Kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình KT-XH tháng 01 và một số công tác trọng tâm tháng 02/2013
Nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2 là tập trung tổ chức đón Tết vui tươi, hạnh phúc, an toàn và tiết kiệm (ảnh N.P). |
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01/2013 của tỉnh tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn tiếp tục được thực hiện. Sản xuất nông nghiệp cơ bản thuận lợi, vụ Mùa và Đông Xuân sớm đang thu hoạch đạt năng suất khá. Hoạt động văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tốt, đã chuẩn bị tổ chức nhiều lễ hội nhằm phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán…
Diễn biến thị trường tương đối ổn định, hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Các doanh nghiệp tăng cường khuyến mãi giảm giá hàng hóa trong dịp Tết. Lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng đột biến (tăng 68,57% so cùng kỳ). Các
chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa, vận tải, viễn thông, giá trị sản
xuất công nghiệp, thu ngân sách đạt khá so với kế hoạch. Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng có chiều hướng tăng; tai nạn giao thông và tình hình cháy nổ, buôn bán hàng nhập ngoại trái phép có chiều hướng gia tăng.
I. HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA UBND TỈNH
1. Các cuộc họp, làm việc của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Trong
tháng, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tham dự 16 hội nghị
Trung ương và khu vực, trong đó có 10 hội nghị trực tuyến; tiếp và làm
việc với 04 đoàn trung ương làm việc tại tỉnh, 05 đoàn khách quốc tế;
tham dự chỉ đạo 26 hội nghị của các cơ quan ban ngành tỉnh, trong đó có
21 hội nghị tổng kết năm 2012; tổ chức 07 chuyến công tác làm việc tại
các địa phương; chủ trì 22 buổi làm việc giải quyết công việc. Trong đó
có các hoạt động quan trọng:
Tham
dự Hội nghị tiếp thu Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI); Hội nghị triển
khai Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020
và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020; tổ chức Hội nghị đánh giá
công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2012 và triển khai chương
trình điều hành năm 2013.
Tiếp và làm việc với các đoàn khách quốc tế: Đoàn
đại biểu Thủ đô Phnum Pênh, đoàn đại biểu tỉnh Kampốt, Campuchia; Tập
đoàn Globalinx Group (Hoa Kỳ); Tổng Lãnh sự Thái Lan; đoàn đại biểu tỉnh
Trat, Thái Lan; Đoàn chuyên gia của cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế
Hàn Quốc (KOICA).
Tiếp
xúc cử tri tại thành phố Rạch Giá và huyện Kiên Lương; tổ chức đoàn cán
bộ thăm và chúc Tết các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang tại một
số địa phương: Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương, Châu Thành, U
Minh Thượng; thăm và chúc Tết Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,
Sóc Trăng, một số đơn vị TP.HCM và tổ chức họp mặt Hội đồng hương Kiên Giang tại TP.HCM.
Tổ
chức họp rút kinh nghiệm diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hà Tiên.
Tham dự Hội nghị tổng kết về tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp; sơ kết 02 năm thực hiện xây dựng giao thông nông thôn;
tổng kết công tác phòng cháy chữa cháy và công tác bảo vệ rừng; công
tác hiến máu tình nguyện; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ nhân dịp tết Nguyên
đán; tổ chức đối thoại với học sinh, sinh viên các trường THPT và cao
đẳng về đào tạo và việc làm.
2. Ban hành các văn bản của UBND tỉnh
Trong
tháng, UBND tỉnh đã tiếp nhận 1.541 văn bản; đã ban hành 740 văn bản,
bao gồm: 01 Chỉ thị; 211 Quyết định cá biệt; 03 Kế hoạch. Văn phòng UBND
tỉnh đã ban hành 345 Công văn truyền đạt ý kiến xử lý công việc và 51
Thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối
với các sở, ngành và địa phương.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH.
1. Về kinh tế
Sản xuất nông – lâm nghiệp: Vụ Mùa 2012-2013 đã thu hoạch được 60.559 ha, đạt 94% diện tích gieo cấy, năng suất bình quân ước đạt 4,65 tấn/ha. Vụ lúa Đông Xuân gieo sạ được 300.302 ha, tăng 1,45% kế
hoạch, đã thu hoạch được 34.066 ha, đạt 11.34% diện tích gieo sạ, năng
suất bình quân thu hoạch ước đạt 5,54 tấn/ha. Tổng diện tích bị nhiễm
sâu bệnh là 44.208 ha, chủ yếu là bệnh cháy lá, rầy nâu, sâu cuốn là, cháy bìa lá. Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, hiện nay đang triển khai tiêm phòng chống dịch cúm gia cầm đợt I. Tổ chức triển khai công tác phòng chống cháy rừng và phát động phong trào Tết trồng cây năm 2013.
Thủy sản: Sản
lượng khai thác và nuôi trồng đạt 47.010 tấn, đạt 7,98% kế hoạch, tăng
20,08% so cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác đạt 36.331 tấn, tăng
29,63% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 10.679 tấn, giảm
3,97% so cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 1.462 tấn, giảm 15,98%
so cùng kỳ.
Công nghiệp – TTCN: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.916 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành
khai khoáng tăng 13,41%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 39,92%;
ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí… tăng
14,54%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 39,39% so với cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng khá so cùng kỳ như: Xi
măng trung ương tăng 85%; xi măng địa phương tăng 54,57%; Clinker tăng
gấp 3 lần so với cùng kỳ; tôm đông lạnh tăng 2,2 lần so với cùng kỳ;
riêng sản phẩm cá đông lạnh giảm 35,67% so với cùng kỳ.
- Thương mại - Du lịch:
+ Thương mại: Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 4.571 tỷ đồng, đạt 9,33%
kế hoạch, tăng 22,31% so với cùng kỳ, trong đó kinh tế nhà nước giảm
8,78%, kinh tế tập thể tăng 5,12%, kinh tế tư nhân tăng 21,17% so với
cùng kỳ. Các hoạt động chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết của các doanh
nghiệp được đẩy mạnh, hàng hoá phong phú, đa dạng chủng loại, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, một số doanh nghiệp tổ chức các “Điểm bán
hàng bình ổn giá” tại các khu vực tập trung người lao động có thu nhập
thấp, đông dân cư sinh sống, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực
hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá dịp tết Nguyên đán Qúy Tỵ.
Kim
ngạch xuất khẩu đạt 41,8 triệu USD, đạt 6,34% kế hoạch, tăng 63,64% so
cùng kỳ. Trong đó, hàng nông sản đạt 27,7 triệu USD, hàng thủy sản đạt
13 triệu USD (gạo xuất được 62.970 tấn, tôm đông lạnh 310 tấn, mực đông
850 tấn). Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,5 triệu USD, đạt 4,29% kế hoạch,
giảm 32,73% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu hầu hết là hàng tư
liệu sản xuất, như: Thạch cao, giấy kratp, hạt nhựa...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01 tăng 1,14% so với tháng trước. Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,94% (trong đó, thực phẩm tăng 3,49%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,44%); nhóm nhà ở, điện
nước, vật liệu xây dựng tăng 1,26%; các nhóm còn lại có mức tăng dưới
1%; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06% và lương thực giảm 0,74%.
+ Du lịch: Tổng lượt khách du lịch đạt 188,96 ngàn lượt khách bằng
35,92% so cùng kỳ, trong đó khách tham quan đến các điểm du lịch đạt
93,5 ngàn lượt khách bằng 20,76% cùng kỳ, khách đến các cơ sở kinh doanh
du lịch đạt 95,45 ngàn lượt khách, tăng 26,26%; khách quốc tế đi Phú Quốc đạt 30 ngàn lượt khách, tăng 68,57% so cùng kỳ.
- Tài chính - ngân hàng
+ Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt
410,55 tỷ đồng, đạt 8,69% dự toán Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 25%
so cùng kỳ, trong đó, thu thuế công thương nghiệp ngoài nhà nước 128,77
tỷ đồng, đạt 16,12% dự toán. Tổng chi ngân sách ước đạt 545,7 tỷ đồng, đạt 6,57% so kế hoạch, tăng 1,16% so cùng kỳ; trong đó chi thường xuyên ước 389,9 tỷ đồng, đạt 8,37% kế hoạch.
+ Ngân hàng: Nguồn vốn hoạt động trong tháng ước đạt 35.101 tỷ đồng, tăng 0,06%, tổng doanh số cho vay là 3.949 tỷ đồng, dư nợ cho vay ước đạt 26.876 tỷ đồng, tăng 0,29%. Tăng
cường giám sát an toàn hoạt động và thanh khoản của các tổ chức tín
dụng; giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất huy động và lãi suất
cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
- Về xây dựng cơ bản:
Đẩy nhanh tiến độ thi công và thanh quyết toán các công trình đang
triển khai thi công, tập trung giải ngân vốn thuộc kế hoạch XDCB năm 2012. Đã
phân bổ nguồn vốn XDCB năm 2013 là 3.749,561 tỷ đồng. Ước giá trị khối
lượng hoàn thành trong tháng 472 tỷ đồng, đạt 12,428% kế hoạch, tăng
52,08% so cùng kỳ.
- Giao thông vận tải: Do nhu cầu đi lại của người dân cùng với việc lưu chuyển hàng hóa phục vụ Tết, vận chuyển hàng hóa và hành khách đều tăng so với các tháng trước. Vận tải hành khách đạt 5,3 triệu lượt người, tăng 14,98% so với tháng trước. Vận tải hàng hóa đạt 589 ngàn tấn, tăng 15,49% so với tháng trước.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hoàn thành hồ sơ quy hoạch và phê duyệt thêm 08 xã nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch
118/118 xã đạt 100% kế hoạch. Phê duyệt thêm 10 Đề án xã nông thôn mới,
lũy kế đến nay có 33 xã lập và phê duyệt xong đạt 27,97%, 45 xã đang
lập và hoàn chỉnh đề án, còn 40 xã chưa thực hiện.
2. Văn hoá – xã hội
- Về các chính sách an sinh xã hội: Phân
bổ chỉ tiêu xây dựng 600 nhà tình nghĩa giai đoạn 1 năm 2013 với tổng
kinh phí 30 tỷ đồng. Phân bổ trên 7 tỷ đồng để tổ chức thăm hỏi và tặng
quà cho các gia đình chính sách, người cao tuổi, lực lượng vũ trang, cán
bộ hưu trí... nhân dịp tết Nguyên đán. Chỉ đạo khảo
sát các hộ nghèo có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết, đề xuất với Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội phối hợp có phương án hỗ trợ, đồng thời
UBND tỉnh quyết định hỗ trợ từ ngân sách là 21,54 tấn gạo cho các hộ
nghèo có nguy cơ thiếu đói (15 kg gạo/hộ) và 200.000 đồng/hộ nghèo để
đón Tết. Chỉ đạo kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền công và
thưởng Tết cho người lao động tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
Triển khai chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2012-2020.
- Văn hóa, thể thao và du lịch: Tuyên
truyền cổ động, chuẩn bị cho các hoạt động phục vụ tết Nguyên đán Quý
Tỵ 2013 và kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2013). Tổ chức chương trình văn nghệ phục vụ đón tết Nguyên đán Quý Tỵ; tổ chức Hội xuân tại công viên văn hóa An Hòa và chương trình văn nghệ phục vụ nhân dân, cán bộ, chiến sỹ vùng nông thôn, biên giới, hải đảo đón Tết. Thực
hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, UBND tỉnh đã chỉ đạo dừng bắn
pháo hoa trong đêm Giao Thừa tết Nguyên đán, góp phần thực hiện chủ
trương thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Đảng và nhà nước.
- Về y tế: Công
tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực
phẩm luôn được tăng cường, nhất là trong dịp tết Nguyên đán. Trong tháng, số bệnh truyền nhiễm có chiều hướng giảm. Hội chứng tay chân miệng 315 cas, giảm 127 cas; sốt xuất huyết 133 cas, giảm 142 cas.
- Về Giáo dục và đào tạo: Công
nhận trường THCS Minh Thuận 3 đạt chuẩn quốc gia; tổ chức thi chọn
học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12; tổ chức tổng kết công tác phổ cập và
xóa mù chữ năm 2012.
3. Quốc phòng - an ninh
- Bảo
đảm các chế độ và giải quyết xuất ngũ cho hạ sĩ quan - chiến sỹ đợt
I/2013. Theo dõi, chỉ đạo bình nghị thanh niên chuẩn bị tuyển quân đợt 1. Lực lượng Công an đã phối hợp với các địa phương mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Tỵ.
- Chỉ đạo triển khai và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng, đã xảy
ra 18 vụ, tăng 06 vụ, làm chết 12 người, tăng 2 người, bị thương 18
người, tăng 09 người so với cùng kỳ. Cháy xảy ra 07 vụ (cháy 06 nhà dân và 01 tàu đánh bắt hải sản), thiệt hại tài sản khoảng 1,62 tỷ đồng, làm chết 2 người.
- Thanh tra các cấp, các ngành đã triển khai và kết thúc được 07/18 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đề nghị thu hồi tổng số tiền sai phạm 112.451.547 đồng; kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 05 tập thể.
4. Xây dựng chính quyền
Quyết định giao 1.799 biên chế sự nghiệp văn hóa, thể thao và sự nghiệp khác cho các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện; phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2013. Xây dựng quy
định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức sự nghiệp và quy chế bổ
nhiệm lãnh đạo cấp phòng. Ban hành kế hoạch triển khai xây dựng đề án vị
trí việc làm đối với đơn vị sự nghiệp.
Trình
Bộ Nội vụ công nhận hồ sơ địa giới hành chính các cấp tỉnh Kiên Giang
và xin chủ trương thành lập thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang và
phường Mỹ Đức thuộc thị xã Hà Tiên. Ban hành quyết định điều chỉnh địa
giới hành chính để thành lập 10 ấp, 03 khu phố mới.
MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 2 NĂM 2013
Trong tháng 2, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện một số công tác trọng tâm như sau:
1.
Triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới các chính sách, pháp luật
về đất đai; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa; tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước; đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo.
2.
Các ngành và địa phương tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 153/CT-UBND
ngày 14/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức đón tết Nguyên
đán Quý Tỵ, trong đó tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý,
điều hành và bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo hàng hóa thiết yếu. Tổ
chức các hoạt động vui đón Tết lành mạnh, tiết kiệm. Đảm bảo tốt công
tác an ninh trật tự, an toàn cho người dân địa phương và du khách, nhất
là tại các địa bàn trọng điểm du lịch như: Phú Quốc và Hà Tiên. Đồng
thời, tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách, thực hiện tốt chính sách
an sinh xã hội và chủ động sản xuất sau Tết.
Tăng cường cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh - trật tự và an toàn xã hội.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu
tai nạn nhất là trong dịp Tết; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra khắc
phục các thiếu sót có khả năng gây cháy, nổ ở các Trung tâm thương mại,
khu dân cư. Triển khai thực hiện Chương
trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04-9-2012
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
3.
Các sở, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức
triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính
phủ về
một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường, giải quyết nợ xấu. Tổ chức họp mặt, đối thoại với các doanh
nghiệp đầu năm qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong
sản xuất kinh doanh.
4. Chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa, gắn với tăng cường chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh vụ lúa Đông Xuân, tiếp tục thu hoạch một số diện tích vụ Đông
Xuân sớm; thực hiện tốt lịch thời vụ thả tôm giống đối với các địa
phương vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng; thực hiện tiêm phòng
các loại dịch bệnh đợt I/2013 cho đàn gia súc, gia cầm; Chỉ đạo các
ngành và địa phương tăng cường công tác phòng chống cháy rừng. Triển
khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2012-2020.
Các địa phương có đất trồng lúa chỉ đạo khẩn trương hoàn thành thủ tục thực hiện
chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo tinh thần Nghị định 42/2012/NĐ-CP
của Chính phủ, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai theo
quy định.
5.
Tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc và thực hiện tốt công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản. Chỉ
đạo triển khai thực hiện tốt các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc
gia. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác hậu kiểm doanh nghiệp năm
2013, thành lập đoàn kiểm tra các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà
nước.
6.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách tiền tệ quốc
gia, giữ ổn định hoạt động tín dụng, ngân hàng. Tăng cường huy động vốn
địa phương và Trung ương để đảm bảo vốn cung ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giám sát việc chấp hành quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, an toàn, hiệu quả.
7. Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh. Chuẩn bị cho tổ chức tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động; đánh giá tình hình giải quyết việc làm năm 2012 và dự báo số lao động mất việc làm, thiếu việc làm năm 2013; tình hình lao động người nước ngoài làm việc tại tỉnh Kiên Giang; tổ chức sơ kết 03 năm về đào tạo nghề lao động nông thôn.
Đẩy mạnh
tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể
thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, như: Tết Nguyên đán; kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), Năm văn hóa và du lịch và kỷ niệm 277 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 – 2013) tại thị xã Hà Tiên. Nâng cao chất lượng, tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhất là trong dịp Tết. Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020.
8. Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; thành
lập Ban Chỉ đạo Dự án 513 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự
án “hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây
dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Phát động kế hoạch thi đua
theo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính năm 2013 trong toàn tỉnh.
Tiến hành rà soát, điều chỉnh việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa cấp tỉnh với cấp huyện, giữa cấp tỉnh với sở ngành.
Căn
cứ chương trình công tác tháng 02/2013 của UBND tỉnh, các sở, ngành,
các địa phương đề ra nhiệm vụ và tổ chức triển khai thực hiện./.
Phòng Tổng hợpKiên Giang
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Kiên Giang (định hướng).
Kiên Giang
|
||
---|---|---|
Tỉnh | ||
Bến cá Ba Hòn, Kiên Lương |
||
Địa lý | ||
Tọa độ: | ||
Diện tích | 6.348,5 km²[1] | |
Dân số 2011 | ||
Tổng cộng | 1.714.100 người[1] | |
Thành thị | 27.2% | |
Nông thôn | 72.8% | |
Mật độ | 270 người/km² | |
Dân tộc | Việt, Khmer, Hoa | |
|
||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tỉnh lỵ | Thành phố Rạch Giá | |
Thành lập | 2005 | |
Chính quyền | ||
Chủ tịch UBND | Lê Văn Thi | |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thanh Sơn | |
Bí thư Tỉnh ủy | Nguyễn Thanh Sơn | |
Đại biểu quốc hội | 9 | |
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện | |
Mã hành chính | VN-47 | |
Mã bưu chính | 92xxxx | |
Mã điện thoại | 77 | |
Biển số xe | 68 | |
Web: Tỉnh Kiên Giang |
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII[2]. Đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Thời vua Minh Mạng, Hà Tiên là 1 trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay[2].
Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh"[3]. Đến ngày nai Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài[4].
Mục lục
|
Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km[5], phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng[5].
Cổng tam quan TP. Rạch Giá.
Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc[6]. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng[7].Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Rừng tại Kiên Giang rất ít, chủ yếu là rừng phòng hộ[4]. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn[4].
Cửa khẩu Hà Tiên
Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, Kiên Giang tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế.
Lịch sử
Năm 1757, Kiên Giang được biết là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do Mạc Thiên Tích thành lập. Đến năm 1808, đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15 tháng 6 năm 1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 8 năm 1967, đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá[8].Năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5 năm 1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại.
Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ, tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận là Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc. Ngày 27 tháng 12 năm 1957, Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy.
Ngày 13 tháng 6 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Trong đó quận Kiên Bình được tách thành quận Kiên Bình và Kiên Hưng. Năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận và 7 tổng, theo niên giám Hành chính 1971 của Việt Nam Cộng hòa thì tỉnh Kiên Giang gồm 7 quận là Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lưng, Hà Tiên, Phú Quốc gồm 42 xã và 247 ấp. Năm 1973, tỉnh Kiên Giang có 8 quận là Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ. Tháng 1 năm 1964 chính quyền Sài Gòn lập huyện Vĩnh Thuận, thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ngày 20 tháng 11 năm 1970, chính quyền Sài Gòn tái lập thị xã Rạch Giá, là tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. Sau 30 tháng 04 năm 1975, thị xã Rạch Giá giữ vai trò là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang gồm có 4 phường và 6 xã.
Sau 30 tháng 04 năm 1975, Huyện Phú Quốc, Hà Tiên, Giồng Riềng, Tân Hiệp[9], Gò Quao và Châu Thành trở thành huyện tỉnh Kiên Giang. Ngày 03 tháng 06 năm 1978, tách 3 xã Nam Thái Hoà, Mỹ Lâm, Sóc Sơn hợp với xã Bình Sơn tách từ huyện Hà Tiên để thành lập huyện Hòn Đất. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định 4-HĐBT[10], Thành lập huyện Kiên Hải.
Mũi Nai, Hà Tiên
Ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2007/NĐ-CP[14] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện, trong đó thành lập huyện U Minh Thượng và thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phù ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP, Điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thuộc các huyện, Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên, đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang[15].
Các đơn vị hành chính
Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, tổng cộng có 145 đơn vị cấp xã gồm 12 thị trấn, 15 phường và 118 xã trực thuộc[16]:Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Tỉnh Kiên Giang | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Kinh tế
Cảng Dương Đông ở đảo Phú Quốc.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 16.055,3 tỷ đồng, đạt 99,11% kế hoạch, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 41.710 tỷ đồng, tăng 18,02% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản 438 triệu USD và hàng hải sản đạt 157 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước 35 triệu USD. Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 24.406,9 tỷ đồng, Vốn ngân sách do địa phương quản lý giá trị khối lượng hoàn thành ước thực hiện 3.269 tỷ đồng, giải ngân 3.214 tỷ đồng[18].
Tổng thu ngân sách nhà nước ước 4.406 tỷ đồng, đạt 97,9% dự toán điều chỉnh. Tổng chi ngân sách ước 8.357 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán điều chỉnh, trong đó chi đầu tư phát triển 2.742 tỷ đồng chưa kể nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, chi thường xuyên 4.558,8 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng, nguồn vốn hoạt động tiếp tục tăng trưởng 14,28%, huy động vốn tại địa phương tăng 20,59% so với năm 2011, đảm bảo vốn tín dụng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Doanh số cho vay ước đạt 49.950 tỷ đồng tăng 8,8% so năm trước, dư nợ cho vay là 25.650 tỷ đồng tăng 6,39% so năm trước, tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 6,3% so với tháng 12 năm 2011, ước CPI tháng 12 năm 2012 so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,5-7,5%, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (8%)[18].
Khu lấn biển ở Rạch Giá, Kiên Giang
Giao thông
Lịch sử phát triển dân số |
||||||||||||||||
Năm | Dân số | |||||||||||||||
1995 | 1.392.000 | |||||||||||||||
1996 | 1.422.300 | |||||||||||||||
1997 | 1.452.900 | |||||||||||||||
1998 | 1.480.300 | |||||||||||||||
1999 | 1.504.200 | |||||||||||||||
2000 | 1.522.700 | |||||||||||||||
2001 | 1.540.900 | |||||||||||||||
2002 | 1.559.600 | |||||||||||||||
2003 | 1.578.900 | |||||||||||||||
2004 | 1.599.100 | |||||||||||||||
2005 | 1.619.800 | |||||||||||||||
2006 | 1.637.800 | |||||||||||||||
2007 | 1.654.900 | |||||||||||||||
2008 | 1.672.300 | |||||||||||||||
2009 | 1.688.500 | |||||||||||||||
2010 | 1.699.700 | |||||||||||||||
2011 | 1.714.100 | |||||||||||||||
Nguồn:[19] |
Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.714.100 người, mật độ dân số đạt 270 người/km²[20] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 466.100 người[21], dân số sống tại nông thông đạt 1.248.000 người[22]. Dân số nam đạt 861.600 người[23], trong khi đó nữ đạt 852.500 người[24]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,8 ‰[25]Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng 32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo.....
Kênh Cán Gáo - Cái Lớn, đoạn qua An Biên
Văn hóa xã hội
Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống ... Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các loại với các đặc sản như Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang...Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên…
Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái như rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển. Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.
Thạch Động, Hà Tiên
- Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng.
- Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào (xem thêm Hà Tiên thập vịnh).
- Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó.
Biển số xe
|
|
Chú thích
- ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ a b Hà Tiên trở thành một trấn lỵ phồn thịnh từ cuối thế kỷ XVII (Mậu Tý-1708), Website Hà Tiên.
- ^ Hà Tiên cảnh sắc huyền thoại, Website Lịch Sử Việt Nam.
- ^ a b c Tài nguyên khoáng sản và Tài nguyên rừng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- ^ a b Vị trí địa lý và điền kiện tự nhiên của tỉnh Kiên Giang, Vietnam Trade Promotion Agency .
- ^ Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- ^ Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm., Vietnam Trade Promotion Agency.
- ^ Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Trang tin Sở Nội vụ .
- ^ Huyện Tân Hiệp được thành lập sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 trên cơ sở tách ra từ quận Kiên Thành thời Việt Nam Cộng Hoà
- ^ Quyết định 4-HĐBT năm 1983, Văn bản pháp Luật.
- ^ Quyết định 7-HĐBT năm 1986, Thư viện pháp luật.
- ^ Nghị định về việc thành lập thành phố Rạch Giá, Nghị định Chính Phủ.
- ^ Nghị định 28/1999/NĐ-CP,Nghị Định Chính Phủ.
- ^ Nghị định 58/2007/NĐ-CP, Chính Phủ Việt Nam.
- ^ Nghị quyết 29/NQ-CP, Nghị quyết Chính Phủ.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Kết thúc Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Kiên Giang khoá VIII, Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang.
- ^ a b c d Năm 2012 tình hình thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang.
- ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét