Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại lai châu , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai lai chau giá rẻ , laichau

cc
Điều kiện tự nhiên - xã hội


ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc (theo đường bộ), có toạ độ địa lý từ 21o51 phút đến 22o49 phút vĩ độ Bắc và 102o19 phút đến 103o59 phút kinh độ Đông

1/ Vị trí địa lý.
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Lai Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc (theo đường bộ), có toạ độ địa lý từ 21o51 phút đến 22o49 phút vĩ độ Bắc và 102o19 phút đến 103o59 phút kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam- Trung Quốc; phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp với tỉnh Điện Biên. Lai Châu có 273km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía Tây Nam (Trung Quốc); được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà. Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Lai Châu là vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt chủ yếu của sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
2/ Khí hậu:
Lai Châu có chế độ khó hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa ở Lai Châu thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Đầu mùa mưa thường hay có mưa đá. Mưa nhiều, tập trung vào giữa các tháng 6, 7, 8 (âm lịch), chiếm 80% lượng mưa cả năm. Trong thời gian đó, tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 2.500 – 2.700mm. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa thường ở mức 25oC – 35oC. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4 – 5oC, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối, đặc biệt có cả tuyết ở những vùng cao, nhất là ở Dào San - Phong Thổ; ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất trung bình 1,3 – 1,5 ngày/năm. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa. Vào thời gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi nhiệt độ buổi trưa lên tới 38oC, nhưng về đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 18 – 20oC. Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm là 22 – 25oC.
3/ Địa hình:
Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía Đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800m). Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400km, rộng từ 1 – 25km, cao 600 – 1.000m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25o, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp cao 1.700m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện.
Cơ sở hạ tầng tỉnh Lai Châu

Lai Châu có địa hình miền núi cao, phức tạp với độ dốc trên 25 độ trở lên, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Nhưng lại có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, rừng, nguồn nước, năng lượng thủy điện, sự đa dạng sinh thái, tiềm năng khoáng sản.
CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Hạ tầng giao thông:
Lai Châu Là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng Lai Châu lại có đường biên giới dài 273 km giáp nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng (cửa khẩu này đang được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế) là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá và dịch vụ du lịch.
Với mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đường thủy Sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Thị xã Lai Châu mới cách Hà Nội khoảng 402 km (qua Lào Cai).
Tính đến nay đã có 95/98 xã, phường có đường ô tô đến tận trung tâm các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh và 3 xã đang trong giai đoạn xây dựng.
2. Hạ tầng điện - nước:
- Hạ tầng mạng lưới điện: Tính đến cuối năm 2009, 80/98 xã và 74% số hộ được sử dụng điện. Nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang  được xây dựng trên địa bàn như thuỷ điện Sơn La (2400MW), Huổi Quảng (520MW), Bản Chát (220MW), Nậm Nhùn (1.200MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thuỷ điện Lai Châu (1.200MW) sẽ được khởi công vào cuối năm 2010, cùng với 60 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ khác… Đây không chỉ là những tiềm năng thuỷ điện rất lớn, mà còn là cơ hội tạo điều kiện giúp địa phương chuyển dịch sản xuất, bố trí lại dân cư, cơ cấu kinh tế, xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.  
 - Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Tính đến cuối năm 2009, 50% dân số đô thị trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch, 74% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
3. Hạ tầng thông tin liên lạc: 
- Hạ tầng bưu chính, viễn thông: Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 11 bưu cục, 68/89 xã có điểm  bưu điện văn hoá xã, 22 đại lý bưu điện và điểm chuyển phát; có 29/89 xã, 06 thị trấn, 03/03 phường có báo phát hàng ngày; có 221 trạm BTS, tăng 111 trạm so với năm trước; mật độ điện thoại cố định là 16,2 máy/100 dân, tăng 143% so với năm 2008; dịch vụ Internet tiếp tục phát triển nhanh, mật độ 1,21 thuê bao/ 100 dân, tăng 162% so với năm 2008.
4. Hạ tầng giáo dục – đào tạo:
- Về giáo dục: Năm học 2009-2010 có 392 trường với 5.759 lớp, tăng 27 trường, 306 lớp so với năm 2008-2009. Tổng số học sinh ra lớp là 104.209 học sinh, tăng 6.117 học sinh so với năm học trước. Tính đến cuối năm 2009, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 23 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Về đào tạo: Năm 2009, cơ sở vật chất, công tác đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp, liên kết đào tạo được quan tâm thực hiện. Đào tạo nghề được 10.614 người, mở được 45 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 26%.
5. Y tế: 42/98 xã (42,8%) có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 3,55 bác sĩ/vạn dân, 12 phòng khám đa khoa khu vực với 1.114 giường bệnh trên toàn tỉnh. Có 08 đơn vị trực thuộc tuyến huyện: Trung tâm y tế huyện Sìn Hồ; Trung tâm y tế huyện Mường Tè; Trung tâm y tế huyện Phong Thổ; Trung tâm y tế huyện Tam Đường; Trung tâm y tế huyện Than Uyên; Trung tâm y tế huyện Tân Uyên; Trung tâm y tế dự phòng thị xã Lai Châu và Bệnh viện đa khoa Tân Uyên.             
13 đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trường Đào tạo cán bộ y tế; Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;Trung tâm Giám định; Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình./.
6.     Hệ thống doanh nghiệp:
Tính đến ngày 30 tháng 03 năm 2009, hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh có 454 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 3.598.266 triệu đồng và 244 chi nhánh và văn phòng đại diện.
Hang kháng chiến Nà Củng
Cập nhật ngày: 27/09/09
“ Hang Nà Củng” nằm ở bản Nà Củng thuộc xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. Trước khi chia tách tỉnh năm 2004 thì Hang Nà Củng thuộc Bản Nà Củng - xã Mường So - huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu (cũ).
Di tích nằm trên đỉnh của một ngọn núi thấp, phía dưới là cánh đồng Tùng So sải cánh cò bay và con suối Nậm So trước cửa hang để rồi đổ ra dòng Nậm Na. Đứng trước cửa hang có thể nhìn thấy dòng suối nước chảy mềm mại như một chiếc khăn tay màu trắng của một thiếu nữ thiết tha trong gió. Hoà quyện vào đó là cánh đồng Tùng So với muôn vàn ô thửa, hứa hẹn những mùa bội thu, đời sống nhân dân trên địa bàn ấm no, hạnh phúc.
Điểm xuất phát từ Thị xã Lai Châu chúng ta dọc theo đường quốc lộ 4D với con đường đã được dải nhựa bằng phẳng, uốn lượn theo các vòng cua của sườn núi hùng vĩ, trên đường đi du khách đã thưởng ngoạn trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của núi rừng mang đậm tính đặc thù trên vùng đất Tây Bắc. Với độ dài 23km chúng ta sẽ tới được ngã ba Phong Thổ có độ dài 7km, còn một chặng đường đi vào thị tứ Mường So (từ ngã ba này vào trung tâm xã khoảng 3 km đường trải nhựa bằng phẳng).
Khi qua UBND xã Mường So chúng ta tới khu chợ trung tâm, tại đây không khí thật náo nhiệt. Dòng người từ nhiều nơi tụ họp về để mua bán trao đổi sản phẩm phục vụ cuộc sống. Không khí và nhịp sống tại đây đã làm cho chúng ta được thay đổi chút náo nhiệt của xã hội.
Khi đi qua cây cầu bê tông cốt thép bắc qua dòng sông Nậm Lùm (cầu chợ hay còn gọi là cầu Nang Pôông). Chúng ta tiếp tục dọc theo đường trục chính khoảng 1km sẽ tới ngã ba rẽ vào bản Nà Củng. Với con đường mộc mạc, mang tính nguyên sơ của cộng đồng, du khách sẽ có một cảm giác mới lạ như tách ra khỏi thế giới náo nhiệt để trở về một vùng quê yên bình. Với bờ suối, cánh đồng và muôn vàn cảnh vật bất cứ ai cũng cảm thấy nhỏ bé đi rất nhiều. khi du khách tới cầu treo bắc qua suối Nậm So lúc đó là lúc du khách tiếp cận được với văn hoá sinh hoạt cộng đồng dân cư Thái Trắng nơi đây. Có thể nói, bản Nà Củng là một trong những bản đầu tiên của người Thái Trắng trong cả khu vực, đây là một trong những cái nôi về văn hoá, cách mạng và phong tục tập quán. Với những ngôi nhà sàn truyền thống san sát, với dãnh nước chảy dọc khắp bản…Tất cả những điều đó đã bổ trợ thêm, làm sinh động thêm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời trong đời sống văn hoá đa dạng. Khi đi hết con đường đất chạy dọc bản du khách sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi trước mắt mình mở ra một cảnh tượng hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc trùng điệp, với núi liền núi, sông suối, cánh đồng kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất, một bức tranh nhiều màu vô giá của tự nhiên. Chính tại đây du khách đã đến được với di tích Lịch sử văn hoá và Danh lam thắng cảnh Hang Kháng chiến Nà Củng.
Khi đi đến di tích du khách thăm quan có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng để thuận tiện nhất du khách nên sử dụng xe máy để vừa đi chúng ta vừa có thể thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên kỳ thú, hưởng thụ cái gió mát dịu, cái nắng dịu dàng của vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, hơn nữa mỗi chặng đường mà du khách đi qua, mỗi địa danh du khách dừng lại đều mang một nét văn hoá rất riêng, rất độc đáo. Từ nhà cửa, trang phục, sinh hoạt sản xuất đều làm cho du khách say mê và đắm chìm trong cảm súc mới. Tại di tích có một bãi bằng lớn, có thể cải tạo phục vụ mục đích coi giữ phương tiện của du khách.
Ngoài ra du khách có thể đến với di tích bằng đường bộ từ Thành phố Điện Biên có chiến thắng lịch sử vang dội đã làm chấn động toàn cầu. Với chiều dài khoảng 180km du khách sẽ được thay đổi một bầu không khí khác hẳn, du khách được sống với tự nhiên, sống với những sinh lực tiềm tàng giúp cho du khách tháo bỏ được mọi ưu phiền trong cuộc sống mưu sinh. Khi đến với di tích bất kỳ một du khách nào cũng cảm thấy như chút bỏ được những lo âu, phiền muộn. Du khách sẽ bị cuốn theo cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi đá sừng sững bao bọc, lọt thỏm trong đó là một thung lũng nhỏ với các dòng suối dịu mát, hiền hoà./.

Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Lai Châu
Cập nhật ngày: 19/08/09

hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Lai Châu - có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch... Đây là những sản vật vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho Lai Châu.
1.Tài nguyên đất:


          Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.070,19km2; chủ yếu là các loại đất đỏ, vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá sét và đá vôi, kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9ha, trong đó đất ruộng lúa màu là 13.781,44ha, đât vườn tạp 1.0993ha, đất trồng cỏ chăn nuôi 5.978ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng là 283,667ha, độ che phủ đạt 31,3%; hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274,651 ha; rừng trồng trên 9,015ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61ha, trong đo đất giao thông 2.982,52ha, đất xây dựng 377,26ha, đất ở 1.918,443ha. Đất trống, đồi núi trọc có khả băng sử dụng còn rất lớn, khoảng 525.862ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69ha và đất đồi núi chưa sử dụng có khoảng 524.118,87ha.
2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản vật liệu xây dựng: đây là loại khoáng sản không thể thiếu và rất quan trọng trong các công trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo vẻ đẹp mới đô thị. Loại khoáng sản này có tại hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Ngoài ra Lai Châu còn có đá phiến, đá vôi xi măng, cuội kết vôi, đá granit và một số loại đá xẻ khác…
Đối với đá phiến có tiềm năng, trữ lượng và tài nguyên dự báo (TNDB) cấp C1 + C2 + C3 = 14,2 triệu m3 đá phiến, các sản phẩm từ loại đá này được dùng làm đá lợp, đá ốp lát, đá phục vụ cho mỹ nghệ, trang trí được thị trường trong và ngoài nước sử dụng.
Đá vôi xi măng tập trung tại hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ, TNDB P2 hàng trăm triệu tấn. Sét xi măng tập trung trung tại huyện Tam Đường TNDB P2 trên 20 triệu tấn.
Cuội kết vôi thuộc hệ tầng Yên Châu, lớp cuội kéo dài 50 km, dày 2m dễ cưa, cắt.
Nhiên liệu khoáng: đã phát hiện hai điểm khoáng sản gồm than đá Nậm Than và Huổi Lá, hai điểm này có quy mô nhỏ, chất lượng than thuộc loại trung bình
Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molypden, đất hiếm; trong đó triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng, đồng.
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng đất hiếm lớn nhất ở nước ta; hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng và TNDB được tính là trên 21 triệu tấn TR­2O3.
Hiện đã ghi nhận 15 điểm quặng vàng, trong đó 01 điểm được đầu tư đánh giá và một điểm đang điều tra thăm dò.
Đồng: có 07 điểm quặng đồng trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 điểm được điều tra đánh giá năm 2005.
Sắt: đã phát hiện và điều tra 3 điểm quặng, đa số có hàm lượng sắt thấp, quy mô nhỏ.
Chì kẽm: đã ghi nhận 4 điểm trên diện tích của tỉnh, trong đó có 01 điểm được đánh giá.
Molybden trên diện tích của tỉnh đã ghi nhận một điểm quặng và đo vẽ địa chất ở tỉ lệ 1:50.000.
Khoáng chất công nghiệp: gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và TNDB quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF­2.
Nước khoáng nóng: có tiềm năng lớn về nguồn nước khoáng, nước nóng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm trong đó có 7 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ >500 C, còn lại là nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.
3. Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…
Những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều núi cao trên 1.700m ở khu vực Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp, Tà Tổng… như đỉnh Pu Tà Tổng cao 2.109m, Pu Sa Leng cao 3.096m thích hợp với du lịch mạo hiểm. Núi, đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, tạo nên nhiều cao nguyên cao trên 1.000m khí hậu trong lành mát mẻ như các cao nguyên: Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San rất phù hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Sông, suối có nhiều thác ngềnh, dòng chảy lưu lượng lớn như sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu… Nhiều hồ được tạo ra, như: Huổi Quảng, Bản Chát (Than Uyên), Nậm Hằng (Mường Tè), Đông Pao, Chu Va (Tam Đường)…
Các hang động như: động Hương Sơn, Tiên Sơn, hệ thống động Tiên Sơn khu PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung, Nậm Tun (Phong Thổ), động Ông Tiên (Sìn Hồ), hang dơi Hua Bum (Mường Tè), hang Che Bó (Than Uyên)…, thác Tắc Tình (Tam Đường) ngoài thắng cảnh đẹp, nhiều hang động còn là những điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh. Dọc sông Đà với các nhà mái đá đen, bản dân tộc nguyên sơ luẩn khuất bên những đỉnh núi cao vút, thực sự tạo cảnh đẹp thơ mộng với du lịch cảnh quan sông nước trên thuyền.
Có nhiều suối nước nóng, nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, như: Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ), Nà Đon, Tiên Bình, Nà Đông, Thèn Sin (Tam Đường), Vàng Bơ, Mường Khoa (Than Uyên), Pắc Ma (Mường Tè)…
Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu phỉ thời chống Pháp; đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè - nơi giam giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng (như cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ), miếu Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng ở huyện Phong Thổ; bia Lê Lợi (bia Cổ Hoài Lai), dinh thự vua Thái bù nhìn Đèo Văn Long ở thượng nguồn sông Đà thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ… là những điểm du lịch nhân văn có giá trị.
Đến nay, đã có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là bia Lê Lợi (Sìn Hồ) và động Tiên Sơn (Tam Đường), có 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh: dinh thự Đèo Văn Long, núi Đá Ô (Sìn Hồ), miếu Nàng Han, hang Thắm Tạo (Phong Thổ).
Lai Châu là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích minh chứng nền văn minh của người Việt cổ tại nhiều hang động. Các nhà khoa học đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đã mới tại hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ)… Gần đây qua khảo sát, khai quật còn tìm thấy nhiều hiện vật tại các khu vực dọc sông Đà. Hệ thống các di chỉ khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hóa và hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên), hội Hoa Ban của người Thái, lễ hội Cơm mới của người La Hủ, lễ hội Gầu Tào của người HMông, lế hôi Xên Mường, Căm Mường của người Lào, lễ hội Lập Tịch của người Dao, lễ hội Bun Vốc Nặm của người Lự, lễ hội Bắt Cá của người Kháng; lễ Cúng Bản của người Cống, lễ Cơm mới của người La Hủ, các hội Tủ Cải, đánh cù, bắn nỏ, ném còn… Hát quan làng trong đám cưới của người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe, múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người HMông. Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy…
Các món ăn, đồ uống có tính đặc sản như: mật ong Mường Tè, rượu ngô Sùng Phài, cơm lam, Cáp Long (cá suối ướp chua) món nướng chấm nậm pịa của người Thái. Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh, như: mây tre đan ở Sìn Hồ, Mường Tè; miến dong ở Tam Đường; dệt thổ cẩm ở thị xã Lai Châu, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, rèn, chạm bạc ở Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè… Những sản phẩm đặc sắc của núi rừng Tây Bắc với bí quyết kiểu dáng riêng, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách./.
cc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét