Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , chim trĩ thịt bán , cung cấp ở tại bà rịa vũng tàu - , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong ba ria vung tau

 

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh kiểm tra công nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Bà Rịa.

Sáng ngày 24/01/2013, Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở Giáo dục làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra về tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Bà Rịa. Tiếp và làm việc với đoàn có lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo thành phố; các ban, ngành đoàn thể của thành phố; Phó Chủ tịch các xã, phường; hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn thành phố.
Thành phố Bà Rịa hiện có 13 trường mầm non và 14 cơ sở mẫu giáo tư thục với trên 5.800 trẻ. Trong 2 năm qua, thành phố Bà Rịa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho giáo dục mầm non 5 tuổi phát triển. Tính từ năm 2011, thành phố Bà Rịa đã đầu tư bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho một số trường mầm non, tổng kinh phí hơn 02 tỷ đồng; bồi dưỡng nâng chuẩn cho 29 giáo viên; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 98 trẻ; trợ cấp tiền cho 239 trẻ thuộc diện nghèo và thoát nghèo theo Quyết định 01 của UBND thành phố.
Đến nay, thành phố đã huy động được 1.522 trẻ em 05 tuổi ra lớp, đạt tỷ lệ 99,4%; 100% trẻ 05 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non mới và học 2 buổi trong ngày; 100% giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn về trình độ, trong đó trên chuẩn chiếm gần 61%.
Tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu về chuyên cần chiếm 95%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 3,2%. Năm 2012, UBND thành phố Bà Rịa đã kiểm tra và công nhận 10 trong tổng 11 phường xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi trên địa bàn thành phố Bà Rịa, Đoàn đã tiến hành kiểm tra toàn diện về hồ sơ sổ sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại một số trường mầm non, mẫu giáo, đồng thời kiểm tra thực tế tại các hộ dân để đối chiếu với các kết quả thể hiện trong hồ sơ, sổ sách.
Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn sẽ sớm trình biên bản và báo cáo kết quả để UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét ra quyết định công nhận thành phố Bà Rịa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2012.
Đào Thơm
Hội nghị Quân Chính thành phố Bà Rịa năm 2012.

Ngày 28/01, Ban chỉ huy quân sự thành phố Bà Rịa tổ chức hội nghị Quân chính năm 2012 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2012 và triển khai nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2013. Đại tá Lê Văn Hiên, Chỉ huy phó, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Ông Phạm Chí Lợi, Chủ tịch UBND thành phố Bà Rịa đến dự.
Trong năm 2012, lực lượng quân sự thành phố hoàn thành tốt nhịêm vụ trên các lĩnh vực: duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp đúng qui định; tổ chức tốt hoạt động tác chiến trị an; Đẩy mạnh công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giáo dục quốc phòng – an ninh… Xây dựng Lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,17% so với dân số, đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ chiếm 26%. Hoàn thành huấn luyện theo chương trình với trên 86 % quân số tham gia, kết quả đạt khá và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Kiểm tra động viên quân dự bị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu với trên 96% quân số có mặt theo lệnh gọi. Hoàn thành công tác giao quân năm 2012 đạt 100% chỉ tiêu. Tổ chức phối hợp tuần tra được 13.015 lượt tổ với 26.075 lượt người. Đảm bảo về hậu cần tài chính và quản lý tốt vũ khí trang bị.
Năm 2013, thành phố tiếp tục củng cố, tổ chức biên chế lực lượng dân quân chặt chẽ, phù hợp, ưu tiên chất lượng chính trị. Tỷ lệ đảng viên đạt 26 % trên tổng số lực lượng dân quân tự vệ. Tổ chức huấn luyện 100% đầu mối với 85% quân số tham gia; trong đó lực lượng dân quân cơ động, dân quân tự vệ năm thứ nhất, dân quân binh chủng đảm bảo tham gia đạt 100% quân số. Kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, có 70% khá giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Phấn đấu không có cán bộ, chiến sỹ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, không để xảy ra tai nạn giao thông. Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân đảm bảo chất lượng, tỷ lệ đảng viên nhập ngũ đạt 02% trở lên và tổ chức hội trại tòng quân có ý nghĩa chính trị thiết thực.
Dịp này, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng: danh hiệu Đơn vị Tiên tiến cho 05 đơn vị, tập thể ; 01 cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và 04 cán bộ- chiến sĩ đạt danh hiệu Chiến sĩ Tiên tiến. Đơn vị Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Bà Rịa đạt danh hiệu Đơn vị Tiên tiến.
Phúc Thành.
Thành phố Bà Rịa phát động cao điểm đảm bảo an ninh trật tự Tết Quý Tỵ 2013.

Chiều 18/01, tại UBND phường Phước Nguyên, Công an thành phố Bà Rịa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm tết nguyên đán Quý Tỵ năm 2013. Tham dự có đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; các đội nghiệp vụ công an thành phố và UBND 11 phường xã trong thành phố.
Đợt cao điểm phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh tố giác tội phạm lần này được tiến hành từ nay cho đến ngày 15/3/2013. Theo đó, Công an thành phố Bà Rịa sẽ huy động các ngành, các lực lượng và UBND 11 phường xã trong toàn thành phố cùng nhau tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm để cán bộ và nhân dân biết nâng cao cảnh giác, đấu tranh tố giác tội phạm. Đồng thời tập trung đấu tranh mạnh với các loại tội phạm: cướp, cướp giật, tệ nạn cờ bạc, số đề; buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng trốn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về ATGT, góp phần bảo đảm tốt tình hình ANTT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Tại hội nghị triển khai, ông Trần Quốc Nhị , Phó Trưởng Công an thành phố Bà Rịa nhấn mạnh, trên cơ sở kế hoạch của công an thành phố đề ra, các đội nghiệp vụ có liên quan và UBND phường xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa phương mình và báo cáo kết quả về công an thành phố.
Cuối đợt cao điểm, công an thành phố Bà Rịa sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
Đào Thơm.
Liên đoàn Lao động thành phố Bà Rịa tổng kết hoạt động năm 2012.

Sáng ngày 04/02/2013, Liên đoàn Lao động thành phố Bà Rịa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn năm 2012 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
Trong năm 2012, bên cạnh việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục ý nghĩa các ngày lễ lớn, các công đoàn cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ thu hút gần 700 đoàn viên công đoàn và hơn 800 lượt công nhân viên chức lao động tham gia cổ vũ. Thường xuyên quan tâm động viên cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động học tập để nâng cao hơn chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm qua, Liên đoàn lao động thành phố đã vận động thành lập mới 03 công đoàn cơ sở ngoài nhà nước, kết nạp mới 58 đoàn viên và có 78 đoàn viên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các đơn vị còn thực hiện  03 công trình và 215 sáng kiến kinh nghiệm làm lợi cho nhà nước hàng chục triệu đồng. Duy trì và thực hiện có hiệu quả nguồn quỹ góp vốn xoay vòng với tổng số tiền 821 triệu đồng; tạo điều kiện cho 4.636 lượt công đoàn viên và người lao động tiếp cận các nguồn vốn khác với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng.
Liên đoàn lao động  thành phố còn trao 129 suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh trị giá 65,5 triệu đồng; xây tặng 06 mái ấm công đoàn cho đoàn viên lao động nghèo. Trong năm không xảy ra các vụ tranh chấp khiếu kiện nào giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Dịp này có 02 đơn vị là Công đoàn cơ sở trường Mầm non Long Hương và Ban quản lý chợ Bà Rịa được nhận Cờ Thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh; 11 tập thể và 10 cá nhân được nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh; 27 tập thể và 34  cá nhân được UBND và Liên đoàn Lao động thành phố Bà Rịa tặng giấy khen.
Kim Liên
Hội trại tòng quân, thành phố Bà Rịa năm 2013.

Hội trại tòng quân Thành phố Bà Rịa năm 2013 được khai mạc vào lúc 14 giờ ngày 27/02 . Đến dự có Thiếu tướng Đỗ Minh Dân, Giám đốc Công an tỉnh; Đại tá Ngô Quốc Quang, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; ông Nguyễn Văn Trình, Bí thư Thành ủy; ông Phạm Chí Lợi, Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các ban ngành thành phố và các xã phường cùng 685 trại sinh; trong đó có 259 thanh niên trúng tuyển gồm 11 tiểu trại của 11 phường xã, 01 trại chỉ huy và 01 trại y tế.
Sau nghi lễ khai mạc, Lãnh đạo Thành ủy - HDND - UBND - UBMTTQ thành phố đã đến thăm các tiểu trại thăm hỏi về điều kiện sinh hoạt – cũng như tâm tư tình cảm của các thanh niên trước ngày giao quân. Mở đầu cho chương trình hội trại là “hội thi chiến sĩ khỏe”với các nội dung như: Bước chân thần tốc, Tay súng thiện xạ, Tôi yêu tân binh. …với sự tham gia của các tân binh và đoàn viên thanh niên các xã- phường . Không khí  hội trại tòng quân diễn ra rất sôi nổi. Mỗi tân binh, mỗi người thân đều thể hiên niềm vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ.
Điểm nhấn của trại tòng quân thành phố Bà Rịa năm nay là đêm hội trại với Hội thi “tiếng hát tân binh- Chúng tôi là chiến sĩ bộ đội” với những bài hát sôi nỗi, giục giã bước tiến quân như: “Hát mãi khúc quân hành”,  “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”, “Lá xanh”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”...  và sinh hoạt lửa trại – Đố vui có thưởng. đã tạo nên sự háo hức và vui tươi cho những thanh niên trúng tuyển. 
Phúc Thành.
225 thanh niên thành phố Bà Rịa lên đường nhập ngũ.

Sáng ngày 27/02, tại sân vận động thành phố, Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố Bà Rịa tổ chức trọng thể lễ giao quân năm 2013. Đến dự có Thiếu tướng Phùng Thế Quảng, Phó Tư lệnh Quân khu 07; Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Trình, Bí thư Thành ủy; ông Bùi Việt Hưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Phạm Chí Lợi, Chủ tịch UBND thành phố, kiêm Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố Bà Rịa; Đại diện các ban ngành của tỉnh; thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh và thành phố; cấp ủy chính quyền, các ban ngành đoàn thể các phường xã, 259 thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và đông đảo thân nhân đến chia tay.
Thay mặt đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc thành phố, ông Phạm Chí Lợi, chủ tịch UBND thành phố, kiêm chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố phát biểu chúc mừng những thanh niên nhập ngũ, mong mỏi anh em ra sức rèn luyện học tập, hoàn thành nghĩa vụ của người thanh niên, xứng đáng với truyền thống của một quê hương anh hùng; đồng thời cảm ơn những gia đình có thanh niên nhập ngũ và mong muốn gia đình tiếp tục động viên con em mình hoàn thành tốt nghĩa vụ của thanh niên. Ngay sau buổi lễ, các đơn vị Trung đoàn thông tin 23; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh và Tư lệnh Hải quân đã tiến hành thủ tục nhận quân và đưa những thanh niên nhập ngũ về đơn vị.
Lễ giao quân năm 2013 ở thành phố Bà Rịa diễn ra nhanh gọn, an toàn với 225 thanh niên nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu trên giao.
Phúc Thành

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh

Bãi biển Long Hải
Địa lý
Tọa độ: 10°24′37″B 107°08′12″Đ
Diện tích 1.989,5 km²[1]
Dân số 2011
Tổng cộng 1.027.200 người[1]
Mật độ 516 người/km²
Dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chơ-ro
Hành chính
Quốc gia  Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ
Tỉnh lỵ Thành phố Bà Rịa
Chính quyền
Chủ tịch UBND Trần Minh Sanh
Chủ tịch HĐND Nguyễn Hồng Lĩnh
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Minh
Phân chia hành chính 2 thành phố
6 huyện
Mã hành chính VN-43
Mã bưu chính 79xxxx
Mã điện thoại 64
Biển số xe 72


Tọa độ: 10°24′37″B 107°08′12″Đ
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1 tháng 5 năm 2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành phố Vũng Tàu. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lị chuyển đến thành phố Bà Rịa. Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tính có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía nam.

Mục lục

  • 1 Tự nhiên
    • 1.1 Địa lý
    • 1.2 Khí hậu
    • 1.3 Địa hình
  • 2 Hành chính
  • 3 Dân số
  • 4 Lịch sử
  • 5 Giáo dục
  • 6 Kinh tế
    • 6.1 Khu công nghiệp
  • 7 Giao thông vận tải
    • 7.1 Xe Buýt
  • 8 Văn hóa
  • 9 Danh nhân Bà Rịa- Vũng Tàu
  • 10 Tham khảo
  • 11 Liên kết ngoài

Tự nhiên

Địa lý

Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.

Khí hậu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm.
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Địa hình

Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2

Hành chính

Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu có hai thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện. Trong đó được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 thị trấn, 25 phường và 49 xã.
Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Vũng Tàu
Thành phố
Bà Rịa
Huyện
Long Điền
Huyện
Đất Đỏ
Huyện
Châu Đức
Huyện
Tân Thành
Huyện
Côn Đảo
Huyện
Xuyên Mộc
Diện tích (km²) 140 91,46[2] 77 189,57[3] 422,6 306,19 [4] 76 640,93[5]
Dân số (người) 322.873 122.424[2] 140.485 76.659 141.300[6] 107.000[7] 6.000[8] 136.662[5]
Mật độ dân số (người/km²) 2.306 1.339 1.824 404 334 350 79 213 [5]
Số đơn vị hành chính 16 phường và 1 xã 8 phường và 3 xã[2] 2 thị trấn và 5 xã 2 thị trấn và 6 xã 14 xã và 1 thị trấn 1 thị trấn và 9 xã Thị trấn Côn Đảo 1 thi trấn và 12 xã
Năm thành lập 26/12/1992[9][10] 22/8/2012[2] 9/12/2003 9/12/2003 2/6/1994[4] 2/6/1994[4] 10/1991 1991
Nguồn: Website tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quy hoạch đô thị đến năm 2020: Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa, Thành Phố Phú Mỹ, Thị Xã Long Điền và các huyện Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Tân Thành, Xuyên Mộc. Trong đó:
  • Thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu của Miền Đông Nam Bộ cũng như của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là trung tâm du lịch, dịch vụ hàng hải phát triển cảng và khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước.
  • Thành Phố Bà Rịa là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Thành Phố Phú Mỹ trong tương lai (hiện nay là thị trấn Phý Mỹ, huyện Tân Thành) được xây dựng là đô thị công nghiệp, cảng biển, là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Các đô thị vệ tinh như Châu Đức, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc hỗ trợ, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các đô thị cảng biển.
  • Đô Thị Côn Đảo là khu kinh tế du lịch và dịch vụ chất lượng cao, tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Dân số

Lịch sử phát triển
dân số
Năm
Dân số
1995
708.900
1996
730.400
1997
752.700
1998
775.600
1999
805.100
2000
829.900
2001
858.000
2002
880.800
2003
899.100
2004
918.900
2005
938.800
2006
955.700
2007
970.200
2008
983.600
2009
998.500
2010
1.012.000
2011
1.027.200
Nguồn:[11]
Theo thống kê dân số tháng 4 năm 2009 thì:
  • Dân số thành thị chiếm 49,85% dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,99% dân số toàn tỉnh
  • Cơ cấu dân số:
    • Nhóm tuổi từ 0-14: 25,46% (Nam giới là 131.886 người chiếm 52% dân số nhóm tuổi này)
    • Nhóm tuổi từ 15-59: 67,74% (Nam giới là 328.906 người chiếm 49% dân số nhóm này)
    • Nhóm tuổi từ 60 trở lên: 6,8% (Nam giới là 27.338 người chiếm 40% dân số nhóm nay)
  • Thành phần dân tộc: Kinh (97,53%), Hoa (1,01%), Chơ Ro (0,76%), Khmer (0,23%), Tày (0,14%). Các dân tộc khác chiếm 0,33% dân số tỉnh, trong đó người nước ngoài là 59 người.
  • Tôn giáo:
    • Phật giáo: 21,66% (trong đó 48,4% là Nam)
    • Công giáo: 25,8% (trong đó 49,6% là Nam)
    • Cao Đài: 0,99%
    • Tin Lành: 0,41%
    • Tôn giáo khác: 4,34%
    • Không theo bất kỳ tôn giáo nào: 46,11%

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu
Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).
Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa.
Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.
Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.
Từ tháng 5 năm 1979 lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.
Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc). Khi đó Bà Rịa Vũng Tàu gồm 1 Thị xã Vũng Tàu và 4 huyện: Châu Thành, Xuyên Mộc, Long Đất và Côn Đảo.
Trước ngày 9 tháng 12 năm 2003, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thuộc huyện Long Đất.[12]

Giáo dục

Danh sách các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Trường Đại học Mỏ Địa chất phân hiệu Vũng Tàu.
  • Trường Đại học Dầu khí Việt Nam[13]
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Trường Cao đẳng nghề Dầu khí Vũng Tàu[14]
  • Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu.
  • Trường Cao đẳng nghề Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ.
  • Trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải.
  • Trường Trung cấp Y tế Vũng Tàu.
  • Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin
  • Trường Trung học Biên phòng 2
  • trường Trung cấp nghề Hồng Lam
  • Trường Trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Kinh tế

Trung tâm thương mại Bà Rịa
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
  • Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh BRVT là cửa ngõ giao thương của khu vực Miền Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam.
  • Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)... Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ giảm từ 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005).
  • GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005)[15]
  • Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD [15]. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42 lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.
  • Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong KCN với tổng vốn đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9% trong tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
  • Định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất nước cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).

Khu công nghiệp

Tỉnh hiện có 14 khu công nghiệp:
  • KCN Long Sơn
  • KCN Châu Đức (Khu Công Nghiệp hiện đại nhất Việt Nam)
  • KCN Phú Mỹ III
  • KCN Phú Mỹ I
  • KCN Đông Xuyên
  • KCN Mỹ Xuân A
  • KCN Mỹ Xuân A2
  • KCN Mỹ Xuân B1- CONAC
  • KCN Cái Mép
  • KCN Phú Mỹ II
  • KCN Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng
  • KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương
  • KCN Long Hương
  • KCN Đất Đỏ 1
  • Đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ
  • Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.
  • Ngoài ra tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thị trong tỉnh.

Giao thông vận tải

  • Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 6 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
  • Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm.
  • Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.
Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí.
  • Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.

Xe Buýt

Huyện/Thành phố Tuyến số 01 Tuyến số 04 Tuyến số 06 Tuyến số 09 Tuyến số 11 Tuyến số 22
Tp. Vũng Tàu - X - X
Tp. Bà Rịa X - X
Huyện Long Điền X - X -
Huyện Đất Đỏ X -
Huyện Xuyên Mộc - X -
Huyện Châu Đức - X
Huyện Tân Thành X - X -
Huyện Côn Đảo -
  • (1) : Xuất phát từ chợ Đất Đỏ - chợ Phước Long Hội - chợ Phước Hải - Đèo Nước ngọt - chợ Long Hải - Ngã ba Lò Vôi – Ngã ba Chợ Bến – Ngã tư chợ Long Điền – Ngã ba Thành Thái – Nguyễn Hữu Thọ - Bạch Đằng – Nguyễn Thanh Đằng – Đường CMT8 – xã Tân Hưng – xã Châu Pha – Ngã ba Tóc Tiên Hắc Dịch – Ngã ba Mỹ Xuân – QL51 – Trung tâm Thương mại Tân Thành và ngược lại.
  • (4): Bình Châu - Phước Bửu - Đất Đỏ - Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu
  • (6)Gò Dầu - Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu
  • (22): Dầu Dây - Ngãi Giao - Bà Rịa - Vũng Tàu
  • (8): Bình Châu - La Gi (Bình Thuận)
  • (11): Ngã Tư Vũng Tàu (Thành phố Biên Hòa) - Long Thành - Phú Mỹ

Văn hóa

Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.
Tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển.
Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự.

Danh nhân Bà Rịa- Vũng Tàu

  • Võ Thị Sáu

Tham khảo

  1. ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b c d Về việc thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trang Chính Phủ.
  3. ^ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, Theo Thư Viện Pháp Luật.
  4. ^ a b c Theo Nghị định 45-CP, văn bản bổ sung.
  5. ^ a b c Dân số Huyện Xuyên Mộc vào năm 2007, Theo Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu.
  6. ^ Dân số Huyện Châu Đức vào năm 2004
  7. ^ Dân số của Huyện Tân Thành vào năm 2009
  8. ^ Dân số huyện Côn Đảo năm 2010
  9. ^ Mít tinh kỷ niệm 20 năm thành lập - Vũng Tàu, Cổng thông tin thành phố Vũng Tàu.
  10. ^ Chuẩn bị lễ hội kỷ niệm 110 năm thành lập TP Vũng Tàu, Theo Trang Việt Báo.
  11. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  12. ^ [1]
  13. ^ Trang web trường Đại học Dầu khí Việt Nam
  14. ^ Trang web trường Cao đẳng nghề Dầu khí
  15. ^ a b Tri thức hóa giai cấp công nhân, góp phần xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp cảng biển theo hướng hiện đại

Liên kết ngoài

  • Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Cổng thông tin du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Cổng thông tin Sở Giáo dục & Đào tạo Bà Rịa - Vũng Tàu



Đồng Nai

Thành Phố Hồ Chí Minh B Bình Thuận
T Bà Rịa - Vũng Tàu Đ
N

Biển Đông

1 nhận xét:

  1. Nếu tôi muốn mua chim trĩ ở tại TP. Vũng Tàu thì bên công ty có giao hàng tận nơi hay không? và hình thức đặt hàng và thanh toán như thế nào???

    Trả lờiXóa