Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại hưng yên , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai hung yen giá rẻ , hungyen

Bản đồ hành chính


Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên là bức tranh thu nhỏ lãnh thổ hành chính của tỉnh theo một số quy luật toán học chặt chẽ, bằng việc sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc, kết hợp ghi chú giải thích được xây dựng theo đúng quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ chứa đựng rất nhiều yếu tố nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội được thể hiện chi tiết. Có giải thích cụ thể, bố cục được xây dựng hài hoà, giúp người đọc liên tưởng được sự phân bố không gian thực địa và bản đồ.
Nội dung chính của bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên thể hiện:
1. Vị trí địa lý
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
Địa giới hành chính giáp 6 tỉnh, thành phố là:
    * Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
    * Phía tây bắc giáp thành phố Hà Nội
    * Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
    * Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
    * Phía tây giáp tỉnh Hà Tây
    * Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý:
    * Từ 20o36' đến 21o01' vĩ độ Bắc
    * Từ 105o53' đến 106o17' kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên 92.309,32 ha (923,09 km2) chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bắc bộ. Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
2. Biểu thị hệ thống giao thông
Có hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng rất thuận lợi cho việc đi lại lưu thông. Góp phần đặc biệt quan trọng cho phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Trên bản đồ sử dụng ký hiệu, màu sắc ghi chú tên đường.
a. Giao thông đường bộ
Đường sắt: Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Như Quỳnh đến xã Lương Tài (huyện Văn Lâm) dài 17km.
Đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn: Rất phát triển và phân bố hợp lý ở tất cả các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến được trung tâm xã.
Quốc lộ: Bản đồ sử dụng lý hiệu màu đỏ và ghi chú số hiệu đường biểu thị các tuyến:
    * Quốc lộ 5A: Như Quỳnh - Minh Đức
    * Quốc lộ 39A: Phố Nối - Triều Dương
    * Quốc lộ 38: Cống Tranh - Trương Xá; thị xã Hưng Yên - cầu Yên Lệnh
    * Quốc lộ 38B ( 39B cũ ): Cầu Tràng - Chợ Gạo.
Tỉnh lộ: Gồm các tuyến 195, 196, 199, 200, 204, 205, 205C, 206, 209, và một số tuyến khác được ghi chú tên đường và biểu thị màu đỏ trên bản đồ.
b. Giao thông đường thủy
Bản đồ được biểu thị bằng màu xanh lam và ghi chú giải thích tên sông. Có mạng lưới sông kênh mương phân bố hợp lý, tạo điều kiện cho giao thông đường thủy phát triển. Sông Hồng qua Hưng Yên dài  57 km, sông Luộc qua Hưng Yên dài 25 km, dọc 2 tuyến này có một số bến bãi phục vụ tầu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng hoá, được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu và ghi chú giải thích. Ngoài 2 sông lớn trên còn biểu thị hệ thống sông nội tỉnh, đặc biệt là hệ thống trung đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải; gồm các sông chính là: sông Sặt, sông Chanh; sông Cửu Yên; sông Tam Đô; sông Điện Biên...
Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng được thể hiện trên bản đồ, phân bố hợp lý, phủ khắp địa bàn tỉnh được phân theo các cấp: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đô thị, đường thôn xóm, xã tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý từ thấp đến cao phục vụ lưu thông trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước.
3. Biểu thị hệ thống thủy lợi
Sử dụng ký hiệu, màu sắc biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh tưới, tiêu, cầu, cống, đê điều, các công trình thủy lợi khác phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống. Trên bản đồ cho thấy hệ thống thủy lợi của tỉnh rất hoàn chỉnh; phân bố đều theo lãnh thổ hành chính từng huyện, xã.
4. Biểu thị hệ thống dân cư theo đơn vị hành chính
Sử dụng hệ thống ký hiệu, mầu sắc biểu thị sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính: Phường, xã, thôn xóm, làng mạc, dùng chữ ghi chú tên huyện, v.v., tên thôn của 10 huyện, thị; với 161 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm hành chính tỉnh, huyện, xã được sử dụng hệ thống ký hiệu mầu, ghi chú giải thích trụ sở UBND các cấp, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã, phường.
5. Biểu thị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật theo đơn vị hành chính
Hệ thống cơ sở vật chất: Bệnh viện, trạm xá, trường học, đài phát thanh, đài truyền hình, bưu điện, nhà máy xí nghiệp, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, trạm bơm nước, đền, đình, chùa, nhà thờ, các di tích danh lam thắng cảnh, được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu, mầu sắc ghi chú giải thích. Các yếu tố trên được biểu thị chi tiết đầy đủ từng huyện, xã.
Vị trí địa lý
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.
 Đất đai và địa hình
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hỉnh tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm cao nhất có cốt +9 đến +10 tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), điểm thấp nhất có cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ).
Đặc điểm địa chất
Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m.
Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:
    * Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt.
    * Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.
    * Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua. 
Khí hậu và thời tiết
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.
1. Mưa
    * Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm - 1.600mm.
    * Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm, bằng 80 - 85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên
    * Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200 - 300 mm chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm.
    * Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140 - 150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày.
    * Ngoài ra ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
2. Nắng
    * Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 - 1.650 giờ.
    * Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 - 1100 giờ.
    * Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520 giờ.
    * Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ (tháng 5 năm 1974).
    * Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ (tháng 2 năm 1988).
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh.
    * Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,3oC.
    * Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 19,1oC
    * Tổng nhiệt trung bình năm 8.400 - 8.500 oC.
    * Tổng nhiệt trung bình mùa nóng 4.800 - 5.000 oC.
    * Tổng nhiệt trung bình mùa lạnh 3.300 - 3.500 oC.
4. Độ ẩm
    * Độ ẩm trung bình năm từ  80 - 90%.
    * Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2.
    * Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.
5. Bốc hơi
Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn Hưng Yên. Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8730mm, lớn nhất tuyệt đối 144,9 mm (tháng 7 năm 1961), nhỏ nhất tuyệt đối 20,8 mm (tháng 2 năm 1988).
6. Gió
Hưng Yên có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thường từ tháng 3 đến tháng 7.
    * Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió đông bắc. Các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.
    * Tốc độ gió cực đại ghi lại tại Hưng Yên là 40 m/s, hướng thổi tây nam (ngày 22/5/1978).
7. Mùa bão
Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tời 15- 20% tổng lượng mưa năm.
Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.
 
Sông ngòi, thuỷ văn
Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông. Phía tây có sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía đông là sông Cửu An. Ngoài ra có sông Đuống, chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía đông và đông bắc của tỉnh và hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải.
Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy xuôi dòng, có đoạn như ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dòng chính, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Sông Hồng
Phát nguyên từ Trung Quốc, có tổng chiều dài 1.183 km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493 km. Chỗ rộng nhất là 1300 m, chỗ hẹp nhất là 400 m. Sông Hồng chảy qua Hưng Yên khoảng 57 km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh.
Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và thị xã Hưng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là sông Hồng Hà, sông Hồng.
Sông chảy xuống đồng bằng có tác dụng bồi tụ phù sa là chủ yếu, song có đặc điểm là luôn lăn mình lật đi lật lại, uốn khúc quanh co, tạo nên hiện tượng sói lở hai bờ, gây lũ lụt.
Sông Luộc
Sông Luộc còn được gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ. Vốn là phân lưu của sông Hồng ở huyện Hưng Nhân (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở Quý Cao (Tứ Kỳ - Hải Dương). Sông rộng trung bình 150-250 m, sâu 4– 6 m. Toàn bộ sông dài 70 km, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiều dài 26 km, tạo thành giới hạn địa giới phía nam của tỉnh.
Sông Cửu An
Vốn là phân lưu của sông Hồng chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp phần cửa sông. Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, Ba Đông, Bằng Ngang. Hiện nay sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa - Phù Cừ, tổng chiều dài khoảng 23,5 km. Sông Cửu An là một nhánh chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, tiêu nước và cung cấp nước cho tỉnh, đặc biệt là vùng Khoái Châu, Kim Động.
Sông Kẻ Sặt
Sông nối giữa sông Sinh (Hải Dương) vào khúc cuối của sông Cửu An, chiều dài 35 km. Sông Kẻ Sặt chảy ở phía đông của tỉnh, có chiều dài trên 20 km, từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tòng Hóa (Phù Cừ). Sông chảy song song với sông Hồng, tạo cho tỉnh Hưng Yên cả ba mặt đều là sông.
Sông Kẻ Sặt là một chi lưu chính của hệ thống Bắc Hưng Hải, tiêu nước và cung cấp nước cho tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
Sông Hoan Ái
Vốn là phân lưu của sông Hồng, sau bị vùi lấp phần cửa sông, trở thành chi lưu của sông đào Bắc - Hưng - Hải. Khi xây dựng cống Xuân Quan đã đào nối sông Hoan Ái vào sông Kim Ngưu, Đạo Khê. Sông Hoan Ái là sông chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, có tác dụng lấy nước từ sông Hồng và phân phối cho các sông của hệ thống trung thủy nông trong tỉnh. Toàn bộ sông dài trên 36 km, từ cống Xuân Quan đến Cống Tranh.
Sông Nghĩa Trụ
Bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh.
Đoạn thứ hai ở phía nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ.
Sông Điện Biên
Chảy từ dòng sông Hoan Ái (từ Lực Điền) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu), sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống Cửa Càn (thị xã Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km. Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho một phần huyện Khoái Châu và huyện Kim Động.
Tài nguyên thiên nhiên
Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều tài nguyên thiên nhiên vô cùng phòng phú và đa dạng với Đất, Nước, Sông ngòi, Khoáng sản
1. Tài nguyên đất đai
Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2003 đất nông nghiệp là 62.602,89 ha, chiếm 67,82% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó :
    * Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88,31% đất nông nghiệp);
    * Đất vườn tạp là 2.207,05 ha.
    * Đất trồng cây lâu năm là 1.020,95 ha;
    * Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.092,73 ha
2. Tài nguyên nước
Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm.
Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải.
Nguồn nước ngầm ở Hưng Yên hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Hiện nay, tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Công ty nước khoáng Lavie đang hoạt động và khai thác nguồn nước này cung cấp nước khoáng tinh khiết trên thị trường và một nhà máy nước của Công ty nước và môi trường Việt Nam đang được xây dựng
3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản chưa được điều tra cụ thể, khoáng sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay là nguồn cát đen với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông Luộc, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó còn có nguồn đất sét để làm gạch, ngói,...
Ngoài ra còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn), nhưng nằm ở độ sâu trên 1000 m, việc khai thác phức tạp, nên từ nay đến năm 2010 chưa thể thực hiện được.
4. Tài nguyên nhân văn
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp hạng như:  Khu di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, đền Phù Ủng,... đặc biệt Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thị xã Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế trính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như: Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chuông,... Hàng năm tại nhiều di tích lích sử - văn hoá đã diễn ra lễ hội đón tiếp nhiều khách đến thăm quan, du lịch.
Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhân dân cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sỹ, danh y; trong lịch sử hiện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập tỉnh, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.
Dân số, lao động
Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, tỉnh Hưng Yên có 1.071.973 người. Mật độ dân số là 1161 người/km2, cao hơn mật độ trung bình đồng bằng sông Hồng và gấp hơn 5 lần trung bình của cả nước. 91,5% dân số Hưng Yên sống ở nông thôn, 8,5% dân số sống ở thành thị.
Trong số 10 huyện, thị:
    * Dân số đông nhất là huyện Khoái Châu: 186.102 người.
    * Thị xã Hưng Yên có dân số ít nhất: 77.398 người và mật độ dân số lớn nhất: 1.654 người/km2.
    * Mật độ dân số thấp nhất là huyện Phù Cừ: 938 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm.

Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, chiếm 51% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét