Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại sóc trăng , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai soc trang giá rẻ , soctrang

ccc
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
               Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
               Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
                Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
                 Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 02 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Đến tháng 5/1895, lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: Kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương (trong đó có cả các khu ở Nam kỳ) đều thống nhất gọi là tỉnh (Province). Đứng đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là Chánh Tham biện (Administrateur de la). Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú).
                  Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932, Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc.
                  Về phía ta, sau Cách mạng tháng 8/1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Sau đó, ta nhập huyện Vĩnh Châu vào huyện Thạnh Trị lấy tên là Thạnh Trị. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.
                   Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ). Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ. Như vậy, vào thời gian này tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai).
                  Tháng 11/1973, theo quyết định của Khu ủy Tây Nam bộ, Sóc Trăng giao các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cho tỉnh Bạc Liêu (riêng huyện Giá Rai giao lại cho tỉnh Cà Mau từ năm 1961). Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.
                  Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.
                   Ngày 11/01/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31/10/2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 08/2/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 02/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 23/12/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
                   Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn, gồm:

Đơn vị Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ
dân số (người/Km2)
Toàn tỉnh 331.176,29 1.289.441 389
TP Sóc Trăng 7.615 135.478 1.780
Kế Sách 35.260 157.317 446
Long Phú 26.372,12 112.149 426
Cù Lao Dung 26.051 62.024 237
Mỹ Tú 36.815,56 105.891 287
Châu Thành 23.632,43 100.421 425
Thạnh Trị 28.759,96 85.499 297
Ngã Năm 24.220 79.400 328
Mỹ Xuyên 37.095,41 157.267 424
Vĩnh Châu 47.313 163.918 346
Trần Đề 37.875,98 130.077 343
Ghi chú: Số liệu Thống kê ngày 01/4/2009
                   Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (836.513 người, chiếm 65,16%), Khmer (371.305 người, chiếm 28,92%), Hoa (75.534 người, chiếm 5,88%) đã cùng chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm ngày càng được củng cố bền vững. Tinh thần yêu nước của nhân dân Sóc Trăng được thể hiện ngay từ buổi khai phá, mở mang vùng đất mới đã anh dũng chiến đấu chống lại bọn cướp biển Java (nay là Indonesia), quân xâm lược Xiêm La (nay là Thái Lan), giữ gìn xóm làng quê hương, bảo vệ mồ mả ông bà tổ tiên. Cùng với nghĩa quân Tây Sơn đánh 05 vạn quân Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu viện) xâm lược nước ta, làm nên chiến thắng lịch sử ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
                  Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát dâng ba tỉnh miền Đông, rồi dâng ba tỉnh miền Tây Nam kỳ cho giặc Pháp. Nhân dân Sóc Trăng cùng với nhân dân lục tỉnh đã kiên cường tham gia phong trào khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp do các sỹ phu yêu nước lãnh đạo như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực... Không chỉ bằng những cuộc đấu tranh chống giặc, nhân dân Sóc Trăng còn tham gia những cuộc vận động yêu nước, vận động chính trị để giành độc lập cho dân tộc. Phòng trào yêu nước do cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh khởi xướng đã lan rộng đến Sóc Trăng. Hội kín “Thiên địa hội” xuất hiện ở ngay thị xã Sóc Trăng. Các phong trào vận động yêu nước đó đã khơi dậy thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta để lại.
                  Phát huy truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, nhân dân Sóc Trăng đã làm nên những chiến thắng vẻ vang qua các chặng đường lịch sử, đặc biệt đã vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, điển hình là cuộc nổi dậy của quân dân Hòa Tú chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai. Tuy cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị địch khủng bố đẩm máu nhưng nhân dân Sóc Trăng vẫn giữ vững niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cùng với cả nước làm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp xâm lược với sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu ngoan cường, nhân dân Sóc Trăng đã góp phần cùng cả nước đánh thắng kẻ thù hung bạo, buộc thực dân Pháp phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.
                 Năm 1954, hòa bình lặp lại chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ lại tiếp tục can thiệp và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Mặc dù kẻ thù lần này tàn bào, nguy hiểm, vũ khí hiện đại gấp nhiều lần so với trước. Nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng và ý chí kiên cường, nhân dân Sóc Trăng một lần nữa cùng cả nước đứng lên quyết chiến đấu, không sợ hy sinh gian khổ, người trước ngã, người sau xông tới tiêu diệt quân thù, thực hiện lời Bác dạy “Không có gí quý hơn độc lập tự do” suốt 21 năm đã làm nên chiến thắng vĩ đại giải phóng hoàn toàn miền Nam và quê hương Sóc Trăng ngày 30/4/1975.
                 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủa nghĩa. Cùng với cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
                 Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng.v.v... tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt, trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành, đó là bản tính truyền thống của người dân Nam bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng./.
Sóc Trăng luôn chăm lo thiết thực cho người cao tuổi
(07/03/2013)
        Ngày 07-3, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2012, đánh giá kết quả hoạt động 05 năm thực hiện công tác Hội, nhiệm kỳ 2007 - 2012 và định hướng nội dung hoạt động cho nhiệm kỳ 2012 - 2016; đồng thời triển khai Đề án xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi hội, tổ hội làm nòng cốt trong phong trào "Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi". Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi; Hồ Thị Cẩm Đào - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lâm Văn Mẫn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
        Nhiệm kỳ qua, công tác người cao tuổi và tổ chức Hội Người cao tuổi nhận được nhiều thuận lợi từ sự đồng tình ủng hộ của toàn dân trong các hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Chỉ thị số 59 của Ban Bí thư về chăm sóc người cao tuổi; Luật Người cao tuổi ra đời cùng với các Nghị định, Thông tư liên quan trực tiếp đến người cao tuổi đã quy định rõ việc xã hội hóa công tác chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm của cả cộng đồng. Từ đó, các hoạt động tình nghĩa như: Mừng thọ, thăm hỏi người cao tuổi ốm đau, hoạn nạn, lễ tết; phúng điếu người cao tuổi qua đời trở thành những việc làm thường xuyên, tích cực với tổng số tiền gần 13 tỷ đồng. Là thành viên của mặt trận nên các Hội cơ sở thường xuyên vận động hội viên và người cao tuổi tham gia tích cực các cuộc vận động bằng việc làm một tấm gương tiêu biểu thực hiện nếp sống văn minh, dạy dỗ con cháu sống có đạo đức, nghĩa tình, làm việc theo pháp luật. Các cụ cao tuổi luôn là những nhân tố tích cực, có uy tín ở địa phương, thường xuyên nêu gương sáng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần hạn chế những tiêu cực xã hội thông qua việc tham gia tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 707 người cao tuổi đang tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân và các đoàn thể; có 450 cụ tham gia Tổ hòa giải; 340 cụ tham gia Tổ an ninh nhân dân và 250 cụ tham gia Tổ thanh tra nhân dân. Hàng năm có trên 90% hộ gia đình người cao tuổi đạt chuẩn "gia đình văn hóa" và tham gia xây dựng tốt câu lạc bộ "ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền".... 
Về khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
          Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).
          Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
          Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

          Về đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
          Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.

          Về tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
          Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.


Đồng chí Phạm Thị Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” cho các cá nhân.

        Phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ 2012 - 2016, Ban Đại diện người cao tuổi phấn đấu tạo ra những chuyển biến mới trong công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tích cực đưa Luật Người cao tuổi đi vào cuộc sống để các cụ hưởng đầy đủ các quyền lợi, góp phần thực hiện tốt phương châm "Toàn xã hội chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi". Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, sinh hoạt để người cao tuổi có thể đóng góp hiểu biết, kinh nghiệm cho cộng đồng. Tích cực tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người cao tuổi, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi nghèo, già yếu, cô đơn, không để người cao tuổi phải sống lang thang, cơ nhỡ....

        Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi cho rằng, Sóc Trăng là một trong những tỉnh của cả nước được đánh giá cao về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi; tuy nhiên, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi còn đang hoạt động trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, nhân lực chưa đầy đủ nên phần nào sẽ ảnh hưởng đến các phong trào trong khi ngày càng nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến người cao tuổi. Đồng chí Phạm Thị Sơn mong muốn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện về cơ sở vật chất, con người, kinh phí để Hội Người cao tuổi từ tỉnh, huyện đến cơ sở hoạt động có hiệu quả; đồng thời, các cơ quan, ban, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo triển khai, lồng ghép các chương trình, thực hiện các hoạt động liên quan đến người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi. Phát động nhiều phong trào nhằm thu hút người cao tuổi tham gia và thực hiện kịp thời các chính sách để các cụ cao niên có thêm niềm tin, chung tay đóng góp những việc làm thiết thực cho xã hội.

         Hội nghị cũng đã thông qua Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, nhiệm kỳ 2012 - 2016 gồm: Đồng chí Nguyễn Hồng Ân làm Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi, đồng chí Nguyễn Thị Bình làm Phó trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi và 17 thành viên. Nhân dịp này, Trung ương Hội Người cao tuổi cũng tặng Bằng khen cho 17 tập thể, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi" cho 25 cá nhân và 20 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. 
Văn hóa - Xã hội
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Mẫn tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Kampong Chnnang, Vương quốc Campuchia
        Ngày 06-3, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lãnh đạo các Sở ngành chức năng đã đón tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Kampong Chnnang, Vương quốc Campuchia do ông Cheng Nhan - Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chnnang làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh Sóc Trăng.
        Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Lâm Văn Mẫn đã thông báo với đoàn công tác của tỉnh Kampong Chnnang về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2012. Đồng chí Lâm Văn Mẫn khẳng định, trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai tỉnh không ngừng phát triển lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong năm 2012, năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Đối với hai tỉnh: Sóc Trăng và Kampong Chnnang đã có các hoạt động trao đổi đoàn công tác, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.

Ông Cheng Nhan - Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chnnang trao thư mời cho đồng chí Lâm Văn Mẫn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Q.K

         Ông Cheng Nhan - Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chnnang cho biết, trong chuyến đến thăm lần này, rất vui mừng nhận thấy tình hình KT-XH của tỉnh Sóc Trăng không ngừng phát triển. Mối quan hệ, hợp tác của hai tỉnh, hai đất nước đã vươn lên tầm cao mới. Ông Cheng Nhan đã mời lãnh đạo tỉnh, các Sở ngành tỉnh sang dự lễ ra mắt Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam tại tỉnh Kampong Chnnang và tìm hiểu, xúc tiến quan hệ đầu tư, hợp tác toàn diện giữa 02 tỉnh trong thời gian tới.

         Đồng chí Lâm Văn Mẫn cho rằng, việc ra đời Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam của tỉnh Kampong Chnnang sẽ tiếp tục củng cố và phát huy mạnh mẽ tình đoàn kết hữu nghị của hai nước và 02 tỉnh: Sóc Trăng - Kampong Chnnang. Đồng chí Lâm Văn Mẫn, thay mặt Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã nhận lời mời và hứa sẽ trao đổi với lãnh đạo tỉnh để cử đoàn công tác sang tỉnh Kampong Chnnang trong thời gian thích hợp nhất. Qua đó, nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện  giữa 02 tỉnh ngày càng bền vững hơn.
Q.K
cc
cc

1 nhận xét: