Ngành Thuế Thái Bình: Giữ vững vị thế trong "Câu lạc bộ 2000 tỷ đồng"
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, cũng đang chịu chung với cả nước về ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Tháng 10-2012, cơn siêu bão số 8 (trên cấp gió 15) đã đổ trực tiếp vào Thái Bình tàn
phá hết sức nặng nề, làm cho tỉnh này đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Trong đó có việc thu các khoản thuế và phí cho NSNN. Song với quyết tâm
và nỗ lực rất cao, cán bộ công chức Ngành Thuế Thái Bình đã hoàn thành
và hoàn thành vượt dự toán của Bộ tài chính và của HĐND tỉnh giao cho.
Đứng vững vị thế trong “Câu lạc bộ 2000 tỷ đồng” thuế và phí.
Năm
2012, Thái Bình được Bộ Tài chính giao thu ngân sách 1855tỷ đồng. Kết
thúc năm, Thái Bình đã thu được 2325,7 tỷ đồng, bằng 125,4% dự toán của
Bộ Tài chính giao thu cả năm, bằng 106,9% so với tổng số thu năm 2011.
Thuế và phí tuyệt đối vượt 470,7 tỷ đồng so với dự toán được giao. Nếu
loại trừ tiền sử dụng đất, thì các nguồn thu ổn định đạt 1655,9 tỷ đồng ,
bằng 117,9% dự toán giao thu của Bộ tài chính tăng 20,2% so với năm
2011. Một số chỉ tiêu tưởng chừng khó có thể về tới đích, nhưng kết thúc
cả năm đạt tỷ lệ thu khá và tăng trưởng cao như: Thu từ DN nhà nước của
trung ương đạt 134,5% dự toán năm, tăng 53,7% so với cùng kỳ, thu từ
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 116,7%, tăng 24,3% so với năm
trước, thuế thu nhập cá nhân đạt 130,5% so với dự toán, tăng 47,3% so
với cùng kỳ, thu tiền thuê mặt đất, mặt nước đạt 197,5% tăng 47,6% so
với năm 2011. Toàn ngành thuế có 10/12 đơn vị đã hoàn thành và hoàn
thành vượt dự toán thu cả năm. Chi cục thuế Thái Thuỵ thu đạt 242,6% dự
toán,
Chi
cục thuế Vũ Thư đạt 115,1% dự toán, Chi cục thuế Đông Hưng thu đạt
105,5%, Chi cục thuế Hưng Hà đạt 107,7% dự toán, chi cục thuế Quỳnh Phụ
đạt 102,4% dự toán, Phòng thuế TNCN thu đạt 164,1% dự toán, phòng kiểm
tra 1 thu đạt 117,4% dự toán, phòng kiểm tra 2 thu đạt 156,4% dự toán,
phòng kiểm tra 3 thu đạt 123,7% dự toán cả năm.
Để có
kết quả nêu trên, đối với Ngành thuế Thái Bình thật không dễ dàng gì.
Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, khối công nghiệp của tỉnh có
hàng loạt doanh nghiệp do không bán được hàng phải tạm thời đóng cửa sản
xuất. Thái Bình có 6 khu công nghiệp, trong đó khu CN Tiền Hải đã có
gần 50 DN đi vào hoạt động. Năm 2012 do thiếu khí đốt, gía nguyên liệu
lên cao, sức tiêu thụ chậm càng sản xuất càng lỗ đã làm cho trên 30% số
DN phải tạm dừng hoạt động. Một số còn tạm thời hoạt động nhưng có thời
điểm hàng tồn kho lên tới 30%. Ngày 28/10/2012 cơn bão số 8 đổ bộ vào
Thái Bình, là cơn bão lớn nhất (siêu bão) từ trước tới nay đã làm cho
100% doanh nghiệp thiệt hại. Công ty gạch ốp lát MiKaDo thiệt hại 20 tỷ
đồng, công ty sứ Đông Lâm thiệt hại 25 tỷ đồng… Toàn khối CN Thái Bình
thiệt hại gần 1000 tỷ đồng (Báo cáo chính thức của Sở công
thương Thái Bình tháng 10/2012). Bão đổ bộ vào Thái Bình đúng vào lúc
một số huyện đang thu hoạch đại trà lúa mùa, đã làm giảm năng suất số
diện tích chưa thu hoạch kịp từ 30 - 45%. 100% diện tích vụ đông sớm của
Thái Bình mất trắng. Hơn 4000 ha nuôi trồng thuỷ hải sản của hai huyện
Thái Thuỵ, Tiền Hải trôi theo sóng biển. Thái Bình với dân số trên 1,8
triệu người, trong đó 70% sống ở nông thôn, nguồn thu chính là từ nông
nghiệp, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thiên tai tàn phá
nên sức tiêu thụ hàng hoá suy giảm nghiêm trọng, đồng nghĩa với TM - DV
suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới thu thuế và phí. Ngoài ra, nhiều địa
phương như Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải… có tuyến quốc lộ đi
qua đang thi công nâng cấp, các hộ kinh doanh ven đường gặp khó khăn,
nhiều hộ có đơn xin tạm nghỉ.
Nhận
đựơc kế hoạch dự toán giao thu thuế và phí năm 2012 của Bộ Tài chính và
dự toán giao động viên của HĐND tỉnh, cán bộ công chức ngành Thuế Thái
Bình không khỏi lo lắng, bởi lẽ những khó khăn đã biểu hiện ở trước mắt.
Nhưng đứng trước trách nhiệm với tỉnh và chung tay với ngành thuế cả
nước về NSNN, cán bộ công chức ngành thuế nêu quyết tâm rất cao: Dù khó
khăn đến đâu “Thái Bình vẫn giữ vững vị thế trong câu lạc bộ 2000 tỷ
đồng” với ngành thuế cả nước. Bước vào những ngày đầu năm 2012, ngành tổ
chức tổng kết năm 2011 để rút ra những bài học kinh nghiệm “được và
chưa được” trong công tác quản lý, khai thác nguồn thu, biểu dương khen
thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân gương mẫu chấp hành luật thuế, tổ
chức ký kết giao ước thi đua trong toàn ngành, trong từng chi cục, từng
bộ phận, từng tổ đội… Mỗi cá nhân, mỗi bộ phận tự giác xây dựng và đăng
ký chương trình hành động. Hàng quý, sáu tháng, cả năm căn cứ vào kết
quả thực hiện để bình xét danh hiệu thi đua. Mỗi quý 1 kỳ, cục tổ chức
giao ban với các chi cục, các phòng chức năng đánh giá kết quả thu từng
loại và sắc thuế, kết quả ở từng khu vực kinh tế. Đồng
thời phân tích, dự báo tác động các mặt tới công tác quản lý và kết quả
thu của quý tiếp theo (tác động từ suy thoái, từ cơ chế chính sách…).
Trên cơ sở đó bàn các giải pháp khai thác để bù đắp các khoản thiếu hụt
do tác động khách quan đưa tới. Một trong số giải pháp của ngành thuế
Thái Bình thực hiện là công tác tham mưu cho tỉnh và sự phối hợp với các
ngành. Ngay từ đầu năm, ngành tham mưu với UBND tỉnh thành lập ban chỉ
đạo thu NSNN các cấp, lấy năm 2012 là năm “thuế và ngân sách”. Nhờ vậy
các ngành, các địa phương đã hỗ trợ tích cực ngành thuế luôn bảo đảm
tiến độ thu NSNN. Sau khi bàn bạc với ngành thuế, Sở TN -MT đã tập trung giải
quyết kịp thời các khoản thu có liên quan tới đất. Các ngân hàng thương
mại đã cung cấp đầy đủ các thông tin dữ liệu về tài khoản của các DN để
thực hiện thu thuế qua tài khoản tại ngân hàng. Hệ thống Kho bạc Nhà
nước phối hợp với ngành thuế tổ chức hướng dẫn các chủ đầu tư làm các
thủ tục khấu trừ và khấu trừ thuế GTGT 2% trên tổng giá trị khối lượng
xây dựng cơ bản, thay cho việc đợi quyết toán công trình mới thu nộp
thuế. Sở Tài chính phối hợp thực hiện điều chỉnh giá tính thu lệ phí
trước bạ, thực hiện ghi thu, ghi chi tiền đền bù đất… rút ngắn được thời
gian và các thủ tục rườm rà khác .
Đồng
thời, với việc làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh và phối hợp với các
ngành, năm 2012 Ngành thuế Thái Bình đẩy mạnh cải cách hành chính và đưa
các bộ luật về thuế thực sự đi vào cuộc sống.Về công tác thanh tra,
kiểm tra, đã kiểm tra tại cơ quan thuế gần 30.000 hồ sơ khai thuế, qua
phân tích đã điều chỉnh 60 hồ sơ, ấn định 400 hồ sơ. Kết quả kiểm tra số
thuế điều chỉnh tăng 1.370 triệu đồng. Kiểm tra tại 336 doanh nghiệp,
số thuế phát hiện tăng 6375 triệu đồng. Kiểm tra tại 4 đơn vị chi trả đã
truy thu số thuế 1.244 triệu đồng, phạt 31 triệu đồng. Thực hiện thanh
tra tại 62 đơn vị đã truy thu 24,6 tỷđồng, phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế 2,7 tỷ đồng. Qua thanh tra cũng đã giảm khấu trừ và giảm
lỗ của nhiều đơn vị. Tiến hành thanh tra 8 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu
chuỷên giá, đã giảm số lỗ 86 tỷ đồng, tăng thu nhập chịu thuế 40,4 tỷ đồng, truy thu thuế về NSNN được 10,1 tỷ đồng.
Tiếp
tục đẩy mạnh cải cách hành chính năm 2012 Ngành thuế Thái Bình đã đăng
ký và cấp mã số thuế cho 470 DN thành lập từ hệ thống đăng ký DN quốc
gia (tăng 75% so với năm 2011), cấp mã số thuế cho 1250 hộ kinh doanh cá
thể, 4400 hộ nộp thuế thu nhập cá nhân và trên 600.000 hộ nộp thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp. Công tác hướng dẫn và đôn đốc hồ sơ khai thuế đúng
hạn đạt hơn 90%. Công tác triển khai kê khai thuế qua mạng cũng đạt kết
quả cao, toàn tỉnh đã có 580 DN kê khai và gửi tờ kê khai thành công.
Công tác hoàn thuế, quản lý nợ cũng có nhiều tiến bộ. Cả năm toàn ngành
đã thu được 437,3 tỷ đồng tiền nợ thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế (Từ chi cục đến vp cục) vẫn duy trì nền nếp được người
nộp thuế đánh giá cao…
Năm
2013, Ngành thuế Thái Bình được Bộ tài chính giao dự toán thu 2.202 tỷ
đồng thuế và phí, tăng 18,7% so với dự toán 2012. Năm 2013 vẫn xác định
là năm còn nhiều khó khăn, thêm vào đó là
các gói giải pháp hỗ trợ thị trường và các DN bằng chính sách miễn giảm
thuế của Chính phủ. Hậu quả nặng nề của bão số 8 (10-2012) vẫn còn đó…
Thái Bình ước số hụt thu của năm 2013 khoảng 400 tỷ đồng. Với quan
điểm của tỉnh, xác định cho ngành thuế vẫn coi năm 2013 là năm thuế và
ngân sách, dù khó khăn đến đâu cũng phấn đấu hoàn thành tốt đẹp dự toán
của Bộ tài chính giao cho tỉnh. Ngành thuế Thái Bình đã xây dựng một gói
giải pháp, gồm 10 nội dung. Trong đó đề cao công tác tham mưu cho tỉnh
để triển khai, quán triệt quan điểm của tỉnh về “năm thuế và NS”. Toàn
ngành khởi động phong trào thi đua yêu nước. Trước mắt là hoàn thành dự
toán môn bài ngay trong tháng 1, tập trung lực lượng thu thuế GTGT và
TNDN, thuế đất phi nông nghiệp hoàn thành dự toán quý I. Đề cao công tác
dự báo để điều chỉnh, bảo đảm tiến độ thu. Đẩy mạnh cải cách hành
chính, cải cách hệ thống thuế, bắt nhịp với lộ trình của Chính phủ, yêu
cầu của Bộ tài chính và Tổng cục thuế đề ra… Với bề dày truyền thống và
thành tích đạt được, cán bộ công chức Ngành thuế Thái Bình đã sẵn sàng
vượt qua khó khăn thách thức, quyết tâm giữ vững vị thế của mình trong
“Câu lạc bộ 2000 tỷ đồng” thuế và NS 2013.
Hoàng Duy
UBND tỉnh họp kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2013
Cập nhật: Thứ 3 ngày 5/3/2013
Sáng 5/3/2013, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các sở, ngành thảo luận
kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2013. Đồng chí Phạm Văn Sinh - Chủ tịch
UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Phạm Văn Ca, đồng chí Phạm Văn
Xuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Năm 2012, Thái Bình đã tổ chức nhiều đoàn công tác
thực hiện xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đức,
Canada, Australia, Singapo, Indonesia, Malaysia...Đồng thời tham gia các
hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước. Cũng trong năm đã có 39 đoàn nước
ngoài đã đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh tại Thái Bình.
Tuy
nhiên kinh nghiệm trong vận động đầu tư còn hạn chế. Các hình thức xúc
tiến đầu tư còn đơn giản, chưa tổ chức đầy đủ các công việc tư vấn, hỗ
trợ đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành, ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong công tác
xúc tiến đầu tư chưa đồng bộ. Hầu hết các dự án thu hút đầu tư mới trên
địa bàn tỉnh trong năm qua có quy mô nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng chính là nội dung mà các đại biểu
trong hội nghị thảo luận, làm rõ để kế hoạch xúc tiến đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh tại Thái Bình năm 2013 đạt kết quả cao.
Kết
luận hội nghị, đồng chí Phạm Văn Sinh - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng
trong năm 2013 hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những nhiệm vụ
quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, công tác
xúc tiến đầu tư cần phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thu hút các
dự án vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, nộp ngân sách cao, đảm bảo
môi trường bền vững. Đồng chí nhấn mạnh thị trường đầu tư chủ yếu là
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, chọn địa phương cấp tỉnh của
Nhật Bản phù hợp để hợp tác đầu tư. Tiếp tục triển khai các hoạt động
đầu tư trong nước. Đôn đốc, rà soát, điều chỉnh, hoàn thành quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch khu công
nghiệp ven biển. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của
trung tâm xúc tiến đầu tư, hoạt động một cửa liên thông nhằm cải thiện
môi trường đầu tư theo quan điểm công khai, minh bạch, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tiềm năng vào Thái Bình trong thời
gian tới.
Cũng
tại cuộc họp này, các đại biểu thảo luận về kế hoạch thực hiện chương
trình xúc tiến thương mại năm 2013 và chương trình đưa hàng Việt về nông
thôn.
Theo Thaibinhtv vn
HĐND và UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Cập nhật, Thứ năm, 07/3/2013
Sáng ngày 07/03/2013, HĐND và UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý vào Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đồng
chí Trần Cẩm Tú- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự. Đồng
chí Nguyễn Hồng Diên- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí
Phạm Văn Sinh- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội
nghị.
Cùng dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh
Đồng chí
Nguyễn Hồng Diên- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đọc lời khai
mạc, nêu rõ tầm quan trọng của các bản hiến pháp đối với lịch sử cách
mạng của dân tộc. Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, tạo cơ sở
chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới, khẳng định bước phát triển về
nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước ta.
Qua
hơn 20 năm thực hiện hiến pháp, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, để phù hợp với tình hình mới của
đất nước, thì việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một yêu cầu tất yếu
khách quan. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 11 chương với 124 điều,
trong đó bổ sung mới 11 điều, sửa đổi 102 điều, giữ nguyên 12 điều,
giảm 1 chương và 23 điều so với hiến pháp năm 1992. Cùng thời gian này,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến vào Dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này
có 14 chương với 206 điều, tăng 7 chương và 60 điều so với Luật Đất đai
năm 2003.
Đồng
chí yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể,
lãnh đạo chủ chốt các cấp cần tập trung làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm
tra việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi, kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, coi
nhẹ hoặc làm lướt công tác này.
Tại
hội nghị, lãnh đạo Sở Tư pháp giới thiệu những vấn đề cần tập trung lấy
ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lãnh đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường giới thiệu những nội dung cần tập trung lấy ý kiến vào dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Trong
phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu đã tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu cơ bản thống nhất Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 đã cụ thể, rõ ràng. Đại biểu cho rằng lời nói đầu cần
biên tập lại ngắn gọn hơn, nêu được tinh thần của bản hiến pháp. Đồng
thời các đại biểu cũng tham gia chỉnh sửa một số câu từ ở một số chương,
điều trong dự thảo. Ý kiến các đại biểu cũng đóng góp vào điều 4 sự
lãnh đạo của Đảng, quyền lực của Nhà nước, chính quyền địa phương, của
quân đội. Tham gia vào điều 120 của dự thảo, các đại biểu cũng đồng tình
quan điểm bổ sung nội dung này là phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên cần
quy định rõ hơn chức năng quyền hạn của hội đồng hiến pháp. Khi hoàn
thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cần được trưng cầu dân ý, trước khi ban
hành.
Về
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, các đại biểu nhận định bố cục các chương,
mục khá rõ ràng theo từng mảng, dễ tra cứu. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến
cho rằng nội dung dự thảo còn dàn trải, chưa giải quyết được triệt để
những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quản lý và sử dụng đất hiện
nay. Các đại biểu cũng tham gia vào nội dung tài chính về đất đai và giá
đất, hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, giám sát, thanh tra, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai,...
Cuối
buổi chiều, các đại biểu họp tại hội trường, nghe báo cáo tổng hợp ý
kiến thảo luận góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo
Luật Đất đai sửa đổi. Với tinh thần trách nhiệm cao, sau một ngày làm
việc khẩn trương, nghiêm túc, đã có 68 ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 và 74 ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.
HĐND tỉnh sẽ tập hợp, tổng hợp trình ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
trong thời gian tới.
THANH AN
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm và làm việc tại Thái Bình
Cập nhật: Thứ bảy, 09/3/2013
Sáng ngày 09/3/2013, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm và
làm việc tại Thái Bình. Tiếp và làm việc với Nguyên Chủ tịch nước có
đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn
Hồng Diên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các
đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy.
Nguyên
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn đã thăm và dâng hương tại di
tích lịch sử văn hóa - khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Nam
Cường, huyện Tiền Hải. Nguyên Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tựu
nổi bật của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình trong những năm qua.
Đồng thời mong rằng, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình tiếp tục phát huy
truyền thống cách mạng, đoàn kết, chung sức, chung lòng đẩy mạnh phát
triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy tốt các tiềm
năng, lợi thế sẵn có của địa phương, đặc biệt là thế mạnh về biển, hướng
ra biển để phát triển kinh tế biển. Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu xây dựng Thái Bình
trở thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt như Bác Hồ hằng mong muốn.
Cũng
trong sáng 09/3/2013, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn
đến thắp hương tưởng niệm tại khu lưu niệm Doanh Điền sứ Nguyễn Công
Trứ, xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải. Tại đây, Nguyên Chủ tịch nước đánh giá
cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo khu lưu niệm của nhân dân địa
phương. Đồng thời lưu ý Đảng bộ và nhân dân Thái Bình cần tiếp tục phát
huy những kết quả đã đạt được và cố gắng hơn nữa trong việc gìn giữ các
di tích lịch sử văn hóa có tính chất đặc biệt này. Nguyên Chủ tịch nước
và các đại biểu đã trồng cây lưu niệm tại khu lưu niệm Doanh Điền sứ
Nguyễn Công Trứ.
Theo thaibinhtv vn
HĐND và UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Cập nhật, Thứ năm, 07/3/2013
Sáng ngày 07/03/2013, HĐND và UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý vào Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đồng
chí Trần Cẩm Tú- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến dự. Đồng
chí Nguyễn Hồng Diên- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí
Phạm Văn Sinh- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội
nghị.
Cùng dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh
Đồng chí
Nguyễn Hồng Diên- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đọc lời khai
mạc, nêu rõ tầm quan trọng của các bản hiến pháp đối với lịch sử cách
mạng của dân tộc. Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, tạo cơ sở
chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới, khẳng định bước phát triển về
nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước ta.
Qua
hơn 20 năm thực hiện hiến pháp, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, để phù hợp với tình hình mới của
đất nước, thì việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một yêu cầu tất yếu
khách quan. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 11 chương với 124 điều,
trong đó bổ sung mới 11 điều, sửa đổi 102 điều, giữ nguyên 12 điều,
giảm 1 chương và 23 điều so với hiến pháp năm 1992. Cùng thời gian này,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến vào Dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này
có 14 chương với 206 điều, tăng 7 chương và 60 điều so với Luật Đất đai
năm 2003.
Đồng
chí yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể,
lãnh đạo chủ chốt các cấp cần tập trung làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm
tra việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi, kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, coi
nhẹ hoặc làm lướt công tác này.
Tại
hội nghị, lãnh đạo Sở Tư pháp giới thiệu những vấn đề cần tập trung lấy
ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lãnh đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường giới thiệu những nội dung cần tập trung lấy ý kiến vào dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Trong
phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu đã tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu cơ bản thống nhất Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 đã cụ thể, rõ ràng. Đại biểu cho rằng lời nói đầu cần
biên tập lại ngắn gọn hơn, nêu được tinh thần của bản hiến pháp. Đồng
thời các đại biểu cũng tham gia chỉnh sửa một số câu từ ở một số chương,
điều trong dự thảo. Ý kiến các đại biểu cũng đóng góp vào điều 4 sự
lãnh đạo của Đảng, quyền lực của Nhà nước, chính quyền địa phương, của
quân đội. Tham gia vào điều 120 của dự thảo, các đại biểu cũng đồng tình
quan điểm bổ sung nội dung này là phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên cần
quy định rõ hơn chức năng quyền hạn của hội đồng hiến pháp. Khi hoàn
thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cần được trưng cầu dân ý, trước khi ban
hành.
Về
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, các đại biểu nhận định bố cục các chương,
mục khá rõ ràng theo từng mảng, dễ tra cứu. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến
cho rằng nội dung dự thảo còn dàn trải, chưa giải quyết được triệt để
những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quản lý và sử dụng đất hiện
nay. Các đại biểu cũng tham gia vào nội dung tài chính về đất đai và giá
đất, hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, giám sát, thanh tra, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai,...
Cuối
buổi chiều, các đại biểu họp tại hội trường, nghe báo cáo tổng hợp ý
kiến thảo luận góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo
Luật Đất đai sửa đổi. Với tinh thần trách nhiệm cao, sau một ngày làm
việc khẩn trương, nghiêm túc, đã có 68 ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 và 74 ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.
HĐND tỉnh sẽ tập hợp, tổng hợp trình ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
trong thời gian tới.
THANH ANaa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét