Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trĩ thịt gia re , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại điện biên , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai dien bien giá rẻ , dienbien



Lịch sử hình thành tỉnh Điện Biên
Điện Biên là vùng đất từ xa xưa đã con người sinh sống và cư ngự, ngày từ thời tiền sử qua các bằng chứng về khả cổ học từ thời kỳ đồ đá qua sự hiện diện của các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con người từ thời thượng cổ đã có mặt rất sớm nơi đây, là một trung tâm của người Việt cổ
Vào khoảng thế kỷ thứ  6, thứ 7 ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), quốc gia Nam Chiếu ra đời. Những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường diễn ra sau đó, đã làm cho cả vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định. Thời kỳ này đất Mường Thanh cũng trải qua nhiều biến động lớn.
Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ phát triển thế lực khắp lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo...
Thế kỷ 11-12, người Thái đen theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).
Mường Thanh cổ còn có tên gọi là Song Thanh vì có hai mường: Thanh Nưa (Thanh trên) từ bản Noong Hét (hay Noong Hẹt) ngược về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dưới) từ bản Noong Hét đến cuối sông Nậm Rốm.
Từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết thần thoại Quả bầu mẹ giải thích sự xuất hiện của loài người.
Thời kỳ Bắc thuộc Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Đời Lý đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây. Đời Trần nước ta có 15 lộ Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá.
Sang tới thế kỷ 15 (năm 1463) trấn Hưng Hóa được thành lập (bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây). Mặc dù vậy, các thủ lĩnh người Lự cơ bản vẫn làm chủ Mường Thanh. Từ 1466 về sau, Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu.
Năm 1831, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa, tỉnh lị đặt ở thị trấn Hưng Hoá huyện Tam Nông (nay thuộc Phú Thọ). Thời Pháp thuộc, Hưng Hóa được chia thành các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và tách một số huyện nhập vào Phú Thọ.
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Điện Biên tức là miền biên cương vững chãi của tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta với sự kiện tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, nhưng phải đến năm 1890 thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Lai Châu trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư, trực tiếp nằm trong khu quân sự Vạn Bỳ. Trong suốt thời gian dài thống trị Lai Châu thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản, đứng đầu châu Điện Biên là một võ quan.
Ngày 28/6/1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu
Ở Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu), sau 2 năm hoạt động đội xung phong Quyết Tiến đã gây dựng được cơ sở hoạt động kéo dài từ Quỳnh Nhai sang Tuần Giáo, Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào khiến cho phong trào cách mạng lan rộng  trong nhân dân các dân tộc vùng cao. Một vấn đề đặt ra lúc nay là làm sao phải có một tổ chức Đảng cộng sản để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh và tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi. Trước tình hình đó được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 đã tập hợp các thanh niên ưu tú để thành lập Đội xung phong Lai Châu, đây chính là tiền thân của Ban cán sự đảng Điện Biên được thành lập vào ngày 10/10/1949 gồm 3 đồng chí do đ/c Trần Bá Lạc (tức Trần Quốc Mạnh) – Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Yên Bái làm Trưởng ban.
Ngày 7/5/1954 sau chín năm kháng chiến trường kỳ cùng với quân dân của cả nước nhân dân tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đất nước ta chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. 
Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập trong phạm vi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo.
Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam.
Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 27 tháng 9 năm 1962, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã quyết định thành lập lại 3 tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ và Phong Thổ và thị trấn Lai Châu. Khu tự trị lúc đó có diện tích 67.300 km², với số dân 438.000 người.
Từ năm 1962 đến năm 1994 thị trấn Lai Châu sau này là thị xã Lai Châu là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu. Sau trận lũ quyét lịch sử năm 1990, do địa hình thị xã không thể mở rộng, trong khi những trận mưa lũ rải rác từ trước đó, đặc biệt là trận lũ quyét lịch sử đã làm sụt lở mất từ 20 – 30% diện tích các khi quần cư.
Từ thực tiễn tình hình trên và khả năng thị xã sẽ bị ngập trong tương lai khi xây dựng thủy điện Sơn La. Theo Quyết định số 130/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 18/4/1992 đã quyết định thành lập thị xã Điện Biên Phủ và di chuyển tỉnh lỵ về thị xã Điện Biên Phủ. Địa giới thị xã được quy hoạch bao gồm thị trấn Điện Biên và 2 xã Thanh Minh và Noong Bua của huyện Điện Biên cũ.Từ khi trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh được chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, được sự quan tâm của Đảng, chính phủ và sự nỗ lực tự thân của nhân dân kinh tế thị xã đã có bước phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân đã có bước cải thiện đáng kể. Đô  thị được chỉnh trang nâng cấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đủ điều kiện tiêu chuẩn của đô thị cấp 3.
 Ngày 26/9/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP Về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở diện tích của thị xã Điện Biên Phủ và điều chỉnh địa giới của huyện Điện Biên, sau khi được sát nhập Thành phố Điện Biên Phủ có 6.009,05 ha diện tích tự nhiên và 70.639 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua và xã Thanh Minh.
Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Theo đó, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh là Lai Châu mới và Điện Biên. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên xác định đây là cơ hội lịch sử để thực hiện ước muốn xóa hết đói nghèo, tiến tới xây dựng một Điện Biên mới, giàu và đẹp hơn.

 Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 504km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Diện tích đất tự nhiên tỉnh Điện Biên là 9.554,9km2, khá lớn so với nhiều địa phương khác, dân số trên 48 vạn người.


 DienbienPortal
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý.
Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, mới được phân tách từ tỉnh Lai Châu cũ, có toạ độ địa lý là:
Từ 102010' đến 103036' kinh độ Đông và từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc tại khu vực xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé.
Tỉnh Điện Biên gồm các đơn vị hành chính sau: TP Điện Biên Phủ, các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.554,11 km2. Dân số trung bình tính đến thời điểm 31/12/2005 là: 450.684 người.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng. La Hủ... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội.
Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Điện Biên Phủ - cách Thủ đô Hà Nội 502km theo đường quốc lộ 6. Điện Biên được nối với vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận bằng các quốc lộ 6, quốc lộ 12, đường thuỷ là hệ thống sông Đà, qua Lào Cai có tuyến đường sắt và tuyến hàng không Hà Nội - Điện Biên.
Là tỉnh miền núi cực Tây của tổ quốc, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội và cả vùng Bắc Bộ, có đường biên giới dài với nước CHDCND Lào và CHND Trung Hoa, địa thế hiểm trở... tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử như: thành Tam Vạn, thành Bản Phủ... đặc biệt là di tích về Chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến quyết định của quân và dân ta chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ lập lại hoà bình trên toàn miền Bắc nước ta đã phản ánh vị trí quan trọng chiến lược của Điện Biên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đặc biệt cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước đã được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực Sông Đà trên các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện tích khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do vậy rừng của Điện Biên có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu.

2. Địa hình.
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 mét. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085 m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886 m.Ở phía Tây có các điểm cao 1.127 m, 1.649 m, 1.860 m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình - Tủa Chùa. Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ, mô sụt võng... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.
Nhìn chung địa hình ở Điện Biên khá hiểm trở, ngoài lòng chảo Điện Biên và một số khu vực thuộc cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa... địa hình tương đối bằng phẲng, còn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là giao thông và tổ chức dân cư xã hội.

3. Khí hậu, thời tiết
Điện Biên có khí hậu thuộc loại nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng vừa của gió tây khô và nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210-230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 140-180C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250C), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ  1300 mm đến 2000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm, các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6 - 7, các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3,4,8,9.

4. Nguồn  nước  và  thủy  văn
Nguồn nước mặt trên địa bàn thuộc 3 hệ thống sông chính:
  - Các suối thuộc Mường Chà, Mường Nhé, thị xã Mường Chà và Tủa Chùa thuộc lưu vực của sông Đà. Dòng chính sông Đà đến Thị xã Mường Lay là ranh giới giữa hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
  - Nước mặt phân bố ở các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ với diện tích 1.650 km2, được tập trung dồn về sông Nậm Rốm và là lưu vực của sông Mê Kông.
  - Nước mặt phân bố ở các huyện Tuần Giáo và Điện Biên Đông với diện tích 2.550km2 là lưu vực của sông Mã.
Sông suối ở Điện Biên dốc, lắm thác nhiều ghềnh, có lượng dòng chảy lớn. Lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh. Các huyện Mường Chà và phía bắc Tuần Giáo có một dòng chảy từ 30 đến 40 l/s/km2; huyện Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2.
Sông suối ở Điện Biên nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào. Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó.
Nguồn nước ngầm của tỉnh Điện Biên được tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như Điện Biên, Tuần Giáo. Các thung lũng này có trữ lượng nước ngầm khá lớn và hình thành túi đựng nước ở độ sâu từ 20 đến 200 m.

 II. Tài nguyên thiên nhiên
 1. Tài nguyên đất
 Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm...
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trờn 70cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất dày trên 70cm. Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm.
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 479.817ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 111.749ha, chiếm 11,6% diện tích tự nhiên; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 367.398 ha, chiếm 38,5% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 670ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đất chưa sử dụng của Điện Biên cũng rất lớn, tới 466.245ha, chiếm 48,8% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp.

2. Tài nguyên rừng và đất rừng
Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn. Toàn tỉnh có tới 757.937ha rừng và đất rừng, chiếm 79,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Năm 2004, tổng diện tích đất có rừng của Điện Biên chỉ có 367.398 ha, chiếm 48,5% tiềm năng đất rừng và đạt tỷ lệ che phủ 38,5%, trong đó rừng tự nhiên là 356.225 ha, chiếm 96,9% đất có rừng; rừng trồng là 11.225 ha chiếm 3,1%. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Trong số hơn 466 ngàn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất đã quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh là 397.989 ha

3. Tài nguyên nước và thủy năng
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mó và sụng Mê Kông. Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xó Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh Sơn La. Sông Đà (trên địa bàn Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pụ, Nậm Mức... với tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là sông Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giaó và sông Nậm Mạ thuộc huyện Điện Biên với diện tích lưu vực 2.550 km2. Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh.
- Hệ thống sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 1.650 km2 với các nhánh chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.
Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
* Về tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy mạnh... nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu...
Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay 2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây dựng và khai thác khá hiệu quả.

4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.
Đến nay trên địa bàn tỉnh đó xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đó được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có:
* Về khoáng sản kim loại: có sắt, chì, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân...
- Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.
- Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động.
- Đồng qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể.
- Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.

DienbienPortal (Sưu tầm)
Điện Biên nỗ lực nâng cao chất lượng dân số
Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ hướng dẫn phụ nữ xã Tênh Phông thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Ảnh: H.A
Buổi tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại xã Phì Nhừ, Điện Biên Đông thu hút rất đông người dân từ các bản tới nghe. Không chỉ phụ nữ mà rất nhiều nam giới cũng chăm chú lắng nghe các chủ trương, chính sách trong công tác DS-KHHGĐ.

Đây là một trong những buổi truyền thông dân số vùng trọng điểm được Chi cục DS-KHHGĐ triển khai thực hiện, tập trung ở khu vực đồng bào Mông sinh sống bởi tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang có xu hướng tăng.

Những năm gần đây, công tác DS-KHHGĐ ở Phì Nhừ tuy đã đạt những kết quả nhất định song tỷ lệ sinh con thứ 3, tư tưởng trọng nam khinh nữ và tập tục sinh đẻ tại nhà đã khiến cho chất lượng dân số ở những vùng này giảm. Tại xã Phì Nhừ, mặc dù Trạm Y tế xã được xây dựng khang trang với các trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu phục vụ dịch vụ KHHGĐ, cán bộ y tế có trình độ song tỷ lệ người dân tới sinh đẻ tại trạm rất hạn chế. Trong khoảng 100 ca sinh đẻ hàng năm thì chỉ 10% trường hợp tới cơ sở y tế sinh đẻ. Cán bộ Trạm y tế Phì Nhừ lập sổ quản lý thai sản nhưng chỉ khoảng 60% thai phụ tới khám thai 1 lần và khám lần 2, lần 3 chỉ còn khoảng 20 – 30%. Cũng chung tình trạng này, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo – nơi có 100% đồng bào Mông sinh sống, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng rất nhanh với 48,4% số trẻ sinh ra trong những tháng đầu năm là con thứ 3 trở lên. Trong khi đó, tập tục không ra sinh đẻ tại trạm của đồng bào khiến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em rất hạn chế.

Những quan niệm lạc hậu, nhận thức không đầy đủ và khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe... ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã khiến việc kiểm soát dân số, nâng cao chất lượng dân số ở những vùng này gặp nhiều khó khăn.

Để đạt được mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số ở những vùng trọng điểm như vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đồng bào Mông sinh sống, Chi cục DS-KHHGĐ đã triển khai tuyên truyền chính sách dân số bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng vùng. Không chỉ giới thiệu, thuyết giảng, cán bộ dân số còn trực tiếp trao đổi với người dân, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình. Bằng nhiều hình thức truyền thông, vận động đặc biệt thông qua các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản hàng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Đồng bào khu vực vùng sâu, vùng xa đã tiếp cận được với dịch vụ này, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Tuy chưa đạt mức sinh thay thế song tỷ lệ sinh hàng năm đều giảm, góp phần đưa quy mô dân số tỉnh nhà đi vào ổn định.

Hiện nay dân số Điện Biên khoảng 50 vạn người, đạt mục tiêu quy mô dân số giai đoạn 2006 – 2010 mà Đảng bộ tỉnh đề ra song chất lượng dân số của Điện Biên chưa cao. Đặc biệt, Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh có tỷ lệ sinh cao nhất cả nước, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn chiếm tới 25%... Nâng cao chất lượng dân số đang là mục tiêu, nhiệm vụ mà các cấp, ngành và đội ngũ cán bộ dân số tỉnh Điện Biên nỗ lực thực hiện. Để đạt được mục tiêu này, ngành dân số Điện Biên cũng xác định những giải pháp cụ thể để tập trung thực hiện. Trong đó, ngoài giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ dân số từ tỉnh tới huyện, xã thì giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ vẫn được coi là giải pháp quan trọng.

Thay đổi nhận thức, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, DS-KHHGĐ sẽ là một trong những giải pháp góp phần đắc lực để đạt mục tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số ở Điện Biên. Và để làm được điều đó, rất cần sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và sự chung tay, góp sức của các ban, ngành đoàn thể đối với công tác DS-KHHGĐ.
 


Kết quả bước đầu thực hiện Dự án khu dân cư mới Bom La
Khu dân cư mới Bom La rộng hơn 14 ha với hơn 2.000 nhân khẩu
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Điện Biên về xây dựng khu dân cư mới Bom La tại xã Thanh Xương, sau một thời gian chuẩn bị, đầu năm 2012 dự án tiếp tục khởi động lại.

Với quyết tâm cao của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân địa phương và hỗ trợ hiệu quả của Công ty cổ phần xây dựng(CPXD) Điện Biên, đến nay khu dân cư mới Bom La đã cơ bản hoàn thành xong phần giải phóng mặt bằng.

Khu dân cư mới Bom La rộng hơn 14 ha với hơn 2.000 nhân khẩu, bao gồm cả trường học, khu sửa chữa ô tô, nhà cửa của nhân dân. Trước đó đã được cấp quyền sử dụng đất, trong đó đất cà phê của các gia đình nhận khoán là hơn 12 ha. Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện Điện Biên đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng với UBND xã Thanh Xương và  Công ty CPXD Điện Biên tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được ý nghĩa lâu dài của việc xây dựng khu dân cư mới. Từ đó, cùng thống nhất cách đền bù hỗ trợ tài sản và  hoa màu trên đất. Sau một thời gian kiên trì vận động, thuyết phục dựa trên các chính sách đất đai của Nhà nước hiện hành 21/22 hộ dân trong giai đoạn 1 đã tự nguyện nhận đền bù hỗ trợ.

Có thể nói, công tác đền bù giải tỏa tại khu dân cư mới Bom La được làm có lý có tình và được nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Bởi về đây nhận đất làm cà phê, nay Nhà nước thu hồi để quy hoạch khu dân cư mới, thực chất cũng là khu đô thị mới, người dân không chỉ được hỗ trợ đền bù mà còn được cấp một suất đất với giá ưu đãi ngay tại khu dân cư mới.

Khu dân cư mới Bom La được quy hoạch với phương án các hộ dân  trên đất cà phê được tái định cư tại chỗ. Ngoài tiền đền bù hỗ trợ của Nhà nước theo chế độ, Công ty CPXD Điện Biên còn hỗ trợ trung bình cho các tài sản trên đất từ 20 - 140% giá trị . Có gia đình được nhận tiền đền bù hỗ trợ tài sản trên đất và cà phê lên đến 1,5 tỷ đồng, ngoài ra còn được công ty hỗ trợ thêm 200 - 700 triệu đồng. Bởi vậy, việc giải phóng mặt bằng khá thuận lợi so với các khu  đô thị khác.

Hiện tại, Công ty CPXD Điện Biên đang tranh thủ thời gian để thi công đường thoát nước, đường nội bộ, sau đó san gạt mặt bằng để chia đất cho dân làm nhà vào cuối tháng 2 năm nay. Điện Biên là tỉnh còn nhiều tiềm năng về đất đai, tiềm năng du lịch và thương mại. Bởi vậy, việc làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư là rất cần thiết./.
Đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Một buổi trợ giúp pháp lý lưu động do Trung tâm TGPL tổ chức
Cùng với đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ kinh phí, chính sách tín dụng ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những năm gần đây, đồng bào còn được trợ giúp pháp lý (TGPL) miễn phí, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện. TGPL còn góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống.

Ông Hoàng Tiến Ngọ, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp), cho biết: Năm 2012 , Trung tâm đã tổ chức 34 đợt TGPL lưu động miễn phí tại các huyện: Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Mường Ảng được 1.577 vụ việc cho 1.695 người, trong đó 1.494 người là đồng bào dân tộc thiểu số; 147 người nghèo. TGPL trong các lĩnh vực: đất đai 412 vụ, pháp luật ưu đãi 449 vụ, hôn nhân gia đình, pháp luật về trẻ em 196 vụ... Qua kiểm tra, đánh giá các vụ việc TGPL đều đạt chất lượng theo quy định tại Bộ tiêu chuẩn chất lượng vụ việc TGPL của Bộ Tư pháp.

Trong các buổi TGPL lưu động, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm đã tư vấn, hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, chế độ chính sách, tranh chấp trong cuộc sống... giúp đồng bào hiểu biết hơn về pháp luật. Bên cạnh đó, phát các loại tờ gấp có nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, ma túy, bình đẳng giới... cho nhân dân, do Trung tâm TGPL và Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ TGPL miễn phí, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Trung tâm không ngừng kiện toàn bộ máy và hệ thống TGPL từ tỉnh đến cơ sở. Hiện nay Trung tâm đã thành lập được 5 chi nhánh TGPL tại 5 huyện, thị; 92 câu lạc bộ TGPL tại các xã, phường, thị trấn. Trong năm 2012 mở 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL cho các cộng tác viên, cán bộ các câu lạc bộ; cử cán bộ tham gia hàng chục buổi các lớp tập huấn nghiệp vụ TGPL, tuyên truyền pháp luật do Sở và Bộ Tư pháp tổ chức.
Người dân xã Mường Nhà, huyện Điện Biên tới nghe cán bộ Trung tâm
 TGPL tỉnh giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật
Tháng 1/2013, Trung tâm tổ chức TGPL lưu động tại 9 bản của 2 xã vùng cao biên giới: Mường Nhà, Mường Lói (huyện Điện Biên). Qua đợt công tác  Đoàn đã tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật được 46 vụ việc; tuyên truyền phổ biến, nói chuyện pháp luật cho 514 lượt người trên các lĩnh vực: đất đai, ma túy, hôn nhân gia đình, chế độ, chính sách hộ nghèo. Những vướng mắc, bức xúc của nhân dân được giải đáp rõ ràng, đồng bào hiểu rõ chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc với cộng đồng, hoạt động của Trung tâm đã góp phần đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

Anh Vàng A Phía, bản Huổi Hương ý kiến: Bố tôi già (hơn 70 tuổi) nghiện ma túy đã lâu năm, không tự đi lại được nên nhờ 2 con dể chở xe máy đi mua ma túy để sử dụng và bị công an bắt. Sau khi được TGPL tôi hiểu rằng việc 2 anh dể bị bắt là đúng pháp luật do có liên quan đến người mua bán ma túy. Ông Sùng A Và, bản Pu Lau ý kiến: Một số con em trong bản vẫn còn tình trạng lấy vợ, lấy chồng sớm (15, 16 tuổi), nên khi ra UBND xã đăng ký kết hôn cán bộ tư pháp từ chối không làm thủ tục đăng ký cho họ. Được cán bộ trợ giúp viên pháp lý tư vấn đồng bào hiểu biết theo quy định của pháp luật, trai gái muốn xây dựng gia đình phải đủ 18 tuổi trở lên.

Hoạt động TGPL miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân, tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống. TGPL còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở cán bộ tư pháp, chính quyền cơ sở không ngừng học tập nâng cao hiểu biết và thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước.
Phát triển nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống vẫn được duy trì phát triển tại bản văn hóa Che Căn, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.
Điện Biên là tỉnh đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế du lịch…

Những năm qua, việc sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển, sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ khách du lịch tham quan và mua sắm. Nhưng số lượng các mặt hàng còn hạn chế, việc tổ chức sản xuất hầu hết được thực hiện trong các hộ gia đình và vào lúc nông nhàn, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề. Các sản phẩm còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại, vì vậy khả năng cạnh tranh thấp.

Trên địa bàn tỉnh, sản phẩm nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc được chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Trong đó, nhóm hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan, các nhạc cụ truyền thống hiện nhu cầu thị trường là rất lớn nhưng mới chỉ được sản xuất một cách tự phát, manh mún trong hộ gia đình.
Bên cạnh đó, các làng nghề thuộc nhóm kim hoàn (bạc đồng xòe, cúc bướm, trâm cài tóc của đồng bào dân tộc Thái) và mộc mỹ nghệ chưa được quan tâm đầu tư phát triển nhiều. Hiện nay, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này là khá lớn, nhưng không còn được sản xuất theo phương pháp truyền thống, chất lượng sản phẩm bạc kém đã gây ra tâm lý hoài nghi cho du khách. Trình độ thẩm mỹ và tính thương mại của sản phẩm có nhiều hạn chế, mẫu mã nhiều sản phẩm còn sao chép của nơi khác; một số cơ sở sản xuất và hộ gia đình có xu hướng sử dụng các chất liệu công nghiệp để làm sản phẩm thủ công đã làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm.
Tỉnh Điện Biên hiện có 8 bản văn hóa phục vụ khách du lịch được Nhà nước đầu tư hỗ trợ từ ngân sách. Còn lại là do các đơn vị HTX tự thành lập, tự loay hoay tìm cách tiêu thụ sản phẩm, mạnh ai nấy làm. Cùng với đó, hệ thống luật chưa được quan tâm; người dân và chính quyền chưa nhận thấy tầm quan trọng của luật đối với sự phát triển thương hiệu của sản phẩm.
Để tháo gỡ tình trạng hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển phải được coi trọng ngang nhau, thực hiện từng bước và khoa học. Trước hết về nhận thức, mọi người dân phải hiểu được, không thể bảo tồn nếu không đổi mới, phát triển và ngược lại. Nếu chỉ khư khư bảo tồn thì là bảo thủ, nếu chỉ chú trọng phát triển thì sẽ mất gốc và không bền vững. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan trong việc quản lý, hỗ trợ người dân cần phải có tính đồng bộ và chặt chẽ hơn. Nhà nước cần có những chính sách động viên khuyến khích và tôn vinh các giá trị cổ truyền, tặng danh hiệu nghệ nhân cho những người xứng đáng, hỗ trợ để nâng cao cuộc sống và điều kiện làm việc của họ; tổ chức các cuộc thi tìm ra những thợ giỏi để động viên khuyến khích. Cải thiện môi trường tự nhiên, xã hội, quy hoạch xây dựng nghề truyền thống tại các bản dân tộc thu hút khách tham quan, du lịch, thúc đẩy thương mại, kinh tế phát triển; tuyên truyền nâng cao ý thức, lòng tự hào của người dân về nghề truyền thống của ông cha, làm cho họ hiểu được nghề truyền thống chính là hồn cốt, tinh thần và cũng là cuộc sống lâu dài của người dân là việc làm hết sức cần thiết.
Để tạo dựng thương hiệu cho nghề thủ công truyền thống phục vụ hoạt động du lịch; bằng các dự án, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thi sáng tác các sản phẩm quà tặng du lịch. Hiện ngành đang khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn theo hướng tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhân dân, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm tăng giá trị văn hóa bản địa thể hiện trên các sản phẩm và quảng bá hình ảnh Điện Biên đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống sẽ không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu du khách. Để làm được điều này, trước mắt cần có những lựa chọn hợp lý, chọn ra những làng nghề phù hợp để tiến hành quy hoạch không gian làng nghề và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi nghề, mà còn biết trình diễn và tham gia các hoạt động du lịch.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét