Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại hà giang , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai ha giang giá rẻ , hagiang

Giới thiệu tổng quan về Hà Giang
25/11/2012 11:00
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".


Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991. Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2


I. Lịch sử hình thành


Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.


Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.


Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.


Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.


Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.


Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.


Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.


Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.


Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.


Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).


Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3).


Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.


Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.


Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 01 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang).


Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao - Hà - Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.


Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.


Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.


Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.


Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.


II. Điều kiện tự nhiên


1. Vị trí địa lý


Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.


Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".


Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã.


Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã


Huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã


Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã


Huyện Đồng văn 2 thị trấn và 17 xã


Huyện Hoàng Su phì 1 thị trấn và 24 xã


Huyện mèo Vạc1 thị trấn và 17 xã


Huyện Quảng bạ 1 thị trấn và 12 xã


Huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã


Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã


Huyện Xí mần 1 thị trấn và 18 xã


Huyện yên Minh1 thị trấn và 17 xã


Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1 /4 năm 2009 là 724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người


2. Địa hình


Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:


- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.


- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.


- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.


3. Thủy văn


Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.


Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.


Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.


Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.


Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.


4. Khí hậu


Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .


Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).


Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .


Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).


Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.


III. Tài nguyên thiên nhiên


1. Tài nguyên đất


Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.


2. Tài nguyên rừng


Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.


Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).


3. Tài nguyên khoáng sản


Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.


IV. Tiềm năng kinh tế


1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế


Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.


Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng.


2. Tiềm năng du lịch


Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.


 Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương…Đặc biệt là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn Ruộng bậc thang Hoàng Su Phí

Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Nguồn: Ban biên tập Cổng
Hà Giang, lợi thế và tiềm năng đầu tư
25/11/2012 01:00
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Việt Nam; Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai; Nhiệt độ trung bình năm là 22,4o C, lượng mưa trung bình là 1.808,9 mm; độ ẩm trung bình là 84%.
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Việt Nam; Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai; Nhiệt độ trung bình năm là 22,4o C, lượng mưa trung bình là 1.808,9 mm; độ ẩm trung bình là 84%. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,8892 km2: Trong đó đất nông, lâm nghiệp 678.597,13 Ha, Đất phi nông nghiệp 26.476,85 Ha, Đất chưa sử dụng 86.414,94 Ha. Với 277, 5 km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, dân số năm 2011 là 749.537 người, mật độ dân số trung bình 95 người/km2, có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Với nhiều dân tộc cùng sinh sống và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, Hà Giang là khu vực có sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số được thể hiện qua ẩm thực, trang phục, lễ hội, tập quán rất đặc sắc. Hà Giang có 10 huyện và một thành phố, gồm 195 xã, phường, thị  trấn. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Tỉnh. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh, hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đường bê tông liên thôn. Quốc lộ số 2 là tuyến đường huyết mạch chạy từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 340 km. Ngoài tuyến đường trên, các tuyến đường nội địa khác được khai thông nối liền với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và thông tin viễn thông, có trạm xá xã và trường học kiên cố 2 tầng.
Lợi thế và tiềm năng đầu tư: Với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, trên địa bàn tỉnh hình thành 3 tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau:
Vùng cao núi đá phía bắc: Bao gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ; độ cao trung bình từ 1.000m đến 1.600m; gồm nhiều khu vực núi đá vôi có độ dốc lớn, nằm sát chí tuyến bắc. Vùng này mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu ôn đới, thích hợp cho phát triển các loại cây ăn quả như: Mận, đào, lê, hồng, táo... các loại cây dược liệu quý như: Thảo quả, đỗ trọng, huyền sâm, ý dĩ... cây lương thực chủ yếu là ngô, rau và cây họ đậu, vật nuôi chính là bò, ngựa, dê, gia cầm và ong mật… Toàn vùng đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu: Với tổng diện tích lên đến 2.368,6km2. Nằm cách Hà Nội 400 km, cách Thành Phố Hà Giang hơn 50 km, là vùng thiếu đất và thiếu nước rất khó khăn trong việc phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên đây là nơi có nhiều lợi thế đặc sắc cho sự phát triển của công nghiệp không khói với các đặc trưng sau đây: Với khí hậu cao nguyên đặc sắc kiểu châu âu và một môi trường còn trong lành, cùng với những sản vật độc đáo như chè tuyết, thịt bò, cam, mật ong... từ thời Pháp thuộc Cao nguyên đá đã được người Pháp đánh giá là một trong những khu vực nghỉ mát có giá trị không kém Sa Pa, Tam Đảo. Về vị trí, Cao nguyên đá Đồng Văn là cực bắc của Việt Nam, toàn vùng nằm cuối trục đường quốc lộ 2 – huyết mạch kinh tế, xã hội nối vùng Đông Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó khu vực công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có thể kết nối dễ dàng với các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai và đặc biệt liên thông với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, và một số cửa khẩu khác như Nghĩa Thuận, Bạch Đích, Phó Bảng và Săm Pun. Cao nguyên đá Đồng Văn còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc đã được xếp hạng như phố cổ Đồng Văn, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, cảnh quan đỉnh Mã Pì Lèn và Núi đôi Quản Bạ. Bên cạnh đó, khu vực này còn có các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học với các loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới được nhiều nước quan tâm.
Vùng cao núi đất phía Tây: Thuộc khối núi thượng nguồn Sông Chảy, gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Quang Bình và huyện Vị Xuyên trên dãy Tây Côn Lĩnh. Độ cao trung bình của vùng từ 900m đến 1000m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Khí hậu chia thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp trồng các loại cây bán ôn đới, thuận lợi cho phát triển nghề rừng, nuôi ong, trồng một số cây công nghiệp lâu năm như: Chè, thông, trẩu... đặc biệt là giống chè Shan. Cây lương thực chính là lúa, ngô; vật nuôi là trâu, ngựa và dê. Trong vùng này: Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì được coi là một trong những loại hình canh tác độc đáo và kỳ vĩ nhất của con người tác động vào giới tự nhiên thông qua bàn tay cần cù và kỹ thuật khai khẩn đất đai được tích lũy qua hàng ngàn năm trong môi trường sống đầy khắc nghiệt của vùng núi cao. Sau khi hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ trình Bộ VHTTDL đề nghị công nhận di sản, ngày 01 tháng 11 năm 2011, ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia Danh lam thắng cảnh với 6 xã nằm trong khu vực bảo vệ và bản đồ khoanh vùng (Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên). Tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ di sản ruộng bậc thang là 764,8 ha, diện tích ruộng bậc thang là 251,15 ha. Đây sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong những năm tới.








Vùng đồi núi thấp:Là vùng đồi núi thung lũng ven Sông Lô – đó là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, gồm: Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Độ cao trung bình của vùng từ 150m đến 350m. Nhiệt độ từ 21oC đến 23oC, lượng mưa từ 1.808 – 3.181 mm, thuận lợi để trồng lúa nước, phát triển nghề rừng và các loại cây nhiệt đới, như: Loại cây có múi, cây công nghiệp (chè, trẩu, dâu tằm); chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Vùng này có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thổ sản đặc biệt là thế mạnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sau khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch đối với khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy sẽ mở ra cơ hội đối với các nhà đầu tư. Trong đó cửa khẩu Thanh Thủy cách Thành phố Hà Giang 22Km, cách thủ đô Hà Nội 340Km dọc theo Quốc lộ 2 về phía nam và cách Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam 120Km, cách thành phố Côn Minh - Thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 465Km; Diện tích toàn khu là 28.781 ha (287,81 km2) được chia làm 7 phân khu chức năng: Khu Thanh Thủy; Khu Phương Tiến; Khu Phương Độ; Khu Phong Quang; Khu cửa khẩu Lao Chải; Khu Thanh Đức; Khu Xín Chải.








Hà giang đang thực hiện rất mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2011 chỉ số PCI của Hà Giang được cải thiện 8 bậc so với năm 2010, Ngày 14/7/2012  Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI- kỳ họp thứ năm đã ra Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển KT-XH của tỉnh Hà Giang, đây là bước tiến mới trong việc thiết lập môi trường đầu tư của tỉnh Hà Giang.








Khái quát về Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 - 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, qua đó dần thu hẹp khoảng cách so với mức trung bình của cả nước. cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,7%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ, thương mại: 39% (tăng 4%); Công nghiệp xây dựng: 29% (tăng 4,4%); Nông, lâm nghiệp: 32% (giảm 9,1%). Thu nhập bình quân đầu người: 7,5 triệu đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp: đạt khoảng 1.300 tỷ đồng (tăng 3,2 lần so với 2005); Tổng mức lưu chuyển hàng hóa: đạt khoảng 2.428 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với 2005); Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu: đạt 280 triệu USD; Thu ngân sách trên địa bàn: đạt khoảng 758 tỷ đồng; Bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm; Huy động trẻ từ 06 - 14 tuổi đến trường: đạt 97,6%; Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%; Giảm tỷ lệ dân số tự nhiên xuống còn 1,42%; Tỷ lệ hộ nghèo: giảm xuống còn 15,8%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: 98%, phủ song truyền hình: 92%, số hộ được dùng điện: 90%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: đạt 30% (năm 2005 là 14%).








Đánh giá khái quát về tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế: Thời kỳ 1996 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh tương đối cao, đạt 10,4% (cả nước 7,2%), trong đó: Giai đoạn 1996 - 2000: đạt 10,4 %/năm (cả nước 6,9%); Giai đoạn  2001 - 2005: đạt 10,6%/năm (cả nước 7,5%); Riêng giai đoạn 2006 - 2010: đạt 12,7% (cả nước trên 7%). Như vậy, trong suốt 15 năm qua, nền kinh tế của tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.







Định hướng thu hút đầu tư những năm tới: Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong những năm tới tỉnh tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau: Thu hút mạnh vào khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, trên cơ sở tỉnh đã công bố quy hoạch đối với 7 phân khu chức năng, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện việc công bố quy hoạch đối với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với 4 phân khu chức năng, đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả Công nghiệp có thế mạnh của địa phương: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án không ngừng nâng cao hiệu xuất và chất lượng các dây chuyền tuyển quặng như sắt, chì kẽm, Mangan, Antimon, thiếc - Vonfram để tạo ra giá trị sản phẩm, tăng tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp thủy điện: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một số dự án để khai thác tối đa năng lượng dòng chảy tự nhiên tạo ra nguồn năng lượng điện. Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tiếp tục kêu gọi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư đăng ký đầu tư đối với các dự án hiện chưa có chủ đầu tư. Ngành công nghiệp chế biên nông lâm sản, thực phẩm: Đối với cây chè: Phấn đấu trồng mới 800 ha đưa tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.700 ha vào năm 2012, trong đó có trên 15.300 ha chè kinh doanh. Thiết lập vùng chè tập trung gắn với đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm xuất khẩu tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Quang Bình. Kết hợp phát triển vùng chè đặc sản như chè Ngam La, chè Lũng Phìn và một số nơi có điều kiện. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm quy mô, công nghệ phù hợp: Chế biến cam, thảo quả, đậu tương, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm các các sản phẩm ván nhân tạo: Ván MDF, ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, dăm công nghiệp; Công nghiệp khai thác, chế biến VLXD: Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản VLXD đảm bảo phát triển bền vững. Tập trung khai thác hiệu quả Khu công nghiệp Bình Vàng: Hiện tại giai đoạn I với diện tích mặt bằng là 142,94 Ha hiện đã lấp đầy, tập trung phát triển mở rộng cho giai đoạn II với diện tích là 111,83 Ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê 83,46 Ha cho thuê để xây dựng nhà máy thủy điện, nhà máy tuyển luyện thép, kim loại màu.
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh
Văn hóa du lịch Hà Giang
25/11/2012 11:00
Vùng đất Hà Giang hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Thời các Vua Hùng dựng nước, vùng đất này là địa bàn cư trú của cư dân bộ Tây Vu đến thế kỷ XI mang tên Châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc Phủ Phú Lương, thời Trần là Trường Phú Linh, thời Lê đổi thành Châu Vị Xuyên. Năm 1835 Châu Vị Xuyên tách thành hai huyện là Vĩnh Tuy và Vị Xuyên. Năm 1842, Tỉnh Tuyên Quang được lập thành với 3 hạt là Hà Giang, Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang. Năm 1976 Tỉnh Hà Giang và Tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991 Tỉnh Hà Giang lại tách ra khỏi Hà Tuyên với các đơn vị hành chính gồm 9 huyện, 1 thị xã.


Hà Giang là địa bàn cư trú của 22 dân tộc, đó là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. Song về tới Hà Giang "đất lành chim đậu" các dân tộc anh em nơi đây đã sớm hội tụ thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, một lòng xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Hà Giang là mảnh đất cổ, có lịch sử lâu đời, trên những nét cơ bản tương ứng với những giai đoạn chính của tiến trình phát triển lịch sử Việt . Kết quả của những phát hiện nghiên cứu điều tra về khảo cổ ở Hà Giang trong những năm gần đây đã khẳng định điều đó.


Hà Giang - điểm hội nhập văn minh thời đại kim khí, tạo nên nền văn minh rực rỡ trên đất Hà Giang, đặc biệt Hà Giang là Tỉnh phát hiện được rất nhiều trống đồng, di vật khảo cổ học tiêu biểu cho thời kỳ dựng nước. Đó là những cơ tầng vững chắc tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá - văn minh Đông Sơn.


Đến với Hà Giang bạn có cơ hội tham dự lễ hội truyền thống đó là lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (từ 15 tháng 10 âm lịch đến 30 tết Nguyên Đán). "Chợ tình khâu vai" (còn gọi là chợ phong lưu), một năm chỉ họp một lần vào ngày 27/3 (âm lịch).


Các khu di tích lịch sử như:


-         Di tích lịch sử Căng Bắc Mê, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê : xếp hạng quốc gia năm 1992


-         Di tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ với Hà Giang, Thị xã Hà Giang : xếp hạng quốc gia năm 1993


-         Di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà dòng họ Vương,xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn : xếp hạng quốc gia năm 1993


-         Di tích Bia và Chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên : xếp hạng quốc gia năm 1993


-         Di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang : xếp hạng quốc gia năm 1996


-         Di tích khảo cổ học hang Đán Cúm, xã Yên Cường , huyện Bắc Mê : xếp hạng quốc gia năm 2001


-         Di tích khảo cổ học hang Nà  Chảo,xã Yên Cường, huyện Bắc Mê : xếp hạng quốc gia năm 2001


-         Di tích lịch sử văn hoá chuông chùa Bình Lâm, xã Phú Lịnh, huyện Vị Xuyên : xếp hạng quốc gia năm 2005


-         Di tích lưu niệm sự kiện Đoàn văn công Trung đoàn 148 hy sinh, xã Nàn Ma, huyện Xín Mần : xếp hạng cấp tỉnh năm 2005


Và các danh lam thắng cảnh  nổi tiếng như: Núi đôi Quản Bạ, Đường trên cao nguyên đá, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Hà.


Du lịch sinh thái


Cảnh quan vùng cao của Hà Giang cho đến nay vẫn mang đậm nét hoang sơ, tinh khiết. Một địa hình karst tiêu biểu với bạt ngàn đá tai mèo trải dài trùng điệp 4 huyện phía bắc; hay những dãy núi nhấp nhô, hùng vĩ với những ruộng bậc thang nối nhau từ thấp lên cao, tưởng như vô tận ở vùng cao phía tây; cùng vô số khe suối, thác nước, hang động ở khắp các địa bàn trong tỉnh chính là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái giàu có của Hà Giang. Với diện tích rừng hiện có, chiếm tới gần 40% diện tích tự nhiên cũng là điều hấp dẫn đối với những người yêu thích thiên nhiên.


Hơn thế nữa, cảnh quan Hà Giang bao giờ cũng mang phong vị địa phương với những vẻ đẹp vừa thô sơ vừa bí ẩn. Nếu vùng cao phía bắc tập trung các đỉnh đèo, vách núi nổi tiếng như đỉnh Mã Pì Lèng và sông Nho Quế (Mèo Vạc), cổng trời Sà Phìn (Đồng Văn), cổng trời Cán Tỷ và núi Cô Tiên ở Quản Bạ... thì ở khu vực phía tây và phía nam lại nhiều thác nước, sông suối, đầm hồ đẹp như thác Bay ở Xín Mần; thác Thuý, hồ Quang Minh ở Bắc Quang; suối nước khoáng ở Vị Xuyên; hồ Noong, suối Tiên ở thị xã và các tên núi tên sông đã đi vào huyền thoại: đỉnh Gia Long, dãy Tây Côn Lĩnh, sông Chảy , sông Lô .... Bên cạnh đó còn có một hệ thống các hang động ở khắp các vùng trong tỉnh. Có những hang động đẹp, thuần là thắng cảnh như các hang động ở khu vực Phương Thiện (Vị Xuyên); hang Tùng Vài (Quản Bạ); động én (Yên Minh)... Có những hang động vừa là di tích văn hoá, vừa là địa điểm khảo cổ học như các hang : Bó Khiếu, Đán Cúm, Nà Chảo ở Bắc Mê; hang Thẩm Ké ở Quản Bạ; hang Phó Bảng ở Đồng Văn...
Dân tộc Hoa (Hán)
25/10/2012 11:00
Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975. Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp

Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người. Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975. Đây là bộ phận người Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp.
Một đặc điểm nồi bật của người Hoa là tính cố kết, tương đỡ lẫn nhau trong cộng đồng tộc người, trong nhóm địa phương và dòng họ rất cao và khá bền chặt. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Họ thường dựng vợ, gả chồng cho con cái ngay trong tộc người, trong nhóm địa phương. Thí dụ con trai người Hoa Triều Châu ít khi cưới con gái người Hoa Phúc Kiến, Người trưởng họ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc dựng vợ, gả chồng cho các thành viên của dòng họ mình...
Theo phong tục cổ truyền của người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng ăn một trăm miếng trầu, có như vậy đôi vợ chồng mới sống chung thủy với nhau cho đến bách niên giai lão.
Nhà cửa người Hoa thường có ba loại: nhà ba gian, hai chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu...
Bộ y phục của nữ giới người Hoa còn bảo lưu nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là chiếc áo năm thân, dài quá mông, không có túi cài khuy tết bằng nút vải ở nách bên phải. Họ còn mặc áo cộc tay cắt may như áo năm thân, nhưng lại có hai túi ghép thêm một miếng vải màu.
Hiện nay, nhiều phụ nữ người Hoa đã mặc áo cánh và áo sơ mi.
Y phục của người làm nghề tôn giáo là áo cà sa (ca slam), cúng giống như áo năm thân, nhưng dài quá đầu gối, ống tay áo dài rộng, áo này chỉ dùng trong khi hành lễ.
Xã hội người Hoa đã phân hóa giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Trong nhân dân lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn. Trong gia đình người Hoa, người cha hay người chồng, là'chủ Sia đình. Khi chia tài sản cho các con cái ra ở riêng, bao giờ người con trai cả, cũng được phần nhiều hơn. Ngược lại, theo tập tục cổ truyền, người con gái không được chia tài sản, chỉ biết cặm cụi làm ăn cho đến khi đi lấy chồng. Cũng theo phong tục cổ truyền, người phụ nữ ít được học hành và không được tham gia các công việc xã hội. Theo quan niệm của đồng bào Hoa, người con gái chết trước khi đi lấy chồng, hồn không được nhập với tổ tiên, mà phải ở ngoài cửa, biến thành người giữ cửa.
Đối với người chết dưới 14 tuổi không được làm chay. Trong trường hợp chết ''bất đắc kỳ tử'', thân nhân của người chết phải ''phá ngục giải oan'', đưa hồn qua lò than, vạc dầu để hồn người chết được trở về với tổ tiên. Nếu người chết bị mất xác, người ta thường lấy cây dâu, tượng trưng cho xương cốt để làm lễ chôn cất. Trẻ sơ sinh chết, mẹ bôi vôi trát chàm lên trán con để loại trừ ''ngũ quỷ'' khỏi nhập vào đứa trẻ, lộn kiếp đầu thai vào lần khác.
Đối với người Hoa, việc thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà rất được coi trọng. Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh trước đây với những nét riêng ở từng địa phương, từng nhóm người, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo...
Trong thôn xóm có các đền chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần đá, thần núi, thần sông, các vị thần bảo hộ cho cộng đồng, và thờ những người có công khai phá đất đai.
Người Hoa vốn có một nền văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất là các làn điệu dân ca. Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa chuộng... Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững giống nòi.
Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước.

Những lễ hội đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hà Giang
25/11/2012 12:00
Nói đến lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng đất này, người ta thường nhắc đến lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn…
Có thể các lễ hội của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang không có quy mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.


Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Với dân số tương đối đông, phân bố rộng khắp trong cả tỉnh, đồng bào Tày, Nùng được biết đến với lễ hội Lồng Tồng, tức là lễ hội xuống đồng. Hàng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản. Mỗi gia đình sẽ đem đến một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng trời đất. Thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà để cho dân làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi. Sau phần lễ, người ta tổ chức nhiều trò chơi cho mọi người dân cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp…

Trong vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài tỉnh thường biết đến lễ hội lồng tồng của bà con người Tày ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội lồng tồng của người dân nơi đây ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Còn với đồng bào Mông thì lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân -  được coi là tiêu biểu nhất. Đối với người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân.

Lễ hội thường được tổ chức sau ngày mùng 2 tết, kéo dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng, thuận đường đi lại. Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục đều do ông thầy cúng tiến hành. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội (một người cao tuổi có uy tín trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời. Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi khắp quả đồi rộng. Chỗ này là đám thi bắn nỏ, quay cù, chỗ kia là từng tốp các chàng trai, cô gái chơi đánh yến, ném quả pao, hát gầu plềnh… Đặc sắc nhất chính là thi múa khèn, Người ta thi múa khèn trên cọc, những tay khèn cao thủ còn làm những động tác khá nguy hiểm như uốn người qua một đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố… Các trò chơi diễn ra vô cùng hào hứng, mặc dù phần thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một bầu rượu ngô. Hết hội, thầy cúng và gia chủ làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát gường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng… Lễ hội kết thúc nhưng đồng bào còn chơi xuân đến hết rằm tháng giêng mới bắt tay vào lao động sản xuất.



Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông. Chính vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang đang từng bước khôi phục lễ hội này cho đồng bào vào những dịp xuân về. 

Nếu như ở lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng hay lễ hội Gầu Tào của người Mông, phần hội tương đối đậm nét thì với lễ hội cấp sắc của người Dao tập trung chủ yếu vào các nghi lễ, vì thế phần hội có phần mờ nhạt.

Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên kinh tế phát triển khá ổn định mà còn bởi họ đã giữ gìn và bảo lưu hầu như nguyên vẹn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Một trong những giá trị đó chính là lễ cấp sắc - một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đời một người đàn ông Dao. Người Dao quan niệm rằng nếu chưa được cấp sắc thì tuổi có cao vẫn bị coi là chưa trường thành song nếu tuổi có nhỏ mà đã được làm lễ cấp sắc thì vẫn được cộng đồng thừa nhận là người đàn ông trưởng thành, được phép tham dự vào công việc của dòng họ, làng bản…

Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: lễ đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa nghi lễ cổ truyền của người Dao.

Người Dao có nhiều nhóm khác nhau, sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách thức tổ chức lễ cấp sắc cũng có những điểm khác nhau. Song về nội dung, ý nghĩa thì đều giống nhau, các điều răn dạy ghi trong văn bản cấp sắc cho người thụ lễ đều hướng thiện, tuyệt đối kỵ làm điều ác. Đó là sự tôn trọng thầy giáo, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thuỷ với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, dâm đãng… Những điều giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và cộng đồng nên có giá trị giáo dục rất lớn. Những lời cúng trong từng nghi lễ có giá trị lịch sử rất sâu sắc. Vậy nên, mỗi lần tham gia lễ cấp sắc, cộng đồng lại được nghe lại cội nguồn, xuất xứ của dân tộc mình, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của ông cha để sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó. Lễ cấp sắc cũng là dịp để cộng đồng được gặp gỡ, giao lưu, trai gái có thể nhảy múa, ca hát… Đây thực sự là ngày hội của mọi người dù chỉ trong họ tộc, làng bản.

Từ những sưu tầm, nghiên cứu thực tế cho thấy, lễ cấp sắc của đồng bào Dao là cả một kho tàng văn hoá cổ truyền mang tính giáo dục và giá trị văn hoá nghệ thuật rất lớn, là nét văn hoá điển hình trong đời sống tinh thần của đồng bào.

Nói đến những lễ hội đặc sắc của vùng đất này không thể không nhắc đến lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Người Pà Thẻn có khá nhiều lễ tết trong một năm nhưng đáng chú ý nhất là lễ nhảy lửa. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc thần bí như sau khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên - thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh - khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm … Với người Pà Thẻn thì nhảy lửa là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn.

Trên đây chỉ là một vài lễ hội tiêu biểu của một số ít các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Hà Giang. Trong thực tế, mỗi dân tộc đều có một hệ thống các lễ hội riêng của mình. Tuy nhiên, với điều kiện sinh sống đặc trưng của đồng bào, lễ hội của các dân tộc thường chỉ diễn ra trong phạm vi khiêm tốn làng bản của mình. Không những thế, có rất nhiều lễ hội của đồng bào vì nhiều nguyên nhân khách quan đã không được tổ chức từ lâu. Chính vì vậy, nhằm giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống các dân tộc, trong những năm gần đây, tỉnh Hà Giang cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên, cứu, sưu tầm và khôi phục lại lễ hội ở một số dân tộc. Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn, thực tế là còn rất nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào cần được khôi phục, gìn giữ và giới thiệu vì ở đó lưu giữ hầu như những giá trị văn hoá truyền thống của  dân tộc đó.

Nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục lại những lễ hội đặc sắc của các dân tộc không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mà còn giúp tự tôn lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ - tương lai của vùng đất này./.
Nguồn: tinmoionline
Làng nghề đan lát
25/11/2012 12:00
Hàng mây tre đan hình thành nên những mô hình HTX thủ công hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao như HTX mây tre đan xuất khẩu ở Việt Quang (Bắc Quang), HTX nghề đan ở thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) cũng đã bước đầu gây sự chú ý của khách hàng. Nhiều đồ mỹ nghệ được sản xuất từ gỗ địa phương cũng đã được chào hàng ở khắp mọi nơi trong nước.

Nghề đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đã từng có sự phát triển rất mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong một thời kỳ với các chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chức năng và cũng mang đặc điểm riêng của từng dân tộc, đây không còn là hàng tre đan với nghĩa bình thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật. Có lẽ cũng chính vì vậy, khách nước ngoài rất chuộng hàng tre đan ở đây và nghề đan lát Hà Giang Chính do nhu cầu sản xuất đó mà nghề đan lát ở Hà Giang được phát triển, không những sản xuất đủ dùng mà còn mang bán sang các vùng lân cận.


Vốn sinh sống trên các địa bàn vùng núi cao nên các dân tộc ở đây sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là nứa, giang, vầu, tre gại, trúc, guột hay mây..., đây là những loại nguyên liệu thường được sử dụng nhiều nhất Và tuỳ theo loại nguyên liệu thì người dân đều có chức năng sử dụng riêng để phù hợp với từng loại sản phẩm như: vầ, giang thường chỉ dùng đan hòm đựng quần áo thúng, mẹt; tre dùng để đan gùi, quẩy tấu, nứa dùng để đan sọt, bồ đựng thóc... Nhưng hầu hết những sản phẩm đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đều mang những đặc điểm riêng của từng dân tộc và đều có chứ năng sử dụng nhất định như:

Sản phẩm dùng trong vận chuyển; Gùi ( dân tộc Mông, Dao), quẩy tấu (dân tộc Mông), dậu gánh thóc (dân tộc Tày, Nùng)...hay trong sản phẩn làm đồ đựng: hòm đựng quần áo ( dân tộc La Chí, Dao)bồ đựng lúa, thúng, nong phơi (dân tộc Tày)

Người dân ở đây từ xưa đã rất khéo léo và tài tình trong việc phối hợp các loại vật liệu để tạo ra không chỉ sự đa dạng của sản phẩm mà còn tạo cho sản phẩm những nét tự nhiên hết sức quyến rũ… như mây để làm quai, cuốn cạp; cây guột, cây tế tạo nét hoang dã của núi rừng.

Sử dụng nguyên liệu là cây giang, cây nứa tưởng như đơn giản nhưng thực ra cũng khó. Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải chuốt nan rất mỏng để tết hoa, tết các hoạ tiết trang trí. Đây là một nghề đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo thực sự. Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải biết lách con dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì sau đan mới đẹp, phải biết chọn từng cái cật, dẻo cùng dẻo, cứng cùng cứng. Đã thế, nguyên liệu cũng phải được bảo quản cẩn thận ở chỗ cao ráo, tránh mục mọt. Nứa, giang cạo tinh gặp nắng rất trắng, gặp mưa là mốc, có khi nan phải đem sấy khô, thậm chí phải ngâm chống mọt …

Cũng như các nghề thủ công khác ở Hà Giang, thủ công nghiệp trong đời sống các dân tộc chỉ mang tính chất bổ trợ, như việc làm ra các đồ dùng phục vụ sinh hoạt phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc.

Làng nghề Chạm bạc
25/11/2012 12:00
Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình ở một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc.. nhưng không phát triển và có dấu hiệu mai một. và cũng chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao tuổi đang giữ nghề chạm bạc truyền thống do gia đình, dòng họ truyền lại. Sản phẩm của họ làm ra gồm các loại vòng bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông...

Sản phẩm từ nghề chạm bạc vẫn luôn được lưu truyền với những thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất.
Hàng chạm bạc của người Dao khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các dân tộc khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí mô tuýt hoa văn tinh vi mà cân đối ở thủ pháp xử lý sáng-tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm mĩ nghệ này là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân chạm bạc dân tộc Dao đã đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của chính người dân và được các dân tộc khác ưa chuộng đặt hàng.

Trong trang phục của thiếu nữ Dao, thường sử dụng khá nhiều đồ trang sức bằng bạc. Mỗi thiếu nữ người Dao khi kết hôn đều được bố mẹ sắm cho 1 bộ trang sức bằng bạc gồm vòng cổ, xà tích, vòng tai, lắc đeo tay, nhẫn, bộ lùi ton.. với trọng lượng có khi đến gần 4kg. Tất cả các đồ trang sức này đều được chạm, khắc nhiều hoa văn rất đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình ở một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc.. nhưng không phát triển và có dấu hiệu mai một. và cũng chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao tuổi đang giữ nghề chạm bạc truyền thống do gia đình, dòng họ truyền lại. Sản phẩm của họ làm ra gồm các loại vòng bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông...

Tất cả không học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề mà chỉ được truyền nghề theo kinh nghiệm. Phương tiện hành nghề rất thô sơ, lạc hậu với các dụng cụ gia công như đe, búa, kìm, nỉa,. Để gia công nhiệt, người ta dùng dầu tẩm vào giẻ cho vào ống vầu, ống trúc sau đó đốt lửa, dùng miệng thổi. Các thiết bị hiện đại khác như đèn khò, bàn kéo sợi bạc, hoá chất cần thiết đều không có

Nghề truyền thống chạm bạc của người Dao đã có từ bao đời nay, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và đang cần những chính sách hỗ trợ cần thiết để phát triển một ngành nghề không những chỉ có giá trị về kinh tế này mà còn còn gìn giữ bản sắc dân tộc cho đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám
25/11/2012 12:00
Từ cổng trời nhìn xuống , Lùng Tám là một xã nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”

Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi. Khi tách lấy vỏ lanh, đôi tay người phụ nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.

Người Mông thường dệt bằng khung cửi đai lưng. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng. Sau đó tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng. Làm ra những tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Mông, có lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công đoạn, dù là căng sợi hay luồn khung. Và cũng từ mong ước làm ra những tấm vải lanh tốt đó, không biết từ bao giờ họ cũng đã hình thành những quy ước rất khắt khe như kiêng nam giới đến gần khi phụ nữ căng sợi luồn vào khung, vì sợi đứt và bị luồn nhầm. Khi dệt xong, vải còn thô, người ta phải giặt nhiều lần, ngâm nước tro và phơi cho vải trắng và mịn, để có thể đem may mặc. Vải đẹp là vải nhẵn, sợi đều, trắng, nhỏ… khi mặc luôn tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát.

Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, nó lại được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần. Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.

Vải lanh không chỉ bền mà còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị mốc, có khả năng hấp phụ cao, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng mỗi khi mặc. Cũng chính vì lý do đáo mà nhu cầu tiêu thụ vải lanh, đặc biệt của khách hàng nước ngoài ngày càng cao. Đây thực sự là một cơ hội lớn để các sản phẩm đệm, túi, quần áo…, những sản phẩm văn hóa vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy của mảnh đất mù sương Hà Giang phát triển./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét