Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trĩ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại đắk lắk , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai dak lak giá rẻ , daklak


Vị Trí Địa Lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và  từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai   
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa
- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.

Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từBắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

tiềm năng phát triển
     Giao thông vận tải
     Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài. Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.
     Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận lợi để phát triển thương mai - dịch vụ. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con dường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài.
     Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia.
     Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây.
     Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:
     - Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
     - Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
     - Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng
     - Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
     Đường hàng không: Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
     Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
     Xe buýt: Hiện nay, đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnhgóp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.
     Quy hoạch đến 2010 và 2020
     Giao thông đường bộ
     Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới đường trên 0,6 km/km2. Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa.
     Đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk được dự kiến:
     - Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có
     - Qui hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk - Phú Yên), đường Trường Sơn Đông và nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ.
     - Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn, buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp.
     - Tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh nối với mạng lưới đường quốc gia và nối với các tuyến đường trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
     Qui hoạch giao thông tĩnh:
     - Quy hoạch, xây dựng điểm dừng, điểm nghỉ tại đèo Hà Lan - Krông Buk trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
     - Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách
     - Xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh và mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại thành phố Buôn Ma Thuột và khu vực các huyện Ea Kar và Krông Buk.
     Giao thông hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện tại là cấp 4E cho loại máy bay A 321 lên xuống, trong khi đó công suất nhà ga 150.000 hành khách/năm. Đến năm 2010 phục vụ 300.000 hành khách/năm (năm 2020 là 800.000) và 3.000 tấn hàng hóa/năm.
     Giao thông đường sắt: Qui hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 160 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85 km; tổng số ga trên toàn tuyến là 8 ga, trong đó trên địa phận Đắk Lắk có 5 ga.
     Bưu chính viễn thông
     Toàn bộ hệ thống viễn thông đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống điện thoại cố định đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 5,2 máy / 100 dân.
     Hiện tại tất cả các huyện trong tỉnh đã có sóng di động, với các nhà cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile.
     Dịch vụ internet ADSL hiện tại đã có ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh, với 2 nhà cung cấp dịch vụ VDC và Viettel.
     Quy hoạch đến 2010 và 2015
     Triển khai chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể là:
     Năm 2010 mạng thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và internet băng rộng. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp huyện và thành phố được kết nối internet băng thông rộng và kết nối mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trong tỉnh có điện thoại; 100% các điểm bưu điện văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối internet.
     Đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ công cộng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên địa bàn tỉnh.
     Năm 2010, đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 4.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km, đạt chỉ tiêu 100% số xã có báo đến trong ngày. Đến năm 2020 đạt mức bình quân duới 3.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 2 km.
     Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân đạt 50 máy/100 dân.
     Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế.
     Cấp thoát nước
     Có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung, đủ cho sinh hoạt của người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn Buôn Hồ (huyện Krông Buk), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)... Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước khác phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp.
     Năm 2006, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch đạt 60%, trong đó ở khu vực thành thị đạt 72%, khu vực nông thôn 46%.
     Quy hoạch đến 2010: Đến năm 2010, đảm bảo cho 100% dân số thành thị được dùng nước sạch với định mức bình quân 120 lít/ngày và trên 70% dân số nông thôn với bình quân 80 - 90 lít/ ngày. Đến năm 2020 có 100% dân số được sử dụng nước sạch.
     Tranh thủ thu hút các nguồn vốn ODA, NGO; kết hợp nhà nuớc và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy nước, trạm cấp nước và được thu tiền sử dụng nước của các hộ gia đình.
     Khuyến khích thành lập các hợp tác xã kinh doanh nước sinh hoạt. Thực hiện giá khuyến khích lắp đặt và sử dụng nước, hoặc cho vay trả chậm đối với các hộ nghèo.
     Điện lực
     Mạng lưới điện: Điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lưới với tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới lên tới 84%.
     Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Trên địa bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã được khởi công xây dựng, công trình Sêrêpôk III 220 MW và Sêrêpôk IV 70 MW đang chuẩn bị khởi công.
     Quy hoạch đến 2010 và 2015: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các ngành sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của dân cư. Phấn đấu đến năm 2010, có 95% số hộ có điện và đến năm 2015 là 100% số hộ dân trong toàn tỉnh có điện.
Tích cực xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ để bổ sung một phần nguồn điện cho hệ thống điện của tỉnh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.
     Đến năm 2010 - 2020 xây dựng thêm một số trạm 110KV để tăng tính liên tục cung cấp điện. Xây dựng một số đường dây trung áp từ trạm 110KV để cấp điện cho các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn chỉnh lưới điện 110 KV tại các vùng phụ tải.
     Hệ thống thủy lợi
     Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 533 công trình thủy lợi các loại, trong đó có khoảng 441 hồ chứa, còn lại là các đập dâng và một số trạm bơm lưới. Tổng dung tích trữ nước từ các công trình thủy lợi khoảng gần 421 triệu m3 (ch­ưa kể hồ Easúp). Hàng năm đảm bảo cung cấp nước tư­ới cho 18.000 ha lúa và 40.600 ha cà phê.
     Kế hoạch đầu tư công trình thủy lợi đến năm 2010: Đầu tư­ xây dựng 625 công trình, trong đó:
     - Xây dựng mới: 175 công trình;
     - Sửa chữa nâng cấp: 152 công trình;
     - Kiên cố hóa kênh mương: 298 công trình
     Để t­ưới cho 88.522 ha cây trồng với tổng mức vốn đầu tư dự kiến 4.850 tỷ đồng. Đến năm 2010 đảm bảo đủ nước tưới cho 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới và đến năm 2020 đạt 90%.
Định hướng phát triển Kinh Tế Xã Hội đến 2020
I. CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU
1.1. Mục tiêu kinh tế:
Phấn đấu tăng tổng GDP (theo giá so sánh 1994) đến năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010. GDP/người (giá hiện hành năm 2005) năm 2010 đạt khoảng 9,5 - 10 triệu đồng, năm 2020 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 55% năm 2010, lên 61% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 75%; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt: 84%, 95% và 103%.
* Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 1994):
- Thời kỳ 2006 - 2010: Phấn đấu tăng GDP bình quân mỗi năm 11 - 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23%; nông - lâm nghiệp tăng 4,8 - 5%, dịch vụ tăng 20 - 21%.
- Thời kỳ 2011 - 2015: GDP tăng bình quân năm 12 - 12,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,5 - 5%, dịch vụ tăng 16,3 - 17%.
- Thời kỳ 2016 - 2020: GDP tăng bình quân năm 12,5 - 13%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,4 - 4,5%, dịch vụ tăng 13 - 14%.
* Về cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ (thời kỳ 2006 - 2010 với tỷ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh vào năm 2010, tính theo giá so sánh là 48 - 49%, 20,5 - 21%, 30,5 -31%; tính theo giá hiện hành là 35 - 36%, 27 - 28%, 36 - 37%) sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kỳ sau (đến năm 2020, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 40 - 41%, 34 - 35 %, 25 - 26%).
+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt 380 triệu USD, năm 2015 đạt 600 triệu USD và 2020 đạt 1.000 triệu USD.
+ Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 12 - 13% vào năm 2010, 14 - 15% vào năm 2015 và 16 - 18% vào năm 2020.
+ Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 nghìn tỷ đồng và 148 - 149 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kỳ 2006 - 2010, 22% thời kỳ 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kỳ 2016 - 2020.
1.2. Mục tiêu xã hội:
Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2010 còn 1,5%, năm 2015 còn 1,3% và năm 2020 là 1,1%. Tỉ lệ dân số thành thị chiếm 30% năm 2010, 35% năm 2015 và 45,6% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội đạt 73 - 74% vào năm 2010 và giảm xuống còn 50 - 55% vào năm 2020.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 15% vào năm 2010, đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.
Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36% năm 2010 và tăng lên 46% vào năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% và 40% trong các năm tương ứng).
Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3% vào năm 2010 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%.
Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2020 có 75% phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi.
Phấn đấu đến năm 2010 có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 100% vào năm 2015, 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4,3 bác sĩ/vạn dân, đến năm 2020 có 8 - 10 bác sĩ/vạn dân.
Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống dưới 25% năm 2010 và xuống còn 15% vào năm 2020 (tỷ lệ tương ứng này đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đạt từ 35% và 20%).
Tăng tỉ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 95% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2015.Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân đạt 50 máy/100 dân.
Đảm bảo nước sạch cho dân cư, đưa tỉ lệ số hộ được dùng nước sạch, nước qua xử lý lên 100% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn vào năm 2010 và cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn vào năm 2020.
1.3. Mục tiêu môi trường:
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 50% vào năm 2010 và 54% vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.
Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.
Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị xã mới nâng cấp, các khu cụm công nghiệp; Đến năm 2010 có 100% các thành phố và thị xã, khu cụm công nghiệp được thu gom và xử lý rác thải, xử lý được 100% chất thải bệnh viện và 60% chất thải nguy hại. Xử lý cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông chảy qua tỉnh.
Phương án chọn về tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 là 11 - 12%, 12 - 12,5% cho thời kỳ 2011 - 2015 và 12,5 - 13% cho thời kỳ 2016 - 2020 là phương án tăng trưởng chung cho nền kinh tế, lấy đó làm cơ sở cho việc luận chứng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực theo các phương án cơ cấu kinh tế ngành.
II. DỰ KIẾN CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ
Trọng điểm 1: Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống...
Trọng điểm 2: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
Trọng điểm 3: Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa.  Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.
Trọng điểm 4: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. 
Tổng quan Kinh tế xã hội
I. Dân cư:
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.728.380 người. Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo v.v… Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Drak và kéo dài lên Buôn Ma Thuột.
Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
II. Hành chính:
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; trong đó có 180 xã, phường, thị trấn.
1. Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã
2. Thị xã Buôn Hồ:
3. Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã
4. Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã
5. Huyện Buôn Đôn: 7 xã
6. Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã
7. Huyện Krông Búk: 1 thị trấn và 14 xã
8. Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã
9. Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã
10. Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã
11. Huyện Krông Pắc: 1 thị trấn và 15 xã
12. Huyện Krông A Na: 1 thị trấn và 7 xã
13. Huyện Lăk: 1 thị trấn và 10 xã
14. Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã
15. Huyện Cư Kuin: 8 xã
* Các cơ quan hành chính:
1. Uỷ ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 09 Lê Duẩn - ĐT: (050) 3851206 - 3856128
- Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột: 01 Lý Nam Đế - ĐT: (0500) 3953522
2. Các Sở, Ban, Ngành
- Sở thông tin và Truyền thông: 15 Nơ Trang Lơng - ĐT: (0500) 3860010
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: 17 Lê Duẩn - ĐT: (0500) 3851462
- Sở Công thương: 09 Nguyễn Tất Thành- ĐT: (0500) 3950993
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 46 Phan Bội Châu - ĐT: (0500) 3852477
- Sở Giao thông Vận tải: 7 Đinh Tiên Hoàng - ĐT: (0500) 3854356
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch: 17 Phan Bội Châu - ĐT: (0500) 3852404
- Sở Tư pháp: đường Trường Chinh - ĐT: (0500) 3955726
- Sở Xây dựng: 15 Hùng Vương - ĐT: (0500) 3856168 - 3851295
- Sở Nội vụ: 180 Nguyễn Du - ĐT: (0500) 3855542 - 3852353
- Sở Tài chính: 07 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3852446 - 3852377
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 47 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3956752
- Sở Công an Đắk Lắk: 58 Nguyễn Tất Thành - ĐT: (0500) 3852537
+ Phòng Cảnh sát Điều tra: ĐT: (0500) 3853600
+ Phòng Cảnh sát Bảo vệ: ĐT: (0500) 3812216
+ Phòng Xuất nhập cảnh: ĐT: (0500) 3853421
III. Giáo dục – Đào tạo:
Ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.
Năm học 2008 - 2009, toàn tỉnh có 656 trường phổ thông với 12.856 lớp học, 20.261 giáo viên và 420.751 học sinh.
Tỉnh hiện có trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học lớn nhất của Tây Nguyên, 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 03 trường trung học chuyên nghiệp và 02 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên tại tất cả các huyện, thành phố và hệ thống các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn tỉnh.
Với hệ thống các trường đào tạo hiện có, trong những năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng và cơ bản cung cấp đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các viện, trường trung ương:
* Trường Đại học Tây Nguyên:
Trường có 5 khoa: Dự bị, Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế và khoa Y; 3 trung tâm: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng và sức khoẻ cộng đồng và 2 đơn vị phục vụ: Trung tâm Khảo thí và Trung tâm thông tin - Thư viện. Lực lượng cán bộ, giảng viên 390 người (giảng viên là 277 người) trong đó có 30 tiến sỹ, 91 thạc sỹ, 48 giảng viên chính. Hiện có khoảng 5.000 sinh viên theo học trong các khoa.
* Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Được thành lập theo Quyết định 930/1977/QĐ-TTg, Với chức năng chính là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp, thuỷ lợi của vùng Tây Nguyên; Tham gia đào tạo, tư vấn, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan. Với tổng số nhân viên là 268 người; trong đó 6 tiến sĩ, 10 thạc sĩ.
* Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Được thành lập năm 1977 với lĩnh vực hoạt động là khoa học y dược. Tổng số nhân viên là 89 người trong đó 54 người có trình độ cao đẳng trở lên.
Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
- Về Khoa học công nghệ: Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, chế biến đối với một số loại nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
- Về khoa học xã hội và nhân văn: Đã tập trung nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Nhiều đề tài đã đi sâu nghiên cứu về bản sắc văn hoá các dân tộc bản địa. Tìm hiểu về luật tục, chữ viết, nghi lễ, lễ hội, hoa văn truyền thống, nhằm khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá trong cộng đồng.
Về điều tra cơ bản:
Đắk Lắk có hàng trăm công trình lớn nhỏ về điều tra cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực như: Chương trình Tây Nguyên I, Chương trình Tây Nguyên II, các chương trình, đề tài, dự án điều tra về tài nguyên khoáng sản, sinh thái và xã hội của Đắk Lắk - Tây Nguyên, các dự án hợp tác quốc tế về sử dụng hợp lý tài nguyên nước, đất, đa dạng sinh học...
IV. Y tế
Tại Đắk Lắk, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường.
Toàn tỉnh có 203 cơ sở y tế với 3.911 giường bệnh, 4.230 cán bộ y tế, đạt tỷ lệ 22 giường bệnh và 23,8 cán bộ y tế trên 1 vạn dân; từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện chuyên khoa, 1 khu điều trị phong cùng 7 cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét, tâm thần...).
Tuyến huyện có 14 bệnh viện đa khoa, 14 đội vệ sinh phòng dịch sốt rét và 14 ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình.
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1. Ama Jhao (1840-1905)
Ama Jhao tên thật là Y Yên, họ Ayũn, sinh năm 1840 tại buôn Tung, cách thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay 16km về phía đông bắc, (có tài liệu cho là buôn Kô Tăm). Sinh ra trong một gia đình Êđê có uy tín trong vùng, nổi tiếng nhờ tài săn voi cho nên ông được nhiều người yêu quý, kính trọng. Lớn lên, Y Yên lấy cô H’Pang Niê Blô, con tù trưởng Ama Phi buôn Ea Yông (xã Ea Yông, huyện Krong Pak) và sang ở rể bên phía nhà vợ.
Khi bố vợ ông mất, ông được dân làng bầu lên làm Tù trưởng-địa vị được dân làng kính trọng và có thể đại diện cho dân làng trong nhiều trường hợp. Ama Jhao là một tù trưởng giàu có, ngôi nhà của ông rộng 4m, dài 220m, có trong tay 1.000 con trâu, 15 con voi và hàng trăm nô lệ. Uy tín của ông nổi lên mạnh mẽ và lan sang những vùng khác. Tài liệu của Pháp công nhận: “Ama Jhao là một lãnh tụ Rađê lừng lẫy được cả vùng Hinterland cũng như Khánh Hoà, Phú Yên biết đến với một cái tên khá khoa trương: “Vua của người Mọi”.
Ama Jhao sinh trưởng trong thời buổi mà người Pháp bắt đầu xúc tiến những bước đi đầu tiên nhằm thiết lập quyền kiểm soát của mình trên miền Thượng. Những cố gắng thâm nhập vào vùng nam cao nguyên theo lối truyền thống đã tỏ ra bế tắc khi mà năm 1859, hai nhà thờ Tinh Sư và Bralam ở vùng M’nông và Stiêng bị người dân phá huỷ ngay sau khi xây dựng xong. Các cố gắng tiếp theo của người Pháp cử những phái đoàn thám hiểm kèm theo các đơn vị vũ trang từng bước xâm nhập vào sâu trong khu vực người Thượng. Chúng vừa sử dụng bạo lực đàn áp, khủng bố tinh thần người dân, lại vừa phỉnh nịnh, mua chuộc những người tù trưởng, già làng.
Nhận thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của Ama Jhao, hết Bourgeois (công sứ đầu tiên của tỉnh Darlac), Yersin (người phát hiện ra cao nguyên Lang Biang năm 1893)… đã tìm mọi cách lôi kéo ông về phía Pháp. Tên Khâm sứ tại Lào là Tournier đến hăm doạ: “Ông rất dễ dàng nhận ra là ông thuộc quyền cai trị của ai. Nếu ông uống nước chảy xuôi phía biển Đông là thuộc quyền của ông lớn người Pháp như tôi bên kia Trường Sơn. Còn nếu ông uống nước chảy về phía Tây thì thuộc quyền cai trị của tôi”. Ama Jhao đã bình tĩnh trả lời rằng: “Tôi biết rõ là các ông muốn gì. Nhưng tôi chỉ uống nước ao”. Những cố gắng kiểu đó của Pháp đã không có hiệu quả, còn về phần mình, Ama Jhao không thể duy trì tình trạng hoà bình được lâu trước dã tâm ngày càng bộc lộ rõ của thực dân Pháp, ông đã chuẩn bị cho khởi nghĩa.
Năm 1889, thực hiện ý đồ xây dựng một con đường nối liền Buôn Ma Thuột với Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hoà) (trước là quốc lộ 12, nay là quốc lộ 26, dài 130km), nhà cầm quyền thực dân đã cho thi hành nhiều biện pháp cưỡng chế buộc các bộ tộc Êđê Kpẵ vùng Krông Păk phải di dời làng. Công trình của thực dân đã đụng chạm đến những vùng đất, những khu rừng, khe suối thiêng liêng của người dân, cùng với những biện pháp mất lòng khác đã gây nên nỗi bất bình sâu sắc trong lòng Ama Jhao và dân làng. Ông nói: “Đất là lưng ông bà ta, rừng cây, khe suối là của ông bà ta, sao ta lại chịu bỏ nhà, bỏ buôn đi làm đường cho bọn Ó trắng để chúng giẫm lên lưng ông bà ta, phá phách rừng núi của ông bà ta”. Năm 1890, Ama Jhao tổ chức mai phục một toán quân Pháp trên đường từ Củng Sơn (huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên) tiến lên chiếm Buôn Ma Thuột. Tại Ea Yông, toán quân này đã bị các nghĩa quân Ama Jhao chặn đánh dữ dội. Ông tuyên bố: “Đây là đất của người Rađê, sào huyệt của Ama Jhao, không một ai có quyền đặt chân đến, nếu không có sự mời đón của tù trưởng; các ông phải lui quân, nếu không tức khắc sẽ bị tiêu diệt”. Bất lực và sợ hãi, toán quân Pháp rủ nhau rút chạy.

Năm 1901, Ama Jhao dẫn đầu một đoàn các tù trưởng, già làng kéo xuống Phú Yên phản đối việc mở đường, tự tiện sáp nhập đất đai của ngưởi Êđê vào Lào. Sự kiện này làm cho tên Công sứ Phú Yên lúng túng, hứa hẹn hàm hồ cho qua. Những cam kết của người Pháp tỏ ra không đảm bảo, trong khi đó, các cánh quân của họ cũng rục rịch hành động, do vậy, Ama Jhao nhận thấy cần phải tăng cường liên kết với các tù trưởng khác, như Ama Gơm, Ama Hap bộ tộc Êđê Kiăh; nhóm Êđê Mlô do Ma Dak, Ama Jak chỉ huy, đồng thời hưởng ứng các cuộc kháng chiến khác đang nổi lên lúc đó của N’Trang Gưh, Ôi H’Mai và MaDla… tạo thành mạng lưới chống đối rộng khắp cao nguyên Êđê, gây cho giặc Pháp rất nhiều khó khăn. Năm 1903, Ama Jhao tổ chức phục kích một toán lính Pháp ở km 42 đường 21, tiêu diệt hai tên và thu 2 xe bò chở muối. Pháp ra lệnh bao vây khu vực buôn Ea Yông; đồng thời phái một tiểu đoàn bộ binh thuộc phân khu Huế cùng lực lượng bảo an M’Drăk tạo thành mũi bao vây thứ nhất, một tiểu đoàn khác cùng lực lượng bảo an Buôn Ma Thuột tạo thành mũi bao vây thứ hai tấn công khu vực hoạt động của nghĩa quân. Ama Jhao rút sang vùng núi Cư Quie, dự tính tiếp tục kéo dài cuộc kháng chiến. Thực dân Pháp treo thưởng cho bất cứ ai giết hoặc chỉ điểm Ama Jhao. Tháng 1-1905, nhờ có tin mật báo, quân Pháp vây và bắt ông. Chúng tra tấn ông tàn khốc, Ama Jhao dũng cảm mắng giặc rằng: “Dùng hèn kế để bắt ta sao gọi là thắng ta được, điều ấy đâu có gì đáng vẻ vang cho các ngươi. Cứ trả ta về lại núi rừng xem ai thắng ai!”. Ama Jhao hy sinh vào tháng 3-1905.
2. N’Trang Gưh (1845-1914)
N’Trang Gưh tên là Gưh họ H`Đơt, là tù trưởng buôn Cuah Kplang, một buôn của nhóm Êđê Bih khu vực Krông Knô. Tại đây, ông đã kiên cường cùng đồng bào đứng lên kháng chiến trong suốt 14 năm ròng (1900-1914), là một trong những cuộc kháng chiến lớn nhất ở Tây Nguyên thời bấy giờ.
Cái cớ xảy ra cuộc kháng chiến của nhóm Bih do N’Trang Gưh lãnh đạo bắt đầu từ việc người Pháp muốn tìm kiếm một nơi thuận tiện để thiết lập lỵ sở tỉnh Darlac. Ngày 31-1-1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Darlac có lỵ sở đóng tại Buôn Đôn do Buorgeios làm Công sứ và xúc tiến các công việc “làm thí điểm trong công cuộc bình định Tây Nguyên”. Thế nhưng Buôn Đôn do những bất lợi của nó về vị trí địa lý, quá xa trung tâm tỉnh, nằm sát khu vực biên giới khiến cho Bourgeois không yên tâm và quyết định dời trụ sở tỉnh lỵ về Buôn Tur thuộc khu vực người Êđê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana.
Ngày 1-3-1900, Bourgeois chỉ huy một lực lượng lính khố xanh tiến vào các làng người Bih ở Buôn Tur nhưng không thành. Hai ngày sau, tên này quay lại tấn công buôn Cua Kplang. N’Trang Gưh đã chỉ huy người dân chống trả quyết liệt rồi rút vào rừng chỉnh đốn lực lượng.
Năm 1904, 600 nghĩa quân Bih tập kích đồn Buôn Tur rồi thừa thắng tiến công hạ các đồn Riăng, đồn Buôn Dur, đồn Phơty, đồn Buôn Trinh… Những hoạt động của nghĩa quân N’Trang Gưh ngay sát nách Buôn Ma Thuột khiến cho người Pháp không thể an tâm nhưng cũng không có cách nào đánh bại được chiến thuật du kích lợi hại của nghĩa quân. Vùng hạ lưu Krông Ana trong suốt 13 năm (1901-1913) luôn là khu vực bất khả xâm phạm của đồng bào Bih.
Năm 1914, nhờ có sự chỉ điểm của một tên phản bội, thực dân Pháp bắt được N’Trang Gưh và giết ông lúc ông 69 tuổi.
3. Y Jut (1885-1934)
Y Jut H'Wing hay còn gọi ngắn gọn là Y Jút.  Ông là một nhân sỹ yêu nước người dân tộc Êđê, một người con ưu tú của núi rừng Tây nguyên. Ông sinh năm 1888 (Có tài liệu ghi 1885)  tại Buôn Krăm xã Ea Tiêu huyện Krông Ana. Ông  mất  năm 1934, tên ông hiện được đặt làm tên một con đường phố chợ sầm uất nhất Buôn Ma Thuột từ  ngay trước giải phóng và được giữ nguyên cho đến nay Ngòai ra còn có rất nhiều trường học ở  Đắk Lắk được vinh dự mang tên ông. Vợ ông là  H’ Yih Niê là người ở buôn Păm Lăm – Thành phố Buôn Ma Thuột. Dù ông qua đời từ rất lâu  nhưng tên tuổi của ông vẫn còn lưu lại, sống mãi trong lòng  người dân Đắk Lắk quê hương ông.
Y Jút  là một trong số ít ỏi trí thức người dân tộc thiểu số thời Pháp thuộc. Lúc nhỏ ông  là học sinh Trường Tiểu học Pháp – Êđê Buôn Ma Thuột, sau đó ra Huế học. Là một học sinh xuất sắc nhưng khi  tốt nghiệp ông tình nguyện trở về trường Pháp-Êđê  ở quê hương để dạy chữ  cho đồng bào  mình chứ không làm quan lại để cầu vinh hoa phú quy cho riêng mình. Do rất giỏi tiếng Pháp, Y Jút cùng bạn bè như Y Ut, Y BLul tìm hiểu mẫu tự La tinh và vần Êđê đặt ra bộ chữ viết Êđê ngày nay. Sau đó bộ chữ này được đốc học Angtoamaki và Sabatier tu chỉnh lại vào năm 1920. Bộ chữ sớm được phổ cập rộng rãi trong cộng đồng người Êđê. Đến năm 1935, người Pháp ở Đông Dương chính thức công nhận các bộ chữ này và cho phép phổ cập ở Tây nguyên.
Thời  đó, viên công sứ Pháp được giao quyền cai trị vùng Tây nguyên  là Sabatier. Đây là một tên thực dân khét tiếng tàn bạo và hiểm độc. Hắn một mặt khinh miệt người bản xứ, coi họ như những người mọi rợ, một mặt lại lại  chủ trương “Đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên” để ru ngủ người Tây nguyên và coi đó là “nguyên lý chỉ đạo nên cai trị các xứ Mọi”, kiên quyết không cho người lạ mặt vào Đắk Lắk. Sự cấm đóan này làm Tây nguyên như bị tách rời khỏi Việt Nam và trở thành  một vùng lõm nghèo nàn và lạc hậu... tất cả đã  gây ra nhiều sự bất bình trong đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Ông và Y Út bí mật tổ chức lực lượng định ám sát viên Công sứ này nhưng chưa không thành công. Đầu tháng 10-1925, hai ông chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai và tập hợp được đông đảo học sinh và giáo viên trường Pháp-Êđê  tham gia biểu tình phản đối Sabatier, gửi thư tố cáo hành vi tội ác của tên này đi khắp nơi. Chính nhờ những lá đơn tố cáo  của Y Jút và  những người cùng chí hướng và  chính  chủ trương “Đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên”  của Sabatier cũng không làm hài lòng Chính quốc và các nhà tư bản Pháp đang lăm le muốn nhảy vào khai thác vùng đất trù phú này nên  Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, Tổng Thanh tra Đông Dương đã quyết định buộc  Sabatier phải rời khỏi  Đắk Lắk.
Dưới sự dạy dỗ chỉ bảo của ông, nhiều học trò của ông như Y Wang Mlô, Y Bih Aleo... đã trở thành những người lãnh đạo các phong trào cách mạng. Ngày nay, bộ Từ điển Việt – Êđê, sách giáo khoa chuyên dạy chữ dân tộc Êđê cho chương trình phổ thông cơ sở cấp I  đã được hòan thiện  trong đó có sự đóng góp rất lớn của Thầy giáo Y Jút ngày xưa.
Một số câu nói đã đi vào lịch sử của thầy giáo Y Jút:

Là một người có tinh thần tiến bộ, ham học tập để vươn lên, Y Jut thường hay nói: “Chúng ta phải có chữ của người Êđê, chúng ta cũng cần học tiếng Pháp thật giỏi để người Pháp không dám gọi ta là Mọi” .
Tên Công sứ Darlac lúc này là Sabatier hay tỏ ra khinh miệt người Thượng là “không đủ tư cách mặc quần dài”. Sự kỳ thị của Sabatier đã xúc phạm đến lòng tự hào dân tộc của Y Jut, ông nói: “Thằng rê-đi-răng (résident, chỉ Sabatier) nó không phải là người Êđê, người M’nông hay người Kinh… Tôi làm việc với nó, tôi hiểu lắm. Chúng nó chỉ là những con giun, con sán nằm trong bụng ta, ăn hại ta. Vậy thì chúng ta, những người Êđê, người Kinh, người M’nông phải đoàn kết lại để vươn lên. Chúng ta có đủ trí tuệ và tài năng; không thể để mặc bọn Pháp muốn đè đầu chúng ta thế nào cũng được” .
4. Vua Lửa Ôi Ất
Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa kéo dài 3 năm (1904-1907) của đồng bào Giarai và một bộ phận người Êđê, Bana ở Cheoreo, An Khê.
Năm 1904, hai công ty Davignan và Pari cướp 500ha đất đai của người Giarai, Bana vùng Cheoreo để lập đồn điền, trong đó có đất đai hai làng của Vua Lửa và Vua Nước. Sự việc này đã khiến người Giarai, Êđê bừng bừng nổi giận chống trả.

Tháng 4-1904, tên thực dân Ô-đen-đan được cử đến đàm phán với Vua Lửa Ôi Ất. Vua Lửa giả vờ ưng thuận và hẹn đến ngày 31-5-1904 sẽ tổ chức một buổi tiệc bày tỏ thiện chí hợp tác giữa hai bên. Ngày 7-4-1904, Vua Lửa tổ chức một bữa tiệc mừng Ô-đen-đan, tên này ngỏ ý muốn xem thanh gươm báu của Ôi Ất. Ôi Ất bèn chỉ huy phục binh xông ra giết chết tên này.

Ô-đen-đan bị giết, quân Pháp liền điều động ba cánh quân khác lên đàn áp người Giarai. Ôi Ất lùi về vùng rừng già Ayun. Tháng 1-1905, một đại đội lĩnh khố xanh khác do tên Ranard chỉ huy, từ Chợ Đồn (An Khê) tiến lên càn quét vùng Cheoreo nhưng bị Ôi Ất đánh bại. Nhân đà đó,Vua Lửa kêu gọi các tù trưởng khác khởi nghĩa và nhanh chóng được hưởng ứng.

Ngày 23-1-1907, tên Fort cùng Pari tấn công vào đồn điền ĐakFoppau (Cheoreo), nhằm vào làng Bana Kon Klott vốn đã theo ủng hộ Vua Lửa. Tại đây, chúng bị nghĩa quân đón sẵn và tấn công dữ dội. 14 tên bỏ mạng, Pari tự sát.

Đến cuối năm 1907, trong một cuộc hành quân càn quét vào Cheoreo, quân Pháp bắt được Vua Lửa, cuộc khởi nghĩa của người Giarai kết thúc.
5. N’Trang Lơng(1870-1935)
Cuộc kháng chiến của N’Trang Lơng (1911-1936) diễn ra trên một địa bàn khá rộng, gần như toàn bộ vùng cao nguyên nam Đông Dương, từ bên này cao nguyên Lang Biang của người M’nông Rlăm sang bên kia tả ngạn sông Mekong của người M’nông Khơme; từ dưới chân cao nguyên Pleiku của người Giarai xuống đến cao nguyên Di Linh vùng người Mạ. Khu vực hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là vùng cao nguyên M’nông nằm vắt qua cả ba xứ Trung kỳ, Nam kỳ và Campuchia. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh từ lâu đời của người M’nông, Xtiêng trước sự đe doạ của các quốc gia hùng mạnh hơn.

N’Trang Lơng tên thật là Lơng, sinh khoảng năm 1870 tại Buôn Bupar, một làng M’nông Biệt dưới chân núi Nam Drôn thuộc khu vực suối DakNha, phía bắc cao nguyên M’nông. Thưở nhỏ, N’Trang Lơng (lúc này ông sống ở phía đông Srê Khơtum) được miêu tả là cậu bé nhanh nhẹn, tháo vát, hay giúp đỡ người khác và dũng cảm. Người trong làng yêu quý cậu cũng như em trai cậu là Rơ Leng Ong. Khi lớn lên, được nghe kể về tấm gương chiến đấu của các tù trưởng Ama Jhao, N’Trang Gưh, N’Trang Lơng tỏ ra rất khâm phục.

Từ năm 1909, sau sự đầu hàng của Khunjunob, Pháp bắt đầu tung những đơn vị, những phái đoàn lên thám thính vùng cao nguyên M’nông. Tên Henri Maitre đã cho chiếm đóng và xây dựng đồn ở Buôn Bu Poustra và đã tấn công làng Bu Nơtrang của N’Trang Lơng, hãm hại gia đình ông.

Giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến (1912-1915), N’Trang Lơng quyết định dùng 150 nghĩa quân tấn công triệt hạ đồn Bu Poustra, mở màn cuộc kháng chiến dài 25 năm của đồng bào M’nông.

Chiến thắng của N’Trang Lơng khiến Henri Maitre tức giận, từ 1912-1914 Pháp đã tổ chức nhiều cuộc vây ráp lùng bắt và treo thưởng N’Trang Lơng nhưng đều thất bại. Toàn thể dân M’nông kiên quyết theo N’Trang Lơng đánh Pháp.

Ngày 29-7-1914, Rơ Ong Leng giả hàng mời Henri Maitre đến làng Bunor tiếp nhận sự đầu thú của 400 nghĩa quân. Henri Maitre tưởng thật, đi cùng một nhóm lính đến thì rơi vào bẫy và bị N’Trang Lơng kết liễu. Từ đấy, nghĩa quân liên tiếp đánh nhiều trận và tiêu diệt được nhiều tên thực dân gian ác khác như trận BuKlir và Bu Thông (1914), trận Srê Lovi (1922).

Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến (1930-1935). Năm 1928 Pháp đẩy mạnh việc làm con đường 14, đoạn từ Palklei-Srey Khơtum do tên Gatille phụ trách. Ngày 26-1-1931, N’Trang Lơng cho quân phục giết chết tên này khiến Toàn quyền Đông Dương lo lắng. Một phong trào kháng Pháp dấy lên mạnh mẽ toàn miền nam cao nguyên.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3-1935, tên thiếu tá Nyo chỉ huy lực lượng quân Pháp từ 4 hướng tấn công căn cứ Nam Nung có sự yểm trợ của máy bay. Nghĩa quân được báo trước và đã giáng cho quân Pháp những đòn phủ đầu. Nhưng trong một lần chiến đầu, N’Trang Lơng bị trúng đạn và bị bắt cùng với bộ chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông mất ngày 23-5-1935, thọ khoảng 65 tuổi.
6. SămBrăm

Cho mãi đến khi cách mạng tháng Tám thành công thì ảnh hưởng của những người cộng sản đối với vùng người Thượng vẫn còn khá hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, bên cạnh những cuộc kháng chiến đã đề cập ở trên thì trên Tây Nguyên vào những năm 1935-1939 đã xuất hiện một phong trào kháng chiến rộng lớn mang tính chất thần bí, thủ lĩnh đức tin của phong trào này là SămBrăm.

SămBrăm sinh khoảng những năm 1870 tại Buôn Mang Chàm vùng núi phía Tây Phú Yên giáp Đăklac. Ông vốn là một thầy thuốc và một thầy cúng mà tài phép của ông được kể lại là: “đôi khi biến thành rắn và sống dưới biển, đôi lúc trở thành người, sống trong rừng. Sự di chuyển của ông như gió và mưa…”. Do những hành động mang tính chất chống đối của mình mà năm 1936 ông bị bắt giam và năm 1938 bị tuyên án 10 năm tù, phạt 500 đồng. Mặc dù vậy, phong trào Nước Xu lại phát triển mạnh mẽ vào những năm 1935-1939.

Trước khi bị bắt, nắm rõ đặc điểm mê tín của đồng bào nên ông tự xưng mình là “Thánh sống”, sinh ra để cứu nhân loại khỏi thảm hoạ của cơn đại hồng thuỷ sắp diễn ra. Chỉ những ai tham gia cúng tế và sử dụng nước thánh thì mới có thể tai qua nạn khỏi. Người ta tin rằng, SămBrăm dùng nước rửa mặt, nước chảy xuống râu. Ai mà hứng nước ấy về thoa vào chỗ bị đau thì sẽ chữa được mọi bệnh tật. Những người đến xin nước sẽ phải tế lễ và cúng những đồng xu đỏ cho thầy tế (cho nên còn được gọi là phong trào Nước xu).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét