Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại gia lai , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai gialai giá rẻ

VỊTRÍ ĐỊA LÝ - ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNHCHÍNH

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ởphía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông.Phía bắc GiaLai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Khí hậu
Gia Lai có khí hậu  gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa :bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
Địa danh và địa giới hành chính
Vùng đất tỉnh Gia Lai ngày nay là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc Jrai ,Bahnar có tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lênTây nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp.
Vùng đất tỉnh Gia Lai ngày nay là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar có tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp. 
Từ những năm đầu của thập niên 40 của thế kỷ XIX, các giáo sĩ người Pháp đã thâm nhập khu vực cư trú của người Bahnar thuộc xã Hà Tây - huyện Chư Păh và xã Hà Đông - huyện Đăk Đoa ngày nay để truyền đạo. Theo chân các giáo sĩ, thực dân Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau.
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 - 5 - 1932, tỉnh Pleiku được thành lập (gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương. 
 Đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tỉnh Pleiku có: thị xã Pleiku (thành lập ngày 3 - 12 - 1929 theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ), huyện An Khê, huyện Pleikli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo. 
 Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tên tỉnh được chính quyền cách mạng gọi là Gia Lai. 
 Tháng 6 - 1946, thực dân Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên của tỉnh là Pleiku. Từ năm 1946 - 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều lần chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân và chính phủ bù nhìn. 
Về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tên tỉnh vẫn giữ là Gia Lai nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. 
Đối với chính quyền Sài Gòn, mặc dù từ năm 1954 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tên tỉnh vẫn gọi là Pleiku, nhưng diện mạo của tỉnh đã nhiều lần thay đổi. 
Về phía chính quyền cách mạng, từ năm 1954 - 1975 vẫn giữ tên tỉnh là Gia Lai, nhưng địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. 
            Ngày 20 - 9 - 1975, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành một tỉnh có tên gọi là Gia Lai - Kon Tum. 
            Ngày 12 - 8 - 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Từ sau khi chia tỉnh, Gia Lai tiếp tục chia tách để lập thêm một số huyện mới. 
            Đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố: 17, gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện
            Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn: 222,  gồm 24 phường, 12 thị trấn và 186 .     
            ĐIỀU KIỆN XÃHỘI
Dân số 
            Dân số tỉnh Gia Lai có 1.213.750 người (số liệu thống kê năm 2008) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc (33,5%), (13,7%), 
       Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: Bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc  bộ phân cư dân mới đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác.        
Người Việt đầu tiên đến sinh sống ở khu vực An Khê (phía đông bắc của tỉnh) từ cuối thế kỷ XVII. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ XIX, người Việt định cư tại Gia Lai vẫn rất thưa thớt và cũng chỉ tập trung ở khu vực An Khê. 
            Trong thời thuộc Pháp, vào những năm 1923 - 1945, chính quyền thực dân đưa một bộ phận người Việt từ vùng đồng bằng ven biển miền Trung lên làm công nhân trong các đồn điền chè, cà phê và các công trường làm đường dọc quốc lộ 19 và 14.
       Từ năm 1954 trở về sau, dân số người Việt ở Gia Lai tăng nhanh do nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức của chính quyền Sài Gòn, dân di cư miền Bắc vào năm 1954, chính sách cưỡng ép đồng bào miền Trung lên các khu dinh điền. 
            Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975), Đảng và Nhà nước ta đã chuyển một số lượng lớn đồng bào người Kinh từ miền Bắc và miền Trung lên xây dựng kinh tế, quốc phòng, điều động cán bộ bổ sung cho Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, làm cho số lượng người Kinh ở Gia Lai tăng lên nhanh chóng. 
Dân tộc Jrai (Jơrai, Jarai, Gia Rai) là một trong 5 tộc người (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) Mã Lai - Đa Đảo

(Malayo - Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồng bằng ven biển Trung Bộ. Địa bàn cư trú là từ nam Kon Tum đến bắc tỉnh Đăk Lăk (theo chiều bắc - nam) và từ tây bắc tỉnh Phú Yên
                                                                                Lễ đâm trâu
đến vùng biên giới tiếp giáp với Cam Pu Chia (theo chiều đông - tây). Trong khu vực cư trú này, Gia Lai là địa bàn người Jrai sinh sống tập trung nhất. Khu vực cư trú chính  là phía tây cao nguyên Pleiku (thuộc các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc ở phía đông nam tỉnh (thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa). 
            Với số lượng dân cư chiếm ưu thế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ý thức về tộc người và vùng lãnh thổ tộc người khá rõ, lại sinh sống trên địa bàn án ngữ các đầu mối giao thông huyết mạch nối bắc Tây Nguyên với các tỉnh ven biển nam Trung Bộ nên người Jrai ở Gia Lai chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng. Đây là bộ phận dân cư đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh. Trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước những tên người như nhà giáo Nay Đer, anh hùng Kpa Ó, anh hùng Kpui Thu...đã đi vào lòng đồng bào Tây Nguyên và cả nước. 
 Dân tộc Bahnar (Bơhnar, Ba Na) là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơme. Địa bàn cư trú chủ yếu là nam tỉnh Kon Tum, bắc và đông tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, còn có một bộ phận người Bahnar sống rải rác ở các huyện phía tây của tỉnh Bình Định, Phú Yên.
         Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực cư trú tập trung của người Bahnar là phía đông cao nguyên Pleiku (thuộc các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, phía bắc huyện Chư Păh), trên cao nguyên Kon Hơnờng (thuộc huyện Kbang), vùng
                                                                 Nhà rông Tây Nguyên
trũng An Khê (thuộc các huyện Đăk Pơ, Kông Chro, đông bắc thị xã An Khê). 
            Người Bahnar ở Gia Lai có truyền thống cách mạng lâu đời. Trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc, Tỉnh uỷ Gia Lai đều chọn khu vực cư trú của người Bahnar để xây dựng thành vùng căn cứ cánh mạng nên ảnh hưởng của cách mạng đến với người Bahnar khá sớm. Anh hùng Núp, anh hùng Wừu của dân tộc Bahnar hiện không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên, mà còn là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam.
           Ngoài các dân tộc nêu trên, tính đến năm 2005, Gia Lai có 915 người Hoa mà tổ tiên của họ có mặt ở Gia Lai từ những ngày đầu thành lập thị xã, thị trấn.  
  
                                                               Bảo tàng tỉnh Gia Lai   
                                     
 Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính. Đợt thứ nhất vào năm 1954 và đợt thứ hai trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (cuối thập niên 70 của thế kỷ trước). Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh.
             Nguồn: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI 1945 - 2005 
ằm trên địa bàn chiến lược ở khu vực bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù trải qua biết bao biến đổi của lịch sử, trên mảnh đất Gia Lai vẫn duy trì một nền văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên bản địa.  
Lễ hội
 Chiếm đại đa số dân cư lâu đời ở Gia Lai phải kể đến hai dân tộc Jrai và Bahnar. Theo những tài liệu dân tộc và khảo cổ học thì có thể giả định địa bàn cư trú gốc của người Jrai là cao nguyên Pleiku và lưu vực hai con sông Ayun và sông Ba.  Người Jrai và Bahnar không chỉ là hai dân tộc đông nhất, có ý thức rõ về địa vực cư trú mà còn có những tác động nhất định đối với đời sống văn hóa của các dân tộc khác trong khu vực.
 
Lễ hội đâm trâu
Nhắc đến Gia Lai là nhắc đến văn hóa cồng chiêng, đến nghệ thuật văn hóa nhà rông, đến điêu khắc tượng gỗ, đến nhà mồ và các lễ hội đâm trâu, lễ hội bỏ mã và các điệu múa xoang của người Jrai, Bahnar trong tiếng nhạc cồng chiêng trầm hùng, sôi động.
Cho đến nay, Gia Lai vẫn là nơi bảo lưu những yếu tố văn hóa cổ truyền độc đáo, thể hiện rõ nét nhất là trong những hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, múa hát. Vùng đất này cũng đã là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian với những truyền thuyết đã ăn sâu vào tiềm thức con người.
Tiếp nối văn hóa từ thời đại đồ đá, bề dày lịch sử - văn hóa Gia Lai đã được minh chứng bằng hàng loạt di tích, di vật là dấu ấn của nhiều thời đại như trống đồng An Thành, những di vật văn hóa Chăm Pa, di vật liên quan đến phong trào nông dân Tây Sơn trên vùng đất Tây Sơn thượng đạo và gần đây là hình ảnh, hiện vật về cuộc đấu tranh của nhân dân Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng chống đế quốc và thực dân.
 
Nhà rông Tây Nguyên
Trong số những di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, hiện nay Gia Lai đã có 12 di tích và cụm di tích đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin cấp bằng công nhận. Số lượng di tích tuy không nhiều nhưng phản ánh khá rõ nét tiến trình lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên của địa phương, điển hình là những di tích về cách mạng kháng chiến như làng kháng chiến Stơr - quê hương anh hùng Núp, chiến thắng Đăk Pơ, hoặc các di tích văn hóa khác như di tích Biển Hồ mà hiện nay đang được ngành du lịch khai thác, thu hút khá nhiều du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.
 Bảo tàng tỉnh Gia Lai
 
Văn hoá các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên 
       Văn hoá các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên được hình thành chủ yếu trên nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp tự túc phụ thuộc vào thiên nhiên. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, cộng đồng gia tộc mẫu hệ. Rừng là môi trường sinh thái chủ yếu đối với người Tây Nguyên.
 Người Jrai sinh sống chủ yếu ở Gia Lai và Kon Tum, có số dân tương đối đông, gồm 250.000 người (năm 1999). Jrai là một tộc người có quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Vào giữa thế kỷ XV, xã hội người Jrai đã phát triển cao, thành một xã hội có mầm mống sơ khai của nhà nước. Tuy vậy, do sự biệt lập về địa lý, ít nhiều bị tách khỏi thế giới bên ngoài...xã hội người Jrai vẫn chững lại ở giai đoạn tiền nhà nước.
 Người Jrai đã thể hiện tài hoa và khiếu thẩm mỹ của mình qua nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, qua kiến trúc nhà cửa và qua trang phục.
 Hầu như ở nhà mồ nào của người Jrai cũng có tượng ngồi ôm mặt khóc đặt quanh mả, tượng đàn ông hoặc tượng đàn bà đội mâm gỗ đựng thức ăn để dâng người chết, tượng đàn ông búi tóc đứng đánh trống, tượng phụ nữ giã gạo, tượng người đóng khố cưỡi voi... Điều đáng lưu ý là các tượng đó được chế tác bằng những công cụ sản xuất như rìu, rựa, dao (không phải những công cụ nghề nghiệp) và từ những nguyên liệu thông dụng vốn có ở địa phương.
 Ngoài khu vực nhà mồ, ở cầu thang, xà nhà, sàn nhà của đồng bào đều có những hình điêu khắc có ý nghĩa tượng trưng, phản ánh một kiểu tư duy hồn nhiên của người xưa, phản ảnh ước mơ, nguyện vọng về sự phồn vinh, giàu có, ấm no.
 Nhà rông là biểu tượng văn hoá của tộc người Jrai cũng như của một số tộc người khác ở Tây Nguyên...Nhà rông dân gian luôn gắn liền với cộng đồng buôn làng. Trong quan niệm đồng bào từ xưa đến nay thì nhà rông là nơi cư trú của thần linh, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động liên quan đến thế giới tâm linh của cộng đồng.
 Ngôi nhà rông là nơi bàn bạc việc tổ chức sản xuất, săn bắn, chiến đấu, tổ chức các sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là nơi truyền dạy nghề cho lớp trẻ và là nơi trưng bày những hiện vật tiêu biểu cho truyền thống của cộng đồng làng trong săn bắn, sản xuất, lễ hội. Nhà rông thường được xây dựng ở trung tâm buôn làng, trước mặt có khu đất rộng để có thể tiến hành các lễ hội văn hoá dân gian như lễ đâm trâu, tụ tập bà con để tiến hành các sinh hoạt tập thể.
 Qua những trang phục như quần áo khố hoa đã chứng tỏ năng khiếu thẩm mỹ, tài thêu dệt, cách sử dụng màu sắc của tộc người Jrai và đặc biệt là của phụ nữ. Hầu như tất cả phụ nữ Jrai đều biết dệt. Trước đây các em bé học dệt từ 13-14 tuổi. Những đường thêu kết thành tấm vuông đỏ trước ngực áo nam giới trông khoẻ mạnh, thể hiện lòng dũng cảm. Việc sử dụng hạt Tơrơlết làm hạt cườm hình trụ màu ngà ở các tua khố, áo là một sáng tạo rất thú vị...
 Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Jrai thì chiêng rất phổ biến, sinh hoạt đánh chiêng rất điêu luyện và được hâm mộ, nhạc chiêng phát triển cao, có thể đánh được các làn điệu dân ca. Nhạc chiêng cồng còn được phát triển bằng cách tăng cường bộ đệm (chiêng núm) từ 3 đến 4 chiếc đánh cùng một lúc tạo nên một hợp âm quãng 8 song hành. Trống được phối hợp với chiêng để tăng thêm khả năng biểu hiện.
 Các gia đình, các làng có một tập tục truyền thống là rất tôn trọng và tự hào về bộ chiêng của làng và của gia đình mình. Một bộ chiêng quý xưa được đổi bằng voi, bằng hàng chục con trâu bò. Một hình ảnh đẹp được nhắc lại rất nhiều lần trong các bản brikhan cổ là "nhà tràn đầy nồi đồng, chiêng núm, chiêng bằng, ché tuk, ché tang". Chiêng vừa là của cải vật chất vừa là văn hoá phẩm. 
 Sinh hoạt chiêng của người Jrai đã trở thành một sinh hoạt văn nghệ truyền thống có tính quần chúng rộng rãi, sâu sắc, có sức thu hút cổ vũ mạnh mẽ. Ngày nay, Gia Lai còn lưu giữ 5.117 bộ cồng chiêng, duy trì 300 đội văn nghệ quần chúng ở các làng, xã, huyện trong tỉnh.
 Đàn goong được sử dụng rộng rãi, âm thanh hay, khả năng biểu đạt cao. Đàn Kni âm thanh nhỏ nhưng là thứ đàn đặc sắc.
 Có thể nói Tây Nguyên là một vùng đất đa dân tộc, đa văn hoá với rất nhiều đặc trưng, nhiều sắc thái văn hoá độc đáo, huyền thoại mà rất nhiều người muốn khám phá, tìm hiểu về nó.
                                                         (Theo đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số)
 Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên  
Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người, của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh.
Ở nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong các hoạt động mang tính nghi lễ, tiếng chiêng thường đi kèm với lời cúng và múa thiêng để cầu gọi các thế lực siêu nhiên. Ở tộc người Jrai, dàn chiêng arap có 13 chiếc thường dùng vào tang ma, chiêng kơm và chiêng trum dùng trong lễ rước thần lửa. Đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để  biến những bộ chiêng cồng từ giá trị vật chất đơn thuần trở thành vật thiêng, dân làng phải tiến hành nhiều nghi lễ mang đậm dấu ấn tâm linh. Trong đó đáng kể là lễ đón "hồn chiêng"-lễ cuối cùng trong hàng loại các nghi lễ được tiến hành nhằm đưa "xác chiêng" được nhập hồn và trở thành chiêng thiêng. Việc sử dụng cồng chiêng như thế nào và trong những lễ hội gì cũng đều được người dân tộc thiểu số Tây Nguyên tuân thủ theo những qui định rất nghiêm ngặt.
Với các dân tộc bản địa Tây Nguyên, không gian văn hoá để lưu giữ và phát triển âm nhạc chiêng cồng là không gian thiêng. Về hình thức không gian này là không gian của của rừng núi hoang dã, của buôn làng đơn sơ bên những dòng suối, ngọn núi, rừng cây. Nhưng điều quan trọng bậc nhất là trong không gian ấy có các vị thần cùng chung sống, chỉ có không gian riêng mới có thể sinh ra tiếng chiêng thiêng. Bên cạnh đó, trong không gian ấy, con người với tư cách là một thực thể của vũ trụ chính là tầng dưới đang hướng về một cõi thiêng nằm ngoài vũ trụ, bởi thế trong các buôn làng truyền thống của Tây Nguyên, khi già làng và thầy cúng làm lễ cúng chiêng trước khi mang thứ nhạc cụ vào lễ hội, mọi người có mặt quanh đó đều phải im lặng và mắt hướng về phía ngọn lửa với lòng thành tuyệt đối. Đến lúc chiêng được mang vào hội, nghĩa là được sự đồng ý của thần linh, khi những âm thanh trầm bổng dập dồn cất lên thì mọi người đều phải vào vòng xoang với niềm hân hoan tưởng như bất tận. Có thể nói trong không gian thiêng ấy, thế giới thần linh luôn hiện hữu cùng với những hoạt động của con người.
Đồng bào Tây Nguyên tin rằng tiếng chiêng chính là ngôn ngữ con người dùng để giao tiếp với thần linh, với tổ tiên, với siêu nhiên và để xua đuổi tà ma. Tiếng chiêng đánh dấu những chặng đường đời, gắn bó với vòng đời của một con người, từ khi đứa trẻ mới sinh ra nó được cộng đồng thừa nhận bằng lễ "thổi tai" với âm thanh của một chiếc chiêng cổ nhất của làng. Đứa trẻ lớn lên đến tuổi trưởng thành, nam giới đánh chiêng cồng và nữ giới múa theo trong các nghi lễ cộng đồng như lễ gieo hạt, lễ cầu an cho lúa, lễ cốm mới, lễ gặt mùa, lễ đóng cửa kho lúa. Tiếng chiêng cồng ngày  cưới, tiếng chiêng cồng lên nhà mới vừa xua đi tà ma, vừa ngây ngất men rượu cần toả ra vẻ nồng say của hạnh phúc và yên vui. Đến khi con người nằm xuống và trở về với đất, có tiếng chiêng cồng buồn thảm đưa họ đến nhà mồ. Trong lễ bỏ mả vẫn tiếng chiêng cồng đưa dẫn linh hồn trở về với cộng đồng tổ tiên. Chiêng cồng thúc giục trai đinh trong chiến đấu, chiêng cồng hát ca trong lễ đâm trâu mừng thắng trận và chiêng cồng trầm hùng hoà với giọng hát kể sử thi. Chiêng cồng có mặt trong mọi nghi lễ quan trọng của con người và cộng đồng. Dòng cồng chiêng quyện với dòng đời người chính là như vậy.
Nếu trong các buôn làng ngày xưa, cồng chiêng thường chỉ được sử dụng trong các ngày lễ lớn của gia đình, dòng tộc hoặc buôn làng thì nay không gian địa lý để cho chiêng cất lời đã trở nên phổ biến tại những đô thị với các lễ hội mà yếu tố hội hầu như chiếm phần lớn.
Cho đến ngày nay, dù trong bất cứ không gian nào thì cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và là một trong những di sản đã được UNESCO công nhận là "kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại". Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tinh thần của nghệ thuật cồng chiêng nói riêng và văn hoá Tây Nguyên nói chung là trách nhiệm của những ai yêu mến nền văn hoá cổ sơ của dân tộc, từ đó khẳng định những giá trị đích thực về cuộc sống mà cha ông ta đã để lại cho con cháu đời sau./.
                                                                (Theo Tây Nguyên trên đường phát triển)
Phố núi Pleiku                           
 Pleiku là thành phố của tỉnh Gia Lai, là trung tâm chính trị-kinh tế -văn hoá xã hội của tỉnh. Thành phố có diện tích tự nhiên trên 220 km2, dân số trên 200.000 người.
Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về Phố núi giữa Cao nguyên nơi có miệng núi lửa cách đây trên một triệu năm. Pleiku là tên của tỉnh từ thời Pháp thuộc. Pleiku là tên ghép của 2 chữ Plei có nghĩa là làng, Ku có nghĩa là cái đuôi. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến đây, trên địa bàn Pleiku có nhiều làng người Jrai ở gần nhau. Pleiku là một vùng đất cổ hiện nay còn lưu giữ nhiều dấu tích của người xưa như di chỉ Trà Dôm và Biển Hồ. Nhiều hiện vật gốm thu được có những mô típ, kiểu dáng gần gũi với các di tích "Tiền Sa Huỳnh" phân bố ở vùng ven biển trung bộ.  
Khi xâm chiếm Pleiku, Pháp đặt doanh trại đầu tiên trên một vùng đất mà trước đó dân các làng mang tên Pleiku đã ở lâu đời. Vì thế mà tỉnh và tỉnh lỵ đều lấy tên là Pleiku. Năm 1933, Chính phủ Nam triều thành lập một bộ máy hành chính của Pháp lấy tên là Đạo Gia Lai (Đạo là tỉnh nhỏ), tỉnh Gia Lai có tên từ đấy.
Phố núi Pleiku ngày nay đã thay da đổi thịt không ngừng vươn lên từng ngày trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm nhận vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá lớn nhất của tỉnh Gia Lai.
PUIH THU
 Puih Thu, dân tộc Jrai, Xã đội trưởng xã E14, khu 5, nay thuộc xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
 Người du kích anh hùng của núi rừng Tây Nguyên
    Ở Gia Lai, những người anh hùng trong thời chống Mỹ còn sống bây giờ chỉ còn vài người, trong đó có Kpuih Thu. Ông là người dân tộc Jrai, Xã đội trưởng du kích xã E14, nay là xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
    Trong những năm tháng đánh giặc cứu nước, vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, đội du kích xã E14 do ông chỉ huy thường xuyên chặn đánh địch trên quốc lộ 14. Puih Thu là một du kích quả cảm và mưu trí, ông thường xuyên di chuyển trên những tuyến đường có địch. Trong tầm mắt kẻ thù, chúng chỉ thấy một người đàn ông Jrai đóng khố, cởi trần, chiếc gùi nhỏ trên lưng, tay cầm con dao nhỏ như một người đi rừng tìm rau, hái nấm. Chúng không thể biết là ở cổ chân ông còn có sợi dây thừng đang kéo lê một khẩu súng, đến những nơi có bụi cây rậm, Puih Thu giả ngồi nghỉ và chờ đến lúc thuận lợi bắn diệt các xe quân sự Mỹ. Ông đã thực hiện mưu kế này ở nhiều đoạn đường khác nhau. Chỉ trong ba tháng cuối năm 1966, Puih Thu đã bắn cháy trên 10 chiếc xe quân sự Mỹ. Không chỉ một mình đánh địch, ông còn hướng dẫn và chỉ huy du kích xã liên tục bám đường đánh địch không biết bao phen làm kẻ thù khiếp sợ.
Tên tuổi người Xã đội trưởng Kpuih Thu gắn với những trận đánh du kích ở Ia Hlốp, Ia Ko (Chư Sê) đã vang dội cả chiến trường Tây Nguyên. Ngày5/5/1965, Kpuih Thu được Uỷ ban mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người anh hùng đầu tiên của tỉnh Gia Lai trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Sau khi nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Kpuih Thu càng thấy trọng trách của mình nặng nề hơn, ông đã không ngại gian nguy, thường xuyên bám địa bàn cơ sở, chỉ huy anh em du kích ở các làng, xã cách đánh hay để tiêu diệt địch. Nhờ vậy mà phong trào du kích ở Tây Nguyên ngày càng lớn mạnh và đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách, đi đến trận đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Những dòng ký ức
    Nhớ chuyện thuở xưa, một hôm ở làng, Kpuih Thu nghe có người bảo: "Đất nước này là của dân tộc Việt Nam, Pháp xâm chiếm ta đánh Pháp, Mỹ xâm lăng ta đánh Mỹ!". Lúc ấy Kpuih Thu chưa hiểu nhiều đến chuyện lớn lao nhưng thấy quê hương mình không được bình yên bởi giặc Mỹ xâm chiếm, đàn áp, cướp bóc và giết chết cả người thân của mình nên Kpuih Thu kiên quyết:"Phải đánh!". Thế là Kpuih Thu xin được làm giao liên, rồi tham gia du kích ở E14 (xã Ia Hlốp, Chư Sê, Gia Lai bây giờ).
    Vào du kích được một năm, Kpuih Thu được bầu làm Xã đội phó rồi sau đó được giao trọng trách Xã đội trưởng du kích xã Ia Hlốp. Kpuih Thu kể rằng, anh em du kích lúc ấy ở Tây Nguyên còn thiếu vũ khí nên ông đã hóa trang thành người dân nghèo đi bán chuối rồi lợi dụng lúc giặc sơ hở, Kpuih Thu lấy trộm súng và lựu đạn về phát cho anh em để đánh giặc.
    Nhớ nhất là trận đánh năm 1963, Kpuih Thu chỉ huy anh em phục kích chặn đánh địch ở Chư Sê, quốc lộ 14, trên đường giặc đưa quân từ Đắk Lắk sang Gia Lai. Gần chục chiếc xe tải chở đầy quân với vũ khí hiện đại nhưng chúng bị anh em du kích xã chỉ một khẩu súng và nỏ mà tiêu diệt gần hết.
    Rồi liên tiếp những năm 1963-1964, Kpuih Thu chỉ huy anh em du kích địa phương phục đánh các đồn, ấp, tiêu diệt nhiều lính địch, mở rộng vùng kháng chiến. Kpuih Thu thường khuyên nhủ anh em du kích rằng: "Chúng ta phải học cách đánh hay và lòng gan dạ của Bok Núp. Người Tây Nguyên không thiếu trí thông minh và lòng gan dạ, chúng ta phải đánh cho quân giặc kinh sợ và đừng bao giờ dám xâm lược đất nước Việt Nam nữa!".
   Trong dòng ký ức bao năm tháng, Kpuih Thu nhớ về một trận đánh khác làm cho địch kinh hoàng khiếp vía, ấy là năm 1964, khi cuộc họp của cán bộ xã đang diễn ra ở Ia Hlốp thì phát hiện có 2 máy bay trực thăng Mỹ ập đến. Kpuih Thu căn dặn anh em: "Kpuih Thu có súng bắn cho nó rơi xuống, còn anh em chuẩn bị nỏ tiêu diệt từng tên còn sống sót". Nói xong, Kpuih Thu nhảy nhanh như sóc lên cây gòn rồi áp súng vào thân cây ngắm thẳng về hướng chiếc trực thăng bay tới mà nhả đạn. Tiếng súng vừa dứt, một vệt sáng lóe lên, chiếc trực thăng lảo đảo và rơi trong mịt mù khói đen.Thất bại nhục nhã nên sau vài giờ đồng hồ, quân giặc cho gần chục xe tăng cùng lính đổ bộ xuống càn quét dân làng để trả thù. Kpuih Thu cho anh em du kích tạm rút lui về nơi trú ẩn, còn một mình Kpuih Thu ở lại đặt mìn, tiếp tục tiêu diệt thêm một xe tăng và 6 lính Mỹ.
    Không nhớ hết các trận đánh du kích ở đây, nhưng bằng tinh thần mưu trí, dũng cảm, chỉ trong vòng từ 1961-1965, Kpuih Thu đã trực tiếp chỉ huy và cùng anh em du kích xã Ia Hlốp phục đánh địch hàng trăm trận, tiêu diệt nhiều lính Mỹ và quân chính quyền Sài Gòn, phá hủy nhiều phương tiện quân sự của giặc, khiến quân thù khiếp sợ.
 Anh hùng giữa đời thường
    Hòa bình lập lại, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kpuih Thu trở về với cuộc sống đời thường, chăm lo làm ăn và xây dựng cuộc sống mới ở buôn làng. Ông đã trở thành hạt nhân tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi, giúp đỡ người dân trong làng biết cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Năm nay đã bước sang cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng Kpuih Thu vẫn không một giờ ngơi nghỉ. Thường ngày, ông vẫn đôi chân trần thoăn thoắt, nhanh nhẹn với công việc nương rẫy. Người dân ở làng Te Yỗ, xã Ia Hlốp, luôn tâm đắc ngợi khen: "Kpuih Thu đánh giặc giỏi,làm kinh tế cũng giỏi".
    Sau hơn ba mươi ba năm nước nhà thống nhất, dù tuổi cao, sức yếu nhưng độ sắc sảo của người du kích Tây Nguyên vẫn không hề suy giảm, Kpuih Thu vẫn gắn mình vì sự bình yên cho buôn làng. Ông bảo: "Mình sống ở làng khó khổ mấy về vật chất cũng chịu được nhưng không chịu nổi cảnh dân mình bị bọn phản động FULRO lừa phỉnh". Trong những năm tháng ở Chư Sê, Gia Lai bọn phản động FULRO hoạt động mạnh, Kpuih Thu đã đi vận động nhân dân không nghe theo lời kẻ xấu. Để làm gương cho dân làng, KpuihThu cho hai người con trai học hành tử tế và tình nguyện về công tác ở Công an huyện Chư Sê, góp phần giữ gìn cuộc sống bình yên cho dân làng. Điều ấy, có phải chăng Kpuih Thu xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo trên quê hương Tây Nguyên, lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bom đạn của kẻ thù ngày đêm cày xới nên ông thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ nhục của người dân mất nước.  
    Ông khuyên con cái mình và những người thân: "Dù đổi thay sung sướng hay gian khổ cũng phải luôn giữ gìn cái gốc con người, cái gốc của người cán bộ là gần gũi với nhân dân và giúp đỡ mọi người trong những hoàn cảnh khó khăn". Và đó cũng là cái gốc của lòng nhân ái trong con người Anh hùng Kpuih Thu, trọn một đời vì cách mạng, vì nhân dân.
Nguồn: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI 1945 - 2005
Báo Công an nhân dân
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Kpă Ó làm theo lời Bác
Kpă Ó (nữ), dân tộc Jrai, Trung đội rưởng du kích xã E5, khu 5, nay là xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Ngày được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 6-11-1978.
Làng Bạc ngày xưa tiêu điều vì đạn bom cày xới thì nay đổi thay đến không ngờ bởi màu xanh của cà phê, lúa, mì... Chúng tôi trở lại thăm làng đúng vào dịp hoa dã quỳ nở. Cũng vào mùa hoa dã quỳ năm xưa, tại làng Bạc, một người con gái Jrai đã ghi tên mình vào lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, chị tên Kpă Ó.
Trở lại làng Bạc
Lầnthứ hai trở lại làng Bạc (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), chúng tôi vẫn thấy cảnh vật yên bình như cách đây mấy năm đã có dịp ghé thăm. Mây mù lãng đãng trôi trên nóc nhà rông, hơi núi se se lạnh và một chút sắc vàng của dã quỳ xen lẫn màu đất đỏ bazan đặc trưng bên chân núi Chư Prông làm cho con người ta thêm yêu quý khung cảnh thanh bình Tây Nguyên.
Gặp nhau trong căn nhà gỗ đơn sơ của Kpă Ó, tóc chị bạc nhiều hơn nhưng nét thông minh và cách nói chuyện dí dỏm vẫn thu hút người đối diện. Chị mường tượng lại: “Trong một trận càn, dân làng Bạc ra sức đấu tranh để giặc khỏi phá rẫy, giết heo, trâu nhưng không hiệu quả. Dân làng quyết định kháng cự bằng cung nỏ, lao mác có sẵn. Sau trận chiến giữ làng không cân sức, làng Bạc có 195 người bị thiệt mạng, trong đó có mẹ, em trai và anh rể của mình bị giết thảm thương. Mình thoát chết đợt đó là nhờ có hàng cây mít chở che khi quân địch điên rồ nổ súng đuổi theo, mình té ngã nên nấp vào gốc cây, còn mọi người thì bị bắn gục hết. Con nít chúng cũng giết, người lớn chúng cũng bắn bỏ. Nhớ lại cảnh đó, đau cái bụng lắm, Giàng ơi!”.
Sau lễ bỏ mả cho mẹ và các em, cô gái Jrai 16 tuổi Kpă Ó căm hận giặc Mỹ nên đã tình nguyện vào đội du kích xã Ia Phìn. Nhờ sự dìu dắt của các chú các anh và nhất là các chị trong đội du kích làng Bạc, Kpă Ó trưởng thành và tiến bộ nhiều lên. Chị đã biết vót chông, dụ địch sập bẫy, sử dụng súng, lựu đạn thành thạo. Cùng với các nữ du kích làng Bạc, Kpă Ó đã trực tiếp tham gia chiến đấu hàng chục trận chống càn, cùng chị em phá vỡ âm mưu lập ấp, xây đồn trên chính quê hương mình…
Kpă Ó nhớ lại một trận đánh: “Ồ, mình nhớ lời Bác kêu gọi đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào nên dù mình nhỏ nhất đội du kích, mình vẫn xung phong nhận nhiệm vụ quan trọng là đón đoàn xe tăng địch. Mình mừng lắm nên nghĩ kế gài đúng hướng địch sẽ đi qua. Hôm đó 4 chiếc càn thì 2 chiếc xe tăng bị mình dẫn dụ đã chạy vào bãi và trúng 4 quả mìn gài sẵn, nổ tung tan xác. Trận đó chúng thiệt mạng hàng chục tên, cuộc hành quân bị bẻ gãy…”. Và chính nhờ chiến công đầu tiên đánh xe tăng bằng mìn, mở màn cho những sáng tạo đánh giặc ly kỳ của người Jrai, Kpă Ó đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Mùa hoa quỳ năm nay
Câu chuyện bỗng nhiên dừng lại, Kpă Ó cười bật thành tiếng, rồi vui vẻ kể:“Năm 1973 ra Bắc dự đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua, không còn Bác Hồ nên mình chẳng có cơ hội cầm tay và báo công với Bác. Nhưng lần ấy mình có… một chuyện tình với một người đấy, cũng là người đồng bào Jrai thôi.”
Tôi tò mò hỏi: “Ai vậy chị?”.
“Ông Rơ Mah Peng đấy, chúng mình quen nhau tại đại hội, ông ấy ba lần đạt danh hiệu là “Dũng sĩ diệt Mỹ”, còn được gặp Bác Hồ nữa chứ! Yêu nhau cách trở 3 năm vì ai cũng lo học thêm văn hoá, chính trị, lo chiến đấu…Mãi sau này mình mới có điều kiện đi “bắt” ổng về làm chồng. Chẳng tốn heo, tốn gà gì hết vì chúng mình đều là người làm cách mạng cả, tổ chức chấp thuận là mình “bắt” ngay. Nhưng sau ngày hoà bình thống nhất năm1975, chúng mình mới chính thức lấy nhau. Năm ấy hoa quỳ nở đẹp lắm!”.
Hiện giờ, gia đình Kpă Ó đang nhận khoán chăm sóc 3 ha cà phê của Công ty Cà phê tỉnh Gia Lai. Lương công nhân khoảng 1 triệu đồng/tháng, Kpă Ó dùng để nuôi đứa con gái bị nhiễm chất độc da cam và mấy con bò. Cũng như nhiều bà con làng Bạc và các vùng khác trong xã Ia Phìn, cách đây hơn 10 năm, dự án phát triển cây cà phê của Gia Lai đã thu hút nhiều người tình nguyện vào làm công nhân cho nông trường. Cuộc sống dân làng Bạc từng bước được cải thiện, đã khác xưa. Nhà Kpă Ó không còn thuộc diện nghèo đói nữa mà đã có gạo trữ trong bồ, có ngô treo đầy sàn bếp và đàn lợn ủn ỉn đầy dưới chân nhà sàn. Đêm đêm, ánh điện sáng choang nơi nhà rông văn hoá xã, Kpă Ó và lũ làng vui vầy bên ghè rượu, cười hát vang núi. Chị bảo: “Đồng bào mình ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành rồi, đúng với mong ước của Bác Hồ, chắc Bác cũng vui cái bụng nơi chín suối. Mình nhớ Bác dặn rằng: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Hán, Gia Rai hay Ba Na, Ê Đê hay Mơ Nông… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt nên mình lúc nào cũng dặn lũ thanh niên đừng có nghe lời bọn Đề Ga lừa phỉnh. Và làng Bạc của mình chẳng ai nghe lời chúng, bọn thanh niên trai tráng tin cái lời mình hơn, chúng biết Tây Nguyên là đất mẹ, các dân tộc là anh em mà!”.
Và dù đã gần bước sang tuổi 57, nữ anh hùng Kpă Ó vẫn hồn nhiên, dẻo dai như cây pơ mu của núi rừng. Kpă Ó rủ chúng tôi uống rượu ghè: “Đông thế này uống rượu vui phải biết”. Nhìn gương mặt hiền dịu nhưng sạm nắng vì cuộc sống bươn chải, nắm lấy đôi bàn tay chai sần vì phải lo gánh vác gia đình như mọi phụ nữ Jrai (mẫu hệ) khác…, tôi đã chúc cho Kpă Ó mãi mãi tràn đầy sức khoẻ, để từng ngày ngắm những mùa hoa quỳ khoe sắc trên núi Chư Prông.
Bá Tuế - Hương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét