Những dự
án lớn xúc tiến du lịch Hải Phòng đang đuợc triển khai
Hải Phòng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Việt
Nam, thu hút nhiều du khách từ các nước và khu vực như: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ... song vì cơ sở hạ tầng phát triển chưa tương xứng
nên việc khai thác các thị trường này còn khá khiêm tốn. Trong thời gian qua, một
số dự án lớn đã được phê duyệt, việc triển khai các dự án này sẽ tác động lớn đến
mọi lĩnh vực của thành phố hoa phượng đỏ, trong đó có ngành du lịch.
Chính phủ đã phê duyệt dự án Cảng hàng không quốc tế Hải
Phòng, dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Cảng hàng không Hải
Phòng là một trong 10 sân bay quốc tế thuộc quy hoạch phát triển giao thông
hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ
phê duyệt, có diện tích khoảng 4.500 héc-ta tại các xã Vinh Quang, Tiên Hưng,
Đông Hưng, Tây Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Các khu chức năng của sân bay
Hải Phòng bao gồm hệ thống đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga
hành khách, nhà ga hàng hóa, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động
bay, khu phụ trợ, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay. Dự kiến, sân
bay này có khả năng tiếp nhận 80-100 triệu lượt hành khách/năm và 4-5 triệu tấn
hàng hóa/năm vào năm 2050; đón được tất cả các loại máy bay thương mại hiện có,
kể cả máy bay Airbus A380.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí lãnh đạo thành phố thị sát thực
địa khu vực quy hoạch dự án sân bay quốc tế tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng
đầu năm. Sẽ xây dựng sân bay dân dụng cấp 4F
Cảng container Lạch Huyện sẽ được xây dựng và điều hành tại
huyện Lạch Huyện, Hải Phòng với chi phí ước tính khoảng 30 tỷ Yen (tương đương
khoảng 6.700 tỷ VNĐ). Dự kiến cảng sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015, công
suất bốc dỡ 855.000 TEU hàng hóa/năm, bằng 1/2 công suất của tất cả các cảng ở
miền Bắc Việt Nam hiện tại. Cảng có thể đón tiếp các tàu chở container cỡ lớn
có công suất tới 8.000 TEU, do đó hàng hóa từ cảng này thuận tiện xuất khẩu trực
tiếp sang Bắc Mỹ, giúp giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Bắc Mỹ
xuống một vài ngày.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nằm ở phía Nam QL5 có
tổng chiều dài 105,5km (từ cầu Thanh Trì - Hà Nội đến đập Đình Vũ - Hải Phòng).
Tuyến Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A có 7 nút giao
liên thông khác mức tại giao cắt với các quốc lộ; có 17 cầu lớn, 24 cầu trung,
22 cầu vượt và cầu nút giao (tổng chiều dài cầu khoảng 14km). Tổng mức đầu tư của
dự án là 24.566 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành sau 43 tháng kể từ thời
điểm thực hiện gói thầu xây lắp đầu tiên.
Cảng hàng không Hải Phòng cùng với dự án đường cao tốc Hà Nội
- Hải Phòng, dự án cảng Lạch Huyện đang được triển khai sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách đến với các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Hải Phòng nói chung và
quần thể Du Lịch -Dịch vụ - Tài chính thương mại - Vui chơi giải trí - Văn hoá ẩm
thực - Nghỉ dưỡng sinh thái Venus Cát Bà nói riêng.
Các hoạt động của Tuần Văn hóa – Du lịch bảo đảm sôi động, đặc sắc
Chiều
5/3, đồng chí Dương Anh Điền - Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban tổ
chức Năm Du lịch Quốc gia khu vực Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013
chủ trì cuộc họp về Chương trình chi tiết hoạt động trong tháng 5 và
Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Phó Chủ tịch thành phố Lê Khắc Nam và lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan cùng tham dự.
Giám
đốc Sở VH-TT&DL Đoàn Duy Linh cho hay: Chương trình hoạt động chi
tiết trong tháng 5 và Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Hồng - 2013
với hơn 35 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kéo dài từ
28/4-17/5.
Trong
đó, trọng tâm là Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2013 và Lễ hội Hoa
Phượng đỏ lần thứ 2 tại Quảng trường Nhà hát thành phố diễn ra tối 11/5.
Bên cạnh đó là hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch như: Lễ
khai mạc Liên hoan du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn năm 2013 vào ngày 30/4;
Hội chợ Du lịch Đồng bằng sông Hồng mở rộng với hơn 700 gian hàng; triển
lãm tranh cổ động đường phố; lễ tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn
quốc lần thứ 4; các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn ở
Nhà triển lãm, Nhà kèn, Cung Văn hóa Lao động Việt - Tiệp; triển lãm
sách với chủ đề “Tiếp nối Văn minh sông Hồng”; biểu diễn rối nước, chèo
thuyền kayak ở hồ Tam Bạc; hòa nhạc kèn đồng; các hoạt động thể thao, võ
thuật, nghệ thuật quần chúng… Ngoài ra, hàng chục hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao diễn ra ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Kết
luận cuộc làm việc, Chủ tịch thành phố Dương Anh Điền ghi nhận kế hoạch
chi tiết tổ chức các hoạt động tuần văn hóa - du lịch, lễ hội Hoa
Phượng đỏ thể hiện được quy mô, bản sắc riêng, lô-gic, khoa học, hướng
tới mục tiêu tạo thương hiệu riêng cho thành phố.
Chủ
tịch chỉ đạo, để lễ hội trở thành ngày Tết Nguyên đán thứ 2 của người
dân Hải Phòng, Sở VH-TT&DL chủ trì, tiếp tục nâng cấp kịch bản, bởi
đây là tuần cao điểm của Năm Du lịch Quốc gia 2013. Tuần Văn hóa - Du
lịch với đỉnh cao là lễ khai mạc phải là sự kiện Quốc gia, phục vụ mục
tiêu quảng bá cho du lịch Việt Nam và du lịch Hải Phòng, nhận được sự
quan tâm của người dân cả nước. Đây phải là sản phẩm du lịch quảng bá
rộng rãi thu hút du khách.
Trong
quá trình xây dựng kịch bản, tiếp tục rà soát, điều chỉnh để các hoạt
động là sản phẩm du lịch, mang tính đại chúng để người dân tham gia,
tính xã hội hóa cao độ, chuyên nghiệp cao. Chú ý hoạt động của các Đoàn
Quốc tế để bảo đảm diễn ra thành công, trang trọng, hấp dẫn.
Các
ngành, đơn vị, địa phương chú ý trang trí tuyên truyền trên địa bàn,
nhất là khu vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động
tại trung tâm các quận, huyện. Tổ chức các hoạt động thể thao bảo đảm
tạo không khí sôi động, rộng khắp thu hút sự tham gia của đông đảo vận
động viên và người hâm mộ đón xem. Tổ chức điểm dịch vụ đồ lưu niệm, kết
hợp nghiên cứu bố trí điểm dịch vụ giải khát, ăn uống ở khu vực trung
tâm bảo đảm mật độ vừa phải, mỹ thuật, vệ sinh, trật tự…
Chủ
tịch thành phố yêu cầu, trong kịch bản phải cụ thể hóa tất cả các hoạt
động, bảo đảm cơ quan chủ trì, phối hợp tốt nhất, hiệu quả cao nhất, an
toàn, văn minh. Tất cả các hoạt động, nhất là lễ khai mạc, lễ hội Hoa
Phượng Đỏ và các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Du lịch phải bảo đảm
phục vụ tốt nhất nhu cầu thưởng thức của nhân dân thành phố và du khách.
(Báo Hải Phòng)
Khảo sát tuyến du lịch đảo Bạch Long Vỹ
Sở
VH-TT&DL vừa phối hợp với một số đơn vị lữ hành, doanh nghiệp làm
du lịch trên địa bàn thành phố khảo sát tuyến du lịch huyện đảo Bạch
Long Vỹ.
Đoàn
tham quan, khảo sát các điểm du lịch văn hóa tâm linh, vị trí tổ chức
dịch vụ câu cá, lặn biển, chất lượng một số bãi tắm và cơ sở lưu trú
phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Hiện
nay, ngoài hoạt động kinh tế dịch vụ chính là hậu cần nghề cá, huyện
đảo Bạch Long Vỹ vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ với cảnh quan đẹp,
không khí trong lành và sự đa dạng của các loài hải sản thích hợp với
phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đánh
giá cao tiềm năng phát triển du lịch tại huyện đảo, Đoàn khảo sát đề
nghị chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân
việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay giữ gìn huyện đảo
xanh – sạch – đẹp, từng bước tiếp cận với cách làm du lịch cộng đồng.
Đây là cơ sở để thành phố sớm hoàn thiện Đề án phát triển tại huyện đảo
Bạch Long Vỹ và hình thành các tour đưa du khách ra thăm đảo ngay trong
năm 2013.
(Báo Hải Phòng)
Các hoạt động của Tuần Văn hóa – Du lịch bảo đảm sôi động, đặc sắc
Chiều
5/3, đồng chí Dương Anh Điền - Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban tổ
chức Năm Du lịch Quốc gia khu vực Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013
chủ trì cuộc họp về Chương trình chi tiết hoạt động trong tháng 5 và
Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Phó Chủ tịch thành phố Lê Khắc Nam và lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan cùng tham dự.
Giám
đốc Sở VH-TT&DL Đoàn Duy Linh cho hay: Chương trình hoạt động chi
tiết trong tháng 5 và Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Hồng - 2013
với hơn 35 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kéo dài từ
28/4-17/5.
Trong
đó, trọng tâm là Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2013 và Lễ hội Hoa
Phượng đỏ lần thứ 2 tại Quảng trường Nhà hát thành phố diễn ra tối 11/5.
Bên cạnh đó là hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch như: Lễ
khai mạc Liên hoan du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn năm 2013 vào ngày 30/4;
Hội chợ Du lịch Đồng bằng sông Hồng mở rộng với hơn 700 gian hàng; triển
lãm tranh cổ động đường phố; lễ tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn
quốc lần thứ 4; các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn ở
Nhà triển lãm, Nhà kèn, Cung Văn hóa Lao động Việt - Tiệp; triển lãm
sách với chủ đề “Tiếp nối Văn minh sông Hồng”; biểu diễn rối nước, chèo
thuyền kayak ở hồ Tam Bạc; hòa nhạc kèn đồng; các hoạt động thể thao, võ
thuật, nghệ thuật quần chúng… Ngoài ra, hàng chục hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao diễn ra ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Kết
luận cuộc làm việc, Chủ tịch thành phố Dương Anh Điền ghi nhận kế hoạch
chi tiết tổ chức các hoạt động tuần văn hóa - du lịch, lễ hội Hoa
Phượng đỏ thể hiện được quy mô, bản sắc riêng, lô-gic, khoa học, hướng
tới mục tiêu tạo thương hiệu riêng cho thành phố.
Chủ
tịch chỉ đạo, để lễ hội trở thành ngày Tết Nguyên đán thứ 2 của người
dân Hải Phòng, Sở VH-TT&DL chủ trì, tiếp tục nâng cấp kịch bản, bởi
đây là tuần cao điểm của Năm Du lịch Quốc gia 2013. Tuần Văn hóa - Du
lịch với đỉnh cao là lễ khai mạc phải là sự kiện Quốc gia, phục vụ mục
tiêu quảng bá cho du lịch Việt Nam và du lịch Hải Phòng, nhận được sự
quan tâm của người dân cả nước. Đây phải là sản phẩm du lịch quảng bá
rộng rãi thu hút du khách.
Trong
quá trình xây dựng kịch bản, tiếp tục rà soát, điều chỉnh để các hoạt
động là sản phẩm du lịch, mang tính đại chúng để người dân tham gia,
tính xã hội hóa cao độ, chuyên nghiệp cao. Chú ý hoạt động của các Đoàn
Quốc tế để bảo đảm diễn ra thành công, trang trọng, hấp dẫn.
Các
ngành, đơn vị, địa phương chú ý trang trí tuyên truyền trên địa bàn,
nhất là khu vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động
tại trung tâm các quận, huyện. Tổ chức các hoạt động thể thao bảo đảm
tạo không khí sôi động, rộng khắp thu hút sự tham gia của đông đảo vận
động viên và người hâm mộ đón xem. Tổ chức điểm dịch vụ đồ lưu niệm, kết
hợp nghiên cứu bố trí điểm dịch vụ giải khát, ăn uống ở khu vực trung
tâm bảo đảm mật độ vừa phải, mỹ thuật, vệ sinh, trật tự…
Chủ
tịch thành phố yêu cầu, trong kịch bản phải cụ thể hóa tất cả các hoạt
động, bảo đảm cơ quan chủ trì, phối hợp tốt nhất, hiệu quả cao nhất, an
toàn, văn minh. Tất cả các hoạt động, nhất là lễ khai mạc, lễ hội Hoa
Phượng Đỏ và các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Du lịch phải bảo đảm
phục vụ tốt nhất nhu cầu thưởng thức của nhân dân thành phố và du khách.
(Báo Hải Phòng)
Nước mắm Cát Hải – nước chấm nổi tiếng Việt Nam
Nghề
làm nước mắm ở Cát Hải tính năm có cách nay hơn một trăm năm. Nước mắm
Cát Hải bắt nguồn từ cái tên nước mắm Vạn Vân. Cơ sở nước mắm Vạn Vân
được thành lập năm 1916 với 56 nhà tư sản tiểu chủ ở Cát Hải, trong đó
Vạn Vân là cổ đông lớn nhất. Đến năm 1959, cơ sở này trở thành lập Xí
nghiệp Công tư hợp doanh nước mắm Cát Hải...; sau cổ phần hóa năm 2001,
trở thành Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cát Hải.
Từ
xưa, nước mắm Vạn Vân nổi tiếng Đông Dương bởi chất lượng và hương vị
hiếm có với độ đạm từ 15 đến 40%/1 lít. Ngày nay, nước mắm Cát Hải lọt
top 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam, nhiều năm liền
được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Cùng
với việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất có lựa chọn, điển
hình là áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Quốc tế (HACCP) nhằm
bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, Công ty chế biến dịch vụ thủy sản
Cát Hải đặc biệt coi trọng bí quyết truyền thống của ông tổ nghề. Chế
biến chượp – công đoạn quyết định chất lượng nước mắm Cát Hải hầu như
được làm thủ công. Nguyên liệu là các loài cá biển như nhâm, nục, quẩn,
mực, cơm, trong đó chủ yếu vẫn là cá nhâm vì loại cá này có rất nhiều ở
vùng biển Cát Hải - Long Châu, khi sử dụng làm mắm có mùi thơm đặc biệt.
Giám
đốc Công ty chế biến và dịch vụ thủy sản Cát Hải Vũ Văn Cao cho hay, vệ
sinh an toàn thực phẩm là quan tâm hàng đầu của Công ty: “Chúng tôi xác
định: Mua nguyên liệu sạch; bảo đảm chế biến chượp được chín; kiểm soát
công đoạn nấu cô để đảm bảo độ chín và vệ sinh của bán thành phẩm; bao
bì chứa sản phẩm phải tuyệt đối sạch”.
Không
một loại hóa chất nào được sử dụng để tạo hương, tạo mùi hay tạo màu,
tất cả những thứ đó đều có được từ cá và muối. Vì vậy, nước mắm Cát Hải
bảo quản được dài thời gian mà không giảm chất lượng và mùi vị.
Hơn
10 năm bán hàng tại khu du lịch Cát Bà, Hải Phòng, chị Phạm Thị Triều
cho biết, sản phẩm nước mắm Cát Hải được rất nhiều khách du lịch ưa
chuộng. “Hầu hết khách đến đây đều hỏi mua nước mắm thương hiệu Cát
Hải”.
Hiện
nay, nước mắm Cát Hải đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài
nước biết đến. Tại Việt Nam, thương hiệu này đã có mặt ở 24 tỉnh, thành
phố phía Bắc và TPHCM với hơn 700 đại lý và điểm bán hàng lớn nhỏ.
Không chỉ ở thị trường trong nước, nước mắm Cát Hải còn có mặt tại nhiều
nước như Trung Quốc, Đông âu, Philippines, Lào...
Từ
chỗ chỉ có 2 loại nước mắm, Công ty chế biến và dịch vụ thủy sản Cát
Hải đã có 16 sản phẩm các loại như nước mắm chắt, cao đạm, cá quẩn, cá
mực, mắm tôm... Mỗi năm, Công ty đưa ra thị trường 3 - 4 triệu lít nước
mắm các loại và luôn tiêu thụ hết, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Hiện tại, Công ty đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để năm 2013 có thể
đưa ra thị trường 4,4 triệu lít sản phẩm nước mắm các loại và tiếp tục
phát triển đại lý ở trong và ngoài nước.
(Hoàng Anh, Đại Biểu Nhân Dân)
Khu di tích lịch sử văn hóa đề thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thu hút hơn 5 vạn lượt khách đến tham quan, dâng hương
Giám
đốc Ban quản lý Di lích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bá Đốc cho
biết, những ngày đầu xuân Quý Tỵ 2013, lượng khách trogn thành phố và
các tỉnh bạn đều đến tham quan, dâng hương tại khu di tích tăng đột
biến.
Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách tham quan khu di tích, ngày cao điểm có tới 2 – 3 nghìn lượt khách đến tham quan.
Để
tạo thuận lợi cho khu khách tới tham quan, Ban quản lý khu di tích phối
hợp chính quyền xã Lý Học bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
dịch vụ xung quanh Khu di tích. Đồng thời, hướng dẫn các du khách tới
tham quan, tổ chức tốt công tác giới thiệu danh nhân văn hóa trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
(Báo Hải Phòng)
Khai hội Từ Lương Xâm
Đã
thành truyền thống, ngày 16 tháng Giêng hằng năm, lễ hội từ Lương Xâm
(phường Nam Hải, quận Hải An) lại được tổ chức. Đây là lễ hội mang đậm
bản sắc văn hóa của người dân vùng biển Hải Phòng, đề cao giá trị văn
hóa truyền thống và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Năm nay, tầm
ảnh hưởng của lễ hội lan tỏa xa hơn, bởi đây là một trong những lễ hội
chính được tổ chức trong Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải
Phòng 2013.
Từ
Lương Xâm là ngôi đền lớn nhất trên địa bàn quận Hải An thờ Đức vương
Ngô Quyền - người lãnh đạo quân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng năm 938. Với lòng trân trọng công ơn của người anh hùng Ngô
Quyền, từ thời hậu Lê, ngôi đền được xây dựng hướng về phía cửa sông
Bạch Đằng. Đến thời Nguyễn, đền được trùng tu lại, mang đậm phong cách
kiến trúc thời Nguyễn. Đây là điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi ôn
lại truyền thống lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc. Theo sử
cũ, từ Lương Xâm được xây dựng tại chính đại bản doanh của Ngô Quyền
ngày xưa, liên hoàn khép kín. Từ cổng vào là 2 giếng nhỏ được gọi là
giếng Mắt Rồng có nước ngọt quanh năm. Tương truyền là giếng do Ngô
Quyền sai quân lính đào để lấy nước sinh hoạt.
Đặc
trưng của ngôi đền thờ người có công với nước, từ Lương Xâm có nét kiến
trúc không lẫn với các ngôi đền ở miền Bắc. Nhà Tiền Bái dựng thời
Nguyễn có 5 gian, trên hệ thống mái được trang trí, đắp vẽ lưỡng long
chầu nhật, kìm, nghê, cảnh rồng chầu phượng mớm kỳ lân, trên mái có các
đầu đao cong tạo vẻ thanh thoát, trang nghiêm. Nối nhà Tiền Bái với hậu
cung là Thiên Hương, đặt cỗ kiệu bát cống với nghệ thuật chạm nổi, chạm
thủng, chạm bong kênh trên các thanh rồng, hàm rồng, hàm thọ, cuốn thư,
các mô típ rồng có chạm khắc đao, giáo, mác… Tiếp theo nhà Thiên Hương
là hậu cung, ở gian giữa đặt 2 pho tượng quan hầu. Tương truyền chính là
Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố - 2 vị tướng trẻ làng Gia Viên, người dẫn
đầu 38 chàng trai Gia Viên tự võ trang xin theo Ngô Quyền đánh giặc.
Trong
cung cấm là nơi đặt tượng Đức vương Ngô Quyền ngồi trên long ngai, tư
thế thiết triều. Theo truyền thuyết dân gian, Ngô Quyền cắm cọc từ vùng
Lương Xâm đến cửa Nam Triệu, sau khi ngài qua đời, một hôm có cây gỗ
trầm hương trôi đến Lương Xâm. Người dân các làng Bình Kiều, Hạ Đoạn,
Lương Xâm vớt được cây gỗ và cắt làm 3 đoạn về tạc tượng Ngô Quyền. Làng
Lương Xâm được chia đoạn gốc nên tạc được pho tượng to đẹp nhất và pho
tượng ấy vẫn hiện hữu tại từ Lương Xâm đến ngày nay.
Đến
với từ Lương Xâm, du khách không chỉ có dịp ôn lại những bài học lịch
sử thuở trước, mà còn được thả hồn vào phong cảnh khu di tích. Từ Lương
Xâm hiện được mở rộng thành một quần thể với phong cảnh hữu tình, ở
khuôn viên bên ngoài, quận Hải An xây dựng tượng Đức vương Ngô Quyền,
tay trái đặt lên chuôi kiếm, tay phải chỉ ra cửa biển. Công trình này
có ý nghĩa như bản thông điệp gửi tới các thế hệ về lòng yêu nước, tự
hào dân tộc. Tiếp bước truyền thống cha ông, để nơi này trở thành địa
điểm cho lớp lớp thanh niên Hải An tuyên thệ trước khi lên đường thực
hiện nghĩa vụ quân sự.
Lễ
hội từ Lương Xâm hằng năm được tổ chức đúng ngày mất của Đức vương Ngô
Quyền (kéo dài từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng) là dịp để bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đối với vị “Tổ Trung hưng” của dân tộc, nơi giáo dục truyền
thống yêu nước và phát triển du lịch tâm linh. Chính vì thế, lễ hội
được tổ chức với quy mô lớn hơn tiếp tục tuyên truyền giới thiệu sâu
rộng trong nhân dân về thân thế, sự nghiệp và công lao to lớn của người
anh hùng dân tộc Ngô Quyền; về chiến thắng Bạch Đằng lịch sử và di tích
Từ Lương Xâm - đại bản doanh của Ngô Quyền năm 938.
Phó
Chủ tịch UBND quận Hải An Nguyễn Thị Luyến cho biết, lễ hội tập trung
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương đất nước,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân. Qua đó động
viên mọi người phấn khởi thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị -
kinh tế xã hội của quận, của địa phương, thi đua lập thành tích chào
mừng các ngày lễ lớn năm 2013, chào mừng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập
quận và hưởng ứng “Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013”, tạo điều kiện để du lịch Hải An phát triển. Lễ hội có nhiều hoạt
động văn hóa- thể thao độc đáo như: rước, lễ dâng hương, múa kỳ lân,
liên hoan văn nghệ, đu quay, đập niêu, giải bóng đá mùa Xuân, giải bóng
chuyền toàn quận và nhiều trò chơi dân gian khác…
(Mai Lâm, Báo Hải Phòng)
Phối kết hợp chặt chẽ trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Hải Phòng
Sáng
30/1, tại Khách sạn Pearl River, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ
chức Hội nghị Xây dựng và Phát triển sản phẩm du lịch Hải Phòng hưởng
ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013. Tới dự có
đại diện Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các Công ty lữ hành và các
đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố.
Năm
Du lịch Quốc gia 2013 không chỉ là dịp để quảng bá thành phố, tăng
cường khách du lịch trong nước và quốc tế, mà còn là cơ hội để Hải Phòng
tập trung xây dựng, làm mới, tiêu chuẩn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, tạo cho sản phẩm tính hấp dẫn và
cạnh tranh cao, góp phần khai thác tiềm năng du lịch thành phố một cách
có hiệu quả.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tại
Hội nghị, các đại biểu thảo luận, trao đổi, đánh giá và chỉ ra những
tồn tại, hạn chế, đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa ngành
du lịch Hải Phòng, liên quan đến sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan
quản lý và các công ty lữ hành, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch. Các đại
biểu cho rằng, việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như khai thác, quảng bá
chưa được chú trọng; nguồn nhân lực du lịch còn yếu, cần nâng cao hơn
nữa khả năng ngoại ngữ và kiến thức văn hóa lịch sử của đội ngũ hướng
dẫn viên và cộng đồng dân cư tham gia làm dịch vụ du lịch tại các địa
điểm du lịch. Đẩy mạnh khai thác triệt để các sản phẩm du lịch là thế
mạnh của thành phố như du lịch khám phá thiên nhiên, biển, đảo. Các công
ty lữ hành, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch cần chủ động, tích cực hơn
trong việc xây dựng những sản phẩm du lịch với giá cả hấp dẫn, phù hợp
với từng đối tượng; nâng cao, đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm du
lịch gắn với tính liên kết và cạnh tranh...
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất xây
dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, khác biệt, có khả năng
cạnh tranh cao mang dấu ấn riêng của thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị, các
nhà sản xuất, cung cấp và dịch vụ du lịch cũng cam kết phối hợp xây
dựng, tổ chức và quảng bá sản phẩm mới gắn nhãn “Sản phẩm đặc biệt Năm
Du lịch quốc gia” nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Kết quả Hội nghị sẽ góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch, quảng bá một cách có hiệu quả đến đông đảo du khách nhằm mở rộng thị trường, hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và tạo đà cho sự phát triển bền vững du lịch thành phố trong những năm tiếp theo.
Kết quả Hội nghị sẽ góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch, quảng bá một cách có hiệu quả đến đông đảo du khách nhằm mở rộng thị trường, hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và tạo đà cho sự phát triển bền vững du lịch thành phố trong những năm tiếp theo.
T.T
Chủ động, sáng tạo để tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia 2013
Chiều 14/1, UBND thành phố tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tổ
chức Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013 và triển khai các công việc tiếp theo. Chủ tịch UBND thành phố
Dương Anh Điền, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia thành phố dự và
chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND
thành phố; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo
UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2013 đã được tổ chức ấn tượng và thành công vào tối 6/1 tại Nhà hát thành phố với phần Lễ diễn ra trang trọng, ngắn gọn và đảm bảo yêu cầu. Phần nghệ thuật được dàn dựng với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và những nét độc đáo về đặc trưng văn hóa của các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hoạt động tổ chức Lễ Công bố, thành phố, các cấp, các ngành tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng, hưởng ứng như: chương trình biểu diễn Lân - Sư - Rồng - Dance Sport - Sport Aerobic; lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm Ngày mất của Danh nhân Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hội thi câu cá Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất. Các hoạt động này đã góp phần làm cho Lễ Công bố sôi nổi, phong phú tạo không khí lễ hội vui tươi phấn khởi.
Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2013 đã được tổ chức ấn tượng và thành công vào tối 6/1 tại Nhà hát thành phố với phần Lễ diễn ra trang trọng, ngắn gọn và đảm bảo yêu cầu. Phần nghệ thuật được dàn dựng với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và những nét độc đáo về đặc trưng văn hóa của các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hoạt động tổ chức Lễ Công bố, thành phố, các cấp, các ngành tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng, hưởng ứng như: chương trình biểu diễn Lân - Sư - Rồng - Dance Sport - Sport Aerobic; lễ hội Đền Trạng Trình, kỷ niệm 427 năm Ngày mất của Danh nhân Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hội thi câu cá Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất. Các hoạt động này đã góp phần làm cho Lễ Công bố sôi nổi, phong phú tạo không khí lễ hội vui tươi phấn khởi.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền ghi nhận
và biểu dương các cấp, ngành, các tiểu ban, các doanh nghiệp, đơn vị đã
tích cực, chủ động tham gia Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2013. Thành
phố đã nỗ lực thực hiện tốt các chương trình hoạt động, bước đầu tạo
điểm nhấn, tạo niềm tin, chứng tỏ Hải Phòng có đủ khả năng thực hiện tốt
nhiệm vụ của địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2013.
Để tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2013 đạt kết quả tốt nhất, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu: toàn thành phố cần thống nhất tập trung thực hiện các sự kiện, đặc biệt là các hoạt động trong tháng 5/2013, tháng cao điểm của Năm với điểm nhấn là Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2013. Mỗi cá nhân, đơn vị phát huy khả năng sáng tạo nhằm tạo ra điểm riêng khác biệt của thành phố Cảng Hải Phòng. Trên cơ sở Kế hoạch chung, cần sự chủ động phối hợp giữa các cấp, các ngành để triển khai các phần việc hiệu quả nhất. Rà soát các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2013 của các các địa phương tham gia, từ đó chủ động phối hợp, đẩy mạnh công tác liên kết giữa 11 tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng.
UBND thành phố giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Tiểu ban khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết điều hành các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2013. Đồng thời chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, các địa điểm hoạt động du lịch... lập kế hoạch chi tiết với mục tiêu không chỉ triển khai các hoạt động hưởng ứng, phục vụ tốt trong Năm Du lịch quốc gia 2013 mà phải đặt mục tiêu tăng doanh thu. Đẩy mạnh mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch cho các cán bộ quản lý và tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các tình nguyện viên...
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền sâu rộng, liên tục về Năm Du lịch quốc gia 2013 trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương, thành phố và các tỉnh, thành phố bạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2013.
Để tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2013 đạt kết quả tốt nhất, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu: toàn thành phố cần thống nhất tập trung thực hiện các sự kiện, đặc biệt là các hoạt động trong tháng 5/2013, tháng cao điểm của Năm với điểm nhấn là Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2013. Mỗi cá nhân, đơn vị phát huy khả năng sáng tạo nhằm tạo ra điểm riêng khác biệt của thành phố Cảng Hải Phòng. Trên cơ sở Kế hoạch chung, cần sự chủ động phối hợp giữa các cấp, các ngành để triển khai các phần việc hiệu quả nhất. Rà soát các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2013 của các các địa phương tham gia, từ đó chủ động phối hợp, đẩy mạnh công tác liên kết giữa 11 tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng.
UBND thành phố giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Tiểu ban khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết điều hành các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2013. Đồng thời chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, các địa điểm hoạt động du lịch... lập kế hoạch chi tiết với mục tiêu không chỉ triển khai các hoạt động hưởng ứng, phục vụ tốt trong Năm Du lịch quốc gia 2013 mà phải đặt mục tiêu tăng doanh thu. Đẩy mạnh mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch cho các cán bộ quản lý và tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các tình nguyện viên...
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền sâu rộng, liên tục về Năm Du lịch quốc gia 2013 trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương, thành phố và các tỉnh, thành phố bạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2013.
T.T
Tổ chức thành công Giải Câu cá tranh Cup Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất - Hải Phòng 2013
Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013,
ngày 12/1 tại hồ Điều hòa Phương Lưu - quận Hải An, Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Giải trí Hoa Phượng tổ chức
giải Câu cá Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất - Hải Phòng 2013. Phó Chủ tịch
UBND thành phố Lê Khắc Nam tới dự.
Đây là hoạt động thể thao lớn đầu năm 2013 của thành phố thiết thực hưởng ứng Lễ đón nhận cờ đăng cai Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Thông qua Giải nhằm phát triển phong trào Câu cá thể thao và trao đổi kỹ năng câu cá trong thành phố và toàn quốc, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và chào mừng Đại hội Thể dục thể thao các cấp hướng tới Đại hội Thể dục thể thao thành phố lần thứ VII năm 2013 - 2014.
Đây là hoạt động thể thao lớn đầu năm 2013 của thành phố thiết thực hưởng ứng Lễ đón nhận cờ đăng cai Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Thông qua Giải nhằm phát triển phong trào Câu cá thể thao và trao đổi kỹ năng câu cá trong thành phố và toàn quốc, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và chào mừng Đại hội Thể dục thể thao các cấp hướng tới Đại hội Thể dục thể thao thành phố lần thứ VII năm 2013 - 2014.
Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam phát biểu tại Giải Câu cá
Phát biểu tại Lễ Khai mạc Giải, Phó Chủ tịch ghi nhận cố gắng nỗ lực của
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc huy động các nguồn lực xã
hội, biểu dương Công ty Cổ phần Giải trí Hoa Phượng là doanh nghiệp tiên
phong tổ chức sự kiện chào mừng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông
Hồng - Hải Phòng 2013. Phó Chủ tịch nhiệt liệt biểu dương các vận động
viên, các cần thủ từ khắp mọi miền đất nước đã ủng hộ chương trình. Đồng
thời đề nghị Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch ghi nhận những nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong bộ môn câu cá
thể thao và tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ để Hải Phòng đăng cai
thành công Giải Câu cá Năm Du lịch Quốc gia vào tháng 8/2013.
Giải đấu thu hút 170 cần thủ đến từ nhiều câu lạc bộ trong thành phố và toàn quốc, các cần thủ thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 120 phút. Thành tích thi đấu được tính theo tổng số trọng lượng cá trong 2 hiệp đấu. Cần thủ đạt trọng lượng cá lớn nhất sẽ xếp thứ Nhất, trong trường hợp trọng lượng cân bằng nhau, Ban Tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm.
Giải Câu cá tranh Cup Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất - Hải Phòng 2013 đã ghi nhận những thành quả xuất sắc của các Cần thủ, kết quả: với 18,960kg cá, Lê Tiến Sỹ - Câu lạc bộ Câu cá Xứ Thanh, Thanh Hóa đạt Giải Nhất. Giải Nhì được trao cho các cần thủ: Huỳnh Minh Đình, thành viên Diễn đàn câu cá (diendancauca.com) với 15,981kg; Phạm Mạnh Hùng, thành viên Câu lạc bộ câu cá Tràng An với 15,355 kg. Giải Ba: Vũ Tiến Bình, Hải Phòng với 15,315 kg; Nguyễn Xuân Anh, Câu lạc bộ câu cá Hà Nội với 11,5 kg; Lê Trọng An, Câu lạc bộ câu cá Xứ Thanh với 10,265kg; Huỳnh Kiến Long (Công ty Đồ câu Hoa Gia Thanh) với 9,940 kg và Hoàng Tử Vinh, Câu lạc bộ câu cá Hà Nam với 9,780 kg.
Giải đấu thu hút 170 cần thủ đến từ nhiều câu lạc bộ trong thành phố và toàn quốc, các cần thủ thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 120 phút. Thành tích thi đấu được tính theo tổng số trọng lượng cá trong 2 hiệp đấu. Cần thủ đạt trọng lượng cá lớn nhất sẽ xếp thứ Nhất, trong trường hợp trọng lượng cân bằng nhau, Ban Tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm.
Giải Câu cá tranh Cup Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất - Hải Phòng 2013 đã ghi nhận những thành quả xuất sắc của các Cần thủ, kết quả: với 18,960kg cá, Lê Tiến Sỹ - Câu lạc bộ Câu cá Xứ Thanh, Thanh Hóa đạt Giải Nhất. Giải Nhì được trao cho các cần thủ: Huỳnh Minh Đình, thành viên Diễn đàn câu cá (diendancauca.com) với 15,981kg; Phạm Mạnh Hùng, thành viên Câu lạc bộ câu cá Tràng An với 15,355 kg. Giải Ba: Vũ Tiến Bình, Hải Phòng với 15,315 kg; Nguyễn Xuân Anh, Câu lạc bộ câu cá Hà Nội với 11,5 kg; Lê Trọng An, Câu lạc bộ câu cá Xứ Thanh với 10,265kg; Huỳnh Kiến Long (Công ty Đồ câu Hoa Gia Thanh) với 9,940 kg và Hoàng Tử Vinh, Câu lạc bộ câu cá Hà Nam với 9,780 kg.
T.T
Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013
Tối 6/1 tại Nhà hát thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các tỉnh, thành phố
trong khu vực long trọng tổ chức Lễ Công bố Năm Du lịch Quốc gia Đồng
bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Tới dự có các đại biểu: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đoàn Duy Thành, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2013; bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành tham gia Năm Du lịch quốc gia 2013.
Tới dự có các đại biểu: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đoàn Duy Thành, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2013; bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành tham gia Năm Du lịch quốc gia 2013.
Tới dự về phía thành phố Hải Phòng có các đồng chí: Nguyễn Văn Thành, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân thành phố, đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2013;
Dương Anh Điền, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban
Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2013; Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư Thường
trực Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội thành phố; Nguyễn Đình
Then, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền nhấn mạnh: Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 với chủ đề Văn minh sông Hồng, nhằm quảng bá, kết nối, khai thác các sản phẩm du lịch trong vùng và cả nước, góp phần tích cực quảng bá du lịch Việt Nam. Đồng thời, là dịp để mỗi địa phương trong khu vực đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng cường liên kết vùng, tạo ra sự đa dạng, khác biệt hoá về sản phẩm du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng lãnh thổ khác và góp phần tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực.
Việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 sẽ góp phần đánh giá, chuẩn hóa, đa dạng hóa, khác biệt hóa các sản phẩm du lịch chủ lực mang đậm bản sắc của nền văn minh sông Hồng, tạo động lực mới để du lịch các địa phương trong vùng và thành phố Hải Phòng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền nhấn mạnh: Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 với chủ đề Văn minh sông Hồng, nhằm quảng bá, kết nối, khai thác các sản phẩm du lịch trong vùng và cả nước, góp phần tích cực quảng bá du lịch Việt Nam. Đồng thời, là dịp để mỗi địa phương trong khu vực đẩy mạnh phát triển du lịch, tăng cường liên kết vùng, tạo ra sự đa dạng, khác biệt hoá về sản phẩm du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng lãnh thổ khác và góp phần tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực.
Việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 sẽ góp phần đánh giá, chuẩn hóa, đa dạng hóa, khác biệt hóa các sản phẩm du lịch chủ lực mang đậm bản sắc của nền văn minh sông Hồng, tạo động lực mới để du lịch các địa phương trong vùng và thành phố Hải Phòng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch cả nước.
Cũng tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch đánh giá cao những nỗ lực của thành phố Hải Phòng và các
tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng đã vượt qua những khó
khăn hiện tại, triển khai tốt công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc
gia 2013. Đây chính là những thành công bước đầu của sự kiện mang tầm
quốc gia này.
Đồng chí cũng tin tưởng rằng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 sẽ tiếp nối, phát huy hiệu quả giá trị nổi bật, đặc sắc của dòng chảy “Văn minh sông Hồng”, phát triển bền vững du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, đặc biệt là kết nối với các di sản, các khu dự trữ sinh quyển thế giới trong vùng và cả nước nhằm mục tiêu phát triển du lịch chất lượng, hiệu quả cao trong những năm tới. Đồng thời, cũng là dịp để thành phố Hải Phòng cùng các địa phương trong khu vực định hướng, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường liên kết vùng, tạo ra sự đa dạng, sự khác biệt về sản phẩm du lịch giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng, du lịch Việt Nam với các vùng lãnh thổ và với các quốc gia khác.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Đảng - Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tặng hoa lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Tiếp đó, các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và những nét độc đáo về đặc trưng văn hóa của các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Hồng xuyên suốt chủ đề văn minh sông Hồng gợi về sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng quê Việt Nam xưa với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo; là khu vực có giá trị nổi trội về văn hóa, lịch sử, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, các công trình kiến trúc, lễ hội, các làng nghề truyền thống và trải qua mấy nghìn năm lịch sử đã tạo nên nền văn minh sông Hồng đặc sắc.
Tổ chức thành công Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2013 là bước khởi động quan trọng để thành phố Hải Phòng cũng như các địa phương tham gia có được những thành quả đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
T.T
Đồng chí cũng tin tưởng rằng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 sẽ tiếp nối, phát huy hiệu quả giá trị nổi bật, đặc sắc của dòng chảy “Văn minh sông Hồng”, phát triển bền vững du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, đặc biệt là kết nối với các di sản, các khu dự trữ sinh quyển thế giới trong vùng và cả nước nhằm mục tiêu phát triển du lịch chất lượng, hiệu quả cao trong những năm tới. Đồng thời, cũng là dịp để thành phố Hải Phòng cùng các địa phương trong khu vực định hướng, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường liên kết vùng, tạo ra sự đa dạng, sự khác biệt về sản phẩm du lịch giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng, du lịch Việt Nam với các vùng lãnh thổ và với các quốc gia khác.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Đảng - Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tặng hoa lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Tiếp đó, các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và những nét độc đáo về đặc trưng văn hóa của các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Hồng xuyên suốt chủ đề văn minh sông Hồng gợi về sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng quê Việt Nam xưa với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo; là khu vực có giá trị nổi trội về văn hóa, lịch sử, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, các công trình kiến trúc, lễ hội, các làng nghề truyền thống và trải qua mấy nghìn năm lịch sử đã tạo nên nền văn minh sông Hồng đặc sắc.
Tổ chức thành công Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2013 là bước khởi động quan trọng để thành phố Hải Phòng cũng như các địa phương tham gia có được những thành quả đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét