Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , chim trĩ thịt bán , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại bình phước , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai binh phuoc , đồng xoài giá rẻ

Không thể phó mặc cho thầy, cô giáo
  1. Cuối tuần rồi, tôi dự họp phụ huynh cho con trai, đang học lớp 12, trường THPT Hùng Vương, thị xã Đồng Xoài. Đúng giờ, cô chủ nhiệm P.T.T.H điểm danh phụ huynh có mặt để triển khai họp. Chương trình họp gồm 3 phần: Một là thông báo kết quả trong học tập học kỳ I của 47 học sinh. Tiếp đến là thông báo tình hình nhà trường như: Sĩ số học sinh, tỷ lệ xếp loại học sinh, các giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia... Nhìn chung, thông qua sự phấn đấu của ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trong toàn trường, hầu hết các chỉ tiêu tích cực đều tăng. Tiếp theo cô giáo nhận xét đánh giá từng học sinh về lực học, điểm mạnh, điểm yếu khá chi tiết. Ngồi nghe, tôi thực sự xúc động và cảm phục cô giáo chủ nhiệm, bởi trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, sự gắn kết giữa giáo viên (chủ nhiệm) với học trò thực sự đã và đang bị chi phối không nhỏ, theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, tại lớp học cụ thể này, cô giáo chủ nhiệm không chỉ quan tâm đến chuyện học hành mà còn tường tận tính nết, sở thích, tâm lý của mỗi học sinh. Điều đó cho thấy rõ tâm huyết của cô đối với sự nghiệp trồng người!
    Nhưng rồi, trong lòng tôi lại trào dâng một nỗi buồn, cảm thấy có lỗi với cô giáo chủ nhiệm bởi có khá nhiều phụ huynh ngồi cuối lớp nói chuyện riêng rất to, đến độ cô giáo phải nhắc giữ trật tự đến 3 lần. Buồn hơn thế là có đến 13/47 phụ huynh vắng mặt, trong đó có những bậc cha mẹ vắng cả lần họp đầu năm, hoặc đã sang học kỳ II mà có cha mẹ chưa đóng góp một khoản nào cho nhà trường... Trên đường về, tôi cứ miên man nghĩ, sao lại có những bậc cha mẹ thờ ơ, phó thác chuyện học hành của con em mình cho thầy cô, nhà trường đến mức không muốn biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình ra sao. Chỉ còn vài tháng nữa thôi, các em sẽ rời ngôi trường phổ thông để bước vào môi trường học tập chuyên nghiệp, bắt đầu một cuộc sống tự lập xa gia đình. Nếu họ tiếp tục phó thác cho xã hội, con em họ rồi sẽ ra sao?  
    Khoa học đã chứng minh và chúng ta vẫn thường nói: Nhân cách của con trẻ được hình thành bởi ba môi trường quan trọng là gia đình, nhà trường và xã hội. Song hiện nay, không ít gia đình chỉ lo kiếm tiền, không ít bậc cha mẹ quên đi trách nhiệm dõi theo con em mình học hành ra sao, tâm lý thế nào, hòa nhập cộng đồng đến đâu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược, chiều sâu. Thực tế đã cho thấy rất nhiều gia đình giàu có, tiền bạc rủng rỉnh, nhưng vì thờ ơ với việc giáo dục con cái đã phải nhận những hậu quả hết sức đau lòng.
  2.  

    Đừng để cử tri thêm bức xúc

    Trong 11 nội dung Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ năm vừa qua, có tới 7 nội dung liên quan đến các vấn đề suối, hồ, đập, kè thủy lợi. Dù mỗi nội dung, cử tri kiến nghị một vấn đề khác nhau, nhưng điều đó cho thấy việc quản lý, khai thác các suối, hồ, đập, kè thủy lợi của ngành nông nghiệp tỉnh đang rất có vấn đề! Đáng nói nhất là hai hồ Nông trường 6 (Long Hà) và Nông trường 9 (Long Tân) của huyện Bù Gia Mập với mức độ ảnh hưởng lên tới hàng ngàn hộ dân.
    Như Báo Bình Phước đã phản ánh trong số báo thứ Tư, ngày 21-11-2012, trong bài “Nâng cấp hồ Nông trường 9 - Nhiều nông dân ở ven hồ khổ vì thiếu nước”, từ năm 2010, sau khi hồ Nông trường 9 được cải tạo, nâng cấp bờ kè với mức đầu tư không nhỏ, mực nước của hồ đã bị hạ xuống hơn 2m, mùa khô hạ xuống hơn 3m. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của hàng trăm hộ dân tại thôn 1 và 2. Theo số liệu thống kê thì sau khi hồ Nông trường 9 được cải tạo, cứ vào mùa khô lại có gần 100 ha cây trồng nằm sát hồ ở hai thôn này bị ảnh hưởng bởi thiếu nước tưới, gần 200 giếng nước bị cạn. Riêng mùa khô năm 2010 thì tại hai thôn có 370 giếng đào bị hết nước, phải nạo vét nhiều lần; 88 ao cá bị trơ đáy; 2.208 cây trồng các loại bị chết do thiếu nước. Tương tự, hồ Nông trường 6 ở xã Long Hà cũng bị hạ thấp mực nước sau khi cải tạo, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân khu vực ven hồ. 
    Vấn đề này, Sở Nông nghiệp đã hai lần có văn bản trả lời. Và tại kỳ họp thứ năm, sở này lại tiếp tục trả lời, nhưng cử tri các xã Bình Tân, Phú Riềng, Long Tân (Bù Gia Mập) cũng... tiếp tục không đồng ý với nội dung trả lời của sở. Họ không đồng ý bởi nội dung trả lời của sở quá lằng nhằng, dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành để người nghe phải... tẩu hỏa nhập ma. Sẽ rất ít người trong số những hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc nâng cấp hai hồ này có đủ kiến thức để hiểu được thế nào là “hoàn trả lưu lượng cơ bản về hạ lưu” như quý sở nhắc đi nhắc lại trong nội dung trả lời. Nhưng ai cũng có thể hiểu một cách nôm na mà rất triết học rằng: đã bỏ tiền ra để sửa chữa, nâng cấp thì phải tốt hơn, hay hơn lúc chưa nâng cấp chứ không thể dở hơn được! Họ cũng không đồng ý bởi cách nói lòng vòng, kiểu “việc lấy nước ở thượng lưu (ven lòng hồ) cần phải được điều chỉnh theo dao động của mực nước hồ sau khi cải tạo..., cuối mùa mưa thì hồ đầy nước nhưng cuối mùa khô thì mực nước hạ xuống mực nước chết... do đó, nếu có nâng cao mực nước hồ thì mực nước không thể nằm im mà dao động theo mùa”. Thiết nghĩ đây không phải là lời giải thích mà đây chính là hiện trạng đang khiến người dân bức xúc!
    Vẫn biết trong cuộc sống, công tác, không phải chuyện gì, việc gì cũng có thể thành công mỹ mãn. Nhưng khi gặp sự cố, nên biết lắng nghe và nhìn nhận sự việc một cách chân thành. Có chân thành thì mới có thể cảm thông, chia sẻ và nghĩ cách để khắc phục. Điều đó sẽ hơn là việc đổ qua đổ lại khiến người dân càng thêm bức xúc!
    L.T

    Cần tránh sự trùng lặp nội dung giữa các điều

    Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhiệm vụ của mọi người dân trong xã hội đối với Tổ quốc, nhằm góp phần làm cho nước nhà ngày càng hưng thịnh, đất nước có một Hiến pháp dân chủ, phù hợp, tiên tiến. Là công dân, tôi tự thấy mình có bổn phận nghiên cứu tham gia một vài ý kiến vào dự thảo.
    Qua nghiên cứu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 các nhà biên soạn đã rất công phu đầu tư chu đáo vào nội dung hiến pháp, được nhân dân đồng tình và đánh giá rất cao. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn một số nội dung trong một số điều khoản còn chưa phù hợp, trùng lặp cần nên điều chỉnh thì Hiến pháp sẽ có giá trị thực tế cao hơn.
    Bỏ điều 46 (mới) nhưng nội dung không bị mất.
    Điều 46 (mới) có hai khoản:
    1-     mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.
    2-     mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường  
    Theo tôi hai khoản của điều nầy nó có sự trùng lặp với nội dung của các Điều 21, và Điều 68 (mới). Ở Khoản 1 của Điều 46 thì vừa trùng với điều 21 vừa làm cho suy luận nhiều chiều, không thống nhất. Như vậy môi trường không trong lành thì mọi người không có quyền được sống. Ở Khoản 2 chỉ cần thay cụm từ của mọi người vào phần cuối khoản 1 Điều 68 (mới) là đầy đủ ý nghĩa. Khoản 1 Điều 68 có ghi: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Theo tôi viết lại: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi người. Qua phân tích trên thì Điều 46 thừa nên bỏ và nội dung ý nghĩa của nó vẫn không bị mất.
    Điều 58 (sửa đổi bổ sung điều 18)
    Ở Khoản 3 của Điều 58: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tế của địa phương việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua tạo nên sự bất đồng giữa nhân dân (người có đất bị thu hồi) với chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp. Một số chính sách giải quyết cho nhân dân bị thu hồi đất không kịp thời gây mất an ninh trật tự. Theo tôi nên bổ sung sau từ “lợi ích công cộng” nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân: Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc bồi thường phải được thỏa thuận và phù hợp với giá thực tế của thị trường. Viết lại: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc bồi thường phải được thỏa thuận và phù hợp với giá thực tế của thị trường.
    Điều 106: Chủ tịch ủy ban trung ương MTTQVN và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan. Theo cá nhân tôi nên bỏ cụm từ khi bàn các vấn đề có liên quan. Và được viết lại như sau: Chủ tịch ủy ban trung ương MTTQVN và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của chính phủ. Bởi lẽ để xác định vấn đề nào có liên quan và vấn đề nào không có liên quan trong công tác thì nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, cụ thể mà chỉ theo cảm nghĩ. Hơn nữa hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là hoạt động nhân dân còn thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Nên tôi nghĩ các hoạt động của chính phủ đều có liên quan đến MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, để vừa nắm bắt nội dung tuyên truyền cho nhân dân đồng thời thực hiện chức năng giám sát hoạt động của chính phủ nữa.
    Ngọc Ba
    MTTQ Bù Đăng

    Bảo hiểm thất nghiệp và những bất cập


    Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-6-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007. Riêng đối với bảo hiểm thất nghiệp thì có hiệu  lực thi hành từ 1-1-2009.
    Sau hơn 4 năm được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi bổ sung, nhưng chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành vẫn còn vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Theo quy định hiện hành, chỉ có những người có hợp đồng từ 12 tháng trở lên, làm việc trong những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động mới thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là những lao động có hợp đồng ngắn hạn, hoặc lao động trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì không thuộc diện được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đây lại là những đối tượng dễ bị mất việc làm nhất, cần quan tâm hỗ trợ, nhưng lại không được tham gia để hưởng trợ cấp lúc khó khăn nên cần sớm thay đổi. 
    Một điểm bất cập khác, là quy định trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng có thể được nhận trợ cấp một lần khi tìm được việc làm, tức là khi họ đã không còn là người thất nghiệp. Quy định này dễ khuyến khích người lao động tìm cách trục lợi để hưởng bảo hiểm. Thực tế là lượng người đăng ký thất nghiệp tăng vọt thời gian qua, trong đó có nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng không ít trường hợp người lao động và doanh nghiệp câu kết để trục lợi. Vì việc xác định người lao động không còn làm việc hoặc đã bị mất việc đối với chủ cơ sở sản xuất hoàn toàn dễ dàng. Ngoài ra, quy định này cũng khiến người lao động có tâm lý không an tâm làm việc vì muốn tìm chỗ khác với nhiều lý do và điều này sẽ gây mất chủ động cho người sử dụng lao động.
    Một bất cập nữa là khi người lao động mất việc làm thì ngoài trợ cấp bằng tiền, người lao động mất việc có nhu cầu cũng được học nghề miễn phí với thời gian 6 tháng. Nhưng với thời gian học nghề như vậy là quá ngắn, mà thực tế thì phải mất ít nhất 12 tháng mới có thể học thành thạo được một nghề để kiếm việc làm. Do vậy, người lao động không mặn mà với chính sách này. Qua 3 năm thực hiện, cho đến nay ở Bình Phước có số người đăng ký học nghề rất thấp. Hơn nữa, để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải trải qua nhiều khâu, tốn thời gian đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan thực hiện là Trung tâm Giới thiệu việc làm và Bảo hiểm xã hội. Trong khi đó họ còn phải lo kiếm việc làm mới.
    Mặt khác, hiện nay các dữ liệu tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và doanh nghiệp phần lớn được quản lý tại Bảo hiểm xã hội huyện. Trong khi phần mềm quản lý của cơ quan bảo hiểm xã hội lại chưa được kết nối, đồng bộ về dữ liệu nên Bảo hiểm xã hội địa phương chưa có cơ sở dữ liệu tập trung. Chính vì vậy cho nên việc truy xuất, đối chiếu dữ liệu mất rất nhiều thời gian. Đó là chưa kể đến việc Trung tâm Giới thiệu việc làm phải nhập toàn bộ tư liệu về nhân thân, đơn vị công tác, thời gian tham gia bảo hiểm của từng cá nhân người đăng ký thất nghiệp, vậy nhưng dữ liệu này đã có tại cơ quan bảo hiểm xã hội và điều này gây lãng phí không ít thời gian cho cả người lao động và cơ quan chức năng.
    Chỉ khi nào những bất cập trên đây được khắc phục thì chính sách an sinh xã hội lớn này của đảng, nhà nước mới thực sự đi vào cuộc sống.             
    LG

    Hiến định rõ cơ chế thu hồi đất

    Tại Khoản 3, Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18) có ghi: 3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên vừa dài lại vừa thừa và nghe rất nặng nề.
    Cụ thể, với cụm từ “thu hồi” nghe rất nặng nề. Đồng thời với cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” như trong dự thảo là không cần thiết. Và chỉ cần quy định: “Nhà nước trưng dụng đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồnglà đủ. Vì vậy, theo tôi thì ở Khoản 3, Điều 58 cần được bỏ cụm từ “công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” và thay vào đó là cụm từ của cộng đồng”. Việc sửa đổi, bổ sung như trên là vì những lý do như sau:
    Thứ nhất, theo tôi thì cụm từ “thu hồi” cần được thay thế bằng cụm từ “trưng dụng” nghe mềm mại hơn, phù hợp hơn. Vì đất đai thuộc là do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người dân được giao quyền sử dụng đất và khi nhà nước cần thì sẽ trưng dụng lại quyền này để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia…
    Thứ hai, “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” suy cho cùng thì cũng là nhằm mục đích “vì lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng”.
    Thứ ba là việc phát triển kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến phát triển về xã hội. Bên cạnh đó, trong đầu tư cần phải phân định rõ ràng giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội. Nếu chúng ta gộp chung là dự án phát triển kinh tế - xã hội, thì sẽ dẫn đến sự nhập nhằng giữa kinh doanh và phục vụ lợi ích xã hội. Không những thế, sự nhập nhằng này là kẽ hở tạo ra môi trường và điều kiện cũng như cơ hội để tham nhũng nảy sinh và phát triển một cách tinh vi.
    Thứ tư là thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, người dân bức xúc, khiếu kiện nhiều và trong số đó phần lớn là trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể là từ việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhưng việc thực hiện bồi thường cho dân có đất bị thu hồi chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó, việc giải quyết chưa thật hài hòa giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và chủ dự án đầu tư (người được cấp đất). Nếu gọi chung là dự án phát triển kinh tế - xã hội thì đối với các dự án kinh tế, vì lợi nhuận sẽ dễ phát sinh tình trạng các chủ đầu tư chạy dự án, thỏa hiệp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thu hồi đất của tổ chức, cá nhân với giá thấp. Từ đó, lợi ích khủng sẽ nghiêng về chủ đầu tư và điều này sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát sinh. Do đó, việc cần thiết là phải phân chia tách bạch dự án phát triển kinh tế - xã hội thành hai loại dự án là dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ cộng đồng xã hội.
    Thứ năm, đối với các dự án phát triển kinh tế thì đương nhiên là nhà đầu tư phải hạch toán kinh tế, kinh doanh, lỗ lãi bằng tiền và một khi đụng chạm đến lợi ích của các đối tượng, thì việc thu hồi đất phải được thực hiện theo sự thỏa thuận, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất với chủ đầu tư. Ở đây, Nhà nước phải đóng vai trò là trọng tài, đồng thời can thiệp một cách công tâm, khách quan, giải quyết thỏa đáng lợi ích giữa người bị thu hồi đất và chủ dự án. 
    Thứ sáu là đối với các dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội, không hạch toán kinh doanh, như: Cầu cống, đường giao thông công cộng, công viên, trường học công, bệnh viện công…, Nhà nước trực tiếp thu hồi đất thì cần có cơ chế bồi thường hợp lý cho các đối tượng bị thu hồi đất, đảm bảo sự công bằng xã hội.
    Từ những lập luận trên, theo tôi thì Khoản 3, Điều 58 cần được bỏ cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Như vậy, Khoản 3, Điều 58 được viết lại như sau: 3. Nhà nước trưng dụng đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng. Với việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 58 như trên, tôi tin chắc rằng sẽ ngăn chặn được từ gốc nạn tham nhũng qua đất đai, đồng thời qua đó sẽ xóa bỏ tình trạng khiếu kiện đông người về thu hồi đất không hợp lý và việc bồi thường đất chưa thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi như hiện nay.
    Văn Minh (Đồng Xoài)

    Bình Phước

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Bình Phước
    Tỉnh

    Thị xã Bình Long
    Địa lý
    Tọa độ: 11°45′21″B 106°43′11″Đ
    Diện tích 6.871,5 km²[1]
    Dân số 2011
    Tổng cộng 905.300 người[1]
    Mật độ 132 người/km²
    Dân tộc Việt, Xtiêng, Khmer, Nùng, Tày
    Hành chính
    Quốc gia  Việt Nam
    Vùng Đông Nam Bộ
    Tỉnh lỵ Thị xã Đồng Xoài
    Chính quyền
    Chủ tịch UBND Trương Tấn Thiệu
    Chủ tịch HĐND Nguyễn Tấn Hưng
    Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hưng
    Phân chia hành chính 3 thị xã, 7 huyện
    Mã hành chính VN-58
    Mã bưu chính 83xxxx
    Mã điện thoại 651
    Biển số xe 93
    Web: Tỉnh Bình Phước
    Tọa độ: 11°45′21″B 106°43′11″Đ
    Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây nguyên và Campuchia[2].
    Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày[3],...vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn cò nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới của đồng bào Khmer[3].
    Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía BắcĐông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía TâyTây Nam, nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C[4].

    Mục lục

    • 1 Vị trí địa lý
    • 2 Tài nguyên thiên nhiên
    • 3 Dân số
    • 4 Kinh tế
      • 4.1 Nông nghiệp
      • 4.2 Lâm nghiệp
      • 4.3 Công nghiệp
      • 4.4 Nội Thương
      • 4.5 Ngoại Thương
    • 5 Lịch sử hình thành
    • 6 Hành chính
    • 7 Du lịch
    • 8 Giao thông
    • 9 Giáo dục
    • 10 Chú thích
    • 11 Liên kết ngoài

    Vị trí địa lý

    Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ[4]. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
    Trung tâm thương mại TX Bình Long

    Tài nguyên thiên nhiên

    Tỉnh Bình Phước có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
    Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng, cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh[4].
    Lịch sử phát triển
    dân số
    Năm
    Dân số
    1995
    533.200
    1996
    551.400
    1997
    572.600
    1998
    608.100
    1999
    652.300
    2000
    682.900
    2001
    707.900
    2002
    732.600
    2003
    754.600
    2004
    777.400
    2005
    799.600
    2006
    819.000
    2007
    838.300
    2008
    858.000
    2009
    875.000
    2010
    888.200
    2011
    905.300
    Nguồn:[5]

    Dân số

    Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 905.300 người, mật độ dân số đạt 132 người/km²[6] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 152.100 người[7], dân số sống tại nông thông đạt 753.200 người[8]. Dân số nam đạt 456.900 người[9], trong khi đó nữ đạt 448.400 người[10]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,7 ‰[11]

    Huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước

    Kinh tế

    Nông nghiệp

    Năm 2012 toàn tỉnh gieo trồng được 48,22 nghìn ha, đạt 99,9% kế hoạch năm, giảm 2,42% so cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước đạt 65,47 nghìn tấn, đạt 105,4% kế hoạch năm, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 2011[12].
    Ước tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2012, toàn tỉnh có 15.934 con trâu, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2011. Bò có 40.348 con, giảm 9,3%. heo 224.006 con, tăng 11,5%. gia cầm 3.368 ngàn con, tăng 1,3%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2012 ước 1.260 tấn, giảm 19,6%, bò 4.852 tấn, tăng 19,8%, heo 33.225 tấn, tăng 9,9%; gia cầm 13.404 tấn, tăng 3,3%; so cùng kỳ năm 2011[12].

    Lâm nghiệp

    Ước tính năm 2012, diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ 26,95 km2, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 115 ha, đạt kế hoạch, bằng năm 2011, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 32.183 ha, đạt kế hoạch, giảm 1,9% so với năm 2011. Tính đến 31 tháng 10 năm 2012, các ngành chức năng đã phát hiện 65 vụ khai thác rừng trái phép, 213 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 178 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến kinh doanh lâm sản trái pháp luật, 79 vụ phá rừng làm thiệt hại 35,42 ha rừng[13].
    Huyện Bình Long, thuộc Bình Phước

    Công nghiệp

    Tháng 11 năm 2012, Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, công nghiệp chế biến tăng 4,8% và tăng 19,5%, sản xuất và phân phối điện, nước tăng 2,4% và tăng 17,6%[14].
    Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2012, có 19 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 116,2 tỷ đồng, bằng 100% về số doanh nghiệp và 118,8% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Lũy kế 11 tháng năm 2012, thu hút được 430 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.618,8 tỷ đồng, giảm 29,2% về số doanh nghiệp và 56,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011[14].
    Tháng 11 năm 2012, Giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước gần 175,9 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 1.160,7 tỷ đồng, đạt 59,7% kế hoạch năm, trong đó cấp tỉnh 719,5 tỷ đồng, đạt 57,9% kế hoạch năm và cấp huyện 441,2 tỷ đồng, đạt 62,9% kế hoạch năm. Tháng 10 tháng 2012, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 52% (820,2 tỷ đồng) kế hoạch năm[14].

    Nội Thương

    Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước
    Tháng 11 năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 1.618,7 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng 10 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, kinh tế nhà nước ước 59,1 tỷ đồng, bằng 100% so với tháng 10 và tăng 34% so cùng kỳ năm trước, kinh tế cá thể ước 1.052,7 tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 15,5%, kinh tế tư nhân 504,4 tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 13,8%, kinh tế tập thể ước 2,5 tỷ đồng, bằng 100% và tăng 39,7%[12]. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,29% so cùng kỳ năm 2011 và tăng 11,51% so với tháng 12 năm 2011, chỉ số giá bình quân 11 tháng năm 2012 tăng 9,38% so với bình quân cùng kỳ năm 2011[14] .

    Ngoại Thương

    Trong 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện được 550.696 ngàn USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012, ước thực hiện 56.776 ngàn USD, tăng 1,5% so tháng trước và giảm 14,1% so cùng kỳ năm 2011. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước thực hiện 16.490 ngàn USD, chiếm 29%, tăng 12,8% so tháng trước và giảm 12,9% so với cùng kỳ, kinh tế tư nhân 29.536 ngàn USD, chiếm 52%, giảm 5,9% so tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10.750 ngàn USD, chiếm 18,9%, tăng 8,5% so tháng trước và tăng 47,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Hạt điều nhân ước thực hiện 1.417 tấn (trị giá 9.280 ngàn USD), Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 11.050 tấn (trị giá 32.618 ngàn USD), Hàng nông sản khác ước thực hiện 2.370 ngàn USD, Hàng dệt may ước thực hiện 1.359 ngàn USD, Hàng điện tử ước thực hiện 3.000 ngàn USD, sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.066 ngàn USD, Hàng hóa khác ước thực hiện 4.440 ngàn USD[15].
    Cũng trong 11 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được 103.939 ngàn USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012 ước thực hiện 14.810 ngàn USD, tăng 11,8% so tháng trước và tăng 43,7% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước không thực hiện, kinh tế tư nhân 5.098 ngàn USD chiếm 34,4%, giảm 16,3% so tháng trước và giảm 15,4% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9.712 ngàn USD chiếm 65,6%, tăng 35,7% so tháng trước và tăng 126,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vải may mặc ước thực hiện 4.900 ngàn USD, hàng điện tử ước thực hiện 2.600 ngàn USD, hàng hóa khác ước thực hiện 7.212 ngàn USD[15] .
    Căn cứ kháng chiến tại huyện Lộc Ninh

    Lịch sử hình thành

    Nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một[16].
    Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 01 năm 1971, Trung ương cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập[16].
    Ngày 02 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa VI, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc huyện Thủ Đức, chia thành 07 huyện, thị và 01 thị xã. Tháng 02 tháng 1978 huyện Bình Long được chia thành 02 huyện là Bình Long và Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 02 huyện là Phước LongBù Đăng. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, Tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước LongBù Đăng[16].
    Ngày 01 tháng 09 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 20 tháng 02 năm 2003 Chính phủ Ban hành nghị định số 17/2003 NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp được tách ra từ huyện Bình Long và Lộc Ninh. Ngày 01 tháng 05 năm 2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 08 huyện, thị, 94 xã phường và thị trấn.
    Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và 07 huyện[16][17]: Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng.
    Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn.... tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
    Các điểm tiềm năng du lịch nổi bật Các di tích lịch sử - văn hoá Các lễ hội dân gian tại Bình Phước

    Giao thông

    Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90 km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70 km[15].
    Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng[15].
    Tháng 11 năm 2012, Về doanh thu vận tải hành khách tháng này ước thực hiện 48,94 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng 10, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước[19]. Doanh thu vận tải hàng hoá tháng này ước thực hiện 30,38 tỷ đồng, tăng 3,3% so tháng trước và tăng 15,5% so cùng kỳ năm 2011[19].
    Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua Cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực[15].

    Giáo dục 

    Năm học 2011 đến 2012 toàn tỉnh có 429 trường học và 6.558 lớp. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%)[20].

    Năm học 2012 đến 2013 toàn tỉnh có 447 trường và 7.823 lớp, 217.476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304 cán bộ. Về cơ sở vật chất không xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, không có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học[21].

    Chú thích

    1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
    2. ^ Tổng Quan Bình Phước, Cổng thông tin tỉnh Bình Phước.
    3. ^ a b Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch, Trang Tin Tức Bình Phước .
    4. ^ a b c Vị trí địa lý của Tỉnh Bình Phước, Theo Trang Chính Phủ.
    5. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    6. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    7. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    8. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    9. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    10. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    11. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    12. ^ a b c Tình hình nông nghiệp tháng 11 năm 2012, Cục thống kê Bình Phước.
    13. ^ Tình hình Lâm Nghiệp của Bình Phước trong năm 2012, Cục thống kê Bình Phước.
    14. ^ a b c d Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2012, Cuc thống kê Bình Phước.
    15. ^ a b c d e Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa., Cổng thông tin Bình Phước.
    16. ^ a b c d Bình Phước lịch sử hình thành và phát triển, Theo Website Bình Phước.
    17. ^ Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Theo trang Chính Phủ.
    18. ^ Vài nét về Thị xã Đồng Xoài, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thị xã Đồng Xoài.
    19. ^ a b Tình hình vận tải tại Bình Phước vào tháng 11 năm 2012 , Theo cục thống kê Bình Phước.
    20. ^ Tình hình KTXH tháng 8 năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước.
    21. ^ Tình hình KTXH tháng 9 năm 2012, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước.
    22.  
    23.  
    24. chim trĩ giống , chim trĩ thịt , bán chim trĩ , bán chim trĩ đỏ, bán chim trĩ xanh , bán chim trĩ bảy 7 màu , cung cấp chim trĩ tại bình phước , ban chim tri thit o binh phuoc , cung cap chim tri giong o binh phuoc , bán chim trĩ giá rẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét