Thành ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần NQTW 4 (khóa XI).
| ||
Ngày 22.10.2012, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. | ||
Hội nghị do đồng chí Lê Đình Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí
thư Thành ủy chủ trì. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Hà Ban, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí là lãnh đạo các ban
xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ
trách địa bàn thành phố Kon Tum và 13/13 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ
Thành ủy.
Với
quan điểm nghiêm túc, gương mẫu thực hành kiểm điểm tự phê bình và phê
bình, dám nói thẳng, nói thật với tinh thần tất cả vì sự đoàn kết, tiến
bộ của tập thể Ban Thường vụ cũng như từng đồng chí Ủy viên Ban Thường
vụ Thành ủy nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; trọng tâm là bám sát những vấn đề cấp bách đã nêu trong
Nghị quyết của Trung ương, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch
của Ban Thường vụ Thành ủy đó là: về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống, thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm, về công
tác cán bộ và về nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; đồng
thời bám sát vào nội dung góp ý của tập thể và cá nhân theo quy định,
nhất là gợi ý kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để kiểm điểm tự phê
bình và phê bình.
Hội nghị kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức trong thời
gian 1,5 ngày (22&23.10.2012); sau đó sẽ tổ chức kiểm điểm cá nhân
các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, dự kiến tổ chức vào ngày 24
và ngày 25 tháng 10 năm 2012.
Phan Hiếu-VPTU
|
Thành phố Kon Tum tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2012
| ||
Sáng ngày 15/1, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2012. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Thế - Chủ tịch UBND thành phố chủ trì. | ||
Trong
năm 2012, thành phố Kon Tum đã chỉ đạo sâu sát phong trào thi đua và
làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận và các đoàn thể, các tổ
chức chính trị-xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào
thi đua ở các cơ quan, đơn vị và xã, phường; tổ chức ký kết giao ước thi
đua 3 khối năm 2012 về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo
quốc phòng-an ninh; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
vững mạnh; triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính giai
đoạn 2011-2020 và công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố
năm 2012.
Nhìn
chung, phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức phát động sâu rộng và
đều khắp trên các lĩnh vực công tác và đời sống xã hội, góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của thành phố đề ra trong
năm 2012, cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,86%, bằng 100,03%
kế hoạch ; diện tích các loại cây trồng, tổng đàn gia súc, gia cầm đạt
và vượt chỉ tiêu kế hoạch; tổng thu ngân sách địa phương đạt 116,4% dự
toán tỉnh giao và đạt gần 100% dự toán HĐND thành phố quyết định.
Ngoài
ra, hưởng ứng đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 100
năm thành lập tỉnh Kon Tum, thành phố đã đăng ký với tỉnh các danh mục
công trình đầu tư với tổng kinh phí gần 115 tỷ đồng. Các cơ quan, đơn vị
xã, phường trên địa bàn thành phố cũng đã hưởng ứng 2 đợt phát động thi
đua của thành phố đăng ký các danh mục công trình lập thành tích chào
mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh với tổng kinh phí 14,3 tỷ đồng.
Trong
năm 2013, thành phố tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh phong
trào thi đua phát triển kinh tế, ứng dụng KHKT tiên tiến vào trong sản
xuất; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; hoàn thành kế hoạch xóa bỏ
nhà tạm; đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, phong trào Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh phong trào thi đua trong khối Mặt trận
và các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh thực hiện chương
trình cải cách hành chính của tỉnh, của thành phố…
Tại Hội
nghị, đã có 3 tập thể và 8 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực
hiện phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 100 năm thành lập tỉnh
được UBND tỉnh Bằng khen; 32 tập thể và 62 cá nhân được UBND thành phố
tặng Giấy khen./.
Vi Phong
|
Ủy ban nhân dân thành phố KonTum yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh triển khai các nhiệm vụ sau khi nghỉ tết Nguyên đán
| ||
Nhằm quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm
2013 trên địa bàn thành phố, tại buổi giao ban ngày 18.02.2013 với lãnh
đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố, đồng chí
Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu các Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
tập trung cao độ, bắt tay ngay triển khai các nhiệm vụ được giao sau
thời gian nghỉ tết nguyên đán Quý Tỵ. Yêu cầu phòng Kinh tế thành
phố tập trung triển khai thực hiện đề án giãn dân tại xã Hòa Bình, phối
hợp với các đơn vị có liên quan có giải pháp phù hợp để triển khai đề
án, không cho người dân trồng mỳ trên diện tích đã thu hoạch, vận động,
tuyên truyền đề người dân thu hoạch diện tích mỳ còn lại. Chuẩn bị thực
hiện các thủ tục để đầu tư các hạng mục công trình tại khu giãn dân….;
kiến nghị BCĐ thực hiện đề án cao su tiểu điền của tỉnh xem xét bổ sung
các hộ giãn dân được hỗ trợ từ dự án. Đề xuất các giải pháp phù hợp để
triển khai xây dựng nông thôn mới xã I a Chim đạt 19 tiêu chí nông trong
năm 2013, sau đó đến xã Đoàn Kết và các xã còn lại. Phối hợp với các
đơn vị có liên quan giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong việc triển
khai phương án làng nghề HơNor; cương quyết xử lý các cơ sở không chấp
hành di dời, trước mắt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các
phường Quyết Thắng, Quang Trung, Thắng Lợi, Duy Tân, Thống Nhất. Triển
khai rà soát các cánh đồng có nguy cơ bị hạn để có giải pháp chống hạn
kịp thời. Kiểm tra hiệu quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình hỗ trợ giảm nghèo: Bò lai, Thanh Long ruột đỏ, kinh tế
trang trại. Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, phối hợp với
Ban QLDA XDCB các công trình trọng điểm, phòng Tài nguyên - Môi trường,
UBND phường Trường Chinh, Thắng Lợi khẩn trương hoàn tất các thủ tục có
liên quan đến công trình đường Trần Nhân Tông (đoạn Trần Phú - Phan
Đình Giót) và đường Trần Văn Hai để yêu cầu các hộ có liên quan di dời,
nếu không chấp hành thì triển khai phương án cưỡng chế di dời theo quy
định (hoàn thành cưỡng chế di dời trước 10.3.2013); Khẩn trương
phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại quỹ đất tại các khu:
Ngô Mây, Duy Tân, quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẻ trong khu dân cư…để tổ chức đấu
giá, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Phòng Tài chính - Kế hoạchchủ
trì phối hợp với phòng Kinh tế và UBND các xã, phường tiến hành rà soát
các Hợp tác xã trên địa bàn thành phố để kiện toàn, sắp xếp lại hoặc đề
nghị làm thủ tục giải thể các Hợp tác xã hoạt động không hiệu quả,
không còn hoạt động; hỗ trợ các hợp tác xã đang gặp khó khăn… nhằm có kế
hoạch phát triển trong thời gian sắp đến; phối hợp với Chi cục thuế có
giải pháp tăng thu ngân sách ngay từ đầu năm. Phòng Tài nguyên - Môi trường tham
mưu ủy ban nhân dân thành phố tăng cường kiểm tra khai thác cát trái
phép; rà soát lại toàn bộ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên toàn địa bàn thành phố; phối hợp với Thanh tra thành phố đề xuất
hướng giải quyết việc đòi lại đất của 37 hộ xã Ngok Bay. Trung tâm công tác xã hội thành phố
chủ trì, phối hợp với phòng Lao động, Thương binh và xã hội thành phố,
UBND các xã, phường tiến hành rà soát các đối tượng đủ tiêu chuẩn được
nuôi dưỡng tại trung tâm công tác xã hội để vận động, tuyên truyền và
đưa về nuôi dưỡng theo quy định. Đồng thời, thực hiện tốt công tác xã
hội hóa để đảm bảo trung tâm công tác xã hội thành phố hoạt động có hiệu
quả. Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các xã, phường nắm
lại sỹ số học sinh ra lớp sau tết, tránh trường hợp vắng học sau tết,
không đảm bảo chất lượng dạy và học. Hạt Kiểm lâm thành phố rà
soát lại toàn bộ các nội dung công việc trong công tác quản lý bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chủ động phòng cháy, chữa cháy khi có
tình huống xảy ra.
Ngoài
ra, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị
có liên quan chuẩn bị thật chu đáo, có chất lượng nội dung để làm việc
với lãnh đạo UBND tỉnh trong ngày 28/02/2013./.
Thanh Mân
|
Kon Tum
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Kon Tum (định hướng).
Kon Tum
|
||
---|---|---|
Tỉnh | ||
Sông Kon Blar và núi rừng nương rẫy Kon Tum |
||
Địa lý | ||
Tọa độ: | ||
Diện tích | 9.689,6 km²[1] | |
Dân số 2011 | ||
Tổng cộng | 453.200 người[1] | |
Mật độ | 47 người/km² | |
Dân tộc | Việt, Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Ra-glai | |
|
||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Tây Nguyên | |
Tỉnh lỵ | Thành phố Kon Tum | |
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 8 huyện | |
Mã hành chính | VN-28 | |
Mã bưu chính | 58xxxx | |
Mã điện thoại | 60 | |
Biển số xe | 82 | |
Web: Tỉnh Kon Tum |
Kon Tum, còn viết là Kontum, là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là tỉnh nằm về phía cực Bắc của Tây Nguyên, có vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn.
Mục lục
|
Vị trí địa lý
Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng tọa độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ Đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc. Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km, phía Nam giáp Gia Lai với chiều dài ranh giới 203 km, phía Đông giáp Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km[2] , phía Tây có biên giới dài 142 km giáp tỉnh Attapeu thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 95 km[3] giáp với tỉnh Ratanakiri thuộc Vương quốc Campuchia.Lược sử hình thành
Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, với lời giải nghĩa tên gọi của một ngôi làng cổ gần một hồ nước lớn cạnh dòng sông Đăkbla.Vùng đất Kon Tum ngày xưa là vùng đất hoang vắng, đất rộng, người thưa với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Thiết chế xã hội cổ truyền của người dân bản địa nơi đây là tổ chức làng (kon), mang tính biệt lập, do một già làng là người có uy tín nhất trong làng, đứng đầu[4]. Đất rộng người thưa, cách biệt với bên ngoài bởi rừng rậm và núi non hiểm trở, các làng bản địa là những xã hội thu nhỏ, chưa có một chính quyền liên minh trong khi chính quyền các quốc gia hùng mạnh xung quanh như Đại Việt, Chân Lạp, Chiêm Thành, Vạn Tượng chưa vươn tầm kiểm soát đến đây.
Con suối chảy ngang huyện Đăk Glei
Mãi đến năm 1471, sau khi Lê Thánh Tông chinh phục Chiêm Thành, đẩy lùi chính quyền Chiêm Thành về phía Nam (tương ứng vùng từ Khánh Hòa đến Bình Thuận ngày nay), đã cử các sứ thần thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Mặc dù vậy, do chủ yếu tập trung thiết lập chính quyền trên các vùng đất mới ở duyên hải, triều đình Đại Việt chưa thực sự thiết lập quyền kiểm soát. Các cư dân bản địa vẫn được tự trị và hòa hợp hơn với người Kinh, vốn chịu ảnh hưởng văn hóa lên án việc cướp bóc và bắt nô lệ. Các quan viên được bổ chức trấn nhậm, chủ yếu chỉ mang tính hình thức khẳng định chủ quyền. Năm 1540, triều đình Lê Trung hưng từ bổ Bùi Tá Hán làm tuần tiết xứ Nam - Ngãi được kiêm quản luôn cả các dân tộc miền núi (Trung Sơn - Tây Nguyên).
Mãi đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cử nhiều sứ giả đến tăng cường quan hệ hợp tác đồng minh với các bộ tộc vùng này nhằm tạo một hậu cứ vững chắc làm bàn đạp tiến xuống duyên hải, đồng thời mộ quân và tài lực phục vụ cho chiến tranh.
Đến thời Thiệu Trị, năm 1840, triều đình Huế cho lập Bok Seam, một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và bộ tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Trong thời gian này, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm cách mở đường lên cao nguyên để truyền đạo, trong đó có cả Kontum. Lịch sử Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ghi nhận, sau chuyến mở đường năm 1848, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt đã đển Kontum và đặt cơ sở tôn giáo tại đây vào năm 1850. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên được đặt ở vùng Kontum ngày nay: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes phụ trách, truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisboure phụ trách, truyền giáo bộ tộc Sêđăng).
Sau khi nắm được toàn quyền thực dân ở Đại Nam, người Pháp bắt đầu mở rộng quyền kiểm soát và tiến lên khai thác vùng Tây Nguyên. Năm 1888, một nhà phiêu lưu người Pháp là Mayréna xin phép chính quyền Pháp đi thám hiểm khu vực Tây Nguyên để thỏa thuận với các dân tộc thiểu số ở đây và được Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Ernest Constans chấp thuận. Bằng các tiểu xảo, Mayréna đã thu phục được một số bộ tộc thiểu số (cụ thể là hai dân tộc Ba Na và Xơ Đăng) và thành lập ra Vương quốc Sedang với Mayréna làm vua, lấy hiệu là Vua Marie đệ nhất, vua Sedang. Thủ đô của Vương quốc Sedang tại làng Long Răng, hiện nay là làng Kon Gu, xã Ngọc Wang, huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum, lấy tên là Pelei Agna hay thành phố vĩ đại, một số nguồn nói rằng tên thủ đô của vương quốc Sedang là Maria Pelei.
Con suối chảy dọc theo thung lũng giữa rừng ở huyện Đăk Glei
Ngày 4 tháng 7 năm 1904, chính quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính là Kon Tum (trước đây thuộc Bình Định) và Cheo Reo (trước đây thuộc Phú Yên). Ngày 25 tháng 4 năm 1907, chính quyền thực dân Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.
Ngày 9 tháng 2 năm 1913, chính quyền thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Năm 1917, Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ Kon Tum. Ngày 2 tháng 7 năm 1923, thành lập tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở tách đại lý Buôn Ma Thuột khỏi tỉnh Kon Tum.
Ngày 3 tháng 12 năm 1929, thị xã Kon Tum được thành lập, trên thực tế chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận. Ngày 25 tháng 5 năm 1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Pleiku. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Lúc này tỉnh Kon Tum chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trẻ em dân tộc thiểu số và sinh viên tình nguyện chiến dịch "Mùa hè xanh" dừng chơi đá banh ngắm mặt trời lặn ở xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum. Ngày 26 tháng 6 năm 1946, người Pháp tái chiếm lại Kon Tum và sau đó trao lại quyền kiểm soát về danh nghĩa cho Quốc gia Việt Nam (thành lập năm 1949) để thành lập Hoàng triều cương thổ. Trên thực tế, bộ máy cai trị tại đây vẫn trên cơ sở hành chính cũ của người Pháp.
Về phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của Xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ. Tháng 1 năm 1947, Phân khu 15 thành lập, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8 năm 1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3 năm 1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Tháng 10 năm 1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây. Tháng 2 năm 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, phía Quốc gia Việt Nam tiếp quản Kon Tum. Năm 1958 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum được chia thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.
Hoàng hôn bên cầu Dakbla
Năm 1972, Việt Nam Cộng hòa cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính. Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa bị thu hẹp đáng kể. Quận lỵ Đăk Tô phải chuyển về đèo Sao Mai; các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Lực lượng Việt Nam Cộng hòa chỉ còn tập trung phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.
Năm 1974, quân Giải phóng tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17 tháng 3 năm 1975, quân giải phóng và dân chúng trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của Việt Nam Cộng hòa ở nội thị, chiếm được thành phố và toàn tỉnh Kon Tum.
Tháng 10 năm 1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện là huyện Konplong, huyện Đăk Glei, thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô. Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy.
Ngày 21 tháng 8 năm 1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh mới là Gia Lai và Kon Tum. Đồng thời, thành lập một số huyện mới như Thành lập Ngọc Hồi vào năm 1992, Đăk Hà thành lập vào năm 1994, huyện Kon Rẫy thành lập vào năm 2002, và huyện Tu Mơ Rông thành lập vào năm 2005. Tính đến năm 2005, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 8 huyện[4].
Tỉnh Kon Tum chính thức được thành lập vào ngày 09 tháng 02 năm 1913. Tuy nhiên, Đến năm 1950, do yêu cầu của kháng chiến, Liên khu uỷ V đã sát nhập hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh Gia-Kon. Ngày 29 tháng 10 năm 1975, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập tỉnh Gia Lai - Kon Tum[5]. Tỉnh Kom Tum được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, trên cơ sở tách Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Phần lớn lãnh thổ tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dẫn từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây[6]. Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên[7]. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 mét đến 700 mét, riêng phía Bắc có độ cao từ 800 mét - 1.200 mét, đặc biệt có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596 mét[8].
Cảnh quang tại tỉnh Kon Tum
Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã được phát hiện[7].
Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông[8]… tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài thực vật, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim. Thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn[7].
Hành chính
Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 8 Huyện, Trong đó có với 97 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 6 thị trấn, 10 phường và và 81 xã[9]:Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Thành phố Kon Tum | Huyện Đắk Glei | Huyện Đắk Hà | Huyện Đắk Tô | Huyện Kon Plông | Huyện Kon Rẫy | Huyện Ngọc Hồi | Huyện Sa Thầy | Huyện Tu Mơ Rông |
||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | ||||
Dân số (người)2009 | 143.099 | 38.863 | 61.665 | 37.440 | 20.890 | 22.622 | 41.828 | 41.228 | 22.498 | ||||
Mật độ dân số (người/km²) | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | ||||
Số đơn vị hành chính | 10 phường,11 xã | 11 xã, 1 thị trấn | 1 thị trấn, 8 xã | 1 thị trấn, 8 xã | 9 xã | 1 thị trấn, 6 xã | 7 xã và 1 thị trấn | 10 xã và 1 thị trấn | 11 xã | ||||
Năm thành lập | |||||||||||||
Nguồn: Website tỉnh Kon Tum |
Kinh tế
Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào).Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, Cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch, trong đó có 10.000 khách nước ngoài.[10].
Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước[11][12]. Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%[5][11].
Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao động thường xuyên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm[13].
Người dân tại tỉnh Kon Tum
Lịch sử phát triển dân số |
||||||||||||||||
Năm | Dân số | |||||||||||||||
1995 | 279.500 | |||||||||||||||
1996 | 288.300 | |||||||||||||||
1997 | 297.300 | |||||||||||||||
1998 | 306.700 | |||||||||||||||
1999 | 316.600 | |||||||||||||||
2000 | 328.100 | |||||||||||||||
2001 | 339.000 | |||||||||||||||
2002 | 350.200 | |||||||||||||||
2003 | 361.500 | |||||||||||||||
2004 | 373.700 | |||||||||||||||
2005 | 386.000 | |||||||||||||||
2006 | 396,600 | |||||||||||||||
2007 | 408.100 | |||||||||||||||
2008 | 420.500 | |||||||||||||||
2009 | 431.800 | |||||||||||||||
2010 | 442.100 | |||||||||||||||
2011 | 453.200 | |||||||||||||||
Nguồn:[15] |
Dân cư
Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, tỉnh Kon Tum có 316.600 người. Toàn tỉnh có 25 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 145.681 người chiếm 46,36%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Xơ Ðăng có 78.741 người, chiếm 25,05%. dân tộc Ba Na có 37.519 người, chiếm 11,94%. dân tộc Giẻ- Triêng có 25.463 người, chiếm 8,1%. dân tộc Gia Rai có 15.887 người, chiếm 5,05%. các dân tộc khác chiếm 3,5 %[10].Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt gần 453.200 người, mật độ dân số đạt 47 người/km²[16] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 156.400 người[17], dân số sống tại nông thông đạt 296.800 người[18]. Dân số nam đạt 237.100 người[19], trong khi đó nữ đạt 216.100 người[20]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 18,6 ‰[21]
Một bức tượng điêu khắc tại Kon Tum
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 5 Tôn giáo khác nhau chiếm 173.593 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 134.312 người, Phật giáo có 25.012 người, Tinh Lành có 13.736 người, cùng các tôn khác như Cao Đài có 499 người, Đạo Bahá'í có 15 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 4 người, cuối cùng là Hồi giáo chỉ có 1 người[22].
Con suối ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
Du lịch
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.Giáo dục & Y tế
Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàng toàn tỉnh Kon Tum có 256 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 14 trường, Trung học cơ sở có 94 trường, Tiểu học có 131 trường, trung học có 10 trường, có 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 108 trường mẫu giáo[23]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàng Tỉnh Kon Tum cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàng tỉnh[23].Y tế
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 121 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y Tế. Trong đó có 9 Bệnh Viện, 13 Phòng khám đa khoa khu vực, 97 Trạm Y tế phường xã, và 1 bệnh viện điều dượng phục hồi chức năng, với 1770 giờng bệnh và 354 bác sĩ, 350 y sĩ, 694 y tá[24].Tham khảo
- ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
- ^ Chiều dài biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia (Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)
- ^ a b Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử, Theo tài liệu Kon Tum trên đường phát triển
- ^ a b c Kon Tum phấn đấu trở thành điểm sáng ở Tây Nguyên, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Phần lớn lãnh thổ tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, Cổng Thông tin điện tử Chính ph.
- ^ a b c d e Điều kiện tự nhiên Kon Tum, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
- ^ a b Điều kiện tự nhiên của Tỉnh Kon Tum, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
- ^ a b Khái quát điều kiện tự nhiên, Uỷ ban Dân tộc.
- ^ a b Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Kon Tum, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 của tỉnh Kon Tum ước đạt 1.069.593 triệu đồng, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
- ^ Văn bản số 7908/BKHĐT-HTX ngày 11 tháng 10 năm 2012, Bộ kế hoạch đầu tư.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012., Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
- ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng Cục Thống kê Việt Nam .
- ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét