Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại hải dương , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai hai duong giá rẻ , haiduong

Thành phố Hải Dương 
 
- Diện tích: 71   km2
- Dân số: 213.639 
- Ðơn vị hành chính: TP Hải Dương hiện có :
15 phường:
Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa.
Và 6 xã
Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt
 - Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông nghiệp - thuỷ sản
     + Năm 1997: 47% - 45% - 8%
     + Năm 2002: 44,2% - 50,9% - 4,9%
     + Năm 2005: 50,5% - 46% - 3,5%
Giới thiệu chung: Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại loại 2 thuộc , là  Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thuộc

                                                                  Một góc thành phố Hải Dương

Lịch sử:  Thành phố Hải Dương được khởi lập từ năm 1804 dưới tên gọi Thành Đông.
Trước năm 1804, Lỵ sở Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là thành Vạn hay doanh Vạn. Sau đó rời về Mao Điền (Cẩm Giàng).
Năm 1804 (năm Gia Long thứ ba), để củng cố bộ máy cai trị, nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính của cả nước, do vậy Lỵ sở Hải Dương đã được rời từ Mao Điền về vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao. Tỉnh lỵ mới cách Kinh đô Huế 1.097 dặm. Tổng đốc Trần Công Hiến là người khởi công xây dựng thành, gọi là Thành Đông, với mục tiêu vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Trong thành không có dân, chỉ có quan lại và quân lính.
Năm 1866 (năm Tự Đức thứ 19), Đông Kiều phố được hình thành (Phường Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo ngày nay), nhiều phố nghề ra đời như Hàng Giày (Sơn Hòa ngày nay), Hàng Đồng (Đồng Xuân), Hàng Bạc (Xuân Đài), Hàng Lọng (Tuy An).
Năm 1889, Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy Rượu và vài tòa dinh thự của người Pháp.
Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập thành phố Hải Dương. Không gian thành phố được chia thành hai khu vực: khu hành chính - nằm ven sông Sặt và khu kinh tế - từ Nhà máy Rượu đến Nhà ga xe lửa. Các công sở và dinh thự của quan chức người Pháp được tập trung ven sông Sặt. Một số tòa dinh thự mang kiến trúc Pháp hiện nay vẫn còn được sử dụng như dinh Công sứ (nhà làm việc và nhà khách Tỉnh ủy); Sở Lục bộ (Sở Giao thông); nhà Séc-tây (Sở Thể dục- Thể thao cũ), Kho bạc (Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh), dinh Phó sứ (Sở Văn hóa - Thể thao & du lịch)... Với vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa; thành phố Hải Dương đã trở thành một trong 4 thành phố quan trọng nhất của Bắc Kỳ (cùng TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định).
Tháng 3 năm 1947, nhà cầm quyền Pháp chia thành phố Hải Dương thành 2 quận, rồi sau đó một thời gian lại chuyển thành thị xã.
Ngày 30-10-1954, thị xã Hải Dương được giải phóng hoàn toàn. Sau khi giải phóng, thị xã được chia làm 3 khu phố: Bắc Sơn, Bạch Đằng và Chi Lăng; mỗi khu phố có một số đường phố và xóm nhỏ.
Năm 1959, thị xã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị với quy mô dân số từ 40.000 đến 50.000 người.
Từ 1968 tới năm 1996 là tỉnh lị tỉnh Hải Hưng.
Năm 1969, thị xã Hải Dương được mở rộng, sáp nhập thêm các xã Ngọc Châu (Nam Sách), Thanh Bình, Tứ Minh, Việt Hòa (Cẩm Giàng), Hải Tân (Gia Lộc).
Năm 1981, các phường Trần Phú, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão được thành lập.
Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, trở lại là tỉnh lị tỉnh Hải Dương.
Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP thành lập các phường Thanh Bình, Cẩm Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu, Bình Hàn và tách một số khu dân cư của phường Trần Phú để thành lập phường Lê Thanh Nghị.
Ngày 6 tháng 8 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 88/CP thành lập thành phố Hải Dương và là đô thị loại III với 11 phường, 2 xã.
Ngày 1 tháng 7 năm 2008, thành phố sáp nhập thêm các xã Nam Đồng, An Châu, Ái Quốc, Thượng Đạt (Nam Sách), 38 ha của thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng), các xã Tân Hưng, Thạch Khôi (Gia Lộc) và một phần thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ). Như vậy, sau khi được điều chỉnh địa giới hành chính thành phố có 19 phường, xã (13 phường, 6 xã).
Ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố có quyết định trở thành đô thị loại 2.
Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường và thành lập các phường Nhị Châu và Tân Bình thuộc TP Hải Dương
Sự kiện: Trong tháng 10 năm 2009 (Ngày 30/10), thành phố Hải Dương đón nhận các sự kiện lớn như: Kỷ niệm 205 năm thành lập Thành Đông, 55 giải phóng thành phố Hải Dương, Lễ công bố quyết định thành phố Hải Dương trở thành đô thị loại II; và từ 30 tháng 10 đến 08 tháng 11-2009, thành phố Hải Dương đồng đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (Asian Indoor Games III) tại Việt Nam.

 Kinh tế: Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh.
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 14,5%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng 53,07%, Dịch vụ 45,68%, Nông nghiệp - Thuỷ sản 1,25%. Trên địa bàn thành phố, Chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp, thu hút 1.247 doanh nghiệp hoạt động.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷ đồng, tăng 52%  so với năm 2007. Cũng năm này, thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 1.344 Usd/người
Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3% kế hoạch năm; doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty trách nhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng, bằng 50,9%; hộ cá thể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm. Thành phố hiện có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Thành phố Hải Dương là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Du lịch
Địa điểm tham quan, giải trí
- Công viên Bạch Đằng
- Quảng trường Độc Lập (Ngã 5 Bách hóa Tổng Hợp)
- Quảng trường 30 tháng 10 (ĐTM Tây Hải Dương)
- Khu sinh thái Hà Hải.
- Nước khoáng nóng Thạch Khôi.
- Các tuyến phố thương mại
Di tích lịch sử
Thành Hải Dương: Thành được xây từ năm 1804, đặt tại tổng Hàn Giang (nay là thành phố Hải Dương), nhằm bảo vệ Lị sở Hải Dương sau khi được chuyển từ Mao Điền về.
Thành có hình 6 cạnh, chu vi 551 trượng 6 thước, cao 1 trượng 1 thước 2 tấc, mở 4 cửa. Ban đầu thành được đắp bằng đất, đến năm 1824 (năm Minh Mạng thứ 5), thành được xây thêm bằng đá ong (kiểu xây này cũng được thấy ở thành Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An), có sống khế. Năm Tự Đức thứ 19 (1865), đắp thêm thành Dương Mã ở các cửa, hình chóp nón úp vào hào trước cửa thành, cao 5 thước 4 tấc, hào rộng 3 trượng 3 thước, sâu 6 thước.
Thành đã bị phá hủy trong chiến sự 1946-54, ngày nay vẫn còn sót lại một số ít đoạn tường thành và dinh Tổng Đốc ở trụ sở của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương.
TP Hải Dương: Vị thế mới để phát huy tiềm năng 
 
Những năm qua, hàng loạt các công trình kiến trúc lớn, các KCN, khu dân cư mới, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội liên tục phát triển mang lại diện mạo mới cho TP như khách sạn NACIMEX, phố chợ Hội Đô, quảng trường 30/10, trụ sở các ngân hàng Vietcombank, Sacombank, một số khu sinh thái, các công trình thể thao, vui chơi giải trí có quy mô lớn…
Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hàng loạt các khu đô thị mới như khu Đông - Tây, khu Tuệ Tĩnh, dân cư mới Kim Lai, Đông Ngô Quyền… không chỉ tăng nhanh quỹ nhà ở mà còn nâng cao mỹ quan đô thị của TP theo quy hoạch hiện đại. Hệ thống công viên cây xanh ngày càng được mở rộng. Hệ thống điện, nước sạch sinh hoạt cũng như những công trình xử lý nước thải, rác thải cũng được quan tâm đầu tư đúng mức…
 Vóc dáng hiện đại của cửa ngõ phía Tây TP Hải Dương
Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về không gian và kết cấu hạ tầng đô thị đã tạo ra động lực to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TP Hải Dương đóng góp tỉ trọng lớn trong GDP chung của tỉnh với mức tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm liền đều đạt bình quân hơn 14%/năm, nằm trong tốp các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực. Riêng trong năm 2008, tổng giá trị sản phẩm của TP đạt hơn 43 nghìn tỉ đồng. Trong cơ cấu kinh tế chung của TP, công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Hiện tại, ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỷ lệ 55,5%; thương mại dịch vụ 40,3%; nông nghiệp thuỷ sản chỉ còn 4,2%. Thu nhập thực tế của người dân không ngừng tăng nhanh, đến năm 2008 đã đạt hơn 1.300 USD/người/năm. TP đã quy hoạch xây dựng được 30 điểm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với 5.800 hộ kinh doanh.
Là địa phương nằm trong quần thể nhiều điểm du lịch sinh thái, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng trong cả nước, chỉ riêng trong năm 2008 TP Hải Dương đã thu hút được hơn 1,5 triệu lượt khách. Kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống trường học, bệnh viện được đầu tư nâng cấp. Đến nay, 100% trường lớp, phòng học được xây dựng kiên cố. Gần 20 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, nhiều trường đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2. Trên địa bàn TP hiện có 2 trường đại học cấp vùng. TP vừa có thêm trường đại học Thành Đông, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2009 - 2010.
Đặc biệt hệ thống chăm sóc y tế, bệnh viện của TP Hải Dương được đánh giá quy mô hiện đại, xứng tầm khu vực với 6 bệnh viện lớn như Viện Quân y 7, BV Y học cổ truyền, Viện Lao... BV Đa khoa tỉnh cũng vừa được đầu tư để nâng quy mô lên 1.000 giường bệnh trở thành BV loại 1 cấp vùng. 100% trạm y tế xã, phường đã có y bác sĩ với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Trong đó có 8 trạm y tế phường, xã được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế…
Cùng với hệ thống các công trình vui chơi, giải trí như nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi, sân vận động, các công viên cây xanh… người dân TP Hải Dương đang được hưởng thụ đầy đủ các giá trị về đời sống văn hóa tinh thần.
Trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Hải Dương và TP Hải Phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của vùng với sự xác định: “Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân TP Hà Nội, TP Hải Phòng và TP Hạ Long trong đó đô thị Hải Dương đóng vai trò trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam, Đông Nam đồng bằng sông Hồng”. Với vị trí chiến lược như vậy, trước yêu cầu phát triển mới trong công cuộc CNH, HĐH của đô thị loại II, đang đặt ra cho TP vận hội mới, cũng như thách thức mới.
Theo nhận định của các chuyên gia về quy hoạch, xây dựng, công tác quy hoạch của TP cần phải được điều chỉnh nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị, phù hợp với định hướng phát triển vùng Thủ đô, và phù hợp với vị trí, chức năng của đô thị trung tâm tỉnh, một đô thị loại II.
Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Đây vừa là niềm tự hào, nhưng cũng đòi hỏi nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân để quyết tâm xây dựng TP Hải Dương giàu đẹp hơn nữa, xứng tầm và vị thế trong giai đoạn phát triển mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, tỉnh đã đưa ra tiêu chí “Công tác quy hoạch phải đi trước một bước”. Công tác nghiên cứu quy hoạch trong giai đoạn này phải có tầm nhìn cho nhiều chục năm sau… Luôn có giải pháp về phát triển giao thông, phát triển công nghiệp – dịch vụ, quỹ đất dành cho phát triển dân cư, cây xanh mặt nước cũng như nội dung, quy mô, chất lượng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, văn hóa, thể thao…
Dưới góc độ một nhà quản lý đô thị, Phó chủ tịch UBND TP Hải Dương Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết: Cùng với việc TP đang tiếp tục đầu tư, phát triển đồng bộ các công trình về hạ tầng, chỉnh trang diện mạo đô thị, chú trọng đầu tư, phát triển về cảnh quan đô thị… TP cũng đang đẩy mạnh việc di chuyển một số cơ sở ra khỏi trung tâm TP để xây dựng các công trình công cộng, khu công viên cây xanh. Hải Dương sẽ là TP đầu tiên thực hiện được điều này.
Ông Vinh cũng xác định: TP Hải Dương là vùng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các KCN kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, chính vì vậy lượng công nhân tập trung rất lớn. Vấn đề nhà ở cho người lao động cũng đang được TP đặt ra với yêu cầu cấp thiết…
Đến năm 2010, TP Hải Dương sẽ phát triển lên 21 đơn vị hành chính, trong đó sẽ có 2 phường mới được tách ra từ các phường Thanh Bình, Ngọc Châu. Khi đó dân số của TP sẽ vào khoảng 300 nghìn người. Theo định hướng phát triển đến năm 2020,  TP sẽ mở rộng chủ yếu về phía Bắc, một phần về hướng Tây, hướng Nam; dần đưa dòng sông Thái Bình chảy qua giữa lòng TP. Dọc 2 bên bờ sông được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, công viên cây xanh.
Con sông Sặt thơ mộng cũng sẽ được uốn lượn giữa lòng TP. Bờ Nam sông Sặt đã quy hoạch xây dựng các khu liên hợp thể thao, các trường đào tạo, các bệnh viện Nhi, Y học dân tộc và khu văn hoá du lịch dọc triền sông. Theo đánh giá của các nhà quy hoạch, TP sẽ có cấu trúc hiện đại và giàu bản sắc địa phương
 

Thành tựu khoa học công nghệ 

 
Năm 1954 hoà bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện đường lối của Đảng: khôi phục, phát triển kinh tế ở miền Bắc, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, Trường Đại học Nông nghiệp và một số cơ sở khoa học và công nghệ về thổ nhưỡng, thuỷ lợi, thuỷ sản, cơ khí, giao thông... được xây dựng và từng bước phát triển. Nhiều kết quả KHCN, nhất là nông nghiệp đã được tuyên truyền, phổ biến vào sản xuất, đời sống ở miền Bắc nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng.
1. Trong nông nghiệp:
Thành tựu nổi bật nhất thời kỳ này là đã xác định vị trí của vụ xuân thay cho vụ lúa chiêm có từ bao đời. Các giống chiêm tép, chiêm bầu, chiêm gíc, nghệ, gi... có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp được thay thế bằng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật (TBKT) như NN8, trân châu lùn, 314... có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, năng suất cao hơn từ 40-60% đã tạo ra vụ xuân phát triển nhanh từ 7,7% diện tích năm 1968 và 63% diện tích năm 1974 và đến nay đã trở thành vụ sản xuất chính trong vụ đông xuân, là vụ lúa cao nhất ở miền Bắc Việt Nam.
Cùng với việc phát triển lúa xuân, ngay từ những năm 1960 và 1970 tỉnh ta đã coi trọng áp dụng các thành tựu KHCN để cải tạo các giống lúa, giống màu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến nhằm thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng lương thực. Đã thí nghiệm có kết quả và triển khai áp dụng vào sản xuất các giống lúa ngắn ngày như cần thơ 1, cần thơ 2, NN1A; các giống chịu úng: U14, U17, U20, U21, Masuri; các giống chịu hạn như CH1, CH3, CH4; các giống lúa thuần chọn tạo trong nước có năng suất cao, chất lượng bảo đảm: NN75-1, NN75-2, DT10, DT11, C70, C71, V4, CR203, NN75-6, NN75-10, VN10, Xi-21, Xi-23, CR01, Xi-12, BM9830...; các giống lúa thuần nhập nội: Bao thai lùn, Mộc tuyền, Mộc khâm, Masuri, Mộc hương, Khang dân 18, San hoa 165, Q5, ải mai hương, Khâm dục 63, Nếp 352...; các giống lúa lai: San ưu quế 99, San ưu quế 63 và cán bộ kỹ thuật của tỉnh đã duy trì được giống bố, mẹ và sản xuất được giống F1 lúa lai 2 dòng, 3 dòng áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong sản xuất như: xử lý hạt giống lúa 'ba sôi, hai lạnh', cấy dày, cấy nông tay, cấy thẳng hàng, gieo thẳng lúa; gieo cấy đúng thời vụ; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng nguồn phân: nhân thả bèo hoa dâu cho lúa gieo, lúa cấy; sản xuất bèo hoa dâu vụ hè, để giống bèo hoa dâu qua đông; ủ phân chuồng, làm phân xanh, sử dụng bùn ao bón ruộng, dùng vôi cải tạo ruộng chua; áp dụng phân hoá học: đạm, lân, kali và thuốc sâu đối với cây trồng; áp dụng hàng ngàn trạm bơm điện, bơm dầu, đưa diện tích tưới bằng cơ giới, tưới tiêu hợp lý và tưới tiêu khoa học cho lúa, cây trồng cạn đạt khoảng 70% diện tích ngay từ những năm 1980, tạo điều kiện để chuyển tập quán canh tác 'làm dầm' sang làm ải, mà tác dụng của phơi ải đã được nông dân ta đúc kết 'một nắng đất nỏ bằng một giỏ phân'.
Cùng với việc tăng cường đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã và trong sản xuất nông nghiệp, các kết quả về các TBKT nêu trên đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa của tỉnh vượt qua 'cửa ải' 5 tấn vào năm 1972, là năm chiến tranh ác liệt nhất. Từ đó, năng suất lúa bình quân trên 1 ha/1 năm của tỉnh không ngừng tăng lên: 5,38 tấn năm 1980, 6,42 tấn năm 1985, 6,79 tấn năm 1990, 10,28 tấn năm 1995. Sau khi tái lập tỉnh, năng suất và sản lượng thóc mỗi năm một tăng: năm 1997 có năng suất 10,25 tấn/ha, sản lượng 762.248 tấn; năm 200 năng suất là 11,16 tấn/ha, sản lượng 823.456 tấn; năm 2004 năng suất là 11,17 tấn/ha, sản lượng 798.507 tấn.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và sản lượng cây lúa, đưa giá trị sản xuất hàng hoá, thóc gạo của tỉnh ngày càng cao thì Hải Dương cũng là tỉnh dẫn đầu về nghiên cứu phát triển vụ đông từ rất sớm. Do đã nghiên cứu áp dụng được các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao như NN1A, cần thơ 1, cần thơ 2, đồng nai, NN75-6, NN75-10, CN22... và các giống cây lương thực, cây rau màu như: ngô, khoai tây, khoai lang, hành, tỏi, cà rốt, đậu tương, dưa hấu, dưa lê, dưa chuột... đã tạo điều kiện để Hải Dương phát triển vụ đông như một vụ sản xuất chính, và dưa tỷ lệ vụ đông đạt trung bình 35-40% diện tích canh tác hàng năm, nhờ đó mà hệ số sử dụng ruộng đất không ngừng được tăng lên từ 1,68 vụ/năm (khi còn cấy lúa chiêm) tăng lên 2,3-2,4 lần năm 1985 cho đến nay; sản xuất vụ đông đã tạo nên các sản phẩm nông sản của tỉnh phong phú, đa dạng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm được nhiều việc làm ở nông thôn, thu hút được nhiều lao động ở lĩnh vực khác, nhất là lĩnh vực bảo quản, chế biến.
Các công cụ cải tiến và cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm áp dụng vào sản xuất để giảm sức lao động cho nông dân, để đảm bảo kịp thời vụ cho cây trồng, để thâm canh, luân canh tăng vụ, phát triển vụ đông như: cày cải tiến 50 và 51, bừa cải tiến có nhiều răng, cào cỏ 34A, guồng nước, máy tuốt, đập lúa, máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc... để đến năm 1974 đã có trên 90% hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh được trang bị cơ khí nhỏ trong một khâu hoặc nhiều khâu công tác. Trong cơ giới hoá khâu làm đất đã nghiên cứu quy trình làm đất hoàn chỉnh cho cây lúa nước và thiết kế cải tiến công cụ làm phẳng mặt ruộng cho lúa gieo thẳng, quy trình làm đất vụ đông khi gặp thời tiết bất thuận (đất dở khô, dở ướt); áp dụng rộng trong ngành quy trình mạ phục hồi chi tiết máy kéo; cải tiến bánh lồng máy kéo MTZ250 dùng cho máy kéo U250M để phục vụ sản xuất kịp thời; nghiên cứu đạt kết quả và triển khai áp dụng rộng trong sản xuất các mô hình: chăm sóc, sửa chữa, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng cho các cụm cơ khí hợp tác xã, bảo dưỡng kỹ thuật cho máy kéo theo vụ, theo hợp đồng và sơ đồ rải thửa... đã đưa diện tích cơ giới hoá làm đất từ 5,9% năm 1966 lên 19% năm 1974 và 65,51% năm 2004.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Từ những năm 1960, tỉnh Hải Dương đã áp dụng thí nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn và thành lập Trạm thụ tinh nhân tạo tỉnh Hải Dương tại Cẩm Khê, xã Tứ Minh (khi có chiến tranh phá hoại năm 1965 thì sơ tán về Tứ Kỳ). Năm 1965 đã nhập các giống lợn đực ngoại về nuôi như: Tân cương, Tân kim, Đại bạch, Trung bạch, Yorshiac, Landruce, sau này được bổ sung thêm có giống đực ngoại Duroc, Edel... Kết hợp với việc áp dụng các TBKT trong thức ăn cho lợn: thức ăn hỗn hợp, men vi sinh, ủ khoai tây yếm khí, cho lợn ăn thức ăn sống theo khẩu phần để đáp ứng yêu cầu chăn nuôi tập thể quy mô lớn, thức ăn công nghiệp...
Cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp thú y đã tạo điều kiện cho lợn nai kinh tế và trọng lượng xuất chuồng bình quân không ngừng được nâng cao qua các năm: Lợn lai F1 năm 1975 chiếm 25% tổng đàn lợn thịt, trọng lượng bình quân xuất chuồng 45kg/con; năm 1981 chiếm 51% và 51,2kg; năm 1985: 79,2% và 64kg. Năm 1993-1994 đã nghiên cứu thành công và triển khai áp dụng vào sản xuất lợn 3/4 máu ngoại, có tỷ lệ xuất trên trọng lượng hơi giết mổ hơn lợn lai F1 10%, lợn ngoại thuần có tỷ lệ nạc cao, xây dựng vùng sản xuất lợn nái F1, nái ngoại để chủ động sản xuất con giống phục vụ chương trình 'nạc hoá đàn lợn' đạt kết quả, đưa tỷ lệ lợn thịt của tỉnh đến nay là 100% lợn máu ngoại, trong đó: 65% lợn F1, 20% lợn 3/4 máu ngoại, 15% lợn ngoại, số nái ngoại chiếm khoảng 4,6%; có 22,4% số hộ gia đình nuôi lợn thịt theo quy mô công nghiệp.
Đã khảo nghiệm, sản xuất thử thành công và triển khai áp dụng vào sản xuất đại trà các giống: bò sind đực, thụ tinh nhân tạo cho bò để thực hiện chương trình sind hoá đàn bò của tỉnh, dê Bách Thảo, đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 50,8%, số bò sind đực có 96 con (năm 2004); các giống gà lai có năng suất cao: 888, Browich, E93, Goldline, Hyline, plymouth, Kabir, Tam hoàng, Lương phượng, sasso; các giống vịt ngoại và vịt lai: Bắc Kinh, Anh đào, vịt lai Anh đào với vịt cỏ, vịt siêu trứng, vịt siêu thịt; các giống ngan, ngỗng: ngan R31, R51, R71, ngỗng Renan, ngỗng sư tửửửử; trong nuôi trồng thuỷ sản: năm 1964 tỉnh ta đã nhập và cho đẻ nhân tạo thành công được giống cá mè hoa, mè trắng, trắm cỏ để phục vụ sản xuất đại trà; tiếp tục áp dụng các giống cá mới năng suất cao, chất lượng đảm bảo: chép Hung, trê Phi, trôi ấn Độ để phát triển rộng phong trào 'ao cá Bác Hồ'; nghiên cứu xác lập các quy trình 'nuôi thâm canh ba ba thịt, sản xuất ba ba giống', nuôi ếch, lươn, rắn; xây dựng các mô hình nuôi tôm càng xanh, cá tra, rô phi đơn tính tập trung xuất khẩu có giá trị hàng hoá cao...
Đối với cây ăn quả, hoa và cây cảnh: Đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các kết quả: khắc phục tính cách năm vải thiều, phòng và điều trị bệnh chết rũ của cây vải; kỹ thuật: chiết, ghép và các chế phẩm đậu hoa, đậu quả, phân vi sinh diệt mối hại cây vải, kích thích sinh trưởng cây ăn quả... áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh các giống hoa phong lan hàng vạn cây phục vụ sản xuất; áp dụng các giống hoa mới như các loài hoa cúc: đại đoá, Đài Loan, vạn thọ, đồng tiền, hoa hồng Đà Lạt, hoa hồng Pháp, Layơn, loa kèn, cẩm chướng đỏ; đã phát triển trồng hoa, cây cảnh là một nghề trong sản xuất nông nghiệp, có thu nhập cao...
Các kết quả về KHCN nêu trên đã đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn: đã chuyển đổi được trên 10.000ha ruộng trũng cấy lúa bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi thuỷ, đặc sản có hiệu quả kinh tế cao; phát triển được 603 trang trại (bằng 352% so với năm 2001); hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá: vải thiều (Thanh Hà, Chí Linh), hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà), cà rốt (Cẩm Giàng), cá, ba ba (Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành), hoa, cây cảnh (Gia Lộc, TP Hải Dương); tỷ trọng giữa trồng trọt - chăn nuôi, thuỷ sản - dịch vụ có sự chuyển biến tích cực từ 70,5% - 26,8% - 2,7% năm 2002 đến năm 2005 dự kiến là 57,3% - 33,8% - 9%; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 tăng trung bình 5,3%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 37,2 triệu đồng/ha, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,2%
2. Trong các ngành công nghiệp, phát thanh và truyền hình, Bưu chính viễn thông:
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, cả tỉnh ta chỉ có 2 nhà máy rượu: Nhà máy rượu với 170 công nhân người bản xứ và nhà máy chai có khoảng 100 thợ. Năm 1954, sau khi miền Bắc được giải phóng, với phương châm 'kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế thống nhất', bên cạnh các nhà máy do Trung ương xây dựng như Nhà máy xay Ninh Giang, Nhà máy sứ, Nhà máy bơm, tỉnh đã xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp và phát triển hàng trăm làng nghề, thu hút hàng chục ngàn lao động để cùng với các xí nghiệp công nghiệp phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công tác nghiên cứu, cải tiến bước đầu đã được quan tâm và phát huy tác dụng tại cơ sở. Các cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp công nghiệp của tỉnh và các thợ lành nghề trong tiểu thủ công nghiệp đã tự nghiên cứu, thiết kế thi công thành công, đưa vào áp dụng trong sản xuất, đời sống: máy bơm nước loại từ 500- 4000 m3/s, một số bộ phận của máy 'Bông sen 12'; máy bào kẹp 450 để sản xuất cánh cống thuỷ lợi, máy tiện A3 để sản xuất phụ tùng xe cải tiến, xe bò, cào cỏ 34A...; máy xay xát Nam Hà, máy thái rau bèo phục vụ chăn nuôi tập thể, sản xuất xà lan 200 tấn, thuyền xi măng lưới thép, tàu Hải Hà chạy đường sông 110 chỗ ngồi; thi công xây lắp được một số công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và thẩm mỹ như: Hội trường tỉnh, Nhà hát nhân dân...
Sau khi miền Nam thống nhất, nhất là do tác động đổi mới của nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, thị trường có cạnh tranh và do sức ép của hàng ngoại, KHCN trong công nghiệp của tỉnh ta đã tập trung theo 2 hướng:
- Tiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của nước ngoài để khai thác, phát huy nguyên liệu, lao động sẵn có như nhiệt điện Phả Lại, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn, Công ty thực phẩm Nghĩa Mỹ, Vạn Đắc Phúc, thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, Công ty TNHH ô tô Ford Việt Nam, các công ty sản xuất nhôm TungKoang, dây cáp điện TAYT, dây điện sumidenso...
- Lựa chọn các TBKH hợp lý, tiến tiến để đổi mới và hoàn thiện các công nghệ đã có kết hợp với đổi mới về quản lý, nhất là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến Q.Base, ISO 9000 để khai thác nguyên liệu, lao động tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đã có, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giầy da, cơ khí, bia và nước giải khát...
Đồng thời đã áp dụng các TBKT tạo ra các sản phẩm mới như: xi măng trắng, ống cấp nước bê tông chịu lực...; khung và phục tùng xe đạp, quạt trần, quạt bàn, que hàn, cột điện trộn ly tâm, tấm lợp phibrô xi măng, các loại gạch: men sứ, lát nền, trang trí, ốp lát. Đã nghiên cứu cải tiến và áp dụng TBKT để khôi phục các làng nghề: trạm khắc gỗ Đông Giao, gốm sứ Cậy, rượu Phú Lộc, giầy da Hoàng Diệu, thảm quại Nam Sách; một số làng nghề tự nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ xuất khẩu như: thuỷ tinh, gốm sứ, mây tre, thảm cói, thảm bẹ ngô, mây tre đan... Phục hồi và phát triển các loại bánh đặc sản: bánh đậu, bánh gai; sản xuất sản phẩm mới: rượu vang vải, rượu vang táo; muối nhạt kết hợp bảo quản lạnh để chế biến dưa chuột, muối ớt xuất khẩu; trồng nấm ăn quy mô hộ gia đình; áp dụng lò sấy cải tiến trong sấy nông sản hành, tỏi, cà rốt, bí đỏ, giảm chi phí nhiên liệu, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá sản phẩm, giảm thiểu độc hại đối với con người và ô nhiễm môi trường.
Trong xây dựng các công trình nhà cao tầng trên khu đất yếu, có địa hình phức tạp đã áp dụng TBKT: cột thấm bản nhựa, cọc cát móng bè, cọc bê tông cọc nhồi chịu lực; thiết kế và thi công những công trình nhiều tầng, có kiến trúc phức tạp, quy mô lớn như: nhà làm việc Tỉnh uỷ, bệnh viện 500 giường, xi măng Duyên Linh...
Phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông: đã đầu tư thiết bị hiện đại (máy phát hình màu, thiết bị trộn hình kỹ xảo) cho truyền hình tỉnh và đã phủ sóng truyền hình trong toàn tỉnh. Trong bưu chính viễn thông đã áp dụng kỹ thuật mã số, vệ tinh để hoà nhập mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia, quốc tế; 100% huyện, thị trấn, làng xã đã có máy điện thoại, trung bình 100 người dân có 6,5 máy điện thoại. Dự án công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và đạt kết quả cả về phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Những thành tựu đạt được nêu trên đã đóng góp cho sản xuất công nghiệp Hải Dương có giá trị sản xuất tăng nhanh trung bình thời kỳ 2001-2005: 21%, tỷ trọng công nghiệp - xay dựng tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: năm 1997: 35,5%, 2001: 38%, 2005: 43%; hàng năm tạo việc làm mới 1,2- 2 vạn lao động.
3. Trong khoa học xã hội và nhân văn:
- Trong lĩnh vực y tế, tài nguyên và môi trường:
+ Trong y tế:
Đã tiến hành điều tra cơ bản và triển khai thực hiện có kết quả các chương trình: bại liệt, thương hàn, lao màng não, tiêu chảy, giun chỉ, bướu cổ, sốt rét, đau mắt đỏ, suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh nghề nghiệp ở các khu công nghiệp...; nghiên cứu cải tiến và áp dụng có kết quả các TBKT: điều trị cho bệnh nhân phong tại xã và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong; triệt sản nam không cần dùng dao, dụng cụ màng cổ tử cung được công nhận là sáng chế công vụ đầu tiên của tỉnh; phễu lọc dịch truyền, điều trị áp se phổi bằng phương pháp dẫn lưu gây chính chủ động, áp dụng châm cứu điều trị câm điếc cho trẻ em và cai nghiện ma tuý tại cộng đồng; thay thuỷ tinh thể cho người mù, loà...; đã sử dụng các kỹ thuật và thiết bị tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị đạt kết quả cao: mổ phình đại tràng theo phương pháp sinvenson, bơm hơi đại tràng để chẩn đoán khối u, dùng máy siêu âm và chụp X quang cao tần, chụp cắt lớp, mổ nội soi, thiết bị đo quang phổ trong xét nghiệm, kỹ thuật Serodia và Eliza trong chẩn đoán HIV... Đã áp dụng rộng rãi các TBKT dân số và kế hoạch hoá gia đình: đặt vòng, triệt sản, nạo hút thai, dùng ca pốt, mổ đình sản bằng phương pháp Minilap-Pomerocy cải tiến. Đến cuối năm 1981, toàn tỉnh đã có 100% số xã, 76% số trường học, 48% có vườn thuốc, khóm thuốc; đã nghiên cứu di thực một số cây thuốc quý được phát triển trong các vườn thuốc của tỉnh: bạc hà 974, bạch chĩ, cam thảo Hung, cát cánh, đương quy, DC-580, DF, hương nhu trắng, ngưu tất, sả ấn Độ, thanh cao hoa vàng, tục đoạn, vân mộc hương, huyền sâm... Và đã sản xuất được 93 mặt hàng thuốc, trong đó tự túc được 60- 68% lượng thuốc từ nguyên liệu của tỉnh. Trong đó có bài thuốc: chiết suất phi tin từ cám, Gclatin từ da lợn, men tiêu hoá từ tuỵ lợn. Ngoài ra còn thực hiện các đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp về y tế cơ sở, y học cổ truyền và cơ cấu bệnh tật Hải Dương đến năm 2010...
+ Trong tài nguyên và môi trường:
Đã tiến hành điều tra hiện trạng môi trường và tài nguyên làm cơ sở cho quy hoạch, kế hoạch các vấn đề liên quan như hiện trạng môi trường: tỉnh Hải Dương, thị xã Hải Dương, huyện Chí Linh và phụ cận; động thực vật vùng Chí Linh, môi trường làng nghề. Triển khai các TBKT có kết quả trong xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: bếp đun than cải tiến, hầm khí sinh học Biogas, lò đốt rác thải tiên tiến ở bệnh viện tỉnh; lò đốt rác thải và bể xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến của Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương và Viện Quân y 7, xử lý bãi rác Cầu Cương, xây dựng các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh ở các huyện; áp dụng lò gạch liên tục kiểu đứng thay cho lò gạch thủ công có giá thành giảm, chất lượng đảm bảo, giảm ô nhiễm môi trường: khí 2,5%, nhiệt độ khói thải 31-33%; phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu thực hiện các dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển đảo cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện); xây dựng làng năng suất xanh đạt kết quả.
- Trong giáo dục và đào tạo:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khốc liệt, khó khăn gian khổ toàn ngành giáo dục sôi nổi thực hiện phong trào thi đua 'hai tốt' để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, mà một trong những nội dung của phong trào là phong trào sáng kiến, kinh nghiệm, đồ dùng dạy học. Tháng 6/1970, tại thị xã Hải Dương, Ty Giáo dục (nay là Sở Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức triển lãm đồ dùng dạy học trong toàn ngành, gồm 130 đồ dùng giảng dạy về các môn Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hoá, Sinh vật từ mẫu giáo đến lớp 10 (bằng lớp 12 hiện nay). Từ ngày 1 đến 3/2/1975, ngành Giáo dục tổ chức Hội nghị giáo viên ưu tú đúc rút sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy. Tại Hội nghị thi tuyển đồ dùng học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (tháng 6/1976) cho toàn miền Bắc, tỉnh Hải Dương được xếp giải nhất. Tại các Hội nghị tổng kết sáng kiến, sáng chế và sở hữu công nghiệp của tỉnh, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn là ngành có nhiều sáng kiến nhất, và có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm có giá trị được áp dụng rộng trong ngành.
Trong nghiên cứu triển khai các đề tài KHCN đã được quan tâm và đóng góp tích cực cho ngành trong triển khai cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong thời kỳ kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đã điều tra hiện trạng giáo viên cấp I, cấp II và lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thời kỳ 1996-2000. Đã nghiên cứu có kết quả và áp dụng rộng trong ngành các đề tài: Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên mầm non; giáo dục cộng đồng ở xã, phường, thị trấn, tài liệu giảng dạy địa lý, lịch sử tỉnh Hải Dương ở các cấp học, dạy tin học, môi trường trong nhà trường...
- Trong lĩnh vực xã hội:
Tiến hành các đề tài phục vụ cho bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của tỉnh như: năm 1971, Hải Dương là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc hoàn thành kiểm kê các di tích bước một trong toàn tỉnh; điều tra hiện trạng và đề xuất quy hoạch tổng thể các khu di tích: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Kính Chủ, Yên Phụ, đền thờ Chu Văn An...; khai quật, sưu tầm, phục chế gốm cổ phục vụ xuất khẩu; sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các công trình: gốm Chu Đậu, thư mục Hán nôm, Tiến sỹ nho học Hải Dương, danh nhân, nhà văn hiện đại và các văn nghệ sỹ tiêu biểu Hải Dương, danh y châm cứu Nguyễn Đại Năng và các lương y tiêu biểu của tỉnh từ năm 1945 đến nay; nghề cổ truyền Hải Dương tập I, II, III; phong tục, tập quán và lễ hội tiêu biểu của tỉnh; địa chí Hải Dương...
UBND tỉnh đã chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học, trưng bày giới thiệu thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trãi tại di tích Côn Sơn, và đã phối hợp với các cơ quan khoa học Trung ương hội thảo và tiến hành xây dựng tượng đài Trần Hưng Đạo trên đỉnh núi Yên ngựa, thuộc khu di tích lịch sử - văn hoá Mao Điền (Cẩm Giàng); tạc tượng Lê Hoàn ở Đền Cao (Chí Linh); Hội thảo khoa học về Nguyễn Đình Nghệ và sự phát triển bộ môn nghệ thuật chèo Việt Nam...
Kết quả các đề tài còn là luận cứ khoa học cho việc cụ thể hoá các Nghị quyết, chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh: Thí nghiệm đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, phát triển kinh tế trang trại, Đảng bộ cơ sở lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo, KHCN trong sự nghiệp đổi mới, định hướng phát triển KHCN và bảo vệ môi trường đến năm 2010; nghiên cứu, điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp: vai trò tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đến năm 2005; xây dựng quốc phòng địa phương cấp xã trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư nông thôn, đấu tranh chống tội phạm trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài; điều tra đánh giá năng lực công nghệ các lĩnh vực công nghiệp của tỉnh; xác định chỉ số phát triển con người Hải Dương (HDI)...
Cùng với sự phát triển về đội ngũ cán bộ KHCN, cơ sở vật chất - kỹ thuật của KHCN, các kết quả có tính khái lược về áp dụng các thành tựu KHCN trong các lĩnh vực nêu trên cho thấy: Từ khi hoà bình lập lại (1954) đến nay, mặc dù phải trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hết sức khốc liệt và gian khổ, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đội ngũ cán bộ KHCN của tỉnh đã không ngại khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, hăng hái, nhiệt tình trong nghiên cứu và áp dụng các thành tựu KHCN có hiệu quả trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong các ngành công nghiệp, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống. Đặc biệt là khoa học xã hội đã được quan tâm đầu tư và từng bước thực hiện được nhiệm vụ: cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo cụ thể hoá các nghị quyết, chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Kết quả các hoạt động KHCN nói chung, áp dụng các thành tựu KHCN từ năm 1954 đến nay nói riêng, đã đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm gần đây có rất nhiều tiến bộ: năm 1997 tỷ trọng giữa: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 35,4% - 36,6% - 28%, năm 2002: 32,3% - 39,2% - 28,5%, năm 2004: 28,5% - 42,3% - 29,2%, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc 
  Sáng 27-7, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định 920/QĐ - TTg ngày 18-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Các đồng chí Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Nguyễn Thị  Minh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi quy hoạch có tổng diện tích 8.340 ha, được phân thành 2 vùng: Vùng bảo tồn và khai thác đặc biệt có 3.568 ha; vùng đệm có diện tích 4.772 ha. Trong phân vùng bảo tồn đặc biệt được chia thành 3 khu vực: Khu vực Côn Sơn, khu vực Kiếp Bạc và khu vực Phượng Hoàng. Phân vùng khai thác đặc biệt có 9 khu chức năng: Khu dịch vụ chuyên đề hồ Côn Sơn; khu dịch vụ tổng hợp trung tâm; khu dân cư xã Lê Lợi; khu phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái; khu công viên văn hoá lịch sử Côn Sơn; khu công viên Vạn Trì Kiếp Bạc; khu núi Trán Rồng, Nam Tào, Bắc Đẩu; khu di tích khảo cổ núi Bắc Đẩu; khu núi Phượng Hoàng. Tổng vốn đầu tư ước tính 1.600 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án quy hoạch gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2009 đến 2015; giai đoạn 2 từ năm  2015 đến 2020. Quy hoạch được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển của thị xã Chí Linh cũng như của tỉnh.

Thiết kế cảnh quan quy hoạch


Phát biểu tại lễ công bố, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh đề nghị các cấp, các ngành, toàn thể nhân dân trong vùng quy hoạch cần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi quy hoạch để nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn phát huy giá trị của di tích. Tiến hành các thủ tục xác định ranh giới vùng bảo tồn khai thác đặc biệt và vùng đệm; tổ chức kiểm kê các công trình, tài sản, ruộng vườn, hoa màu trong phạm vi quy hoạch; bảo vệ vùng đất đã được giao quản lý, không xây dựng lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép gây khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch. Cụ thể hoá các tiêu chí về quy mô, tầng cao công trình, hình thức kiến trúc, màu sắc, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, phát triển dân cư trong vùng quy hoạch. Xây dựng cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư các hạng mục công trình trong vùng quy hoạch...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét