Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại hòa bình, ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai hoa binh giá rẻ , hoabinh

UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm  (08:34 02/08/2012)
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận tại buổi làm việc
Ngày 1/8, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 và kết quả thực hiện các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại các buổi làm việc với huyện. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Trần Đăng Ninh; Nguyễn Văn Dũng; Bùi Văn Cửu; lãnh đạo các sở: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Công thương, GTVT, TN&MT, NN&PTNT, GD&ĐT, Y tế, Nội vụ, LĐ-TB&XH; Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Ban QLCKCN tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, với sự chỉ đạo quyết liệt và khá đồng bộ từ tỉnh xuống cơ sở, tình hình KT-XH của huyện Yên Thủy được duy trì ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp và việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định là 295,6 tỷ đồng, bằng 38,5% kế hoạch, giảm 3,38% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành nông, lâm, nghiệp, thủy sản 89 tỷ đồng, đạt 32,3% kế hoạch, giảm 20,2% so với cùng kỳ; công nghiệp-xây dựng 126,2 tỷ đồng, đạt 37,4% kế hoạch, giảm 3,4% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 191,1 tỷ đồng, tăng 30,11% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 6.079 triệu đồng, bằng 36,8% dự toán UBND tỉnh giao, bằng 32,7% dự toán HĐND huyện giao, giảm 37,5% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 112,73 triệu đồng đạt 53,4% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 53% dự toán HĐND huyện giao, tăng 45% so với cùng kỳ.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2012, huyện điều chỉnh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giảm từ 11% xuống còn 10,37%, giảm 0,63%. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tập trung chỉ đạo gieo trồng hết diện tích, đúng khung thời vu, thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu; chủ động phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hoàn thành việc phê duyệt đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới; thực hiện dân chủ trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án, tạo điều kiện để các dự án triển khai đúng tiến độ; thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015; Tăng cường chỉ đạo công tác văn hóa, xã hội, Y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng.
Tại buổi làm việc, huyện Yên Thủy cũng đã đề xuất với UBND tỉnh một số nội dung như: hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng; cho phép UBND huyện chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia NTM trong phạm vi cùng một xã, cùng mục tiêu để lồng ghép các nguồn lực khác cùng thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.
Buổi làm việc đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu của các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cũng đã nêu và phân tích những khó khăn vướng mắc mà hiện huyện Yên Thuỷ đang gặp phải. Đồng thời, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện Yên Thủy trong 6 tháng cuối năm 2012.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, đã đánh giá cao sự nỗ lực của huyện Yên Thuỷ đối với những khó khăn mà huyện đã gặp. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới huyện cần tính toán lại các chỉ tiêu đã đạt được và chưa đạt được sát với thực tế hơn nữa nhằm có cái nhìn đúng thực chất tình hình kinh tế, xã hội nhằm đưa ra những giải pháp mang tính hiệu quả, bền vững. Trong những tháng cuối năm 2012, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Yên Thuỷ cùng các sở, ban, ngành tập trung làm tốt việc rà soát quy hoạch gắn với sản xuất nông nghiệp của huyện; phát huy vai trò hệ thống thủy lợi, đối với công trình đang triển khai cần đẩy nhanh tiến độ thi công; xác định cây, con phù hợp đối với đặc thù của huyện, tăng diện tích trồng cây mầu, cây lương thực, các loại giống có hiệu quả kinh tế cao vào đồng ruộng; khai thác dần và triển khai trồng nhiều loại cây lâm nghiệp gắn chặt với sản xuất chế biến; tập trung chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phù hợp với nhu cầu của thị trường; chủ động phát triển lĩnh vực dịch vụ, gắn liền với tuyến đường Hồ Chí Minh cùng như tận dụng vùng tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình. Huyện Yên Thuỷ cũng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu và vị trí địa lý thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ, may mặc; tăng cường công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn; tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM; hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; phấn đấu đến cuối năm 2012 đạt khoảng 90% người dân có bảo hiểm y tế; vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật, nhất là những vấn đề về liên quan đến ranh giới hành chính; các sở, ban, ngành cần tăng cường vai trò xúc tiến thương mại đối với huyện Yên Thuỷ, tạo đầu ra cho các sản phẩm của huyện; Đồng thời, giao sở Tài Chính ứng khoảng 4 tỷ đồng để huyện hỗ trợ thêm sản xuất cũng như chăm lo cho đời sống nhân dân, tránh để tình trạng người dân bị đói; các đơn vị liên quan phối hợp với huyện thúc đẩy việc bán đấu giá đất, tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, kịp thời truy tu bảo dưỡng tuyến đường 12B và các tuyến đường trọng yếu khi có ngân sách; tăng cường hỗ trợ, hoàn tất thủ tục cho các nhà đầu tư, nhất là KCN Lạc Thịnh sớm được triển khai; thực hiện phát triển có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa, xã hội; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

N.Hảo
Hoạt động Công Thương Hòa Bình tháng 5 tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2010  (15:28 07/06/2011)
Tháng 5 hoạt động công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2010. Nguồn hàng hoá trên thị trường đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 471,2 tỷ đồng tăng 3,52% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước đạt 2.291tỷ đồng tăng 12,27% so với cùng kỳ, thực hiện 39,85% kế hoạch năm (không tính Công ty thủy điện thì giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 308,67 tỷ đồng tăng 1,16% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước đạt 1.543,97 tỷ đồng, tăng 47,07% so với cùng kỳ,  thực hiện 42,89% kế hoạch năm). Trong đó, Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 162,5 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 747,5 tỷ đồng . Kinh tế nhà nước ước đạt 54,28 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 265,6 tỷ đồng. Kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 217,92 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 1.096,95 tỷ đồng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 36,47 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 181,42 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 498 tỷ tăng 1% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước 2.541 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ, thực hiện 42,35% kế hoạch năm. 
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,4 triệu USD bằng 97,93% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước đạt 24,593 triệu USD, tăng 54,67% so với cùng kỳ, thực hiện 43,92% so với kế hoạch. Trong đó, Xuất khẩu hàng hóa ước đạt 3 triệu USD. Lũy kế 5 tháng ước đạt 15,393 triệu USD. Xuất khẩu dịch vụ ước đạt 1, 4 triệu USD. Lũy kế 5 tháng ước đạt 9,2 triệu USD
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 1,7 triệu USD bằng 90% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước đạt 9,689 triệu USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ thực hiện 25% kế hoạch.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,82% so với tháng trước và tăng 9,58% so với tháng 12/2010. Nhóm hàng có mức tăng cao nhất là nhóm giao thông, bưu chính viễn thông: 1,79%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 1,4%; nhóm hàng nhà ở và khí đốt tăng 0,94% ... Các nhóm hàng khác tương đối ổn định.

Kim Tuyến (Sở Công thương)
Kiên định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, tập trung chỉ đạo, điều hành để kiểm soát lạm phát năm 2011 ở khoảng 15%, tăng trưởng GDP đạt 6%.
  Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5 trong 2 ngày 1-2/6 trong bối cảnh 5 tháng đầu năm, công tác chỉ đạo điều hành và đặc biệt việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP đạt được những kết quả bước đầu tích cực nhưng cũng còn nhiều khó khăn, không thể chủ quan, xem thường.
Những kết quả tích cực
Trong bối cảnh chung kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhiều quốc gia lạm phát cao, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe dọa, tình hình an ninh chính trị thế giới diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình phát triển KTXH 5 tháng đầu năm đã có những kết quả tích cực.
Những kết quả đó có thể thấy rõ trong bài toán ổn định kinh tế vĩ mô, với việc kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, tăng trưởng tín dụng, quản lý được thị trường ngoại tệ, vàng, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, giữ ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ, đảm bảo tốt hơn cán cân thanh toán, cắt giảm đầu tư công mạnh mẽ, góp phần ổn định vĩ mô.
Bội chi NSNN được đảm bảo dưới 5% (nếu tính con số tuyệt đối mới ở mức 19% kế hoạch năm), CPI đang có chiều hướng giảm mạnh đà tăng, nhiều mặt hàng đang giảm giá; kim ngạch xuất khẩu tăng ấn tượng tới 32,8% với lượng hàng hóa XK tăng lên đáng kể (hơn 22%). Công tác an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, các chính sách mục tiêu, hỗ trợ lương thực cho người dân các vùng khó khăn được đẩy mạnh. Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phòng chống tham nhũng tiếp tục có những kết quả tích cực.
Tuy nhiên,  người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý hàng loạt vấn đề nổi lên, đang là thách thức to lớn trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Đó là chỉ số lạm phát có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn cao; nhập siêu còn lớn, làm sao tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo đời sống người nghèo, thu nhập thấp, lao động phổ thông và các khu vực khó khăn.
Bài toán bao trùm lên tất cả là vừa phải mạnh mẽ cắt giảm đầu tư, bình ổn thị trường, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng, ổn định các cán cân vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Mục tiêu tăng trưởng 6%, kiềm chế CPI ở mức 15 %
Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Chính phủ tán thành với Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia về  mục tiêu phát triển KTXH của năm 2011, trong đó phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6%, kiềm chế tăng chỉ số CPI ở mức khoảng 15%, giảm bội chi NSNN dưới 5%, nhập siêu không quá 16% kim ngạch XK, tiết kiệm chi 10%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng cần  “bám chặt”, coi đây là mục tiêu bao trùm để tập trung chỉ đạo, điều hành từ nay đến cuối năm.
Thủ tướng quán triệt các Bộ, ngành và địa phương tập trung vào 8 nhóm giải pháp ưu tiên.
Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, ưu tiên cho sản xuất. Chú ý kiểm soát nợ xấu ngân hàng, nhất là nợ xấu liên quan tới bất động sản. Điều hành lãi suất theo mục tiêu kiềm chế CPI dưới 15%. Tiếp tục kiểm soát chặt và quản lý được tỷ giá ngoại tệ và vàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%.
Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ giá cả, không để thiếu hàng, ngăn chặn đầu cơ. Đặc biệt giá các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm đầu vào của nền kinh tế điều hành theo nguyên tắc thị trường, điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn theo đúng mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ ba, điều hành các chính sách thu, chi NSNN theo hướng giảm bội chi, tiết kiệm chi thường xuyên, bên cạnh đó đảm bảo thực hiện  an sinh xã hội.
Thứ tư, thực hiện kiểm soát, hạn chế nhập siêu, có các chính sách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.
Thứ năm, tiếp tục cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án, công trình cấp bách, thiết yếu, trên cơ sở xem xét, giải quyết từng dự án cụ thể, ưu tiên dự án phục vụ sản xuất, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, quốc phòng an ninh. Tiếp tục tháo gỡ thủ tục, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ tạo công ăn việc làm, xem xét tiếp tục cải cách tiền lương, các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách, sinh viên.
Thứ bảy, tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Thứ tám, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận ở mọi cấp, mọi ngành nỗ lực vượt khó khăn, đạt mục tiêu đã đề ra, thông tin đầy đủ những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm.
Cũng trong phiên họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ đã nghe, thảo luận dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; tổng kết Dự án 5 triệu ha rừng, Chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020…

Tình hình KTXH 5 tháng đầu năm 2011:
Tổng thu NSNN ước đạt 227,2 nghìn tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán năm.
Tổng chi NSNN ước đạt 299,8 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán năm.
Tổng đầu tư phát triển xã hội trong 6 tháng ước đạt trên 450 nghìn tỷ đồng.
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng thực hiện đạt 5,1 tỷ USD, bằng 94%, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 8 tỷ USD, bằng 95% so cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt trên 762,7 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ năm trước.
Tổng phương tiện thanh toán ước tăng 1,59% so với cuối năm 2010 (tính đến 20/5)
Kim ngạch XK ước đạt 34, tỷ USD, tăng 32,8% so cùng kỳ, gấp 3 lần chỉ tiêu QH đề ra.
Kim ngạch NK ước đạt trên 41,3 tỷ USD, tăng 29,7% so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 2,21%, ước tháng 6 tăng khoảng dưới 1% so với tháng trước.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 5,6%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,9%, công nghiệp xây dựng tăng 6,6%, dịch vụ tăng 6,3%.
(Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 

Thành phố Hoà Bình đón Tết Độc lập
Đội văn nghệ khối I- Phường Phương Lâm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.
Trong những ngày thu tháng 8, đứng trên Tượng đài Bác Hồ nhìn xuống, thành phố Hòa Bình trải rộng trong một màu đỏ với cờ hoa rực rỡ. Từ phường Phương Lâm, Đồng Tiến sang Hữu Nghị, vào xã Dân Chủ... nhà nhà đều náo nức chuẩn bị đón Tết Độc lập. 66 năm kể từ mùa thu lịch sử ấy với người dân thành phố Hòa Bình, Quốc khánh 2/9 không còn mang ý nghĩa kỷ niệm đơn thuần mà đã thực sự trở thành ngày tết, ngày hội của cả cộng đồng.

Gặp gỡ ông Nguyễn Văn Ngôn, 85 tuổi, tổ 4, phường Phương Lâm (TPHB) người đã từng trải qua cuộc sống khổ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến và những ngày đầu giành chính quyền cách mạng, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn Tết Độc lập có ý nghĩa đặc biệt như thế nào với đồng bào các dân tộc ở đây. ông kể: Trước những năm 1945, sống dưới chế độ lang đạo hà khắc, người dân TPHB khổ cực trăm bề. Với chế độ đi xâu, đi nõ, người nông dân từ lúc ngâm mạ đến lúc lúa khô đổ bồ đều phải ăn cơm nhà, nai lưng gánh vác việc nhà lang.  
Đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, hòa chung khí thế cách mạng của cả nước, đúng 10 giờ sáng ngày 23/8, nhân dân TPHB cùng hai đoàn quân khởi nghĩa từ chiến khu Mường Khói và Thạch Yên đã nhập lại làm một, kéo ra thị xã tỉnh lỵ chiếm các công sở rồi tụ tập tại sân vận động. Tại đây, nhân dân khắp nơi đã hân hoan phấn khởi chào đón UB quân sự cách mạng và tiến tới thành lập UB Hành chính lâm thời. Cũng chỉ ít ngày sau, người dân thị xã Hòa Bình được hưởng niềm vui ngày Độc lập - Quốc khánh 2/9 trọn vẹn.  
Cũng như nhiều miền quê khác, đối với người dân thành phố Hòa Bình hôm nay, Tết Độc lập luôn có một ý nghĩa đặc biệt gắn với niềm vui của cả dân tộc. Mấy ngày qua, ngôi nhà sàn của ông Bạch Công Sình ở tổ 3 - phường Phương Lâm vui nhộn tiếng đàn, tiếng hát. ở đó, đội văn nghệ của khối 1B - phường Phương Lâm đang náo nức luyện tập để giao lưu văn nghệ kỷ niệm Quốc khánh 2/9. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 2/9, tổ dân phố ở đây không thể thiếu những tiết mục văn nghệ để phục vụ nhân dân.  
Còn đối với bà Bùi Thị Trưng, tổ 3, phường Phương Lâm những ngày này lại bận rộn hơn với việc chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống sung túc, việc chuẩn bị một mâm cỗ đơn giản hơn nhiều nhưng đã thành lệ, bà vẫn luôn ý thức nhắc nhở con cháu giữ lấy truyền thống. Bà Trưng cho biết: Vào ngày này phải có gà, xôi và bánh cổ truyền dâng lên bàn thờ tổ tiên có treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất. Như vậy để cầu mong ấm no, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà.  
Khác với ngày Tết Nguyên đán, Tết Độc lập với đa số người dân tộc Mường ở thành phố Hòa Bình không thể thiếu được món bánh uôi truyền thống. Tùy ở mỗi miền, bánh uôi được làm bằng nguyên liệu khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là trong một chiếc bánh nhưng phải có hai phần quấn lại với nhau. Là người Mường gốc ở Lạc Sơn chuyển ra Hòa Bình công tác đã nhiều năm nhưng với cô Bùi Thị Trinh, tổ 3 - phường Phương Lâm thì bánh uôi được làm khá đặc biệt. Lá bương được lấy về bó thành từng cặp, rửa sạch, lau khô. bột gạo nếp, lạc rang giã nhuyễn trộn lại thành bánh rồi quấn trong lá bương, đem đồ. Đến khi ăn có vị dẻo của nếp, giòn, thơm của lạc quyện lẫn với mùi lá bương rất thú vị. Cũng có nơi, bánh uôi được gói bằng lá chuối, bột gạo trộn với chuối chín hoặc có nhân đậu, nhân thịt bên trong. Ngày 2/9, con cháu đi làm ăn xa nhưng đều về quê ăn tết và món bánh uôi là một thứ quà không thể thiếu như một lời cầu mong giản dị tình yêu hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà.  
Tết Độc lập năm nay, nhân dân thành phố Hòa Bình càng phấn khởi hơn nữa, đánh dấu năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, thành phố đã từng bước nỗ lực vượt qua những khó khăn và giành được những thành tựu to lớn trong phát triển KT-XH. Đến nay, trong cơ chế mới với đường lối đổi mới, thành phố Hòa Bình đã tận dụng lợi thế, đa dạng nền kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Người dân thành phố thi đua thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp.
 
Phương Linh
Nhà sàn cổ trong quan niệm truyền thống  
 

Bản Mường
Nhà sàn là kiểu nhà được nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam sử dụng Bắc – Trung – Nam nơi nào cũng có, tùy vậy nó không tạo nên sự nhàm chán đối với những người say mê tìm hiểu, vì ngoài những nét chung thì mỗi dân tộc lại có lịch sử phát triển với những biến đổi sự hình thành khác nhau và còn căn cứ vào đặc điển địa hình cư trú cũng như quan niệm truyền thống của dân tộc đó. Nói đến nhà ở của người Mường, ta hình dung ra ngay những nếp nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, nằm yên bình trong thung lũng đá vôi với kiến trúc không nhầm lẫn vào đâu được, được thêu dệt bởi những câu truyện kỳ bí ngay từ thủa đầu người dân Mường sinh cư lập nghiệp trên mảnh đất Hòa Bình (đây được coi là cái nôi của người Mường cổ, từ đây tỏa ra các vùng khác).

Câu truyền trong cuốn Mo sử thi nổi tiếng “ Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường có ghi rất rõ, từ thủa khai thiên lập địa khi con người còn ăn hang ở lỗ, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, sau khi tìm được lửa, đẻ bát, đẻ sành, đẻ ninh, đẻ dầu, đẻ đèn ….. Một ngày, Lang Cun Cần – Tà Cần (Lang Cun chỉ người đứng đầucủa một dòng họ quý tộc cai quản một vùng Mường gọi là “nhà Lang”,  được coi là một trong những vị tổ tiên sinh ra sớm nhất được thần linh giao cho xứ mệnh cai quản vùng đất và người dân Mường) đi làm nương, làm dẫy cùng với những nhà dân, tình cờ phát hiện ra dấu chân rùa nhưng lại nhầm tưởng đó là dấu chân hoãng, nên Lang Cun Cần đã cho người đặt bẫy. Lúc quay trở lại xem, thấy bẫy được một con rùa, vị rùa liền cầu xin Lang đừng làm thịt mình và hứa sẽ mách cho Tà Cần cách làm nhà:
                   Tâu ngài hỡi, lậy ngài à
                   Ngài ăn tôi làm gì cho tốn ớt
                   Ngài ăn tôi làm gì cho tốn cơm, tốn muối
                   Cho thêm bệnh, thêm tật
                   Ngài ăn tôi thì tôi chết chẳng có ích
                   Ngài giết tôi cho chết suông
                   Ngài ra làm cun kẻ hàng, làm lang Kẻ Chợ *
                                                đã có đụn chín qua hay chưa?
                            (* Kẻ Chợ - tên dân gian xưa của Hà Nôi.)
                   Đã có nhà chín căn, chỗ nằm, nơi ăn chốn ở hay chưa?
                   Chưa có thì nhìn thân tôi đó
                   Bốn chân tôi ấy lên bốn cột nhà
                   Ba chân tôi nên ba cột trái
                   Xương sống nên đòn nóc
                   Xương sườn nên rui, nên mè
                   Chôn thành cửa vào, cửa ra
                    Ngó lấy kiếp tôi làm nên nhà ba ngăn chín vóng.
                                                           (Trích "Mo Mường Hòa Bình")
Nghe nói như vậy Lang Cun Cần liền cởi trói cho rùa, về đến bản Lang bắt tay vào xây dựng ngôi nhà cho mình và cho dân bản dựa trên những mô phỏng từ thân hình, cấu tạo của vị rùa. Cứ thế lan truyền từ bản gần, đến bản xa người Mường đâu đâu đều nô nức làm cho mình những căn nhà sàn đặc trưng của dân tộc mình. Từ đó rùa trở thành loài vật linh thiêng với người dân Mường, họ kiêng không ăn thịt rùa, rùa trở thành vị thần được thờ cúng trong nhà ngoài bản xưa.Truyền thuyền về nguồn gốc ngôi nhà sàn dân tộc Mường, được người dân truyền khẩu từ đời này qua đời khác, ăn sâu bám rễ trong tâm thức các thế hệ để từ đó đi vào trong Sử thi như một áng hùng ca về lịch sử hình thành “ Đẻ đất, đẻ nước” thủa khai thiên lập địa của người dân nơi đây.
Về mặt tâm linh, người Mường quan niệm có ba mường: Mường trời trên cao dành cho các vị thần linh; Mường đất dành cho những người đã mất, thuộc về thế giới âm; Mường người là thế giới của người sống, chính vì thế nhà phải có chân kê lên cao, chứ không làm nhà tiếp giáp trực tiếp với bề mặt đất như ngôi người Việt cổ - nhà sàn dân tộc Mường nằm giữa trung tâm trời và đất của Mường người.
Ngoài tích truyện và quan niệm cổ truyền, nhà sàn người Mường còn thể hiện tính thực tế khi làm ngôi nhà sàn. Căn cứ vào địa hình vùng rừng núi nhiều miền núi dốc, ẩm thấp, thú dữ, mưa lũ nhiều, nên làm nhà sàn vừa có thể tránh lũ, tránh thú dữ vừa cao ráo, thoáng mát, cuộc sống an toàn hơn. Xét theo quan niệm duy vật thì có lẽ đây mới chính là yếu tố chính quyết định kiến trúc ngôi nhà sàn. Như dù xét ở góc độ nào thì ngôi nhà sàn người Mường đều thể hiện được tính ưu việt, đa năng, hữu dụng của nó.
Kiến trúc và họa tiết trang trí truyền thống nhà sàn Mường rất đơn giản không cầu kỳ như nhà sàn một số dân tộc khác, nguyên liệu cơ bản dựa trên những thứ sẵn có trong tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà sàn được hình thành trên cơ sở các vì trung gian. Đây là loại vì bốn cột: hai cột cái bên trong, đầu cột đấu vào quá giang và đôi đòn tay cái; hai cột cái bên ngoài khớp với chân kèo, cả bốn cột được gia cố liên kết nhau bởi dầm sàn nên càng thêm chắc chắn. Nhà có bốn mái dốc hình mu rùa. Mái được nâng đỡ bằng một bộ xương các vì kèo, được gá lỏng lẻo vào các vì cột bằng cách sử dụng các ngoãm và dây buộc. Sàn nhà được làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Sàn vừa để ở, vừa đặt bếp, trên sàn để thóc lúa, gầm sàn là nơi cất giữ công cụ lao động, củi đun, nhốt trâu bò, lợn gà, đặt máng vò lúa, cối xay, giã gạo. Cầu thang chính đặt ở đầu hồi bên phải, nối lên gian nhà ngoài – nơi đặt bàn thờ tổ tiên và chỗ ngồi của người đàn ông, người cao tuổi, tiếp khách nam giới. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ, nối lên gian nhà trong, gần sàn phơi và bếp dành cho người phụ nữ gắn với công việc bếp núc và sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Cách sắp xếp trên dưới, trong ngoài ở ngôi nhà thể hiện quan niện ứng xử kính trọng người già, quý khách và thể hiện vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Xưa kia, người Mường chỉ làm một ngôi nhà ở duy nhất và phụ thuộc vào  gia đình đó giàu hay nghèo, có bao nhiêu thế hệ sống trong nhà mà cất cho mình ngôi nhà phù hợp. Tuy vậy, miếu thờ thần thổ công - chỉ có một mái nhỏ, đặt trong vườn nhà là không bao giờ thiếu trong tổ hợp kiến trúc nhà sàn Mường.
                                Nhà sàn cổ truyền thống
 Như vậy, nhà sàn Mường không mang giá trị vật chất hiện hữu của mấy ngàn năm lịch sử, thể hiện quá trình tiếp nối, cải biến, sáng tạo lối kiến trúc và thích ứng với tự nhiên, mà còn là một không gian tinh thần chứa đựng những giá trị nhân sinh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán lâu đời dân tộc Mường, ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường là nét văn hoá đáng được trân trọng, lưu giữ cho các thế hệ mai sau được biết đến.

Thanh Huệ (Sở VHTT&DL)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét