Hiệu quả từ Chương trình xây dựng nhà chòi tránh lũ
Sau
8 tháng triển khai thực hiện chương trình thí điểm xây nhà chòi tránh
lũ theo Quyết định 716 của Chính phủ, 100 hộ nghèo thuộc 2 huyện Hương
Sơn, Hương Khê đã hoàn thành các công trình của mình. Số vốn đầu tư
không lớn nhưng hiệu quả từ chương trình thí điểm mang lại là rất thiết
thực, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân sống trong
vùng ngập lũ.
Yên tâm “sống chung với lũ”
Là hộ nghèo,
neo người lại sống ở vùng thấp trũng nên hàng năm cứ đến mùa mưa lũ, mẹ
con bà Đặng Thị Lài (xóm An Thịnh, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn) lại
phải lo dắt gia súc chạy lũ đến hụt hơi. “Trận lũ lịch sử 2010, nước
dâng lên quá nhanh nên mẹ con tôi chỉ kịp dắt con bò theo, còn lại gần
100 con gà và 1 con lợn đã bị lũ cuốn trôi. Tuy nhiên, những khó khăn,
vất vả đó từ nay sẽ được hóa giải. Nhờ có vốn hỗ trợ và sự giúp đỡ của
mọi người mà những hộ nghèo như chúng tôi đã làm được nhà tránh lũ. Bây
giờ tôi đã có thể yên tâm lo cho cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi mùa
lũ đến” - bà Lài tâm sự
Nhà chòi tránh lũ của gia đình bà Đặng Thị Lài (xã Sơn Thịnh, Hương Sơn).
|
Ngày khánh
thành “nhà chòi”, bà Lài không quên làm mâm cơm đạm bạc để cảm ơn bà con
làng xóm và chính quyền địa phương đã góp công, góp sức giúp bà hoàn
thành ngôi nhà trong mơ này.
Bà Lài là một
trong số 100 hộ nghèo của 3 xã: Sơn Thịnh (Hương Sơn) và Phương Mỹ, Hòa
Hải (Hương Khê) được hỗ trợ từ chương trình thí điểm giải pháp hỗ trợ
hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ lụt theo Quyết
định 716/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình thực hiện với
nguyên tắc “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia
đóng góp” để xây dựng được chòi phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao
hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6m, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu
10m2.
Các kết cấu
chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng
kiên cố. Giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi; trong đó Nhà
nước hỗ trợ 10 triệu đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách 10 triệu đồng
với lãi suất 3%/năm trong thời gian 10 năm, số còn lại do người dân tự
đóng góp và huy động từ cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cùng đoàn công tác liên ngành kiểm tra các công trình chòi tránh lũ ở Hà Tĩnh
|
Qua thực tế
triển khai, ngoài vốn được hỗ trợ, nhiều hộ đã vay mượn thêm để xây được
nhà chòi to đẹp hơn với mức bình quân 45 triệu đồng/nhà chòi, điển hình
có nhà trị giá hơn 100 triệu đồng. Ông Lê Văn Cường - Chủ tịch UBND xã
Sơn Thịnh cho biết, chính quyền xã đứng ra bảo lãnh để các hộ dân ký nợ
tại các điểm bán xi măng, thép, tấm lợp; đồng thời giao đoàn thanh niên
lựa chọn một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp đỡ ngày công
thực hiện công trình. Ngoài ra, con cháu ở xa, bà làng xóm cũng góp thêm
công, thêm của để các hộ nghèo có điều kiện xây dựng được căn nhà có
diện tích lớn hơn quy định.
Cần nhân rộng mô hình
Hà Tĩnh là
một trong 7 tỉnh được Bộ Xây dựng đánh giá triển khai thực hiện chương
trình xây nhà chòi tránh lũ nhanh nhất, bài bản nhất, huy động được tới
hơn 60% nguồn lực từ dân với những mô hình và cách làm hay. Và thực tế,
việc huy động được sức dân, sự giúp đỡ từ cộng đồng cũng như sự chỉ đạo
linh hoạt, đúng lúc của các cấp chính quyền là những bài học kinh nghiệm
quý tạo nên thành công cho chương trình thí điểm tại Hà Tĩnh.
Những "nhà chòi" tránh lũ như thế này này là điều kiện để người dân có thể yên tâm sống chung với lũ.
|
Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho biết, sau khi có quyết định của Chính phủ,
tỉnh đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện ngay trong mùa lũ năm 2012 và được
người dân cũng như chính quyền địa phương đồng lòng ủng hộ.
“Chính quyền
xác định rõ đây là nhà ở của người dân chứ không phải chỉ là chòi. Địa
phương đã phát huy sự sáng tạo của mỗi hộ gia đình thay vì cứng nhắc
theo mẫu thiết kế đưa ra. Một số hộ đã cải tiến từ nhà cũ để tận dụng
được hết không gian, diện tích phù hợp với điều kiện sinh hoạt thường
ngày” - ông Sơn chia sẻ.
Thứ trưởng
Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, cái được lớn nhất từ chương
trình thí điểm này là việc các hộ nghèo trong vùng ngập lũ có thể yên
tâm sinh sống, không phải sơ tán mỗi khi lũ về. Từ nguồn vốn hỗ trợ ban
đầu, người dân đã tham gia tích cực, chủ động vào tất cả các
công đoạn thay vì trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước.
Đây là mô hình có thể làm mẫu cho việc XĐGN nói chung.
Số vốn đầu tư
không lớn nhưng hiệu quả từ chương trình thí điểm mang lại là rất thiết
thực, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân nghèo sống
trong vùng ngập lũ. Vì vậy, mô hình này cần được Chính phủ, các bộ ngành
liên quan và chính quyền địa phương các cấp tiếp tục hoàn thiện cơ chế
chính sách để sớm triển khai đại trà.
Chủ động phòng tránh sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân
Từ
tiết Kinh trập, các loài côn trùng, sâu bệnh sẽ được đánh thức sau một
mùa ngủ đông dài. Năm nay là vụ xuân ấm, bởi thế mà các loài địch hại
cũng phát sinh gây hại. Hiện nay, trên đồng ruộng một số loài đã xuất
hiện một số loại sâu bệnh hại mùa màng, đặc biệt là chuột, bệnh đạo ôn,
bệnh mốc đen... Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh, PV Báo Hà Tĩnh đã
có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV
tỉnh về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết diễn biến tình hình phát sinh của sâu bệnh đến thời điểm hiện nay?
Ông Nguyễn Tuấn Thanh (NTT): Vụ xuân 2013 thời tiết diễn biến thuận lợi cho sản xuất, đặc biệt là đối với cây lúa. Với mức nhiệt bình quân từ 200C- 240C,
các trà lúa có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh. Đến thời điểm
này các giống Xi 23, NX30, P6 thuộc trà xuân trung đã đẻ nhánh rộ; các
giống VTNA2, RVT thuộc trà xuân muộn đang bắt đầu đẻ nhánh. Trà lạc sớm
đã bước vào thời kỳ phân cành. Như vậy, diện tích lá trên đồng ruộng
hiện nay khá cao, tạo sinh khối chất xanh rộng lớn.
Phun thuốc hóa học kịp thời, đúng liều lượng là biện pháp hữu hiệu để diệt trừ sâu bệnh |
Song, thời tiết không có rét đậm, rét
hại cũng chính là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh sinh sôi và
phát sinh gây hại. Hiện nay đã xuất hiện nhóm sâu bệnh hại lá, hại cành,
đặc biệt là chuột, bệnh đạo ôn hại lúa; bệnh mốc đen, mốc xám trên cây
lạc. Toàn tỉnh có 333 ha lúa nhiễm đạo ôn với tỷ lệ trung bình từ 5%-
7%, nơi cao 40%- 50%. Trong đó có 16 ha nhiễm nặng, chủ yếu trên các
giống IR 1820, Xi23, NX 30, IR 35366. Cũng phải nói thêm rằng nhờ chuyển
đổi cơ cấu mùa vụ, giống, tập trung cho trà lúa xuân muộn mà đến thời
điểm này diện tích nhiễm đạo ôn giảm so với các năm. Chúng chỉ gây hại
chủ yếu trên trà lúa xuân trung và IR 1820 tại vùng cấy trước thời vụ,
bón phân không cân đối, tập trung tại một số xã Nghi Xuân và Thạch Hà.
PV: Có thể dự báo gì về tình hình sâu bệnh cho vụ xuân?
Ông NTT: Tính theo
dương lịch, tiết Kinh Trập sẽ bắt đầu từ ngày 5/3. Khí tiết này xuất
hiện kiểu thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao kèm theo mưa sẽ là thời
điểm xung yếu nhất, hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi nhất cho sự phát sinh
của sâu bệnh. Nhất là đối với các vùng lúa gieo mật độ dày, khả năng
nhiễm sâu bệnh càng cao, đồng thời tạo điều kiện để tích lũy rầy sớm.
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa ở Cẩm Xuyên. Ảnh: Hữu Trung |
Quan trọng hơn, diễn biến thời tiết
đang hết sức khó lường trong khi phần lớn diện tích lúa xuân của tỉnh ta
năm nay là trà xuân muộn mới chỉ bắt đầu bước vào thời kỳ sinh trưởng.
Sau ngày 15- 20/3, bước vào tiết xuân phân là thời điểm xung yếu để tích
lũy rầy, nêu xuất hiện mưa rào thì nguy cơ phát sinh càng cào; kèm theo
đó là bệnh khô vằn ở lúa và nấm mốc cành trên cây lạc.
PV: Xin ông cho biết những biện pháp ngành đã triển khai để chủ động phòng tránh sâu bệnh trên cây trồng vụ xuân?
Rầy nâu và bệnh lùn xoắn lá trên lúa |
Ông NTT: Trong suốt
mùa vụ, Chi cục BVTV đã thường xuyên bám sát tiến độ phát sinh, phát
triển của các loại cây trồng, đồng thời có hướng dẫn công tác chăm sóc
và cảnh báo kịp thời phương pháp phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình
kỹ thuật; đúng thời điểm cho từng loại sâu bệnh. Hiện nay, bệnh đạo ôn
đang gây hại trên lúa, khi phát hiện bà con phải ngừng ngay việc bón đạm
và các loại phân bón kích thích sinh trưởng; duy trì mực nước 3- 5cm
trên ruộng và xử lý bằng các loại thuốc hóa học như: Beam 75 WP;
Fujione; Fu Nhật 40WP; Vista 72.5 WP; Filia 525 SC Kabim 30 WP. Đối với
những diện tích bị nặng cần tiến hành cắt bỏ lá bị bệnh vùi sâu vào đất
hoặc phơi khô đem đốt để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng. Trên cây
lạc, để trừ sâu xám có thể bắt bằng tay khi mật độ thấp và xử lý bằng
thuốc hóa học: Ammate 150 SL; Proclaim 1.9 EC; Angul 5 WDG…và Ridomil
Gold 68 WP; Mataxyl 25 WP cho bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc đen,
gốc mốc trắng. Bên cạnh đó tăng cường các biện pháp diệt chuột.
Song song với phòng trừ sâu bệnh, các
địa phương tăng cường chăm sóc, theo dõi sát sao sự phát triển của các
trà lúa (nhất là trà xuân muộn) để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiếp tục
tỉa dặm đảm bảo mật độ để hạn chế quá trình tích lũy sâu bệnh. Đối với
cây trồng cạn, tranh thủ thời tiết tập trung xới xáo, làm cỏ, vun gốc
theo đúng quy trình kỹ thuật.
PV: Xin cám ơn ông
Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới
Chiều
07/3 Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh có buổi làm việc với Sở Công
thương nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển thương mại nông thôn găn
với xây dựng Nông thôn mới đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án
phát triển cụm Công nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Đề án Phát triển thương mại nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 và Đề án phát triển cụm Công nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp
theo được xây dựng dựa trên chủ trương, chính sách xây dựng phát triển
nông nghiệp – nông thôn và nông dân của Đảng và nhà nước và quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mục tiêu của Đề án nhằm phát
triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh hiện
đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các
loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh
doanh, góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người dân.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy " Phát triển thương mại, dịch vụ nông thôn phải tận dựng tối đa tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương" |
Đề án cũng coi trọng việc thống nhất
công tác quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã về hoạt động của các cụm
công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Chính phủ; xây dựng cơ chế
chính sách đồng bộ làm cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng từ nguồn
ngân sách và các nguồn huy động khác, nhằm phát huy lợi thế và nguồn lực
của từng địa phương, tạo đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển
CN-TTCN...
Tại buổi làm việc, đa số các ý kiến đều
khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng, triển khai đề án, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng phát triển
chung của tỉnh nhà. Đồng thời lưu ý với chủ đầu tư soát xét kỹ lưỡng các
yếu tố liên quan đến việc triển khai đề án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ
tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy đánh giá cao ý tưởng và sự chuẩn bị chu
đáo của Sở Công thương. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, phát triển
thương mại nông thôn phải dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
hàng hóa, đặt trong mối quan hệ phát triển, lưu thông hàng hóa với thị
trường cả nước, tận dụng tối đa ưu thế, tiềm năng sản xuất của địa
phương. Phát huy vai trò quản lý của nhà nước, đảm bảo công bằng, trật
tự, kỷ cương, cho phát triển bền vững. Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
và thống nhất với các quy hoạch, đề án của tỉnh và trung ương; ưu tiên
xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời các cơ
sở sản xuất có khả năng ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, các dự án mở rộng
sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tại khu vực
nông thôn
UBND tỉnh: Nghe báo cáo đề án giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng
"Đẩy
mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã
hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng nói chung, thực hiện kiên cố hóa giao
thông, kênh mương thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới nói
riêng" là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự tại hôi nghị lấy ý
kiến đóng góp cho đề án phát triển giao thông nông thôn, kênh mương thủy
lợi nội đồng" sáng 6-3.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện kiên cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. |
Trong tổng số hơn 15.800km đường giao
thông nông thôn (GTNT), trong đó hơn 3.300km trên tổng số 14.300km trục
đường xã, liên xã; trục thôn xóm, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng
đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới. Với việc triển khai sâu rộng phong
trào xây dựng giao thông nông thôn, giai đoạn từ năm 1996 - 2012 toàn
tỉnh đã nhựa và bê tông được trên 5.600km đường, bình quân mỗi năm Hà
Tĩnh làm được từ 400 – 500km đường GTNT (nhựa, bê tông). Hà Tĩnh là tỉnh
nhiều năm liên tục dẫn đầu phong trào làm GTNT, được Chính phủ tặng
thưởng huân chương lao động hạng nhì. Để thực hiện mục tiêu xây dựng,
phát triển và quản lý hệ thống GTNT đến năm 2020 đảm bảo thông suốt,
đồng bộ, cứng hóa và đạt tiêu chuẩn về cấp hạng và kết nối liên hoàn, từ
nay đến năm 2020 Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng tối thiểu trên 6.200km đường
trục thôn, xóm, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, Hà
Tĩnh có trên 6.300km kênh mương thủy lợi nội đồng, trong đó cấp xã quản
lý gần 5.500km. Sau 14 năm thực hiện chủ trương kiên cố hóa bằng cơ chế
hỗ trợ xi măng đã khơi dậy sức đóng góp của người dân kể cả bằng ngày
công và vật liệu, do đó đến nay tỉnh ta đã xây dựng được khoảng 2.000km
kênh mương cứng. Như vậy để thực hiện lộ trình đến năm 2020 tỉnh ta sẻ
tiến hành kiên cố hóa 85% hệ thống kênh mương cấp xã quản lý, cũng đồng
nghĩa với việc 7 năm tới toàn tỉnh phải cứng hóa mới trên 2.600km kênh
mương. Theo phương án ngành chuyên môn đưa ra, từ nay đến năm 2015 mỗi
năm phải kiên cố hóa được khoảng 250km kênh mương và giai đoạn từ năm
2015 - 2020 thực hiện kiên có hóa 1.500km
Như vậy nhìn từ số liệu về GTNT và kênh
mương nội đồng cần được nhựa, bê tông hóa là rất lớn. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc cần có cơ chế hỗ trợ tạo ra bước đột phá thực sự cho
phong trào làm giao thông, thủy lợi nội đồng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch
UBND tỉnh Võ Kim Cự nhấn mạnh: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên
truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây
dưng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện kiên
cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. Quá trình thực hiện
phải đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quá trình đóng góp
phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trên cơ sở đa dạng
hóa. Về mức đóng góp, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng phải đảm bảo nguyên
tắc của Quyết định số 10 ngày 22/2/2013 của UBND tỉnh, đảm bảo quyền
lợi, nghĩa vụ của các cấp các ngành và người dân hưởng lợi. Bên cạnh đó,
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cũng lưu ý các ngành địa phương cần lựa
chọn đa dạng hóa nguồn vật liệu nhằm mục tiêu giảm chi phí trên cơ sở
đảm bảo về chất lượng tính bền vững của công trình. Do đó, quá trình
thực hiện xã phải trực tiếp làm chủ đầu tư, chú trọng nâng cao hệ thống
giám sát cộng đồng. Phát động sâu rộng toàn dân, cả hệ thống chính trị,
các đoàn thể tham gia thực hiện chiến dịch làm giao thông, thủy lợi nội
đồng. Để thực hiện thắng lợi chiến dịch quan trọng này, trước hết là vai
trò, trách nhiệm của các cấp huyện, xã; các địa phương cần cân đối
nguồn lực, đăng ký chỉ tiêu thi đua với tinh thần triển khai thực hiện
đạt hiệu quả cao nhất. Về hạ tầng sản xuất trước hết phải quy hoạch đảm
bảo diện tích đủ cho từ 5 đến 6 doanh nghiệp sản xuất, tùy vào cụ thể
từng khu vực và quy mô đầu tư tỉnh sẻ có hỗ trợ hợp lý hạ tầng ngoài
hàng rào, như: điện, đường, nước…
Chủ tịch BND tỉnh giao Sở Tài chính,
Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc cụ thể
để ban hành về mức hỗ trợ hợp lý, đồng thời liên hệ với nhà cung cấp xi
măng, giao cho các địa phương trực tiếp làm việc với các nhà máy sản
xuất gạch tynel trên địa bàn để cung cấp sản phẩm cho việc kiên cố hóa
kênh mương…
Gia Phố phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí NTM trước 30/4
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ NTM tỉnh Lê Đình Sơn cùng đại diện
một số sở, ngành liên quan vừa đi kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại xã
Gia Phố (Hương Khê).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ NTM tỉnh Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra một số hạng mục nhà máy nước
|
Qua khảo sát, đánh giá của đoàn kiểm tra
liên ngành của tỉnh và huyện, đến thời điểm ngày 12/11/2012, Gia Phố
mới đạt 12/18 tiêu chí (không đưa tiêu chí chợ vào quy hoạch vì đã có
chợ thị trấn), còn 6 tiêu chí chưa đạt, gồm: quy hoạch, giao thông,
điện, bưu điện, y tế, môi trường.
Điểm tồn tại, hạn chế nhất hiện nay của
Gia Phố, đó là việc triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng
cao thu nhập; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn phát triển sản xuất đạt rất
thấp. Mặc dù xã đã có cố gắng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi, phát triển các ngành nghề dịch vụ, tuy nhiên, quy mô còn nhỏ lẻ,
chưa có mô hình sản xuất mới tiêu biểu (Toàn tỉnh có 600 mô hình sản
xuất tiêu biểu nhưng Gia Phố không có mô hình sản xuất nào lọt vào tốp
này)
Công trình cầu Đông Hải do phía
chủ đầu tư triển khai thi công chậm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến
trình xây dựng NTM của địa phương.
|
Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn đang có 2
công trình (nước sạch và cầu Đông Hải) do phía chủ đầu tư triển khai
thi công chậm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình xây dựng NTM của
địa phương. Tại buổi làm việc, 2 chủ đầu tư cam kết sẽ đấu nối nước đến
tận hàng rào các hộ dân trước 30/4 và thông cầu kỷ thuật trước 30/3.
Để hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong quý
II/2013, ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã và đang tập trung triển khai
điều chỉnh quy hoạch theo thông tư 13; đẩy mạnh chiến dịch làm GTNT,
thủy lợi nội đồng, phấn đấu đến 30/5 hoàn thành tiêu chí giao thông;
phối hợp cùng chi nhánh điện huyện đầu tư kéo đường dây đảm bảo an toàn
đến tận 180 hộ còn lại (tiêu chí điện); mua sắm các hạng mục trang thiết
bị y tế đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh ban
đầu (đã hoàn thành tiêu chí y tế); tập trung tuyên truyền vận động người
dân thu gom rác thải đồng thời quy hoạch bãi xử lý rác và mua xe chở
rác (tiêu chí môi trường).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó
Trưởng BCĐ NTM tỉnh Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình sản
xuất bún, bánh của gia đình anh Dương Văn Tính, xóm Trung Phố
|
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã nghiêm khắc phê bình ban chỉ đạo NTM xã trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đặc biệt trong phát triển sản
xuất; các chủ đầu tư các công trình trên địa bàn thiếu tinh thần trách
nhiệm, triển khai dự án chậm tiến độ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu
cầu cấp ủy, chính quyền xã Gia Phố tiếp tục huy động cả hệ thống chính
trị vào cuộc thực sự, soát xét tổng thể các tiêu chí và có giải pháp
thực hiện; dồn sức vào phát triển sản xuất, trước mắt xây dựng được 10
vườn mẫu, tối thiểu 1 trang trại chăn nuôi tập trung, huy động nội lực
làm GTNT, phát động toàn dân chỉnh trang vườn hộ, vệ sinh thôn xóm, phấn
đấu hoàn thành 19 tiêu chí NTM trước 30/4.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu 2
chủ đầu tư công trình nước sạch và cầu Đông Hải phải huy động tổng lực,
hoàn thành tiến độ như đã cam kết, tạo niềm tin cho người dân.
Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo thu 1.330 tỷ đồng trong năm 2013
Chiều
25/2, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Cục Hải quan Hà Tĩnh
về việc đảm bảo nhiệm vụ thu thuế trong năm 2013. Dự buổi làm việc có
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Xuân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim
Cự. Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc.
Báo cáo tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Hải quan
Hà Tĩnh Lương Trường Thọ đã báo cáo sơ bộ về tình hình thu thuế, công
tác phòng chống buôn lậu trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Để hoàn thành chỉ tiêu thu 1.330 tỷ đồng trong năm
2013, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh đề xuất các phương án tăng thu
trong thời gian tới như: tiếp tục tăng thu từ các dự án trọng điểm trên
địa bàn, thu thuế xăng dầu từ tàu hút cát cho Formosa, làm việc với PV
Oil để DN này mở tờ khai thuế tại Hà Tĩnh. Đầu tư thêm thiết bị bốc dỡ
container tại Cảng Vũng Áng để thu hút nguồn hàng hóa vận chuyển bằng
container. Tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hải quan sẽ tiếp
tục tăng cường thu hút các doanh nghiệp thông quan, mở tờ khai; tăng
cường công tác chống buôn lậu... Sắp tới, Cục Hải quan Hà Tĩnh sẽ thành
lập tổ xử lý nhanh. Tổ này sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp tìm hiểu về
những vướng mắc, tìm cách xử lý nhanh cho doanh nghiệp trong các thủ tục
hải quan.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ
Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện đánh giá cao những thành quả
mà Hải quan Hà Tĩnh đã đạt được trong năm qua, đồng thời đồng ý với
những đề xuất của Cục nhằm tăng thu trong thời gian tới. Tỉnh cũng sẽ
cùng Cục xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư,
thông quan, mở tờ khai thuế tại Hà Tĩnh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy
Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao, ghi nhận sự năng động sáng tạo, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2012, góp phần đảm bảo phát
triển của tỉnh nhà của Cục Hải quan Hà Tĩnh. Nhiệm vụ 2013 với chỉ tiêu
được giao là hết sức nặng nề. Phát huy kết quả năm 2012, Hải quan Hà
Tĩnh cần tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc; tham mưu
cho UBND tỉnh có kế hoạch làm việc với PV Oil để các đơn vị này mở tờ
khai thuế tại địa phương; tiếp cận với các tập đoàn lớn để các doanh
nghiệp này thông quan, vận chuyển hàng hóa qua Hà Tĩnh. Tranh thủ các
nguồn để xây dựng các hạng mục cần thiết tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo, tiếp tục đấu tranh phòng chống buôn lậu, hạn chế tối đa các
vi phạm...
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự kiểm tra lao động, sản xuất đầu xuân
Sáng
15/2 (mồng 6 Tết), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã có chuyến kiểm tra
hoạt động đầu năm tại một số công trình giao thông trên địa bàn và tặng
quà, động viên sản xuất trên các công trường này.
Chủ tịch UBND tỉnh động viên công nhân thi công công trình Cầu vượt đường tránh thành phố
|
Điểm đến đầu
tiên là công trình Cầu vượt tại đường tránh thành phố Hà Tĩnh (đoạn qua
Thạch Linh-TP Hà Tĩnh), tiếp đến là Cầu Nậy thuộc Tỉnh lộ 4 (Cẩm Xuyên)
và cầu Cửa Nhượng, thuộc tuyến quốc lộ ven biển đoạn Thạch Khê – Vũng
Áng.
Công trình Cầu vượt đường tránh Thành phố mới thi công 3 tháng, nhưng đến nay khối lượng hoàn thành đã đạt trên 50%.
Công trình
Cầu Nậy, mới khởi công tháng 11/2012 nhưng đến nay cũng đã hoàn thành
25% khối lượng công việc; cầu Cửa Sót với chiều dài 1,4 km, giá trị đầu
tư 500 tỷ đồng, cũng đã hoàn thành 50% công đoạn, với một khối lượng cực
lớn...
Kiểm tra các
công trình này, đồng chí Võ Kim Cự bày tỏ vui mừng và ghi nhận thời gian
qua, các đơn vị đơn vị thi công đã huy động tối đa nhân vật lực để đẩy
nhanh tiến độ. Đặc biệt, sáng nay, trên công trường, lực lượng công nhân
đã lao động đông đảo trở lại gần như ngày thường.
Tặng quà, động viên CB, CNV lao động đơn vị thi công cầu Cửa Nhượng
|
Chủ tịch UBND
tỉnh đã tặng quà động viên cán bộ, CNV lao động các đơn vị trong việc
sớm triển khai thi công công trình trở lại sau những ngày nghỉ tết; đồng
thời, lưu ý các đơn vị cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất
lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, để sớm đưa các công trình
hoạt động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại cũng
như góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
* Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim
Cự đã dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Xí nghiệp Zincon và trò chuyện
đầu năm mới với tập thể lãnh đạo, cán bộ, CNV Tổng Cty KS&TM Hà
Tĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự kiểm tra hoạt động sản xuất tại Nhà máy chế biến Zincon siêu mịn của Tổng Cty KS&TM
|
Chủ tịch UBND
tỉnh Võ Kim Cự ghi nhận, năm 2012 vừa qua là một năm khó khăn nhưng
Tổng Cty KS&TM Hà Tĩnh đã có sự tăng trưởng vượt bậc; các chỉ tiêu
đạt được đều cao hơn năm trước; tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định
cho 2.600 lao động trong toàn Tổng Cty.
Thời gian
tới, đề nghị Tổng Cty cần tiếp tục tập trung chế biến sâu các sản phẩm,
trong đó, lấy Zincon làm trọng tâm, tiếp đến là thạch cao...; đầu tư
mạnh hơn nữa cho công nghiệp chăn nuôi, chế biến súc sản, sản xuất giống
chăn nuôi; nghiên cứu thực hiện dự án nuôi tôm trên cát... để đa dạng
hóa ngành nghề, sản phẩm, đưa đơn vị ngày một đi lên...
Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch công tác TN&MT năm 2013
Sáng
22/1, tại thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ
chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch công tác năm 2013 và sơ kết
1 năm thực hiện Chỉ thị số 1474/TTg-CP. Chủ trì hội nghị có Phó Thủ
tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh
Quang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị ngành TN&MT Hà Tĩnh triển khai thực hiện dứt điểm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 1747/CT-TTg |
Năm 2012,
ngành TN&MT đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành các chỉ
tiêu, nhiệm vụ kế hoạch của năm, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước. Trên các lĩnh vực xây dưng văn
bản, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
đã được Bộ TNMT chỉ đạo toàn ngành triển khai một cách quyết liệt, hiệu
quả.
Bên cạnh đó,
Bộ tiếp tục triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong
hoạt động chuyên môn của ngành, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế,
không ngừng nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, kiện toàn bộ
máy đồng bộ, thống nhất và vận hành hiệu quả. Nhờ đó, kết quả hoạt động
trên tất cả các lĩnh vực của toàn ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ.
Đặc biệt, Bộ
đã chỉ đạo toàn ngành, các địa phương tập thực hiện Chỉ thị số
1747/CT-TTg về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để
chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn lền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai một
cách nhanh chóng, quyết liệt và hiệu quả.
Phát biểu tại
hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả
hoạt động của ngành TNMT các cấp trong thời gian qua, chỉ ra một số tồn
tại, hạn chế cũng như những khó khăn, thách thức và các giải pháp cần
tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó,
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã ghi nhận các ý kiến kiến nghị, đề
xuất của các đại biểu và chỉ đạo các cấp Bộ, ngành cần nghiêm túc triển
khai một số yêu cầu, nhiệm vụ để hoạt động củ ngành TN&MT ngày càng
đạt kết quả cao hơn, đảm bảo ổn định và phát triển mang tính bền vững.
Về phía Hà
Tĩnh, năm 2012, ngành TN&MT đã thực hiện khá tốt các kế hoạch, nhiệm
vụ đề ra. Việc lập Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các huyện,thị
xã,thành phố cơ bản được hoàn thiện; công tác giao đất, cho thuê đất,
thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng đã được quan tâm và giải quyết
kịp thời. chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị
số 1747/CT-TTg đã có nhiều kết quả khả quan; các lĩnh vực khoáng sản,
môi trường, tài nguyên nước, thủy tượng thủy văn, biển và hải đảo đã
được các ngành, địa phương tập trung thực hiện với nhiều giải pháp hữu
hiệu. Đặc biệt, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố
cáo của ngành TNMT đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định
tình hình chính trị cơ sở, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
Phát biểu tại
điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận kết quả
hoạt động của ngành TNMT tỉnh nhà, đồng thời nhấn mạnh cần tập trung
thực hiện tốt hơn nữa công tác đo vẽ, lập quy hoạch sử dụng đất; triển
khai thực hiện dứt điểm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
Chỉ thị số 1747/CT-TTg; phối hợp tổ chức hiệu quả hoạt động thanh tra,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và kiên quyết xử lý các cá nhân,
tổ chức vi phạm.
Cùng với việc
tập trung thực hiện tốt các lĩnh vực công tác khác, ngành TN&MT cần
nhanh chóng hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức, cá nhân được giao đất trái thẩm quyền theo Quyết định
2005/QĐ-UB trong tháng 3/2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét