Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại hà nội , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai ha noi giá rẻ , hanoi


Địa lý
HNP - Thăng Long- Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên,  khoảng cách là 50km.
Bản đồ Hà Nội
Thế kỷ XX, Hà Nội nhiều lần xảy ra động đất cấp 6 và đã 2 lần động đất cấp 7. Những năm gần đây, hiện tượng động đất ở vùng Hà Nội tăng lên rõ rệt. Mặt đất Hà Nội xuất hiện nhiều khe nứt sâu, phương Tây Bắc – Đông Nam, trùng với hướng sông Hồng và cũng là hướng các đứt gãy sâu trong vỏ trái đất.  
Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở  Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía Tây và phía Nam.    
Trong tờ chiếu (hỏi ý các quan) về việc dời Đô, Lý Công Uẩn  nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt. Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!” 
Ta có thể xem đó là một bản tuyên ngôn địa chính trị - địa chiến lược về Hà Nội nghìn xưa và cái “rốn” của Long thành là núi Nùng. Trên núi ấy, các vua Lý-Trần-Lê xây điện Càn Nguyên, điện Kính Thiên và núi Nùng. Huyền thoại được thiêng hoá và cùng Sông Cái, trở thành hai biểu tượng của Kinh thành Núi Nùng-Sông Nhị.

HNP
  Vị trí Hoàng thành Thăng Long  (15:36 10/12/2009)

HNP - Hoàng thành là vùng bao quanh cung - điện hoàng gia , mở 4/5 cửa Đông (xưa cửa Đông lan tới Hàng Cân – Hàng Đường; Đông môn tự (chùa) ở 38B Hàng Đường. Đông Môn đình ở 10 Hàng Cân. Tây: bia chùa Đọi được xây dựng ở “Vườn phía Tây Cấm thành”. Cửa Tây, như đã nêu, ở khoảng giữa Hùng Vương-nhà họp Quốc hội. Bắc (cửa Bắc nay), Nam: 2 cửa, 1 ở phía chợ Cửa Nam nay trông ra vườn hoa Cửa Nam, 1 ở xế chân Cột Cờ nay, thẳng góc theo trục Kính Thiên – Đoan Môn - Cửa Nam (cũ) đã bị phá.

Ảnh: Thành Hà Nội xưa
 Về tổng thể, kinh thành Thăng Long thời Lý được xây dựng theo kiến trúc”tam trùng thành quách”( 3 vòng tường thành lồng vào nhau): vòng ngoài cùng gọi là thành Đại La( La thành),vòng thành giữa gọi là Hoàng thành, vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (còn gọi là Nội Cấm, Cấm Nội) , có tường bao các cung-điện chính mà cửa nam Cấm thành, như đã nói là Đoan Môn.     
Vị trí núi Nùng ngày nay chính là điện Kính Thiên thời Lê và xưa hơn là điện Thiên An, điện Càn Nguyên thời Lý - Trần –Lê, tức là trung tâm của Hoàng thành và cũng là trung tâm của Cấm thành Thăng Long thời Lý - Trần – Lê. Như vậy,  cuộc khai quật tại khu vực dự kiến xây dựng nhà Quốc Hội và hội trường Ba Đình (mới) chính là một bộ phận thuộc trung tâm phía Tây của Hoàng thành và Cấm Thành thời Lý - Trần – Lê.
Hiện tại  (08:53 14/12/2009)

HNP - Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Than… đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Sài Gòn và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhiều nhà cao tầng đang được xây dựng
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà… cũng dần phục hồi và phát triển.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
  Giao thông  (17:01 11/12/2009)

HNP - Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Ảnh: Sân bay quốc tế Nội Bài
Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Sơn Tây, Phú Thọ… Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn - đặc biệt là xe máy và gần đây là ô tô tăng lên rất nhanh - cộng với ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng chưa thật hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt - loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất - của thành phố phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.
Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại.
Du Lịch  (16:57 11/12/2009)

HNP - So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống…

Ảnh: Bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội
Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng của Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Theo con số năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở khách sạn lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng. Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3-5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel, Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza và Inter Continental, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao. Theo các dự án mới được cấp phép và chấp thuận đầu tư gần đây, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 2000 phòng khách sạn cao cấp.
Chăm sóc sức khỏe  (16:24 11/12/2009)

HNP - Hà Nội là nơi có mật độ các cơ sở y tế công lập tập trung khá cao với 86 đơn vị trực thuộc Sở Y tế (tính đến hết năm 2008).
Số cơ sở y tế ngoài công lập là 5.728, bao gồm cả hành nghề y tư nhân, hành nghề dược tư nhân và hành nghề y học cổ truyền. Tuy vậy, nhu cầu khám, chữa bệnh vẫn rất cao, các bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải. Và không chỉ có khám, chữa bệnh, trong đời sống xã hội phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu cao trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Thực tế đó đòi hỏi thành phố phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đào Văn Bình, Hà Nội đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa y tế thành phố giai đoạn 2009-2015 với mục tiêu là đầu tư vốn xây dựng các cơ sở y tế để đến năm 2015 đạt 20 giường/10.000 dân. Để đạt được mức này thì cần phải bổ sung 10.000 giường nữa. Bên cạnh đó còn phải tập trung nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh… Theo đó, từ nay đến năm 2015 thành phố sẽ huy động vốn xã hội hóa khoảng 1.734 tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị y tế, xây dựng 16 bệnh viện ngoài công lập với 3.350 giường, cấp thêm đất cho 10 bệnh viện tư nhân và hoàn thành quy hoạch xây dựng 5 cụm bệnh viện liên hoàn (cụm phía Đông thuộc huyện Gia Lâm, cụm phía Tây thuộc khu vực Phúc Thọ và Sơn Tây, cụm phía Nam thuộc huyện Thường Tín, cụm phía Tây Nam thuộc huyện Chương Mỹ và cụm phía Bắc thuộc khu vực Sóc Sơn, Mê Linh). Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cân đối, hợp lý, bảo đảm đạt các chỉ tiêu cơ bản như: Có hơn 15 bác sĩ/10.000 dân, 3 đến 3,5 điều dưỡng hộ sinh/1 bác sĩ.
Trong vài năm trở lại đây, đầu tư xã hội hóa y tế ở thành phố phát triển mạnh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, xây dựng các phòng khám theo nhu cầu, phòng khám ngoài giờ, các khu y tế kỹ thuật cao. Nhiều đề án xã hội hóa thu hút vốn đầu tư trang bị máy móc kỹ thuật cao đã được thực hiện trong các bệnh viện công như: Đề án MRI, Hệ thống phẫu thuật Phaco của Bệnh viện Xanh pôn, Đề án xã hội hóa Bệnh viện Tim, Đề án đầu tư hệ thống xạ trị gia tốc của Bệnh viện Ung bứu, Đề án tăng cường nhân lực Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, các Đề án xã hội hóa Phòng khám 21 Phan Chu Trinh và phòng khám 107 Tôn Đức Thắng… Hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập phát triển khá nhanh. Như đã nêu trên, có 5.728 cơ sở y tế, trong đó có 13 bệnh viện tư nhân. Hệ thống này đã đảm nhận 30% tổng số hoạt động khám, chữa bệnh thông thường, chia sẽ không ít cho hệ thống công lập. Công tác xã hội hóa y tế của thành phố phát triển như hiện nay được đánh giá là đáng khích lệ. Nó đã tạo ra được cơ chế cạnh tranh buộc các cơ sở khám, chữa bệnh phải thay đổi chiến lược, nâng cao chất lượng phục vụ. Người dân, trong đó cả người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách đã có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, một số đã được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, đẩy mạnh xã hội hóa y tế đang gặp phải không ít khó khăn. UBND thành phố Hà Nội cho biết quỹ đất sạch giành cho các dự án gọi đầu tư xã hội hóa y tế còn hạn hẹp. Các chính sách, cơ chế quản lý việc huy động đầu tư còn thiếu, không quy định rõ ràng, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư, của bệnh viện. Thủ tục để xây dựng các bệnh viện ngoài công lập phải qua nhiều khâu do vậy chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng được các bệnh viện ngoài công lập quy mô lớn, mà chỉ có những dự án bệnh viện quy mô nhỏ (dưới 100 giường và chủ yếu là cải tạo sửa chữa công trình nhà ở trong các khu dân cư.
Giải pháp mà thành phố đề ra nhằm khắc phục những vướng mắc là tích cực cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về xã hội hóa công tác y tế. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ nguồn lực cho y tế như: Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư cho y tế. Tạo quỹ đất sạch và công khai hóa các địa điểm xây dựng cơ sở ngoài công lập để thu hút đầu tư. Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí hiện đại hóa trang thiết bị y tế cho bệnh viện công giai đoạn 2010-2015 là 400 tỉ đồng và hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho các bệnh viện tư nhân đến năm 2015 là 450 tỷ đồng. Có chính sách khuyến khích thành lập trường đại học, cao đẳng y tế tư nhân để gia tăng nguồn nhân lực phục vụ ngành y…
  
Làng nghề, phố nghề  (16:30 11/12/2009)

HNP - Có 24 làng nghề , gốc là nghề trồng lúa, trồng màu. Các nghề thủ công mỹ nghệ “nổi tiếng” vốn dĩ chỉ là nghề phụ, nghề làm thêm, nghề “tay trái”, thực hiện trong những dịp nông nhàn.

Ảnh: Thợ khảm xà cừ

Ở mỗi làng trong 24 làng ấy bao giờ cũng có vài ba nghề thủ công, hay hơn nữa (ví dụ làng Chàng Kẻ Nưa có 17 nghề). Chẳng làng nào chỉ duy nhất một nghề. Song không phải làng nào cũng “nổi đình nổi đám cả”.
Nổi lên được hay chìm lắng xuống, tất cả là do sự kích thích, hay không kích thích nữa của nhu cầu thị trường. Thị trường nội đô, thị trường ven đô, thị trường vùng miền, thị trường Miền Bắc, thị trường cả nước rồi/và thị trường thế giới…
Hãy chỉ nói đến thị trường nội đô. Ở đây có nhiều tầng lớp thị dân, có đời sống kinh tế “dễ chịu” hay sung túc, do làm ăn tài giỏi, từ đó mà có úng xử, sành ăn sành mặc, sành dùng, sành chơi…(2)
Ở làng nghề Nghĩa Đô có “họ Lại làm giấy sắc rồng” vì nền quân chủ Đại Việt có nhu cầu viết chiếu sắc. Ở Kẻ Mơ có thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân thì sẽ có rượu, “Rượu Kẻ Mơ, cờ Mộ Trạch”, có đậu phụ Mơ, xôi Mơ…rất ngon và đặc sắc. Ở làng Bưởi (Yên Thái), các cô gái làm giấy lệnh, giấy hội…vì có nhu cầu hành chính, nhu cầu thi cử của tầng lớp sĩ phu, quan lại, nhu cầu in, viết kinh của tầng lớp sư sãi. Các cô gái Bưởi “làm giấy cơ hàn vẫn tươi” vì : “Dám xin nho sĩ (sư sãi) chớ cười- Vì em làm giấy cho người đề thơ (viết kinh)”. 
Quanh Thăng Long- Đông Kinh- Hà Nội hình thành dần các làng chuyên doanh đặc sản mà tác giả 24 làng nghề đã nêu ra: giấy Bưởi, tre đan, Làng Vẽ, sơn Đông Mỹ, liềm xeo giấy và bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh, cốm Vòng, bỏng Lủ (cốm), dệt vải và rèn vùng Gối, quạt Chàng, quạt Vác, đũi Dày, gốm sứ Bát Tràng (thế kỷ XVI- XVII mỗi năm xuất khẩu hàng chục vạn bát đĩa, bình sứ và bát sứ Bát Tràng ra các nước Đông Nam Á hải đảo, Nhật Bản…) và làng hoa Ngọc Hà vốn có chợ Hoàng Hoa mà sử cũ ghi vào đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX được kích thích trồng thêm nhiều giống hoa mới nhập từ Pháp để cung ứng nhu cầu về hoa của các ông Tây bà Đầm thực dân. Người Ngọc Hà còn được tổ chức vào Đà Lạt trồng hoa, làm thành một xóm riêng ở Đà Lạt.
Tóm một câu, nghề với người làng nghề “thần dân loại 3” của chế độ quân chủ Nho giáo (tứ dân: Sĩ, Nông, Công, Thương) từ trăm sông “kẻ quê” đã dồn về biển cả Kẻ Chợ. Làng nghề ven đô, giao lưu kinh tế- văn hoá với nội đô, chuyển hoá dần trong một diễn trình lịch sử lúc thăng, lúc trầm, tiếp xúc và biến đổi, đan xen và giao thoa…để làm nên Di sản văn hoá Thăng Long- Hà Nội.
- Ngát thơm hoa sói hoa nhài 
Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ
-                                 Khéo léo tay nghề (hay Khéo tay hay nghề), đất lề Kẻ Chợ (Hà Nội).
* Nghề hàng Bạc, Phố Hàng Bạc
Hàng Đào ríu rít, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Ngang…
Những phố phường cổ kính còn vương lại trong vài dáng hình kiến trúc một nếp sống xa xa của mảnh đất Rồng bay… Những phố phường tiêu biểu cho diện mạo Hà Nội ngày nào… Khu vực “gây ấn tượng” nhiều nhất với người trong, người ngoài Hà Nội… Điểm dân cư luôn tấp nập, đông vui, rộn ràng chảy ngược Đồng Xuân, chảy xuôi Bờ Hồ, phố Huế…
Sau triều đình mãi cuối thế kỷ XIX mới mua lại với giá 120 đồng cái đền nội miếu ở phố Hàng Giày, vốn hướng Nam, tu tạo lại, xoay hướng Đông. Bây giờ cổng đền đã ghi biển “Trâu Khê vọng từ”. Đền ở Hàng Giày, nhưng của dân Hàng Bạc.
Từ triều Gia Long, trong phố có một vị Ty quan để quản lý bạc, thu bạc vụn của tỉnh trao, giao lại cho tràng truyện đúc thành bạc tốt, từng “nén” đủ 10 lạng và 10 tuổi. Hễ khi tỉnh đến nhận, sẽ trao trả lại, đặng đưa về kinh nhập vào công khố. Hàng tràng lấy chỗ hai đình làm nơi xem duyệt sổ sách hằng năm. Trong đình có một hòm gỗ đựng bạc tiền có bốn khoá, cử bốn người, mỗi người giữ một khoá.
Việc đúc bạc nén có thể phân làm hai khâu, hai đợt. Khâu đầu, đợt 1, trong nghề gọi là truyên bạc.
Trước hết, lấy vôi bột đã để cho thật hả, gạch non giã nhỏ và gio bếp (gio củi, hay gio vỏ bưởi thì tốt vì nhẹ, xốp), tất cả đem rây cho thật nhỏ, nhào với nước, nặn thành hình cái chảo. Đó là đồ nấu bạc. Còn như dụng cụ thì có bễ, vài cái que sắt, mấy cái kìm dài cán, nhành chặt, dao chặt…
Cho bạc vụn, hoặc còn lẫn các loài kim khí khác vào chảo, kéo bễ đốt lò mà nấu. Nấu bằng than củi, xưa gọi là than tàu, không dùng than đá. Để đỡ tốn, bạc bắt đầu chảy ra rồi mới dùng củi.
Bạc chảy rồi thì cho chì vào. Phải liệu bạc mà cho chì. Cho ít chì quá, bạc không đủ tuổi. Cho nhiều chì quá sẽ hao bạc, nhà nghề gọi là đì bạc. Bạc vụn, mà xem ra chừng 7 tuổi, thì cho chừng năm lạng chì trong một nén. Chì chảy, quyện các tạp chất khác, để bạc đủ tuổi 10…
Nấu bạc, cần nhìn vángsao. Váng là cái màng màu xam xám như bọt cơm. Sao lại là bọt lửa, chạy đi chạy lại. Bạc gần được, sao váng ít dần đi. Sao váng hết thì bạc cũng được.
Để nguội, dỡ ra lấy bạc tốt, còn lại những cặn bã, xi đọng ở chảo vôi gio, nhà nghề gọi là đì bạc. Dân Kẻ Sặt Từ Sơn ngày trước sang phố Hàng Bạc mua đì về tán nhỏ, làm rút đồng, chì, bạc…
Bạc tốt đem về chặt thành từng miếng, cân lên mười lạng một, tức là một nén.
Khâu thứ hai là khâu đúc bạc.
Nồi nấu nặn bằng đất thó trộn với gio, trấu, phơi hoặc nung thật khô. Những miếng bạc chặt cân đủ nén, cho vào nồi nấu. Nấu bạc phải cho vào một ít hàn the. Hàn the, khoa học gọi là Bô rát nát ri (Bo3Na2) làm cho bạc chóng chảy và láng mặt. Hàn the bám vào vách nồi thành chai.
Bạc chảy loãng sẽ đem đổ khuôn.
Khuôn đúc bạc nén, nhà nghề gọi là thão. Thão bằng sắt, có chuôi bằng gỗ. Trước khi đổ bạc, phải bỏ thão cho rõ thật nóng. Than gỗ thông tán nhỏ xoa vào thão, rồi thoa ít dầu ta- dầu cây thầu dầu, dầu thắp đèn ngày xưa, để cho bạc khỏi dính vào thão.
Bạc đã đổ khuôn xong, nén bạc còn nóng đỏ, phải lấy ra sửa sang ngay cho đẹp nén bạc. Dùng búa nhỏ gõ cho vuông vắn. Trao thão có nổi chỉ, giữa hơi lõm. Nén bạc vì thế có vấu ở dưới và có đủ thành chỉ. Sửa sang xong, đóng dấu có hai chữ “Thập túc” (đủ 10) vào thành nén bạc
Chăm sóc sức khỏe  (16:24 11/12/2009)

HNP - Hà Nội là nơi có mật độ các cơ sở y tế công lập tập trung khá cao với 86 đơn vị trực thuộc Sở Y tế (tính đến hết năm 2008).
Số cơ sở y tế ngoài công lập là 5.728, bao gồm cả hành nghề y tư nhân, hành nghề dược tư nhân và hành nghề y học cổ truyền. Tuy vậy, nhu cầu khám, chữa bệnh vẫn rất cao, các bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải. Và không chỉ có khám, chữa bệnh, trong đời sống xã hội phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu cao trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Thực tế đó đòi hỏi thành phố phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đào Văn Bình, Hà Nội đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa y tế thành phố giai đoạn 2009-2015 với mục tiêu là đầu tư vốn xây dựng các cơ sở y tế để đến năm 2015 đạt 20 giường/10.000 dân. Để đạt được mức này thì cần phải bổ sung 10.000 giường nữa. Bên cạnh đó còn phải tập trung nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh… Theo đó, từ nay đến năm 2015 thành phố sẽ huy động vốn xã hội hóa khoảng 1.734 tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị y tế, xây dựng 16 bệnh viện ngoài công lập với 3.350 giường, cấp thêm đất cho 10 bệnh viện tư nhân và hoàn thành quy hoạch xây dựng 5 cụm bệnh viện liên hoàn (cụm phía Đông thuộc huyện Gia Lâm, cụm phía Tây thuộc khu vực Phúc Thọ và Sơn Tây, cụm phía Nam thuộc huyện Thường Tín, cụm phía Tây Nam thuộc huyện Chương Mỹ và cụm phía Bắc thuộc khu vực Sóc Sơn, Mê Linh). Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cân đối, hợp lý, bảo đảm đạt các chỉ tiêu cơ bản như: Có hơn 15 bác sĩ/10.000 dân, 3 đến 3,5 điều dưỡng hộ sinh/1 bác sĩ.
Trong vài năm trở lại đây, đầu tư xã hội hóa y tế ở thành phố phát triển mạnh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, xây dựng các phòng khám theo nhu cầu, phòng khám ngoài giờ, các khu y tế kỹ thuật cao. Nhiều đề án xã hội hóa thu hút vốn đầu tư trang bị máy móc kỹ thuật cao đã được thực hiện trong các bệnh viện công như: Đề án MRI, Hệ thống phẫu thuật Phaco của Bệnh viện Xanh pôn, Đề án xã hội hóa Bệnh viện Tim, Đề án đầu tư hệ thống xạ trị gia tốc của Bệnh viện Ung bứu, Đề án tăng cường nhân lực Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, các Đề án xã hội hóa Phòng khám 21 Phan Chu Trinh và phòng khám 107 Tôn Đức Thắng… Hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập phát triển khá nhanh. Như đã nêu trên, có 5.728 cơ sở y tế, trong đó có 13 bệnh viện tư nhân. Hệ thống này đã đảm nhận 30% tổng số hoạt động khám, chữa bệnh thông thường, chia sẽ không ít cho hệ thống công lập. Công tác xã hội hóa y tế của thành phố phát triển như hiện nay được đánh giá là đáng khích lệ. Nó đã tạo ra được cơ chế cạnh tranh buộc các cơ sở khám, chữa bệnh phải thay đổi chiến lược, nâng cao chất lượng phục vụ. Người dân, trong đó cả người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách đã có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, một số đã được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, đẩy mạnh xã hội hóa y tế đang gặp phải không ít khó khăn. UBND thành phố Hà Nội cho biết quỹ đất sạch giành cho các dự án gọi đầu tư xã hội hóa y tế còn hạn hẹp. Các chính sách, cơ chế quản lý việc huy động đầu tư còn thiếu, không quy định rõ ràng, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư, của bệnh viện. Thủ tục để xây dựng các bệnh viện ngoài công lập phải qua nhiều khâu do vậy chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng được các bệnh viện ngoài công lập quy mô lớn, mà chỉ có những dự án bệnh viện quy mô nhỏ (dưới 100 giường và chủ yếu là cải tạo sửa chữa công trình nhà ở trong các khu dân cư.
Giải pháp mà thành phố đề ra nhằm khắc phục những vướng mắc là tích cực cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về xã hội hóa công tác y tế. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ nguồn lực cho y tế như: Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư cho y tế. Tạo quỹ đất sạch và công khai hóa các địa điểm xây dựng cơ sở ngoài công lập để thu hút đầu tư. Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí hiện đại hóa trang thiết bị y tế cho bệnh viện công giai đoạn 2010-2015 là 400 tỉ đồng và hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho các bệnh viện tư nhân đến năm 2015 là 450 tỷ đồng. Có chính sách khuyến khích thành lập trường đại học, cao đẳng y tế tư nhân để gia tăng nguồn nhân lực phục vụ ngành y…
 
Kết nghĩa, chia sẻ kinh nghiệm để cùng phát triển  (08:59 12/03/2013)

HNP - Phong trào Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội mấy năm gần đây có nhiều khởi sắc. Ngoài sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, một phần kết quả đó được ghi nhận qua Chương trình 06 của Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội về việc “tổ chức các hoạt động kết nghĩa và hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 
Sau hợp nhất (năm 2008), Thành đoàn Hà Nội đã tiến hành các đợt khảo sát, nắm bắt tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của Lương Sơn - Hòa Bình. Qua đợt khảo sát, nhận thấy công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội khó khăn, phong trào chỉ trọng tâm ở các đợt cao điểm Tháng thanh niên và dịp hè, vai trò tổ chức Đoàn mờ nhạt. Năm 2009, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã xây dựng chương trình 06 về việc “tổ chức các hoạt động kết nghĩa và hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nghĩa là các cơ sở Đoàn khối quận, khối trường học (mạnh về nguồn lực) kết nghĩa với một đơn vị khối huyện. Ngoài hỗ trợ hoạt động phong trào, tổ chức nghĩa tình từ thiện, các cơ sở Đoàn còn chia sẻ kinh nghiệm trong cách thức thu hút, tập hợp đoàn kết thanh niên; tổ chức sân chơi cho giới trẻ và cả chuyện cách thức tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp để tăng cường hỗ trợ cho phong trào Đoàn.

Quận đoàn Đống Đa với Huyện đoàn Thanh Oai đã kết nghĩa, tổ chức nhiều hoạt động phong trào cơ sở, được cấp, chính quyền và nhân dân ghi nhận, nổi bật là công tác xã hội, từ thiện. Trong 4 năm qua, Quận đoàn Đống Đa đã xã hội hóa, huy động đoàn viên, thanh niên đóng góp hơn 300 triệu đồng để thực hiện chương trình phối hợp khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho gia đình chính sách, trẻ em nghèo trên địa bàn huyện Thanh Oai. Ngoài ra, hai đơn vị còn tổ chức hơn 20 buổi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác Đoàn, Hội, Đội, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo phong trào cơ sở trên địa bàn huyện. Quận đoàn Hoàng Mai được giao kết nghĩa với Huyện đoàn Phú Xuyên. Ngoài dành  hơn 200 triệu đồng cho công tác xã hội, từ thiện ở địa phương, Quận đoàn Hoàng Mai còn thành lập đội thanh niên tình nguyện “Khăn hồng tình nguyện” là giáo viên tổng phụ trách cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phụ trách các nội dung hoạt động thiếu nhi hè tại trường Tiểu học, THCS xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên. Đội đã huy động nguồn lực tặng 6 bộ trống Đội và 100 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở hai ngôi trường này. Vào dịp hè hàng năm, Quận đoàn Hoàng Mai còn tổ chức các đoàn thanh niên tình nguyện về địa bàn huyện Phú Xuyên tham gia bảo vệ môi trường, xóa các điểm đen về rác, làm sạch kênh mương, ao hồ, tu sửa đường giao thông liên thôn. Bí thư Quận đoàn Hoàng Mai Nguyễn Ngọc Việt cho biết, sáng kiến của Ban thường vụ Thành đoàn Hà Nội về chương trình kết nghĩa giữa các cơ sở thực sự hiệu quả. Ngoài khẳng định thêm vị trí, vai trò và tinh thần xung kích của  cán bộ, đoàn viên, thanh niên, còn nâng cao tinh thần giáo dục ý thức trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng cho thanh, thiếu nhi cơ sở; đồng thời khơi gợi sự quan tâm, ủng hộ và đồng hành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội với hoạt động Đoàn thanh niên

Tính đến hết năm 2012, chương trình 06 về việc “tổ chức các hoạt động kết nghĩa và hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã huy động nguồn lực được hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ các phong trào, hoạt động tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Tiếp tục hướng hoạt động trọng tâm về cơ sở, tháng 1/2013, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức cho các cơ sở Đoàn  ký kết thực hiện công tác này giai đoạn 2013-2017. Ngoài duy trì các nội dung của Chương trình 06, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các cơ sở Đoàn khối quận, trường học chú trọng hỗ trợ các huyện ngoại thành thực hiện phong trào “Tuổi trẻ Thủ đô chung tay xây dựng nông thôn mới”. Trong đó, hoạt động thường xuyên là đưa các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường, làm sạch kênh, mương, ao hồ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn. Các cơ sở Đoàn khối trường thành lập đội “Khăn hồng tình nguyện” hỗ trợ hoạt động tại các nhà văn hóa thiếu nhi cấp huyện, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn kỹ năng sống cho thiếu nhi.

Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Khánh Bình cho biết, ngoài duy trì các đơn vị kết nghĩa như chương trình 06, Thành đoàn Hà Nội còn thành lập các nhóm liên kết, tổ chức hoạt động tình nguyện thường xuyên tại 12 huyện (Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Hoài Đức) để hoạt động sâu hơn tại cơ sở. Thành phần nhóm liên kết gồm các khối quận, huyện, trường đại học, cao đẳng, công nhân viên chức. Các hoạt động tình nguyện tại các địa bàn dân cư sẽ tập trung vào đối tượng thanh thiếu nhi, các gia đình chính sách và người già neo đơn, không nơi nương tựa. Đặc biệt, các cơ sở Đoàn được giao nhiệm vụ hỗ trợ các huyện ngoại thành Hà Nội chú trọng vào mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”. 

Hà Vy
 
Gặp mặt chiến sỹ cách mạng Hà Nội bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc  (14:59 11/03/2013)

HNP - Sáng 11/3, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Ban Liên lạc các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc đã tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng trở về. Tới dự buổi gặp mặt có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. Về phía TP Hà Nội có đồng chí Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND TP và đồng chí Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cùng hơn một nghìn chiến sỹ cách mạng, thân nhân của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại những năm tháng đấu tranh bất khuất trong nhà lao. Hệ thống "Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam - Phú Quốc" (1967-1973) giam giữ trên 40 nghìn lượt tù binh, là những chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang và cán bộ dân - chính - đảng đã từng hoạt động và chiến đấu ở các chiến trường trên khắp cả nước. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, có biết bao người đã hi sinh anh dũng, nhiều người bị địch bắt, giam cầm trong những nhà đá, bị đánh đập dã man như dùng que sắt nung đỏ xuyên vào bắp thịt, bẻ răng, rút móng tay, nhốt "Chuồng cọp"… Bên cạnh những đòn tra tấn về thể xác, các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc còn phải chống lại những thủ đoạn chiến tranh tâm lý, những phương thức chiêu hồi của địch. Với trí sáng tạo, tinh thần lạc quan cách mạng, họ đã biến nhà tù thành trường học chính trị, trường học văn hóa và học nghề, các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà tù từng bước được hình thành, giúp họ đoàn kết cùng sống để tiếp tục chiến đấu. Nhiều người trong số đó còn tổ chức vượt ngục bằng nhiều hình thức như cải trang thành quân cảnh, đào hầm… để thoát khỏi trại giam của kẻ thù, trở về với cách mạng và tiếp tục chiến đấu.

Sau khi Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết cũng là lúc chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc được trở về với vòng tay yêu thương, chào đón của đồng bào, đồng chí. Ngày trở về đã trở thành ký ức không thể nào quên của những tù binh cộng sản. Những tù binh cộng sản tại nhà tù Phú Quốc đã đấu tranh để yêu cầu địch không cắm cờ của Việt Nam cộng hòa, cờ Mỹ trên xe trao trả tù binh; không xáo trộn, di chuyển tù trước khi trao trả; trong tù mặc thế nào, ra tù mặc như thế, không chấp nhận những thứ quần áo mà chỉ huy trại giam cấp… Và khi trở về với đồng chí, đồng đội, được nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, họ đã không cầm được nước mắt hạnh phúc, cùng nhau hát vang bài ca "Giải phóng miền Nam"…
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Trong số 1.300 chiến sỹ cách mạng Hà Nội bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc, hiện có gần 600 thương, bệnh binh; 120 người nhiễm chất độc da cam, nhiều người phải hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên. Trở về quê hương sau chiến tranh, nhiều chiến sĩ bị địch bắt tù đày thân thể không còn lành lặn, nhưng phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, họ vẫn nỗ lực vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình, xã hội, giúp đỡ đồng đội cũ. Hiện, hàng trăm người trong số họ tham gia hoạt động ở cơ sở như làm bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố… một số làm kinh tế trong các hợp tác xã, công ty, trang trại…

Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng bày tỏ sự khâm phục và biết ơn đối với những cống hiến, hi sinh to lớn của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc. Phát huy những truyền thống quý báu đó, Phó Chủ tịch đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa, giá trị, tinh thần kiên trung, bất khuất của các thế hệ chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ cộng sản bị địch bắt, giam cầm trong các nhà tù, trong đó có trại giam tù binh Phú Quốc; học tập và noi theo những tấm gương của các chiến sỹ cách mạng, để từ đó đoàn kết, tận tâm tận lực, chủ động sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng phát biểu tại buổi gặp mặt

Chia sẻ với các đồng chí, đồng đội của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, mỗi chiến sỹ cách mạng khi chiến đấu trên chiến trường đều rất anh dũng, kiên cường, nhưng khi sa vào tay giặc vẫn tiếp tục đấu tranh bất khuất, chống lại những đòn tra tấn dã man, những luận điệu chiêu hồi để giữ vững khí tiết cách mạng, giữ trọn niềm tin với Đảng, với cách mạng… đó cũng là những chiến thắng rất đáng tự hào. Chủ tịch nước mong muốn, là những người gắn bó máu thịt với chế độ, với Đảng, các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trọng Toàn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét