Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại sơn la , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai son la giá rẻ , sonla


Sơn La qua các thời kỳ lịch sử


Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược:
Từ thủa vua Hùng dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Sau đó đến thời Lý, vùng đất này thuộc đạo Lâm Tây. Qua một thời gian có tên gọi đạo Đà Giang. Đến năm 1397, dưới triều Trần, Sơn La nằm trong trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như:
Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường É (Chiềng Ve), Mường La (Châu Sơn La), Mường Quài (Châu Tuần Giáo), Mường Mụa (Châu Mai Sơn).
Mường Cây: Nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn).
Mường Tấc: Sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là Bản Viềng), gồm các mường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Veng (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ.
Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): Sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775) chia làm ba châu Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Đi, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha.
Mường Vạt:  Sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu. Năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng khoong, nên còn có tên là Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái.
Đến thời Nguyễn, các châu mường kể trên thuộc vào phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Mộc, Yên); Phủ Điện Biên (hai châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. Trong đó, châu Sơn La gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến); Châu Mai Sơn gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang; Châu Phù Yên gồm có Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tường Phong, Tân Phong; Châu Mộc gổm có Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hướng Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang; Châu Yên gồm có Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng; Châu Quỳnh Nhai gồm có Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè; Châu Thuận gồm có Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc.
Châu, mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (tức là động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mường phìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Ly sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng.
Đứng đầu mỗi châu mường là án nha – tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại, thư lại giúp việc; Có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý – tức lý trưởng, phìa phó – tức phó lý) để trông coi. Mỗi mường phìa lại có hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiếng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch.
*Thời kỳ Pháp thuộc
Tháng 4 – 1884, quân Pháp chia làm hai mũi đánh chiếm Hưng Hóa, do các tướng Brie đờ Lin và Nêgriê chỉ huy. Sau khi chiếm được tỉnh thành, đại tá Đuysetnơ được giao việc quản lý và tiến hành các cuộc hành quân chống lại cuộc phản kháng do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo.
Tháng 6 -1885, Hưng Hóa được đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24 – 5 – 1886, Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh do viên Công sứ Pháp điều hành. Ngày 20-3-1888, để các hoạt động quan sự độc lập hơn và không lệ thuộc vào viên Công sứ dân sự, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, Chỉ huy trưởng Quân sự Sơn La – thượng lưu sông Đà, làm Phó Công sứ.
Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4 – 1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Lai Châu, Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy. Ngày 20-8-1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Đến ngày 4-9-1891, chính quyền thực dân ban hành tiếp Nghị định quy định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (còn gọi là Đạo quan binh thứ 4) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài (tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa) và tổng Cự Thắng (tách ra từ huyện Thanh Thủy, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do viên trung tá làm Tư lệnh.
Ngày 27 – 2 - 1892, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chia Đạo quan binh Sơn La thành Tiểu quân khu Vạn Bú, bao gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, châu Phù Yên), phủ Sơn La (các châu Sơn La, Yên, Mai Sơn, Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên); Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai và mường Phong Thổ.
Ngày 10 – 10 – 1895, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định xóa bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, lập tỉnh Vạn Bú, bao gồm toàn bộ đất đai của Đạo quan binh Sơn La. Tỉnh lỵ đặt tại bản Pá Giang, tổng Hiếu Trai.
Ngày 7 – 5 – 1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23 – 8 – 1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra đề nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Lúc đó, tỉnh Sơn La bao gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu.
Ngày 28 – 6 – 1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Tỉnh Sơn La còn lại 6 châu, bao gổm: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên.
* Từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc Chiến khu II, Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và khu Tây Bắc. Trong đó, từ năm 1948 đến tháng 1 – 1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12 – 1 – 1952, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định tách hai tỉnh như cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc thắng lợi (tháng 12/1952), Khu ủy Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu. Đến tháng 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, Khu ủy Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã, bao gồm vùng Mường Hung (huyện Mai Sơn), Mường Lầm (huyện Thuận Châu), Sốp Cộp (huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu).
Từ tháng 5/1955 đến tháng 10/1962, các châu (huyện) của Sơn La trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập.
Nghị quyết Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên Khu Tự trị Thái Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây Bắc, bao gồm: Sơn La, Lai Châu và Nghĩa Lộ.  Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Huyện Quỳnh Nhai trước thuộc Lai Châu nay thuộc Sơn La, huyện Phù Yên (bao gồm cả Bắc Yên ngày nay) của tỉnh Sơn La thuộc về Nghĩa Lộ. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu.
Ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành hai huyện Bắc Yên và Phù Yên.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra Nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tháng 1/1976, hai huyện Phù Yên và Bắc Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thuộc về tỉnh Sơn La.
Cùng với những thăng trầm lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hòa chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hóa nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích lũy nội lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Hiệu quả hoạt động của chính quyền chính là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Ðảng.
 Sau khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân được triển khai, cho đến nay, nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc mang tính xây dựng của nhân dân cả nước được công bố trên hệ thống truyền thông. Tuy nhiên, nhân cơ hội này, qua một số diễn đàn trên internet, blog và cơ quan truyền thông nước ngoài, một số cá nhân lại đưa ra ý kiến thiếu khách quan, thiện chí. Bức xúc trước thực tế đó, ngày 18-2 vừa qua, bạn đọc Trung Thành - hiện  sống tại Mỹ, đã gửi bài viết này tới Báo Nhân Dân. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc.

 Hơn 10 năm trước, vì lý do gia đình, tôi tới định cư tại nước Mỹ. Tuy sống xa quê hương, nhưng tôi vẫn luôn coi mình là người Việt Nam, tôi vẫn không quên công ơn của chế độ mới. Vì như cha tôi bảo, nếu không có cách mạng, có lẽ tôi vẫn chỉ là người nông dân nghèo ở một làng quê nghèo, như cha tôi, ông tôi mà thôi. Hướng về Tổ quốc, tôi thật sự mừng vui khi đất nước phát triển và tôi chạnh buồn khi đất nước gặp khó khăn. Những ngày qua, khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố, đọc trên internet tôi thấy có một số người ở trong và ngoài nước mượn danh "yêu nước", "vì dân tộc" để công bố ý kiến trên các báo ở hải ngoại và blog của cá nhân, từ đó dấy lên một làn sóng xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ Ðảng, Nhà nước, chế độ xã hội ở Việt Nam.

Tôi thấy, một trong các tâm điểm các bài viết họ đăng tải là tập trung chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCS Việt Nam) đã được ghi trong Hiến pháp. Tôi rút ra nhận xét là: Trước khi đề cập đến vấn đề "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam, tác giả của các bài viết này thường "dạo nhạc" trước bằng cách hết lời ngợi khen nền dân chủ phương Tây, họ cho rằng, xã hội các nước phương Tây, với "đỉnh cao" là Mỹ, là "chuẩn mực" về dân chủ. Họ còn cho rằng, về mặt xã hội, chỉ có "đa nguyên, đa đảng" mới thật sự có dân chủ; ngược lại, xã hội duy trì theo cơ chế độc đảng lãnh đạo sẽ dẫn đến mất dân chủ, "độc tài", "đảng trị"!?
 Dù sống xa Tổ quốc, nhưng tôi vẫn thường xuyên cập nhật tình hình quê nhà, nên không lạ gì ý kiến mà họ đưa ra, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, đó vẫn là sự phủ nhận vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Có bài viết làm ra vẻ khách quan với vỏ bọc "đóng góp ý kiến", "lời nói tâm huyết", như: bài học của tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, nếu nhân dân mất lòng tin vào chính quyền sẽ mất tất cả; Ðảng có công lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, nhưng hiện nay "đã hết vai trò lịch sử" nên cần phải "trao lại cái quyền đó cho nhân dân" (?!)...
Họ còn lớn tiếng hô hào đòi bỏ Ðiều 4 của Hiến pháp quy định ÐCS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lợi dụng việc ÐCS Việt Nam công khai tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác, họ tìm mọi cách tô vẽ, thổi phồng những sai lầm, khuyết điểm, gieo rắc hoài nghi, tâm lý bất mãn, bất bình trong nhân dân, với mục đích gây mâu thuẫn, chia rẽ nhân dân với Ðảng. Núp dưới chiêu bài đấu tranh cho "dân chủ", "tự do", "công bằng xã hội", họ còn thành lập tổ chức trên internet để tập hợp, lôi kéo, phát triển lực lượng để chống lại Ðảng và Nhà nước Việt Nam.
 Từ một số viện dẫn, lập luận trên, tôi thấy họ đã cố tình "đánh lận con đen". Họ không thấy rằng, trong tất cả các nền dân chủ hiện đại bao giờ cũng có đảng chính trị lãnh đạo, cầm quyền. Sự khác nhau chỉ là ở mục tiêu, phương thức lãnh đạo mà thôi. Ở Mỹ, Ðảng Dân chủ và Ðảng Cộng hòa thay nhau lãnh đạo. Ở Cộng hòa liên bang Ðức cũng như vậy, Ðảng dân chủ Thiên chúa và Ðảng dân chủ xã hội thay nhau cầm quyền. Còn ở Australia là vai trò của Ðảng Lao động và Liên Ðảng quốc gia - tự do... Vậy tôi xin được hỏi "các nhà dân chủ", những người đang lớn tiếng tự nhận là "người yêu nước" ở trong và ngoài nước là: Nếu các vị sống ở Mỹ, Ðức, Australia thì các vị có thể gân cổ phê phán chế độ đó không dân chủ hay không?
Theo nhận thức của tôi, về pháp lý, vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam đã được quy định tại Ðiều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 là hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế. Ðiều 1, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (năm 1966) ghi rõ: "Tất cả các quốc gia đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình, tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Chúng ta hiểu điều này có nghĩa là: việc lựa chọn chế độ chính trị nào (thể chế tam quyền phân lập hay phân công phối hợp có sự giám sát của nhân dân, CNTB hay CNXH) và việc có ghi rõ điều đó vào Hiến pháp hay không hoàn toàn là quyền của mỗi dân tộc, không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ÐCS Việt Nam được Quốc hội quyết định ghi vào Hiến pháp là văn bản hóa vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng.
 Hiệu quả hoạt động của chính quyền chính là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Ðảng. Ðiều lệ ÐCS Việt Nam khẳng định: "Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Ðảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội". Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam được xác định là: "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; theo tôi hiểu, Ðảng lãnh đạo Nhà nước song không điều hành thay Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội nhưng không xa rời sự lãnh đạo của Ðảng. Trong lịch sử chúng ta đều biết, chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh lập nên vốn đa đảng. Nhưng trên thực tế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau đó là chống đế quốc Mỹ, chỉ ÐCS Việt Nam mới có đủ khả năng tập hợp lực lượng, trở thành hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc, và đã "đứng mũi chịu sào" với bao nhiêu hy sinh to lớn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
  Vì vậy, đối với đại đa số nhân dân trong nước, ÐCS Việt Nam hiện thân cho quyền lực chính đáng từ trong lịch sử, và lúc này ÐCS Việt Nam đang nỗ lực tăng cường tính chính thống của mình, thông qua nỗ lực tìm ra con đường đúng đắn để phát triển đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của mọi người dân, nghĩa là tạo nên sự hài hòa giữa các lợi ích, cũng như các tầng lớp xã hội. Kết quả là đã thấy rõ: Việt Nam đứng thứ hai ở châu Á về tốc độ tăng trưởng GDP. Trước những khó khăn của đất nước trong cơn lốc suy thoái kinh tế toàn cầu, trước các hạn chế, yếu kém trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà ÐCS Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt, lẽ ra một số người tự xưng là "tâm huyết với đất nước" cần đồng tâm, đồng lòng cùng Ðảng và Nhà nước vượt qua khó khăn. Nhưng đáng tiếc là họ không làm như vậy mà lại thi nhau kêu gào trên các diễn đàn của internet, rồi rùm beng trên BBC, VOA, RFA, RFI... đổ hết mọi lỗi lầm cho Ðảng, rằng: Ðảng là nguồn gốc của mọi "bất ổn xã hội", của quan liêu, tham nhũng và "phải chịu trách nhiệm trước nhân dân"... Từ đó họ kích động đấu tranh cho "đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập"! 
 Lập luận của họ đưa ra có thể làm phân tâm, gây hoài nghi đối với một số người còn thiếu thông tin, chưa hiểu biết nhiều, còn với tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân, bản chất của vấn đề vẫn luôn được nhận thức đúng đắn. Rốt cuộc, điều mà những người đang lớn tiếng kia chỉ là muốn loại trừ vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam mà thôi, và không cần phải phân tích những nội dung sai trái trong từng lập luận của họ cũng thấy rõ ý kiến của họ là gì. Bởi vì, mọi người có thể thấy rõ tất cả những lập luận trên chỉ là thứ tư duy chính trị dân chủ đa nguyên mà mấy chục năm qua, các phần tử "hành nghề chống cộng cực đoan" sử dụng ở ngoài nước, như ở nước Mỹ.
Tôi biết quan niệm của ÐCS Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về dân chủ khác biệt về bản chất so với quan điểm của "các nhà dân chủ", "người yêu nước" theo lập trường phương Tây. Dân chủ của nhân dân Việt Nam là dân chủ XHCN, thuộc về nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của ÐCS Việt Nam - đại diện chân chính cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Hơn 80 năm qua, ÐCS Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhưng trong Cương lĩnh của mình, Ðảng cũng khẳng định rõ, Ðảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân lao động và toàn xã hội. Thử hỏi nếu không có ÐCS Việt Nam, những người đang lớn tiếng kêu gọi "bỏ  Ðiều 4 ra khỏi Hiến pháp" đã trưởng thành từ đâu, được đào tạo dưới chế độ xã hội nào, khi nói lên ý kiến như vậy, họ không thấy bứt rứt trong lương tâm hay sao? 
 Dưới sự lãnh đạo của ÐCS Việt Nam, sự nghiệp đổi mới đất nước hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã giúp cho mọi người dân thuộc các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của mình thông qua Nhà nước pháp quyền XHCN - nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cho nên hoàn toàn không cần tới cơ chế "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập". Lý luận và thực tiễn đều bác bỏ những vu cáo, bịa đặt về vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam, đồng thời cũng trực tiếp khẳng định các luận điệu tuyên truyền "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" ở Việt Nam thực chất chỉ nhằm thực hiện mục tiêu chính trị đen tối của các thế lực đang có tham vọng đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Sự thật trước sau vẫn là sự thật. Không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam! Quá khứ và hiện tại đã khẳng định chân lý đó.
  Việc làm của mấy người mượn danh "yêu nước", tự coi mình "có trách nhiệm với dân tộc" không đánh lừa được những người yêu nước chân chính và có trách nhiệm thật sự đối với dân tộc. Tôi nghĩ, để đưa đất nước và dân tộc đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", nhân dân trong nước cần thống nhất, đồng thuận cùng ÐCS Việt Nam tiếp tục phấn đấu trên con đường mới. Sự nghiệp đổi mới đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra phải có những nỗ lực vượt bậc của toàn dân tộc và nhân dân Việt Nam càng tin tưởng vào trí tuệ, bản lĩnh lãnh đạo của Ðảng, vào sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân dưới ngọn cờ vinh quang của ÐCS Việt Nam. Dù ở nước ngoài, tôi vẫn tin như vậy, bằng chứng thuyết phục nhất đối với tôi là sự phát triển thần kỳ của đất nước mà tôi đã được chứng kiến sau mỗi lần về thăm quê hương. Dù ở xa Tổ quốc, tôi vẫn cố gắng góp phần nhỏ bé của mình cả về vật chất và tinh thần. Tôi hy vọng Báo Nhân Dân sẽ cho đăng bài này, vì đó là tấm lòng của một người con luôn gắn bó với quê hương, đất nước./.

Theo VOV

Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt văn nghệ sỹ nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ 2013

Ngày 4-3, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt đầu xuân với văn nghệ sỹ.
Đồng chí Hoàng Văn Chất trao hoa và quà cho các văn nghệ sỹ tiêu biểu năm 2012.



 Tới dự có đồng chí Hoàng Văn Chất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ban, ngành và gần 100 văn nghệ sỹ.
 
Tại buổi gặp mặt, đồng chí Hoàng Văn Chất, đã biểu dương những cố gắng nỗ lực của đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà luôn vững vàng về tư tưởng, chính trị, phát huy truyền thống đoàn kết, say mê lao động nghệ thuật, sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức, tình cảm, cảm thụ thẩm mỹ cho con người, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa ngày càng tăng của nhân dân, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh: Công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra sôi động, mạnh mẽ, phong phú. Đó là những điều kiện thuận lợi, song cũng đặt ra những thách thức mới đối với các văn nghệ sỹ, Tỉnh ủy luôn mong muốn các văn nghệ sỹ phát huy cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghệ sỹ - chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH tỉnh nhà.


Hà Bắc

 Giám sát thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng 

Ngày 5-3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Đinh Công Sỹ, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến giám sát “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012” tại huyện Quỳnh Nhai, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế tỉnh.
Đoàn giám sát kiểm tra công trình hồ thủy lợi Tho Noóng, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai)


Tham dự có đồng chí Cà Thị Thỏa, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Tại các điểm giám sát, Đoàn đã tập trung làm rõ những kết quả, vướng mắc, nguyên nhân tồn tại, nhất là việc vi phạm về Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012.

Đối với huyện Quỳnh Nhai đã thực hiện 59 dự án, đến hết năm 2012, đã đưa vào sử dụng 42 dự án với 150 phòng học và 17 dự án với 76 phòng công vụ giáo viên. Tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 77,2 tỷ đồng, trong đó, vốn trái phiếu chính phủ hơn 72,1 tỷ đồng; đã giải ngân thanh toán trên 67,2 tỷ đồng. Các dự án được triển khai đúng kế hoạch, đầu tư tập trung hoàn thành dứt điểm, không để nợ đọng. Tuy nhiên, vẫn để xảy ra sai sót, 35/59 dự án có sai phạm với trên 500 triệu đồng; việc lập quy hoạch, kế hoạch chưa sát với thực tế, hạn chế trong việc quản lý.
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh được giao làm chủ đầu tư 5 dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ với tổng mức đầu tư hơn 18,5 tỷ đồng, đã giải ngân giá trị nghiệm thu hơn 15,2 tỷ đồng. Các dự án đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, không để nợ đọng, phát huy tác dụng tạo điều kiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, còn hạn chế trong khâu lập quy hoạch, kế hoạch chưa sát với thực tế, bất cập trong khâu quản lý đầu tư xây dựng, cả 5 dự án đều vi phạm làm thất thoát, lãng phí hơn 240 triệu đồng.
 Sở Y tế tỉnh được giao chủ đầu tư 1 dự án Bệnh viện Tâm thần với tổng mức đầu tư trên 68,4 tỷ đồng. Dự án đảm bảo tiến độ, đúng luật định về thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đến nay, khối lượng hoàn thành đạt 56,7 tỷ đồng, tuy nhiên vốn được phân bổ mới được hơn 30,4 tỷ đồng.
 UBND huyện Quỳnh Nhai, Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh tiếp tục bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015. Trong đó, huyện Quỳnh Nhai kiến nghị điều chỉnh 315 phòng học và phòng công vụ giáo viên chưa triển khai; bổ sung 322 phòng theo nhu cầu thực tế. Sở Y tế tỉnh kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh quan tâm phân bổ vốn để dự án triển khai đảm bảo đúng tiến độ.

Phạm Đức

 Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm và làm việc tại xã Háng Đồng 

Ngày 6-3, đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm và làm việc tại xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên. Cùng đi có đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Đồng chí Trương Quang Nghĩa kiểm tra tiến độ làm nhà bán trú cho học sinh trường PTCS Háng Đồng



Đồng chí Trương Quang Nghĩa đã đến thăm thầy và trò trường PTCS Háng Đồng, kiểm tra tiến độ xây dựng nhà bán trú cho học sinh, mặt bằng xây dựng trụ sở xã. Tiếp đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã làm việc với Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã Háng Đồng, nghe lãnh đạo xã báo cáo khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh từ khi được tách từ xã Tà Xùa vào năm 2008 đến nay. Toàn xã có 6 bản, 330 hộ dân, với địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, khe suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa; thời tiết khí hậu khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 455 ha, tổng đàn gia súc hơn 2.000 con, gần 5.000 con gia cầm và khoanh nuôi bảo vệ hơn 7.000 ha rừng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,3%.  Thường trực Đảng ủy, UBND xã kiến nghị với tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ cây trồng vật nuôi, chuyển hướng sản xuất xóa bỏ cây thuốc phiện; kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên; tăng cường vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến giao thông Tà Xùa - Háng Đồng; triển khai đầu tư đồng bộ khu hành chính xã gồm: trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học; đưa điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và các bản trong xã, quan tâm xây dựng xây dựng đường giao thông liên bản, công trình nước sinh hoạt, nhà văn hóa bản…

 Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của của Đảng bộ và nhân dân xã Háng Đồng thời gian qua. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành liên quan và huyện Bắc Yên làm việc với các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường giao thông Tà Xùa - Háng Đồng, đảm bảo giao thông đi lại cho bà con; tập trung đầu tư các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất, khai hoang ruộng bậc thang và cuộc sống của nhân dân; lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp giúp dân ổn định cuộc sống; làm tốt công tác quy hoạch xây dựng các công trình xây dựng trụ sở xã, trường học, trạm y tế... chăm lo cuộc sống cho các em học sinh, nhất là học sinh bán trú, tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập.

Tin, ảnh: Việt Anh

SEOM bàn nhiều nội dung quan trọng trước thềm AEM 19 

Hội nghị SEOM còn thảo luận các sáng kiến hợp tác kinh tế quan trọng của ASEAN năm 2013...
Các Quan chức kinh tế cấp cao ASEAN chụp ảnh tại cuộc họp SEOM trù bị thể hiện sự đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung đã đặt ra.

 Hôm nay (7/3), Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM) trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 19 đã được tổ chức tại Hà Nội.

 Đây là hội nghị nhằm chuẩn bị nội dung cho Hội nghị AEM-sự kiện thường niên quan trọng của Trụ cột kinh tế ASEAN – sẽ diễn ra ngày mai (8/3). Hội nghị có sự tham dự của đoàn đại biểu 10 nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Bộ Công thương làm Trưởng đoàn.

 Tại Hội nghị, các Quan chức kinh tế cấp cao ASEAN đã thảo luận tình hình thực hiện lộ trình tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) vào năm 2015, các sáng kiến hợp tác kinh tế quan trọng của ASEAN năm 2013 và thống nhất các nội dung sẽ được báo cáo lên các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Đồng thời, Hội nghị cũng đã rà soát các tài liệu sự kiến sẽ được Bộ trưởng ký kết và thông qua nhân dịp sự kiện này.
  Đây là một trong các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan diễn ra trong các ngày 6-9/3/2013 tại Hà Nội.
 Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại và đầu tư. ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam và là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ hai cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN năm 2012 đạt hơn 38 tỷ USD.
Theo chương trình của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 19 ngoài sự tham dự của 10 Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, Cao ủy thương mại EU còn có khoảng 600 đại diện của giới doanh nghiệp, nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí của ASEAN và EU.
Hội nghị AEM 19 là một trong những hoạt động cụ thể hóa chính sách chủ động, tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) của Việt Nam. Hội nghị là dịp để các Bộ trưởng thảo luận, trao đổi về các sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực và đề ra những định hướng hội nhập kinh tế ASEAN trong năm 2013 nhằm hướng đến mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Cũng trong khuôn khổ AEM 19, Hội nghị Tham vấn các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Cao ủy thương mại EU lần thứ 12 cũng sẽ được tổ chức. Hội nghị sẽ thảo luận về các chương trình, sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai khu vực. Việt Nam hiện là nước điều phối hợp tác kinh tế ASEAN-EU trong ASEAN./.

Theo VOV

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía Tây Nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10 huyện) với 12 dân tộc.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Địa hình
  • 3 Dân số
  • 4 Khí hậu
  • 5 Các đơn vị hành chính
  • 6 Liên kết ngoài

Lịch sử

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La).[cần dẫn nguồn] Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa
  • 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Tên thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La
  • 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
  • 27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
  • 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
  • 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Tên công sứ Pháp đầu tiên là Jeanmont Perat, năm 1907 ông ta cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, tên công sứ khét tiếng tàn ác Saint Poulot bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay, tàn ác với tù nhân Sơn La. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945.
  • Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
  • 1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
  • 1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc
  • 1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
  • 1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
  • Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên.

Một góc nhà tù Sơn La

Địa hình

Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 2 cửa khẩu quốc gia với Lào là Chiềng Khương và Pa Háng. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ.

Dân số

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người.

Khí hậu

Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tình. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Các đơn vị hành chính

Sơn La có 1 thành phố và 10 huyện:
  • Thành phố Sơn La: 7 phường và 5 xã.
  • Quỳnh Nhai: 11 xã
  • Mường La: 1 thị trấn và 15 xã
  • Thuận Châu: 1 thị trấn và 28 xã
  • Phù Yên: 1 thị trấn và 26 xã
  • Bắc Yên: 1 thị trấn và 15 xã
  • Mai Sơn: 1 thị trấn và 21 xã
  • Sông Mã 1 thị trấn và 18 xã
  • Yên Châu: 1 thị trấn và 14 xã
  • Mộc Châu: 2 thị trấn và 27 xã
  • Sốp Cộp: 8 xã
Tổng cộng, tỉnh Sơn La có 189 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 10 thị trấn và 112 xã

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét