ trên bazan (Fk)
Tổng diện tích khoảng 14.711 ha, phân bố chủ yếu vùng kinh tế Phủ Quỳ. Đây
loại đất tốt, thoát nước tốt nhưng giữ nước kém, tầng dày trên 1 m, địa hình khá
bằng phẳng, ít dốc (độ dốc nhỏ hơn 10o), rất thích hợp với cây công nghiêp dài ngày. Hầu hết loại đất này đã được sử dụng vào sản xuất, chủ yếu trồng cao su, phê, cam,... cho hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao
Loại đất này chiếm gần 20% diện tích thổ nhưỡng. Tuy có độ phì cao song khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.
2.3. Tình hình sử dụng đất (đến năm 2011):

TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ

Tổng diện tích tự nhiên
1.649.025
100%
1
Diện tích đất nông nghiệp
1.238.315,48
75,09%

- Đất sản xuất nông nghiệp
256.843,90
15,57%

- Đất lâm nghiệp có rừng
972.910,52
58,99%

- Đất nuôi trồng thủy sản
7.457,50
0,45%

- Đất làm muối
837,98
0,05%

- Đất nông nghiệp khác
265,58
0,02%
2
Diện tích đất phi nông nghiệp
124.652,12
7,56%

- Đất ở
19.818,98
1,2%

- Đất chuyên dùng
63.871,46
3,87%

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
354,74
0,02%

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
6.636,24
0,4%

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
33.818,36
2,05%

- Đất phi nông nghiệp khác
153,16
0,009
3
Diện tích đất chưa sử dụng
286.056,40
17,35%

- Diện tích đất bằng chưa sử dụng
10.768,06
0,65%

- Đất đồi núi chưa sử dụng
264.702,13
16,05%

- Núi đá không có rừng cây
10.586,21
0,64%

3. Địa hình:
Nằm Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình độ dốc lớn, đất độ dốc lớn hơn 8ochiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt các tuyến giao thông vùng trung du miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất dân sinh.


Mùa vàng - Ảnh: Sỹ Minh
Rừng Quốc gia Pù mát. Ảnh Sỹ Minh
Thác Sao Va. Ảnh Sỹ Minh
Thác Khe Kèm. Ảnh Sỹ Minh
Núi Hồng - Sông Lam. Ảnh Sỹ Minh

4. Khí hậu, thuỷ văn:
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
4.1. Khí hậu:
a) Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700o C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7oC; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5oC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500oC - 4.000oC.
b) Chế độ mưa:
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng,
số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.
c) Độ ẩm không khí:
Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
d) Chế độ gió:
Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
 - Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm.
- Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
e) Các hiện tượng thời tiết khác:
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.
Sương muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có điều kiện địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như khu vực Phủ Quỳ.
Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.
4.2. Thuỷ văn:
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.
Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011
Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011
Tài nguyên thiên nhiên (07/07/2012 01:39 PM)

  Rừng quốc gia Pù Mát 
1. Tài nguyên rừng:
Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m.
Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.
Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái đã tạo cho hệ động vật ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động vật Nghệ An hiện có 241 loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh - vườn quốc gia Pùmát có diện tích 93.523 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích 41.127 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khu dự trữ này trải dài trên 9 huyện miền núi của tỉnh.
2. Tài nguyên biển:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào.
Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.
Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%,
cá cơm 10 - 15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn, khả năng khai thác 50%.
Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện (năm 2009), trong toàn tỉnh có khoảng 3.000 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu).
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, chưa được đầu tư để khai thác tốt phục vụ du khách như Cửa Hiền, Quỳnh Phương, đảo Ngư, đảo Lan Châu...
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, khu vực kho bãi rộng khoảng 13.000 m2) đã được nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng thành cảng nước sâu và đã được khởi công xây dựng, có công suất tàu đến 50.000 tấn, dự kiến bắt đầu khai thác vào năm 2015. Đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.

 Một góc Thị xã Cửa Lò
 3. Tài nguyên khoáng sản:
Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gach lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ...
3.1. Đá xây dựng:
Đá xây dựng ở Nghệ An phân bố khá đồng đều trên hầu hết các huyện, chất lượng tốt, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tổng trữ lượng khoảng 05 tỷ tấn.
* Đá Riolit: Phân bố ở nhiều huyện như: Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc,
Nam Đàn, Thanh Chương. Đá riolit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), có thể sử dụng rất tốt trong xây dựng. Một số điểm tập trung như Khu Mỹ Sơn, Nhân Sơn (Đô Lương), Hưng Yên, Hưng Tây (Hưng Nguyên); Nghi Công Nam, Nghi Yên, Nghi
Lâm, Nghi Vạn, Nghi Kiều (Nghi Lộc); Thanh Ngọc (Thanh Chương) với tổng trữ
lượng khoảng 262 triệu m3.
* Đá Granit: Phân bổ ở huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn, trong đó đặc trưng nhất là khối granit Phu Loi - huyện Tân Kỳ và Bản Gié - huyện Quỳ Hợp. Đá
Granit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), hiện nay mới khảo sát khối Bản
Gié - huyện Quỳ Hợp có trữ lượng 100 triệu m3.
* Đá vôi xây dựng: Phân bổ ở hầu hết các huyện trong toàn tỉnh. Các mỏ đá vôi và
đá vôi đôlômit hoá có thành phần CaO thấp, MgO cao và không ổn định, không đảm bảo chất lượng để sản xuất ximăng, nhưng có thể sử dụng làm đá xây dựng. Trữ lượng
đá vôi xây dựng rất lớn khoảng gần 2361 triệu m3.
* Cát kết: Đã khảo sát 4 mỏ với trữ lượng 329 triệu m3. Lớn nhất là mỏ cát kết núi
Cấm: 250 triệu m3. Cát kết có cường độ kháng nén trung bình 750-900 Kg/cm2, có thể khai thác các khối có kích thước 1 x 1 x 1m.
* Laterit: Đã khảo sát 7 mỏ với trữ lượng 25,82 triệu m3. Laterit có cường độ
kháng nén thấp 18-20 kg/cm2, có thể khai thác làm vật liệu xây.
3.2. Đá vôi và sét làm xi măng:
Với tiềm năng sẵn có, Nghệ An có đủ điều kiện để phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng. Qua một số khu vực mỏ đã khảo sát, trữ lượng đá vôi làm xi măng của Nghệ An khoảng 04 tỷ tấn. Đá vôi sản xuất xi măng ở Nghệ An có chất lượng tốt, phân bố trên nhiều huyện. Trữ lượng này cho phép hàng năm sản xuất xi măng ở mức 15 đến 20 triệu tấn, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức trên 2 triệu tấn/năm. Dưới đây là một số vùng có trữ lượng đá vôi lớn tập trung như sau:
* Vùng Hoàng Mai: Đã thăm dò 2 mỏ là Hoàng Mai A và Hoàng Mai B với trữ lượng 338 triệu tấn. Chất lượng các mỏ này đạt tiêu chuẩn sản xuất ximăng (CaO=51-
53%; MgO=1,56%).
* Vùng Tân Thắng - Quỳnh Lưu: Ước tính ban đầu cho thấy vúng này có trữ lượng khoảng 200 triệu tấn đá vôi và 25 triệu tấn đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
* Vùng Anh Sơn - Đô Lương: Trữ lượng đá vôi rất lớn, dự báo trên 300 triệu tấn. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 mỏ được khảo sát với tổng trữ lượng 157 triệu tấn. Chất lượng đá vôi vùng Anh Sơn rất tốt (CaO>54%; MgO < 1%), điều kiện giao thông thuận lợi.
* Vùng Tân Kỳ: Đây là vùng có trữ lượng đá vôi và đá sét tập trung rất lớn. Trữ lượng đá vôi lên đến trên 2,7 tỷ tấn và đá sét là khoảng 760 triệu tấn.
Ngoài 2 vùng có trữ lượng lớn trên, đá vôi còn phân bố rải rác ở các huyện khác như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Yên Thành, Diễn Châu  ...
Bên cạnh  nguồn đá vôi làm xi măng, Nghệ An cũng có đá sét làm xi măng phân bố ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn.
Hiện trạng một số mỏ đá vôi xi măng trên địa bàn tỉnh
TT
Tên mỏ
Địa điểm
(huyện)
Trữ lượng (triệu tấn)
Thành phần hoá học (%)
CaO
MgO
MKN
1
Hoàng Mai A Quỳnh Lưu
205,448
53,4
0,15 42,56
2
Hoàng Mai B Quỳnh Lưu
132,646
53,59
1,56 42,42
3
Tân Thắng Quỳnh Lưu
500,000
Chưa có đánh giá cụ thể
4
Bài Sơn-Hồng Sơn Đô Lương
362,856
53,9
1,93
42,70
5
Tràng Sơn Đô Lương
44,552
48,2-52,5
0-4,25
39,76-43,31
6
Kim Nhan Anh Sơn
218,572

53,73-55,98
0,15-1,7
43,5-43,9
7
Long Sơn Anh Sơn 41,565
54,49
0,98
-
8
Lèn Mây Anh Sơn 40,000
54-55
0,4-0,9
-
9
Lèn Rỏi Tân Kỳ
2.782
52,5
1,03
42,09
 3.3. Cát, sỏi và các mỏ sét làm vật liệu xây dựng và đất san lấp:
Với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, Nghệ An có đủ điều kiện để khai thác và phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Dưới đây là một số vùng có trữ lượng cát sỏi, mỏ sét làm gạch ngói và đất san lấp đã được quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng:
* Cát sỏi: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tp Vinh với trữ lượng đã được quy
hoạch 24,3 triệu m3và tài nguyện dự trữ là 36,31 triệu m3.
* Mỏ sét gạch ngói: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu với trữ lượng đã được quy hoạch 39,6 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 55,1 triệu m3.
* Đất san lấp: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quỳ Châu, Tương Dương,  Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên với trữ lượng đã được quy hoạch 87,1 triệu m3  và tài nguyện dự trữ là 32,6 triệu m3.

3.4. Đá trắng : 

Vùng nguyên liệu mỏ đá trắng Quỳ Hợp
 Tài nguyên đá vôi trắng có thể phân thành 4 vùng chính, gồm:
Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp (Quỳ Hợp) có đá hoa calcit màu trắng của vùng có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao thông thuận lợi.
Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp).
Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang (Quỳ Hợp). Đây là vùng có diện tích phân bố đá hoa trắng lớn và chất lượng tốt.
Vùng IV: Thuộc 1 phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình (Quỳ Hợp). Đặc điểm vùng này có diện phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá hoa: đá hoa calcit và đá hoa dolomit. Đá hoa calcit màu trắng là khoáng chất công nghiệp có 694,52 triệu tấn trong đó cấp C1+C2 là 123,14 triệu tấn, tài nguyên cấp P1+P2 là 571,11 triệu tấn; Đá hoa Dolomit màu trắng, trắng xám là khoáng chất công nghiệp nghèo MgO (nhỏ hơn 20%) tài nguyên cấp P1 + P2 là: 114,496 triệu tấn.
3.5. Cao lanh và sét làm gốm:
Khảo sát 5 mỏ sét gốm với trữ lượng  khoảng 01 tỷ tấn và 4 mỏ cao lanh với trữ lượng 820.350 tấn cho thấy cao lanh và sét gốm của Nghệ An có quy mô nhỏ, chất lượng không cao, dùng để làm nguyên liệu sản xuất các loại gốm sứ thông thường. 
Các mỏ cao lanh
TT
Tên mỏ
Địa điểm
Trữ lượng(tấn)
1
Nghi Lâm – Nghi Văn Huyện Nghi Lộc
33.000
2
Nhân Sơn Huyện Đô Lương
C1+C2= 32.350
3
Đại Sơn – Trù Sơn Huyện Đô Lương
C1+C2=755.000
4
Túng Khang Huyện Quỳ Châu
Điểm
 3.6. Đá Mable:
Cho đến nay, đã khảo sát 12 mỏ với trữ lượng 326,138 triệu m3. Các mỏ đá ốp lát đã được khảo sát bao gồm đá vôi hoa hoá, dăm kết, cuội kết và granit.
* Đá vôi hoa hoá: Đã khảo sát 8 mỏ với trữ lượng 299,123 triệu m3. Đá hoa có nhiều màu: đen, xám trắng, trắng sữa thuần khiết, xanh vân trắng, vân màu... Đá hoa Làng Đò (huyện Quỳ Hợp) đã được nghiên cứu từ năm 1973 cùng với việc tìm kiếm đá ốp lát cho xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được khai thác trên 20 năm. Độ
nguyên khối của đá hoa thường đạt 0,5 - 0,8 m3. Đá hoa Làng Đò có những khối kích
thước lớn 3 x 1,5 x 1 m được sử dụng trong nghệ thuật kiến trúc, tạo hình...
* Dăm kết, cuội kết: Đã khảo sát 3 mỏ với trữ lượng 22,025 triệu m3. Đá có nhiều màu sắc khác nhau: xanh lá cây, xanh lá mạ, xám đen, nâu... khối có kích thước 1 x 1 x 1 m. Hệ số thu hồi đạt 20 - 25%.
Các mỏ đá Mable
3.7. Than:
TT
Tên mỏ
Địa điểm
Trữ lượng (triệu) m3)
1
Đá hoa Lèn Mống
Huyện Nghĩa Đàn
40
2
Đá hoa Làng Đò
Huyện Quỳ Hợp
6,66
3
Đá hoa Kẻ Sợi
Huyện Quỳ Hợp
7,5
4
Đá hoa Châu Cường
Huyện Quỳ Hợp
C1=16,123
5
Đá vôi đen Trù Sơn
Huyện Đô Lương
54
6
Đá hoa Lèn 2/9
Thị trấn Con Cuông
4,5
7
Đá hoa Làng Pha
Thị trấn Con Cuông
170
8
Đá vôi đen Tân Lập
Thị trấn Con Cuông
C1+C2=0,33
9
Dăm kết vôi đen Tân An
Huyện Quỳnh Lưu
0,025
10
Cuội kết Lèn Chiền
Huyện Quỳnh Lưu
2
11
Cuội kết vôi Hoàng Mai
Huyện Quỳnh Lưu
20
12
Granit Phu Loi
Huyện Tân Kỳ
5

Tổng cộng:

326,138
Là nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Cho đến nay có nhiều mỏ, điểm thiếc gốc và sa khoáng được phát hiện các mỏ, điểm, tập trung ở 3 vùng chính là Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.
Các mỏ than
3.8. Đá Bazan:

TT
Tên mỏ
Địa điểm
Trữ lượng (tấn)
Ghi chú
1
Phu Sáng
Xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn

C2:915.000
Quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương


2
Việt Thái
Xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn
C2:183.377
P1:44.816
Trước đây có khai thác, nay đã ngừng

3

Cửa Rào
Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương
Dự báo khoảng
1.500
Quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương

4

Khe Bố
Xã Tam Quang, huyện Tương Dương
C1:1.320.000
C2:898.000
Trước đây có khai thác, nay đã ngừng

5
Đôn Phục
Xã Đôn Phục, huyện Con Cuông

C2:510.000
Trước đây có khai thác, nay đã ngừng
Đá Bazan phân bố chủ yếu tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 200 km2. Phần khoáng sản có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi có diện tích gần 26 km2. Trữ lượng dự báo toàn vùng khoảng 260 triệu m3. Đá bazan có thành phần hoá học trung bình: SiO2 = 42,5 - 45 (%); Al2O3 = 15 (%); Fe2O3 = 12 (%); MgO =
6 - 7 (%).
Loại bazan đặc xít có cường độ trên 2.000 kg/cm2  có thể sử dụng rất tốt làm các loại đá xây dựng. Loại bazan bọt có tỷ lệ độ rỗng cao (đến 79%) có thể làm cốt liệu bê tông nhẹ, vật liệu cách âm, cách nhiệt, phụ gia cho xi măng.
Đến nay, đã khảo sát 3 mỏ đá bazan (đều ở Thị xã Thái Hoà) với tổng trữ lượng 111,054 triệu m3, trong đó: bazan đặc xít là 107,000 triệu m3; bazan bọt là 4,054 triệu m3. Mỏ bazan bọt có trữ lượng lớn nhất là Hòn Nghén (đồi Trọc) ở huyện Nghĩa Đàn có trữ lượng cấp C1 + C2 = là 3,4 triệu m3.
Các mỏ Bazan
3.9. Thiếc :
TT
Tên mỏ
Địa điểm
Trữ lượng (triệu m3)
1
Hòn Nghén Thị xã Thái Hòa
C1+C2 = 103,400
2
Làng Cầu Thị xã Thái Hòa
7,500
3
Hòn Mư Thị xã Thái Hòa
0,154
Là nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Các mỏ, điểm tập trung ở 3 vùng chính là Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.
Các  mỏ thiếc
TT
Tên mỏ
Trữ lượng (tấn)
Ghi chú
A
Vùng Quế Phong

Chưa có số liệu cấp C2
1
Mỏ Na Lịt
P1:8:280 P2:5.000
Đã cấp cho công ty Khoáng sản Nghệ An
2
Na Ca (1)
C1 + C2: 2.394
Đã cấp cho công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh
3
Na Ca (2)
B + C1 + C2: 13.362

4
Liên hợp
C1 + C2:646
Điểm mỏ
5
Bản Hang
Khoảng 100 tấn (casiterit)

6
Nậm Giải
101 tấn (casiterit)

B
Vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu
C1 + C2: 2.761 tấn (casiterit)

1
Bản cô
C1 + C2: 6.578 tấn (casiterit)

2
Bản Poòng
C1 + C2: 16.360 tấn (casiterit)

3
Bản hạt

Đã cấp cho công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh
4
Sông Con


5
Khe Đỗ


6
PaLom-CaĐoi
P1:3.700

C
Vùng Tân Kỳ, Quỳ Hợp


1
Làng Đông
C2 + P1:2.517

2
Làng Sòng
1.200 tấn (casiterit)

3
Kẻ Tằng
459 tấn Sn, 850 tấn (casiterit)

4. Tài nguyên nước: 4.1. Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đập. Lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 1.300 mm đến 1.800 mm, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, trung bình trong nhiều năm là 1.690 mm.
Mùa mưa thường kéo dài trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10) với lượng mưa chiếm khoảng 80 % tổng lượng mưa cả năm.
Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, địa hình dốc từ tây sang đông nên các sông suối đều có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùng cao và hoà lưới điện quốc gia. Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán có thể lên tới 1.200 MW.
4.2. Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm qua điều tra sơ bộ được đánh giá là khá phong phú. Trừ vùng đất bazan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước ngầm ở các nơi còn lại đều đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt.
Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ AN
Tiềm năng du lịch Nghệ An (07/07/2012 10:55 AM)
Các khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia:
Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Phía Tây Nghệ An là các khu du lịch gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh thắng tự nhiên như thác Sao Va, thác Khe Kèm…

Vẻ đẹp hoang sơ của VQG Pù Mát

Thác Sao Va (ở huyện Quế Phong)

Thác Khe Kèm (ở huyện Con Cuông)
Phía Đông Nghệ An là một loạt các bãi tắm đẹp trải dài từ bãi Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu đến Diễn Thành - Diễn Châu, Cửa Hiền - Nghi Lộc và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò.

Biển Cửa Lò
Một số khu du lịch mới hình thành, có chất lượng cao và được nhiều du khách biết đến như khu resort Bãi Lữ (tai xã Nghi Yên - huyện Nghi Lộc) hoặc khu du lịch biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu) đang tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín.
Trong tâm thức của người dân cả nước, Nam Đàn là vùng “địa linh nhân kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh… và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời.

Lễ Hội Làng sen
Ở Nam Đàn hầu hết các di tích - danh thắng trên địa bàn huyện đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bến Sa Nam; Đền thờ, Mộ vua Mai; Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu; Dấu tích của thành Lục Niên; Khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; Núi Chung... và đặc biệt là quê Bác - Khu di tích Kim Liên - nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Tất cả các di sản đã phần nào nói được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.

Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của Bác Hồ ở núi Động tranh Nam Đàn
  Quê Nội Bác Hồ
 Quê Ngoại Bác Hồ
Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ như: Quảng trường Hồ Chí Minh; lâm viên núi Quyết, rừng Bần Tràm chim Hưng Hoà; Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An; Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam;  Ngoài ra còn có vùng du lịch phụ cận  với những điểm đến như: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; đền Hồng Sơn; chùa Cần Linh; Đền thờ vua Quang Trung; Đền thờ và mộ Ông Hoàng Mười, núi Hồng và sông Lam…
 Lễ công bố năm du lịch Nghệ An
 Đường ven Sông Lam
 Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ
 Đền thờ Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết
 Núi Hồng - Sông Lam
Các tuyến du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh:
Ngoài các tuyến du lịch nói trên, Nghệ An còn các tuyến du lịch nội địa khác theo hành trình tự chọn.
TT
Tuyến du lịch
Phân loại
Mô tả tuyến
Phương tiện

A
Các tuyến du lịch địa phương




1
Vinh - Cửa Lò
- Nghi Lộc
- Đảo Ngư

Địa phương
Khu du lịch cao cấp Bãi Lữ, đền thờ Nguyễn Xý, Nguyễn Sư Hồi, Đền thờ Bãi Chùa - Đảo Ngư (02 ngày)
Đường bộ kết hợp đường thuỷ



2



Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương



Địa phương
Khu di tích Kim Liên; các khu lưu niệm: Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong; Mộ Vua Mai  Hắc  Đế;  Đình  Hoành  Sơn;  Mộ Nguyễn Thiếp; Mộ bà Hoàng Thị Loan; đình Võ Liệt, Cửa khẩu Thanh Thuỷ (02 - 03 ngày)



Đường bộ


3
Vinh - Anh Sơn - Con Cuông - Tương Dương
- Kỳ Sơn


Địa phương
Nhà thờ Bảo Nham; lèn Kim Nhan; Thung Voi;  rừng nguyên sinh Pù Mát; Thuỷ điện Bản Vẽ, Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (02 - 03 ngày)


Đường bộ


4
Vinh - Quỳ Hợp, Quỳ Châu
- Quế Phong

Địa phương
Hang Bua; Bảo tàng Văn hóa dân tộc; thác Sao Va; hang Thẩm ồm; Đền 9 gian; khu di tích lịch sử Tam Hợp (03 - 04 ngày)


Đường bộ


5

Vinh - Diễn Châu
- Quỳnh Lưu
- Nghĩa Đàn

Địa phương
Di chỉ khảo cổ Làng Vạc, Đền Cờn, bãi biển  Quỳnh  Bảng,  Quỳnh  Phương,  Đền Cuông, Cửa Hiền, biển Diễn Thành (03 ngày)


Đường bộ


6

Vinh - Đô Lương
- Tân Kỳ
- Nghĩa Đàn


Địa phương
Đền  thờ  Ông  Hoàng  Mười;  khu  di  tích Nguyễn Du; Chùa Hương Tích; Đền Củi; Ngã 3 Đồng Lộc; Khu lưu niệm TBT Trần Phú; Cửa khẩu Cầu Treo; Lạc Xao - Lào (02 ngày)


Đường bộ


7

Vinh - Hà Tĩnh theo QL 1A, QL8

Địa phương
Hang đá trắng; Khu di tích Truông Bồn;
Đền thờ Lý Nhật Quang; Khu di tích nước nóng Giang Sơn; Di chỉ khảo cổ làng Vạc; cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh (02 - 03 ngày)


Đường bộ

B
Các tuyến du lịch Quốc tế





1
Vinh - Phòng
Thành, Quảng Tây - Trung Quốc
Quốc tế
5 - 7 ngày
Đường thủy

2
Vinh - Đảo Hải
Nam, Trung Quốc

Quốc tế
2 - 3 ngày
Đường hàng không

3
Vinh - Nậm Cắn - Lào - Thái Lan
Quốc tế
4 - 5 ngày
Đường bộ

4
Vinh - Lào - Thái
Lan
Quốc tế
4 - 5 ngày
Đường bộ

5
Vinh - Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Cầu Treo – Lào - Thái Lan
Quốc tế
5 - 7 ngày
Đường bộ

Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét