Tỉnh Quảng Nam trong lịch sử mở cõi
Kể
từ đầu thế kỷ XV(1403) các khu vực Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (tức Quảng Nam
đến Phú Yên) đã chính thức thuộc vào quyền lực Nhà nước Đại Việt từ
lãnh vực hành chính công quyền đến phương diện công pháp quốc tế. Sử
Trung Quốc, Việt Nam, Chiêm Thành ( do người Pháp viết) đều cho rằng
vào đầu thế kỷ XV, cả khu vực trên đã do người Việt cai quản. Năm 1403,
cha con Hồ Qúy Ly (1336-1407) sau khi thương thảo với triều đình Chiêm
Thành, họ đã thuận giao nộp cả Chiêm Động ( Bắc Quảng Nam), Cổ Lũy Động (
Nam Quảng Nam ngày nay) cho người Việt. Từ đó nhà Hồ (1400-1407) chia
đất Chiêm Động và Cổ Lũy thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa rồi đặt
lộ Thăng Hoa thống lãnh bốn châu. Ở miền núi thì đặt làm trấn Tân Ninh
rồi cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ trông coi việc bình định và
khai khẩn. Nhà Hồ hạ lệnh cho dân có của ở Nghệ An, Thuận Hóa đem vợ con
vào khai khẩn, dân ấy phải khắc hai chữ tên châu mình vào trên cánh
tay, lại mộ người có trâu bò đem nộp thì cấp cho phẩm tước để lấy trâu
phát cho dân cày. “Từ đó, từ Thăng Hoa trở vào Nam, ai có họ là dân Việt
mới đến sau”. Tiếp theo, Hồ Hán Thương ( con Hồ Qúy Ly) cử Hoàng Hối
Khanh làm Thái thú Thăng Hoa kiêm Tiết chế trấn Tân Ninh, Đặng Tất làm
Đại tri châu…chăm lo công việc khai khẩn vùng đất này. Năm
1405, triều đình phái Nguyễn Ngạn Quang làm Tuyên phủ sứ kiếm chế trí
sứ trấn Tân Ninh và lộ Thăng Hoa, thống lãnh cả vùng đất mới bình định. Tính cách pháp lý trên đã được hai triều đại phong kiến Việt Nam và Chiêm Thành cùng thỏa thuận theo cơ sở pháp lý đương thời. Sang
giữa thế kỷ XV, vua Lê Nhân Tông ( năm 1446) đã cải tổ nền hành chính
trong nước bằng cách đặt các Ty, Sở ở các Đạo để cai trị. Sau đó (1471),
vua Lê Thánh Tông ( Hồng Đức năm thứ 2) đã tổ chwucs hành chính tại các
châu Tăng, Hoa, Tư, Nghĩa; đồng thời đặt làm Đạo Thừa tuyên Quảng Nam
như các Đạo đã có từ Quảng Bình trở ra. Danh xưng “ Quảng Nam” bắt đầu
có từ đó trong lịch sử mở nước của tiền nhân ta.
Lúc ấy (1471), Đạo Thừa tuyên Quảng Nam gồm 03 phủ, 09 huyện. Phủ Thăng Hoa có 03 huyện là Lễ Dương, Hà Đông, Hi Giang, phủ Tư Nghĩa có 03 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.
Sách Thiên nam dư hạ tập cho rằng đời Hồng Đức khi vẽ bản đổ Việt Nam thì Quảng Nam Thừa tuyên sứ ti gồm 03 phủ, 09 huyện. Phủ Thăng Hoa có 03 huyện: Lễ Dương gồm 09 tổng, 73 xã; huyện Hi Giang có 08 tổng, 58 xã; Hà Đông 08 tổng, 46 xã. Phủ Tư Nghĩa có 03 huyện: Nghĩa Giang 12 tổng, 93 xã; huyện Bình Sơn 06 tổng, 70 xã; huyện Mộ Hoa 06 tổng, 53 xã. Phủ Hòa Nhơn có 03 huyện: huyện Bồng Sơn có 07 tổng, 32 xã; huyện Phù Li có 06 tổng, 60 xã và huyện Tuy Viễn có 06 tổng…xã và huyện Điện Bàn lúc ấy có 05 huyện: Tân Phú, Yến Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu có biên giới từ đèo Hải Vân ( đồn Nhứt) đến sông Thu Bồn. Từ Nam sông Thu Bồn đến Châu Lai, Châu Ổ ( Núi Thành ngày nay) và cả huyện Bình Sơn( thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) là châu Thăng (đời lê là châu, sang chúa Nguyễn đổi là phủ Thăng Hoa). Ban đầu lị sở tại làng Chiên Đàn( nơi vào triều Nguyễn có văn miếu và nhà phủ học Tam Kỳ sau này). Tại đây có đình làng Chiên Đàn là ngôi đình cổ nhất tại Quảng Nam. Có lẽ đình dựng từ đời Lê Thánh Tông vì cả khu vực này do Triệu Quốc công Lê Tấn Trung, Thái Bảo Quận công Nguyễn Đức Trung (…-1477) vào mở cõi khắp các vùng từ Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, nhất là 2 vị này cho lập các làng trực thuộc huyện Hà Đông cũ như trong Gia phả tộc Lê, Nguyễn còn ở Tam Kỳ hiện nay.
Lúc ấy (1471), Đạo Thừa tuyên Quảng Nam gồm 03 phủ, 09 huyện. Phủ Thăng Hoa có 03 huyện là Lễ Dương, Hà Đông, Hi Giang, phủ Tư Nghĩa có 03 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.
Sách Thiên nam dư hạ tập cho rằng đời Hồng Đức khi vẽ bản đổ Việt Nam thì Quảng Nam Thừa tuyên sứ ti gồm 03 phủ, 09 huyện. Phủ Thăng Hoa có 03 huyện: Lễ Dương gồm 09 tổng, 73 xã; huyện Hi Giang có 08 tổng, 58 xã; Hà Đông 08 tổng, 46 xã. Phủ Tư Nghĩa có 03 huyện: Nghĩa Giang 12 tổng, 93 xã; huyện Bình Sơn 06 tổng, 70 xã; huyện Mộ Hoa 06 tổng, 53 xã. Phủ Hòa Nhơn có 03 huyện: huyện Bồng Sơn có 07 tổng, 32 xã; huyện Phù Li có 06 tổng, 60 xã và huyện Tuy Viễn có 06 tổng…xã và huyện Điện Bàn lúc ấy có 05 huyện: Tân Phú, Yến Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu có biên giới từ đèo Hải Vân ( đồn Nhứt) đến sông Thu Bồn. Từ Nam sông Thu Bồn đến Châu Lai, Châu Ổ ( Núi Thành ngày nay) và cả huyện Bình Sơn( thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) là châu Thăng (đời lê là châu, sang chúa Nguyễn đổi là phủ Thăng Hoa). Ban đầu lị sở tại làng Chiên Đàn( nơi vào triều Nguyễn có văn miếu và nhà phủ học Tam Kỳ sau này). Tại đây có đình làng Chiên Đàn là ngôi đình cổ nhất tại Quảng Nam. Có lẽ đình dựng từ đời Lê Thánh Tông vì cả khu vực này do Triệu Quốc công Lê Tấn Trung, Thái Bảo Quận công Nguyễn Đức Trung (…-1477) vào mở cõi khắp các vùng từ Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, nhất là 2 vị này cho lập các làng trực thuộc huyện Hà Đông cũ như trong Gia phả tộc Lê, Nguyễn còn ở Tam Kỳ hiện nay.
Như
vậy, khu vực Đạo Thừa tuyên Quảng Nam vào thế kỷ XV bao gồm một vùng
rộng lớn từ Nam Thuận Hóa vào sát núi Thạch Bi ở Phú Yên. Do đó, cả khu
vực rừng núi xuống đồng bằng và các hải đảo dọc theo lãnh thổ trên đều
thuộc Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Sau đó (1490), đổi lại gọi là xứ Quảng
Nam, năm 1520 gọi là trấn Quảng Nam, năm 1602 ( Đời Gia Dũ- Nguyễn
Hoàng) gọi là dinh Quảng Nam bao gồm cả 03 phủ : Thăng Hoa, Tư Nghĩa và
Hoài Nhơn phía Bắc là Phủ Điện Bàn. Từ đó, chúa Tiên sai con trai thứ
sáu là Nguyễn Phước Nguyên( 1563- 1635) vào trấn thủ vì chúa và các cận
thần đều xem đây là “đất yết hầu của miền đất Thuận- Quảng”. Lúc ấy,
chúa cho lập dinh trấn ở xã Cần Húc thuộc đất Duy Xuyên, tiếp theo dời
đến làng thanh Chiêm( huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn) làm sở lị. Năm
1604, cải đặt và đổi tên các khu vực hành chính hai xứ Thuận Hóa- Quảng
Nam lập ra các huyện Lệ Giang thuộc phủ Thăng Hoa ( nay là các huyện
Thăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ), huyện Lễ Dương, Hi Giang làm huyện Duy
Xuyên…Kể từ đó, dinh Quảng Nam là đất các thế tử ( con trai được quyền
kế nghiệp chúa ) thực sự cầm quyền ở một vùng đất mà chúa xem là quan
trọng bậc nhất. Như Thái tử Nguyễn Phước Nguyên trấn thủ từ năm
1602-1613; sau khi kế nghiệp chúa Tiên, Phước Ngueyen trao dinh Quảng
Nam lại cho Thái tử Nguyễn Phước Kỳ, tiếp theo là Nguyễn Phước Lan…cho
đến thế kỷ XVIII khi vương quyền chua Nguyễn tan rã mới chấm dứt.
Xem
vậy, xứ Quảng Nam đúng là “đất yết hầu của miền đất Thuận- Quảng”. Và
lị sở châu Thăng Hoa ban đầu ( thế kỷ XV) đặt tại làng Chiên Đàn, huyện
Lễ Dương, sau dời ra làng Cần Húc ( thế kỷ XVI) huyện Duy Xuyên. Đến đời
Ngueyenx (1802) dời về làng Thanh Chiêm, rồi La Qua ( gần Vĩnh Điện)
thuộc huyện Điện Bàn ngày nay.
Năm
Tân Dậu (1801) cũng gọi là Quảng Nam dinh, đến năm 1806 vua Gia Long
đổi là Trực lệ Quảng Nam dinh thuộc Kinh sư, đến năm 1832, đời vua Minh
Mạng thứ 13 đổi thành tỉnh Quảng Nam cho đến tận 1945.
Mặc
dầu trải qua bao lớp sóng phế hưng, hai xứ Thuận Hóa- Quảng Nam, nhân
dân vẫn sung túc, thanh bình. Sách Ô Châu cận lục viết vào đời Mcj, do
Dương Văn An đề tựa năm Ất Mão (1555) có tả qua sinh hoạt của xứ Quảng
Nam như sau:
“
Đồng bằng thì nông tang vốn sẵn nghiệp nhà, bờ biển thì cá, muối là kho
vô tận…Của thổ ngơi đã sẵn thứ rượu tăm rất ngon. Hỉa vị sơn hào của
nhiều chan chứa. Cá tôm sẵn ở sông biển, gỗ lấy ở núi rừng. Xóm làng trù
mật, nên gà, chó từng đàn; cỏ nước ngon lành nên trâu bò béo tốt. Trong
công điền có cả tư điền; ngoài thuế ruộng còn nhiều thuế khác. Sông hồ
lầy lội, đi thuyền tiện hơn đi chân, đất cát phì nhiêu, được lúa không
cần khó nhọc”.
Còn
ở phủ Điện Bàn thì “ Xã Mạc Châu trồng nhiều hoa hồng, xã Long Châu sản
xuất nhiều lụa trắng: Hai làng Hóa Khê, Cẩm Lệ cắm cọc nhọn để giữ ngạc
ngư; các xã Lỗi Sơn, Chiêm Sơn đóng cửa gỗ để phòng mãnh thú”.
Với
đất nước đó, chẳng bao lâu sau, Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấn thủ
Thuận Hóa kiêm lãnh trấn Quảng Nam như đã dẫn. Kể từ đó, tiền nhân ta đã
lật sang một trang sử mới cho bức dư đồ Đại Việt và Quảng Nam trở thành
một đơn vị hành chính lớn của tổ quốc.
Nguồn : Văn hóa Quảng Nam- Những giá trị đặc trưng ( Sở VHTD&TT Quảng Nam)
Quảng Nam: Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng có chiều hướng giảm
(11/10/2012)
Sau 2
năm triển khai thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TU ngày 04/6/2010 của Tỉnh ủy
về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được
những kết quả tích cực.
Đến
nay, tình hình khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép đã
được ngăn chặn, kiểm soát và từng bước ổn định, góp phần cùng với nhiệm
vụ phát triển rừng đã nâng dần độ che phủ rừng qua từng năm và vượt mục
tiêu đề ra 48,3% (so với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XX là đến 2015 đạt 45%).
Để
có được kết quả đó, thời gian qua, các ngành, các cấp trong tỉnh đã làm
tốt công tác phối hợp liên ngành nên đã ngăn chặn, hạn chế được tình
trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, thông qua việc tổ
chức thực hiện Phương án ngăn chặn, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng, UBND các huyện, thành phố đã phối hợp với các ngành xây dựng
kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và tổ chức lực lượng liên ngành
tuần tra, truy quét, chốt chặn tại các vùng trọng điểm xảy ra phá rừng,
khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; chốt chặn ở các Trạm kiểm soát
lâm sản có sào chắn trên các tuyến đường giao thông; kiểm tra đình chỉ
các cơ sở chế biến gỗ trái phép.
Nhờ
đó, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng được kiểm soát và
số vụ vi phạm, thiệt hại tài nguyên rừng có chiều hướng giảm, nhiều
điểm nóng về tình hình khai thác gỗ, lấn chiếm đất rừng, mua bán vận
chuyển trái phép lâm sản đã được lực lượng Kiểm lâm toàn tỉnh phối hợp
với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, truy quét và ngăn chặn. Đến
nay, tình trạng vận chuyển gỗ bằng xe môtô trên các tuyến đường 14A, 14B
(huyện Nam Giang và Đại Lộc) từng bước ngăn chặn và hạn chế; tình trạng
chặt phá, khai thác gỗ trái phép ở các khu rừng đầu nguồn của các công
trình thuỷ điện cũng đã được kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời; các
phương tiện ghe thuyền không còn hoạt động ngang nhiên trong các lòng hồ
thủy điện.
Qua
2 năm thực hiện (từ tháng 6/2010 đến tháng 8/2012), ngành chức năng và
lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và lập biên bản là 3.144 vụ. Khởi tố,
chuyển hồ sơ vi phạm để điều tra truy tố 20 vụ với tang vật, phương tiện
tịch thu gồm: 2.607 m3 gỗ tròn; 3.051 m3 gỗ xẻ; 16 chiếc ô tô; 25 chiếc cưa máy; 131 chiếc xe máy;… Đồng thời đã thu nộp ngân sách Nhà nước 32 tỷ đồng.
Mặc
dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng công tác quản lý bảo
vệ rừng trong thời gian đến vẫn còn tiềm ẩn những phức tạp, những tồn
tại, bất cập cần được giải quyết. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND
tỉnh Nguyễn Ngọc Quang, để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, trước hết cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo
vệ rừng; Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, giảm tối đa các diện
tích đất lâm nghiệp hiện do các cấp chính quyền cơ sở đang trực tiếp
quản lý. Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ
trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các
chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định
canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định, phát
triển miền núi, cụ thể hoá các chính sách hưởng lợi để người dân có thu
nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống giảm bớt sự lệ thuộc vào thu
nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật...
Đồng
thời cần phải tăng cường năng lực kiểm lâm địa bàn với phương châm bảo
vệ rừng tận “gốc”. Rà soát, làm trong sạch đội ngũ công chức Kiểm lâm,
kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi lực lượng những công chức vi phạm tư cách,
đạo đức, phẩm chất để tạo dựng niềm tin của Đảng và nhân dân vào đội
ngũ này.
Thiên Lý
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp hội nghị về tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển
(30/05/2011)
Sáng
26/5, tại thành phố Hội An, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Quảng Nam đã tổ
chức hội nghị chuyên đề “Cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển”, nhằm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài Khối gặp gỡ, trao đổi
thông tin, và tìm kiếm cơ hội liên kết để cùng nhau phát triển sản xuất
kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tham dự
hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Đinh Văn Thu - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các doanh nghiệp trực thuộc khối.
Đảng
bộ Khối Doanh nghiệp Quảng Nam hiện có 62 tổ chức cơ sở Đảng, trong
đó, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 16 đơn vị, doanh nghiệp nhà nước
sở hữu cổ phần chi phối 15 đơn vị, doanh nghiệp nhà nước sở hữu từ 50%
vốn điều lệ trở xuống là 17 đơn vị, và doanh nghiệp không có vốn nhà
nước là 14 đơn vị. Hầu hết các doanh nghiệp trong khối có quy mô vừa và
nhỏ, hoạt động còn mang tính đơn lẻ. Việc tổ chức hội nghị chuyên đề
lần này nhằm tạo môi trường để lãnh đạo các doanh nghiệp hiểu biết nhau
hơn, tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, làm tiền đề đi đến đàm
phán liên kết, hỗ trợ, hợp tác làm ăn.
Tại hội nghị, các
doanh nghiệp cũng đã thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh, chiến
lược phát triển của doanh nghiệp và đặc biệt là nhu cầu hợp tác để đầu
tư phát triển trên các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Mỗi Doanh nghiệp
có một thế mạnh và có nhiều nhu cầu để hợp tác phát triển.
Sau khi chia sẻ thông
tin, các doanh nghiệp cũng đã ký kết chương trình hợp tác đầu tư trước
sự chúng kiến của lãnh đạo tỉnh và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp.
Phát biểu với các
doanh nghiệp, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ ghi nhận sự vươn lên của các doanh
nghiệp trong Khối, đóng góp quan trọng vào sự phát tiển của tỉnh Quảng
Nam, đặc biệt là góp phần giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách
của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ đánh giá cao vai trò cầu nối của Đảng
ủy Khối Doanh nghiệp để các doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn để cùng
tồn tại, phát triển. Lãnh đạo tỉnh mong muốn doanh nghiệp có những điều
chỉnh cho phù hợp về mục tiêu kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, mở
rộng hợp tác sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm một cách lành mạnh,
cạnh tranh để phát triển, tạo dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển
lành mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Xuân Lộc - Thanh Hải (Theo QRT)
Gia tăng tình trạng sai phạm về tần số vô tuyến điện
(13/06/2011)
Từ
cuối năm 2010 đến nay, trên địa bàn Quảng Nam nổi lên nhiều sai phạm về
tần số vô tuyến điện (VTĐ), gây lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia, ảnh
hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và gây khó khăn cho công
tác quản lý.
Nhiễu sóng
Tần số
VTĐ là tài nguyên quý hiếm và hữu hạn, đã và đang được sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực: thông tin di động, phát thanh truyền hình
(PT-TH), dẫn đường hàng không, hàng hải, cứu hộ cứu nạn... Hiện Quảng
Nam có 87 tổ chức, cá nhân sử dụng tần số VTĐ. Nhìn chung, công tác quản
lý nhà nước về tần số ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành của
các đơn vị, cá nhân đã phần nào đi vào nền nếp .
Tuy
nhiên, vẫn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm, gây hệ lụy không nhỏ. Đáng
chú ý là trường hợp gây can nhiễu cho mạng thông tin di động và mạng
PT-TH. Theo Trung tâm Tần số VTĐ khu vực III, đến thời điểm này, trung
tâm đã phát hiện 15 trường hợp vi phạm về tần số VTĐ ở Quảng Nam, chủ
yếu ở lĩnh vực PT-TH (đài truyền thanh không dây do các cấp UBND xã,
phường quản lý) và điện thoại không dây. Việc một số hộ sử dụng điện
thoại không dây DECT - vốn là thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc,
Canada hoặc Mỹ, có tần số từ 1900MHz đến 1930MHz, đã gây can nhiễu cho
mạng di động 3G. Bởi băng tần của thiết bị trên có chung băng tần với
mạng di động 3G (tần số từ 1900MHz đến 2200MHz), không phù hợp với quy
hoạch tần số tại Việt Nam. “Các cơ quan chức năng đã lập biên bản xử
phạt và tịch thu những cơ sở bày bán thiết bị DECT, đồng thời khuyến cáo
người dân đề cao cảnh giác với những loại thiết bị trôi nổi” - ông
Nguyễn Phú Hà, Trưởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm Tần số khu vực III thông
tin.
Tình
trạng các đài PT-TH, truyền thanh không dây sử dụng giấy phép không đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là tác nhân gây can nhiễu. Đáng chú ý,
các đối tượng liên quan đến vi phạm tần số VTĐ lại là các đơn vị quản
lý nhà nước cấp xã, phường. Tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, theo
công văn từ Trung tâm Tần số khu vực III, thanh tra Sở TT-TT đã tiến
hành xử phạt nhiều trường hợp. Cụ thể, ngày 14.1, thanh tra sở đã xử lý
vi phạm hành chính UBND xã Duy Phú (Duy Xuyên), UBND phường Minh An
(Hội An), UBND xã Bình Quý (Thăng Bình) vì các đơn vị trên sử dụng giấy
phép hết hạn mà chưa đăng ký mới. Ngày 28.4, sở đã tiếp tục xử lý các
đơn vị: UBND phường Cẩm Phô (sử dụng máy phát FM phát sai tần số so với
giấy phép quy định); xử phạt các UBND xã Tam Phước (Phú Ninh), UBND xã
Bình Triều (Thăng Bình), UBND xã Điện Trung (Điện Bàn) vì sử dụng máy
phát FM không có giấy phép...
Cách
đây một năm, trung tâm đã từng xử lý trường hợp vi phạm của một UBND
cấp xã, đơn vị này đã sử dụng thiết bị truyền thanh không dây không đảm
bảo kỹ thuật, gây nhiễu hệ thống dẫn đường hàng không. Cũng theo ông
Hà, không chỉ cá nhân, các đơn vị cấp xã, phường mà ngay cả một vài
doanh nghiệp viễn thông lớn như Viễn thông Quảng Nam; các mạng PT-TH
cấp huyện như Đài Truyền thanh Đại Lộc, Đài TTPLTH Phước Sơn, Tiên
Phước... vẫn để xảy ra sai phạm.
Khó xử lý triệt để
Trung
tâm Tần số khu vực III cũng cho biết, do địa bàn Quảng Nam trải dài,
khu vực miền núi chiếm đa số nên công tác kiểm soát của trung tâm gặp
nhiều khó khăn. Để phát hiện vi phạm ở những khu vực miền núi, vùng sâu
vùng xa, có khi trung tâm phải sử dụng đến các xe kiểm soát lưu động.
Việc này khá tốn kém về vật chất lẫn sức người, nhưng hiệu quả không
cao. Nhưng khó khăn nhất chính là thái độ, ý thức chấp hành Luật Tần số
của các đơn vị, các doanh nghiệp chưa cao. “Có những đơn vị UBND cấp xã
(đơn vị sử dụng hệ thống truyền thanh không dây) nhiều lần xảy ra vi
phạm. Thông thường, các UBND này chỉ tiến hành đầu tư xong là phát sóng
chứ không làm hồ sơ xin cấp giấy phép; chỉ khi bị phát hiện, xử lý, các
đơn vị trên mới chịu chấp hành. Cá biệt, còn nhiều xã, phường không
chịu đóng lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số để nhận giấy phép” -
ông Hà nhấn mạnh.
Bộ TT-TT đã ban hành Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tần số VTĐ. Nghị định này nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong chế tài xử phạt về vi phạm tần số VTĐ. Theo đó, mức tiền phạt thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 70 triệu đồng. Luật Tần số VTĐ số 42/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 23.11.2009, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2010 với nhiều nội dung mới trước đây chưa có hoặc chưa được quy định chi tiết. Việc ban hành luật đã tạo ra hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực tần số VTĐ. |
Ông
Nguyễn Văn Nam - Phó chánh thanh tra Sở TT-TT cho biết thêm: “Ngày
23.3, sở đã có văn bản yêu cầu UBND xã Tiên Cảnh (Tiên Phước), UBND xã
Tam Anh Bắc (Núi Thành), UBND xã Quế Thọ (Quế Sơn), UBND xã Sông Trà
(Hiệp Đức) tiếp tục xin gia hạn giấy phép sử dụng tần số VTĐ, nhưng mãi
đến nay, các đơn vị trên vẫn chưa thực hiện. Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo,
đôn đốc và có biện pháp xử lý “mạnh” nếu các đơn vị trên vẫn cố tình
chậm trễ”.
Nhìn chung, hầu hết hành vi vi phạm của các đơn vị trên rơi vào diện: giấy phép hết hạn, không có giấy phép, phát sai tần số... Chiếm 80% chủ yếu là các đơn vị sử dụng máy phát thanh FM không có giấy phép. Lý giải về nguyên nhân vi phạm trên, ông Nam cho rằng, bên cạnh yếu tố địa hình khó khăn, nhiều địa phương cấp huyện còn bỏ ngỏ trong công tác chỉ đạo, nhắc nhở về sử dụng tần số VTĐ ở các xã, thị trấn, tạo “điều kiện” cho hàng loạt vi phạm diễn ra. Sự thiếu và yếu về con người hoạt động trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra tần số cũng đáng bàn. Theo ông Nam, chức năng, nhiệm vụ của sở cũng giới hạn, bởi sở chỉ là “cánh tay nối dài” của Bộ TT-TT và Trung tâm Tần số VTĐ khu vực III chứ không phải là đơn vị được giao chức năng kiểm tra trực tiếp. Muốn tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, sở phải lên kế hoạch từ trước, kêu gọi sự phối hợp của Trung tâm Tần số. Vì bị động nên chỉ khi phát hiện có sai phạm, Trung tâm Tần số VTĐ có văn bản gửi Sở TT-TT, sở mới căn cứ vào mức độ vi phạm mà xử lý. “Chủ trương của sở không chỉ nhằm vào mục đích lập biên bản, xử phạt mà chính là việc tăng cường, chú trọng đến công tác hướng dẫn, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp” - ông Nam chia sẻ.
Nhìn chung, hầu hết hành vi vi phạm của các đơn vị trên rơi vào diện: giấy phép hết hạn, không có giấy phép, phát sai tần số... Chiếm 80% chủ yếu là các đơn vị sử dụng máy phát thanh FM không có giấy phép. Lý giải về nguyên nhân vi phạm trên, ông Nam cho rằng, bên cạnh yếu tố địa hình khó khăn, nhiều địa phương cấp huyện còn bỏ ngỏ trong công tác chỉ đạo, nhắc nhở về sử dụng tần số VTĐ ở các xã, thị trấn, tạo “điều kiện” cho hàng loạt vi phạm diễn ra. Sự thiếu và yếu về con người hoạt động trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra tần số cũng đáng bàn. Theo ông Nam, chức năng, nhiệm vụ của sở cũng giới hạn, bởi sở chỉ là “cánh tay nối dài” của Bộ TT-TT và Trung tâm Tần số VTĐ khu vực III chứ không phải là đơn vị được giao chức năng kiểm tra trực tiếp. Muốn tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, sở phải lên kế hoạch từ trước, kêu gọi sự phối hợp của Trung tâm Tần số. Vì bị động nên chỉ khi phát hiện có sai phạm, Trung tâm Tần số VTĐ có văn bản gửi Sở TT-TT, sở mới căn cứ vào mức độ vi phạm mà xử lý. “Chủ trương của sở không chỉ nhằm vào mục đích lập biên bản, xử phạt mà chính là việc tăng cường, chú trọng đến công tác hướng dẫn, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp” - ông Nam chia sẻ.
Mới
đây, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về tăng cường quản lý điện thoại
không dây, góp phần tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về
tần số VTĐ. Nhưng để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm, theo
Trung tâm Tần số khu vực III, trung tâm sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành
văn bản tăng cường công tác quản lý tần số VTĐ trong lĩnh vực PT-TH và
truyền thanh không dây. Ở Quảng Nam, khung pháp lý về lĩnh vực tần số
VTĐ và truyền hình trả tiền còn rất mới; bên cạnh đó, công tác tuyên
truyền của Sở TT-TT chưa được tốt. Vì vậy, Sở TT-TT đã ký kết quy chế
phối hợp giữa Đội thanh tra liên ngành và Trung tâm Tần số, nhằm triển
khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra tần số VTĐ theo định kỳ. “Trước mắt,
phải tích cực tuyên truyền về Luật Tần số và Công văn số 1003/UBND-VX
của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra điện
thoại không dây không đúng tiêu chuẩn trước khi nghiên cứu biện pháp xử
lý triệt để sai phạm” - ông Nam nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét