Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

chim trĩ giống , bán chim trỉ thịt gia re , công trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại ninh bình , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai ninh binh giá rẻ , ninhbinh

  • Thư ngỏ                     
    Kính gửi các quý vị độc giả, các du khách và nhà đầu tư!
                 Trước tiên cho phép tôi được gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt tới các quý vị.
    Quý vị thân mến!
    Ninh Bình là tỉnh ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, nối liền miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Ninh Bình luôn được biết đến là vùng đất Cố đô Hoa Lư “địa linh, nhân kiệt” gắn liền với 3 triều đại: Đinh, Lê, Lý. Người dân Cố đô Hoa Lư có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo và hiếu khách. Đến với Ninh Bình, quý khách không chỉ tìm về cội nguồn của dân tộc với những dấu tích vàng son về truyền thống lịch sử, văn hoá từ ngàn xưa, mà quý khách còn được đến với mảnh đất "sơn thanh, thủy tú". Nơi đây có hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã làm say lòng du khách, như: Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, Vân Trình... với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, là sự đan quyện hài hoà của bức tranh thiên nhiên giữa trời mây, sông nước với những hang động kỳ vĩ, tạo nên những kiệt tác vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho quê hương Ninh Bình.  
    Bên cạnh đó, Ninh Bình là tỉnh nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ  đang được đầu tư đồng bộ nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá. Địa hình phong phú, đa dạng có vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại nông sản, thủ công mỹ nghệ. Tài nguyên đá vôi và các loại khoáng sản của tỉnh khá đa dạng, trữ lượng lớn,  chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đến nay, Ninh Bình có trên  33% số lao động đã qua đào tạo.
    Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn cho các nhà đầu tư, do vậy đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp vào đầu tư với tổng số vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án lớn đang được tỉnh đẩy nhanh tiến độ, nhiều lĩnh vực đã và đang được Ninh Bình chấp thuận đầu tư.
    Cổng thông tin điện tử của tỉnh sẽ là cầu nối thường trực giữa khách du lịch, nhà đầu tư, các tổ chức, công dân và những người quan tâm đến Ninh Bình ở trong và ngoài nước.  Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình sẽ cung cấp thông tin chính thức về những chủ trương, chính sách của  tỉnh; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tiềm năng, thế mạnh cũng như truyền thống lịch sử, văn hoá và các lĩnh vực khác của tỉnh trên mạng Internet. Đây cũng là một kênh thông tin quan trọng để cung cấp tới độc giả, du khách và các nhà đầu tư; đồng thời qua đó công khai các thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ, nhằm phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
    Hy vọng  những thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình sẽ ngày càng thu hút được nhiều hơn sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần để Ninh Bình sớm trở thành địa chỉ gần gũi, thân thiết và gắn bó với mọi người.
     Trân trọng!


    Bùi Văn Thắng
                                                                                       Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

    GIỚI THIỆU SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT theo quy định của pháp luật.
A. Thông tin chung
- Địa chỉ cơ quan: Đường Trần Hưng Đạo - phường Tân Thành - Thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình
- Số điện thoại:     030.3871089
- Số Fax:         030.3896573


B. Thông tin chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

1. Chức năng
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
c) Dự thảo mức thu học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của địa phương để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;
d) Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
e) Dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Dự thảo Đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các phòng ban chuyên môn, cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý của Sở sau khi phối hợp với Sở Nội vụ và các ban, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các Sở có liên quan và UBND cấp huyện;
c) Dự thảo quyết định công nhận trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và đào tạo sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch và các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo của địa phương.
6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật.
7. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
9. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
10. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.
11. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân có liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở giáo dục này theo quy định của pháp luật.
13. Cấp và thu hồi đăng ký hoạt động của các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tự túc ở nước ngoài ở các trình độ phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của pháp luật; thống kê, tổng hợp người đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
14. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
15. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
16. Xây dựng, tổng hợp và phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc Sở sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục – đào tạo của địa phương hàng năm.
17. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm bao gồm: ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, chương trình mục tiêu quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ, giao dự toán chi ngân sách được giao cho giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
18. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
19. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đối với các tổ chức trực thuộc Sở; công nhận, không công nhận hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của pháp luật, theo phân cấp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; thực hiện việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, điều động, luân chuyển và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
20. Trong trường hợp cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định điều động cán bộ, giáo viên của ngành sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
21. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
22. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
23. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
 
C. Những thành tựu nổi bật trong thời gian gần đây của ngành GD&ĐT
Thành tích nổi bật của Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình trong những năm qua đó là: Quy mô các cấp học được duy trì, củng cố. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học của các nhà trường được tăng cường. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được củng cố và nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục trung học được triển khai thực hiện. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Các hoạt động giáo dục văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi Quốc gia, kết quả thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng có nhiều chuyển biến. Ninh Bình nằm trong tốp 10 tỉnh có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước. Cụ thể:
- Kết quả thi HSG đạt: 33.592 giải Tỉnh, 947 giải Quốc gia (41 giải nhất, 195 giải nhì, 373 giải ba, 338 giải KK), 4 giải Quốc tế (1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng, 1 giải Khuyến khích); Thi giải toán trên máy tính cầm tay đạt 873 giải (800 giải cấp Tỉnh, 73 giải cấp khu vực); Văn nghệ đạt 950 Huy chương các loại (919 Huy chương cấp Tỉnh, 31 Huy chương cấp Quốc gia); Thể dục thể thao đạt 135 Huy chương cấp Tỉnh, Quốc gia và hàng ngàn Huy chương các loại trong các Hội thi thể thao do Sở tổ chức.
- Năm 1995 Ninh Bình đạt phổ cập Giáo dục Tiểu học, năm 2002 là tỉnh thứ 15 trong toàn quốc đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, năm 2003 đạt phổ cập Giáo dục Tiểu học học đúng độ tuổi.
- Đến tháng 10/2009, tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn tỉnh là 248 trường, trong đó Mầm non: 51 trường, đạt 34%; Tiểu học 140 trường, đạt 91,5%; Trung học cơ sở 56 trường, đạt 39,1%; Trung học phổ thông 1 trường, đạt 3%. Tỷ lệ trường chuẩn đạt 52% tổng số trường mầm non và phổ thông toàn tỉnh.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh, phát triển đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Đến tháng 10/2009, toàn ngành có 74 Thạc sỹ; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn các cấp học là: Mầm non 96,13% (trên chuẩn 18,7 %); Tiểu học 99,14% (trên chuẩn 81,8 %); Trung học cơ sở 98,3% (trên chuẩn 46,9 %); Trung học phổ thông 99,49 (trên chuẩn 4,37 %). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo toàn ngành đạt 98,1%, trong đó trên chuẩn là 41,9% đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX  là đến năm 2010, giáo viên trên chuẩn đạt tỷ lệ 40%.
- Ngành GD&ĐT đã được Chủ tịnh nước tặng thưởng 3 Huân chương Độc lập; 2 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới; 5 đơn vị được Chính phủ tặng “Cờ đơn vị thi đua xuất sắc”. Ngành cũng được Nhà nước tặng thưởng 10 Huân chương Lao động hạng nhất, 31 Huân chương Lao động hạng nhì, 86 Huân chương Lao động hạng ba, 232 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; phong tặng 23 Nhà giáo Ưu tú, 5 Chiến sỹ thi đua toàn quốc và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng 8 Bằng Lao động sáng tạo.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 190 50’ đến 200 27’ độ Vĩ  Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
Thành phố Ninh Bình

II. ĐỊA HÌNH
Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
*Vùng đồng bằng
Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.
*Vùng đồi núi và bán sơn địa
Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.
du lịch Tràng An
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.
 *Vùng ven biển
Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.
III. KHÍ HẬU:
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm.
IV.GIAO THÔNG:
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.
-  Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A.
-  Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng. .
- Đường thuỷ: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng. Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 
V. SÔNG NGÒI VÀ THỦY VĂN:
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển Đông.
VI. TÀI NGUYÊN
1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa, đất Feralitic.
Tài nguyên nước: Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm
- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước, năng lực tưới cho 4.438 ha.
- Nguồn nước ngầm:  Nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan) đạt 361.391m3/ngày. Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.
3. Tài nguyên rừng.
So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m3, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan.
Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú.
Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy).
4. Tài nguyên biển
Bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.
Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2000÷2.500tấn/năm.

5. Tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên đá vôi:
Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
- Tài nguyên đất sét:
Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
- Tài nguyên nước khoáng:
    Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
- Tài nguyên than bùn:
   Trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
VII. DÂN SỐ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
- Với quy mô dân số năm 2009 là gần 900 nghìn người. So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh Bình chiếm 5,6% và bằng 1,2% dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh (khoảng 675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến dưới 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với tổng lao động năm 2008 chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước. Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
 VIII. TIỀM NĂNG DU LỊCH- VĂN HÓA
1. Du lịch của tỉnh tương đối phong phú, đa dạng như: Núi, hồ, rừng với các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc- Bích Động, rừng quốc gia Cúc phương; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Nhà thờ đá Phát Diệm...Mới đây nhất là quần thể du lịch sinh thái Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính (ngôi chùa lớn nhất Việt Nam).
Ninh Bình đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận:
- Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư: là Di sản văn hoá thế giới.
- Khu hang động Tràng An: là Di sản thiên nhiên thế giới.
2. Văn hóa:
- Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn. Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Các lễ hội lớn ở Ninh Bình: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư; lễ hội Đền Thái Vi; lễ hội Chùa Bái Đính; lễ hội Báo Bản...
- Nói đến văn hóa ẩm thực của Ninh Bình nổi tiếng có các món ăn: Tái dê Cố đô, cơm cháy Hương Mai, cá rô Tổng Trường, ốc nhồi Gia Viễn, nem Yên Mạc…
          Kinh tế Ninh Bình- Dấu ấn trên chặng đường phát triển
Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 93 km, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm  phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa hình của tỉnh khá đa dạng gồm: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy từ cấp địa phương đến cấp quốc gia thuận tiện trong giao thương và phát triển kinh tế.
Cầu Non Nước
 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2009 bình quân tăng 15,35%/năm. Thu ngân sách toàn tỉnh đạt trên 2.500 tỷ đồng.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý, tỉnh Ninh Bình có nhiều tài nguyên thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại nông sản, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là tài nguyên đá vôi và các loại khoáng sản phù hợp để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Dây chuyền sản xuất của nhà máy gạch Phú Sơn (Nho Quan)
 Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, những năm qua UBND tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh đã có các chính sách: Ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất vay vốn, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, các tiện ích cộng đồng… Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty xi măng Tam Điệp, phân lân Ninh Bình, cán thép Tam Điệp, nhà máy đạm, nhà máy lắp ráp ô tô, các nhà máy xi măng The Vissai, Duyên Hà, Hướng Dương sau thời gian đầu tư đã đi vào sản xuất làm cho sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Riêng sản lượng xi măng năm 2009 đã đạt 4,7 triệu tấn. Tỉnh đã có Kế hoạch sản xuất 10 triệu tấn xi măng vào năm 2010. Các sản phẩm truyền thống khác như thép, thực phẩm xuất khẩu, đông lạnh, may mặc, thiểu thủ công nghiệp... cũng duy trì mức sản xuất mạnh. Tính bình quân 4 năm trở lại đây, tăng trưởng công nghiệp - xây dựng đạt mức 26,6%. 

Sản phẩm cói mỹ nghệ ở huyện Yên Khánh
 Một Ninh Bình là chiếc nôi của nhiều nghề truyền thống như: Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân (Hoa Lư), nghề mộc ở phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình), nghề dệt chiếu và chế biến cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, nghề thêu ren ở Ninh hải (Hoa Lư), nghề đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan… Đến thăm các làng nghề ở Ninh Bình thật khó có thể hình dung những người nông dân mộc mạc, chân chất lại là tác giả của những mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo. Những người dân nơi đây bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú đã làm cho gỗ đá, cói, bèo, mây tre trở thành những sản phẩm tinh xảo. Họ đã thổi hồn mình vào từng sản phẩm để đưa chúng đến được với những thị trường trong và ngoài nước, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
Cùng với công nghiệp, du lịch đã và đang phát triển theo định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử-văn hoá với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng được thể hiện ở loại hình du lịch: Sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Thiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình nhiều danh thắng kỳ vĩ, mật độ di tích và danh thắng tương đối dày, phân bố rộng khắp từ vùng đồi núi tới đồng bằng, ven biển. Nơi đây được du khách biết đến như một vùng non sông huyền thoại và kỳ thú. Núi non trùng điệp, danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa trải dài suốt từ rừng nguyên sinh Cúc Phương đến đất mở Núi Vàng (Kim Sơn). Trải qua hàng triệu năm vận động, kiến tạo của địa chất tự nhiên, đã tạo nên những hang động, sông nước mang vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo, tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn.
Du lịch sinh thái Tràng An
Trong nhóm các điểm du lịch danh lam thắng cảnh nổi tiếng có Tam Cốc- Bích Động, Khu hang động Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, Địch Lộng, Hồ Yên Thắng…Trong các điểm du lịch di tích lịch sử văn hoá tâm linh tiêu biểu có Cố đô Hoa Lư; công trình chùa Bái Đính- ngôi chùa lớn nhất Việt Nam; quần thể nhà thờ đá Phát Diệm...Trong nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Ninh Bình du khách có thể tìm đến hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, khu nước khoáng Kênh Gà, khu Linh Cốc- Hải Nham, Thung Nắng…Trong nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học ở Ninh Bình nổi bật có khu du lịch sinh thái Tràng An; Vườn quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Trong số gần 975 di tích danh thắng đã được kiểm kê khoa học, có 80 di tích danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều điểm du lịch được đầu tư mạnh như: khu du lịch sinh thái hang động Tràng An, khu núi chùa Bái Đính, Cố Đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long... đã tạo nên diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình và thu hút hơn 3 triệu lượt khách du lịch/năm. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú chất lượng cao phục vụ khách du lịch, tăng thu từ hoạt động dịch vụ đi kèm, tỉnh đã dành quỹ đất tại trung tâm thành phố để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Về lâu dài, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết, UBND tỉnh đã có Kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến 2030 để thực hiện mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp như: Vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác; vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú, nuôi cá, vùng Yên Khánh trồng lúa, chăn nuôi gia súc; vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Đặc biệt, sản xuất vụ đông phát triển mạnh và trở thành vụ sản xuất chính nhờ các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây vụ đông 2009-2010 là 22.500 ha. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp từ 31,3 triệu đồng năm 2006 lên 67,8 triệu đồng năm 2009, sản lượng lương thực là 50,3 vạn tấn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm cánh đồng đạt thu nhập 50-100 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích nông dân tích cực sản xuất. Năm 2009, tỉnh đưa vào gieo cấy gần 14 ngàn ha lúa cao sản và lúa chất lượng cao. Trong chăn nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản giữ ổn định và có chiều hướng phát triển với chủ trương đầu tư hạ tầng vùng bãi bồi ven biển theo hướng công nghiệp.
Công tác đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản được tỉnh quan tâm. Trên địa bàn tỉnh ngày xuất hiện nhiều hơn những công trình kết cấu hạ tầng vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Điển hình là công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 700 giường với nhiều trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất khu vực, các cơ sở y tế tuyến huyện, công trình đê hữu sông Hoàng Long, đê biển Bình Minh II, cơ sở hạ tầng khu du lịch Tràng An, đường giao thông QL10, Quốc lộ 1A, ĐT480, ĐT481, ĐT477, dự án ký túc xá sinh viên, các dự án phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đời sống nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan tâm. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đối với vùng nghèo được ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất. Người nghèo được tỉnh hỗ trợ vay vốn ưu đãi, được ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khám chữa bệnh khi ốm đau, miễn giảm học phí... Trung bình mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho từ 16.200-16.500 lao động.. Để bà con có thể “an cư, lạc nghiệp”,  thời gian qua, cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã chung tay đoàn kết giúp đỡ xoá hàng nghìn căn nhà tranh tre dột nát  mang lại mái ấm cho các hộ gia đình nghèo. 
Nhờ biết phát huy nội lực cộng với sự đoàn kết chung tay giảm nghèo của Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh những gần đây đã giảm mạnh, số hộ khá, giàu  tăng nhanh, diện mạo phố phường, làng quê ngày càng khởi sắc.
 Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa- xã hội
Cùng với những bước phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết nỗ lực nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia phong trào "xã hội hóa giáo dục", đưa giáo dục đào tạo trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do vậy lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô trường lớp được giữ vững. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở tất cả các cấp học, ngành học được duy trì và phát triển. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh có 233 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm và phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có trường Đại học Hoa Lư và hàng chục cơ sở đào tạo nghề thu hút đông đảo học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh theo học.
Không chỉ quan tâm đến sự nghiệp trồng người, những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng được tỉnh chú trọng và ngày càng đạt được những kết quả tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến đều được nâng lên qua các năm. Các cơ sở y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Nhiều thiết bị y tế mới, hiện đại được ứng dụng trong việc khám chữa bênh, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và hạn chế tình trạng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hiện nay tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động khu bệnh Bệnh viện đa khoa 700 giường. Dự kiến khi đi vào hoạt động đây sẽ là địa chỉ khám chữa bệnh thuận tiện, chất lượng cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã ổn định về tổ chức và đi vào hoạt động bước đầu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, đồng thời góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, thời gian qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm đầu tư duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Chỉ tính riêng năm 2009, Nhà hát Chèo Ninh Bình dàn dựng và biểu diễn 52 chương trình ca, múa, nhạc và chèo tham dự các kỳ hội diễn và biểu diễn phục vụ quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh được đánh giá cao. Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng của tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm buổi chiếu phim phục vụ nhân dân tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Vừa qua, tỉnh Ninh Bình tổ chức tổng kết 20 năm phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’ và triển khai kết luận số 51 KL/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được đông đảo quần chúng nhân dân, các cơ quan đơn vị tích cực hưởng ứng. Báo Ninh Bình, đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh đã có hàng trăm bài viết và các buổi phát sóng tuyên truyền về nếp sống văn minh trong việc cứoi, việc tang và lễ hội. Các ngành đã tổ chức được hàng trăm buổi tuyên tuyền pháp luật. Đến nay, toàn tỉnh có 81% gia đình, 57,4% làng, thôn, xóm, phố và 58,6% cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu gia đình, thôn, phố, cơ quan văn hóa. Bên cạnh đó hoạt động thể dục, thể thao quần chúng cũng được đẩy mạnh. Phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trong nhân dân phát triển. Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 25%, số gia đình thể thao chiếm 21%. Thể thao thành tích cao của tỉnh cũng được duy trì và có thêm kỷ lục mới tạo tên tuổi cho thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tỉnh Ninh Bình đã có đội bóng đá nam hạng nhất và thăng hạng từ mùa giải năm 2009 (The Vissai), có đội bóng chuyền nam (Tràng An Ninh Bình) xếp hạng đội mạnh toàn quốc, có Vận động viên điền kinh đạt kỷ lục Sea game...
nhà thi đấu tỉnh Ninh Bình
Công tác thông tin tuyên truyền đã bám sát các sự kiện chính trị nổi bật và nhiệm vụ trọng tâm, tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình được đầu tư trang, thiết bị, tăng thời lượng và chất lượng các  tin, bài, đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân. nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan tâm. Trong dịp các ngày lễ, tết, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã trực tiếp đi khảo sát tình hình đời sống dân cư vùng nghèo, đồng thời tổ chức thăm hỏi tặng quà, các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và nhân dân bị ảnh hưởng lũ lụt. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo về vốn đầu tư sản xuất, hỗ trợ tiền cải tạo, sửa chữa nhà dột nát, khám chữa bệnh, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo... Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với khu vực nông thôn, khu vực bị thu hồi đất và 23 xã nghèo trọng điểm .Mỗi năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo điều kiện cho hàng nghìn người được đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài,  nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 6,15%.
Trong mục tiêu phát triển văn hoá-xã hội giai đoạn 2006-2020, tỉnh phấn đấu: Đến năm 2015, gần 100% người dân khu vực nông thôn được dùng nước sạch. Bộ mặt nông thôn mới có tiến bộ căn bản và hệ thống đô thị, đặc biệt là thành phố, thị xã phát triển ở tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tỉnh phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học, 100% trường học được kiên cố hoá và chất lượng giáo dục đào tạo có bước tiến bộ căn bản ngay trong giai đoạn 2010-2015. Nhanh chóng hoàn thiện bệnh viện tuyến tỉnh, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã, đảm bảo phòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng. Phấn đấu đạt trên 11 bác sỹ/1 vạn dân, 40 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020. Tăng tỷ lệ lao động động qua đào tạo và tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp bằng tỷ lệ cả nước vào năm 2020; phấn đấu cơ bản xoá hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005) và phát triển hài hoà giữa ba vùng trong tỉnh. lực lượng lao động công nghiệp và du lịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Với tinh thần đoàn kết cao của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, tin rằng những năm tới lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh sẽ ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ, đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, xứng đáng với truyền thống văn hoá, lịch sử vẻ vang của vùng đất Cố đô.
CON NGƯỜI NINH BÌNH
Tỉnh Ninh Bình có trên 90 vạn dân sinh sống ở 8 huyện, thành phố, thị xã với 2 dân tộc Kinh và Mường. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong tỉnh có một bản sắc văn hoá truyền thống, song đều hội tụ một phẩm chất chung đó là cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, chống lại các thế lực thù địch, gắn bó và yêu quê hương tha thiết.
1. Trước hết nhân dân Ninh Bình có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần xứng đáng vào công cuộc dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc việt Nam.
Lễ hội cồng chiêng của bà con dân tộc Mường ở Nho Quan
Vào đầu Công nguyên, nghĩa quân 2 Bà Trưng đã dựa vào tuyến địa hình núi rừng của chân núi từ Ba Vì đến Tam Điệp-Thần Phù để chống cự lại cuộc tiến công đàn áp của quân Hán do Mã Viện chỉ huy. Sau khi căn cứ Cấm Khê bị mất, nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp- Thần Phù để tiếp tục cuộc chiến đấu. Nhân dân các vùng này vừa che chở nghĩa quân, vừa cung cấp lương thực, thực phẩm và tích cực tham gia nghĩa quân để chống giặc. Đường biển lúc bấy giờ qua Thần Phù hiểm trở, sóng to gió lớn, đi lại nguy hiểm, Mã Viện phải sai quân lính phá núi, mở đường sông gọi là Tạc Khẩu để vào Thanh Hoá.
Đầu thế kỷ thứ X, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền cũng dựa vào bức trường thành Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hoá, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán, lập nên chiến công lẫy lừng ở Đại La năm 930, Bạch Đằng năm 938.
Núi rừng Gia Viễn, Hoa Lư hiểm trở đã từng là căn cứ địa và cung cấp sức người sức của nhiều nhất để Đinh Tiên Hoàng chiêu binh mãi mã, phất cờ lau khởi nghĩa dẹp loạn 12 sứ quân, dựng nền chính thống năm Mẫu Thìn, 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Trường Yên. Kinh đô Hoa Lư gắn với 2 triều đại Đinh, Lê và là điểm tựa đầu tiên của triều Lý, khi Lý Thái tổ vừa mới lên ngôi, đã trải qua 42 năm lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên hồi thế kỷ thứ XIII, triều Trần đã sử dụng bức tường thành Tam Điệp để bảo vệ  hậu phương Ái-Diễn (Thanh Hóa và Nghệ An) và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường- Trường Yên. Trần Thái Tông đã cho xây dựng cung Thái Vi (Ninh Hải- Hoa Lư) mở đầu cho việc xây dựng hành cung Vũ Lâm tạo dụng cơ sở kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên lần thứ hai (1285). Nhà Trần đã rút lui chiến lược về vùng núi Thiên Dưỡng, nay là vùng núi Hệ Dưỡng, ngay sát hành cung Vũ lâm, xây dựng căn cứ địa Trường Yên để chống giặc.
Núi rừng và nhân dân vùng Ninh Bình vừa là áo giáp, vừa là vùng hậu cứ vững chắc của vua tôi nhà Trần xuất quân đánh giặc.
Năm 1400, nhà Minh xâm lược nước ta, Trần Ngỗi, dòng dõi nhà Trần đã lấy vùng đất Mô Độ (huyện Yên Mô) xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Từ đây phát triển lực lượng, tổ chức các cuộc tấn công, quân Trần đã làm nên chiến thắng Bô Cô (Ý Yên) vang dội. Năm 1426-1427, nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo cũng nhiều lần qua lại vùng Tam Điệp, huyện Khôi (Nho Quan) trên đường tiến ra giải phóng các lộ vùng đồng bằng Bắc bộ.
Cuối năm 1788, lợi dụng hành động bán nước của vua tôi Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân Mãn Thanh tràn vào xâm lược nước ta. Trước so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch và tình hình chính trị bất lợi ở Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã đề ra chủ trương sáng suốt, rút lui chiến lược, lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn để bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ tiêu diệt quân thù. Chủ trương này đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng vang dội mùa xuân Kỷ Dậu 1789, giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược ra khỏi bò cõi nước ta.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngay từ đầu, nhiều người con của Ninh Bình đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1860, trong đoàn quân 300 nghĩa dũng Nam tiến do Hoàng giáp Tam đăng Phạm Văn Nghị dẫn đầu, có nhiều nghĩa sỹ là người Ninh Bình. Trong 2 lần giặc Pháp đánh chiếm thành Ninh Bình  (1873-1883), mặc dù quân lính triều Nguyễn nhanh chóng đầu hàng, nhưng nhân dân Ninh Bình vẫn theo cụ Phạm Văn Nghị, cụ Nguyễn Xuân Giá lấy Đề Cốc (Nho Quan) làm căn cứ chống lại địch một cách quyết liệt. Năm 1883 người Mường ở Ninh Bình và Thanh Hoá do Đốc tâm chỉ huy đã nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1886 trong một trận phục kích ở Nho Quan nghĩa quân đã giết chế tên chỉ huy Pháp là Phô- Giê, cùng một số đông lính Pháp. Cuộc võ trang khởi nghĩa kéo dài tới năm 1896, Thiên Hộ Giản (tức Nguyễn Văn Giản) đã cùng với ba con lấy làng Phùng Thiện (Khánh Tiên- Yên Khánh), quê hương mình làm căn cứ chống Pháp.
Chính truyền thống chống giặc ngoại xâm ấy của nhân dân Ninh Bình mà khi Đảng ta ra đời, Ninh Bình là một trong những địa phương có cơ sở Đảng sớm nhất như ở Lũ Phong (Quỳnh Lưu- Nho Quan) và Côi Trì (Yên Mỹ- Yên Mô).
2. Nhân dân Ninh Bình không những có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm mà còn rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên.
Các thế hệ người dân Ninh Bình đã khai sơn phá thạch, tạo dựng quê hương, phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, bạt núi xẻ đồi, mở mang làng bản, quai đê lấn biển xây dựng vùng quê trù phú, màu mỡ với núi sông, rừng biển kỳ thú.
 Đặc biệt nhân dân Ninh Bình đã phát huy khả năng khéo léo của đôi bàn tay và trí tuệ của mình tạo nên nhiều nghề thủ công lâu đời, nổi tiếng như nghề đan cói, dệt chiếu, thêu ren, chạm khắc đá, làm hàng mộc…Đó là những nghề truyền thống có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao.
3. Mảnh đất Ninh Bình đã sản sinh ra những người con tuấn kiệt
+ Đinh Tiên Hoàng cờ lau dẹp loạn, thống nhất giang sơn, mở nước, định đô, đặt nền móng đầu tiên cho kỷ nguyên phục hưng và văn minh Đại Việt. Nguyễn Minh Không được nhà Lý phong Quốc sư, nhân dân tôn là bậc Thánh.  
+Trương Hán Siêu, nhà văn nổi tiếng thời Trần được các vua Trần gọi bằng thầy, làm quan đến Gián nghị đại phu, Tham tri chính sự, khi mất được truy phong đến Thái phó và cùng với Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội) và miếu Lịch đại đế vương (Huế). Thời Lê có Trịnh Lỗi theo Lê Thái Tổ dẹp loạn quân Minh, lập nhiều công lớn, được phong Thượng Đình hầu, Nhập nội đại hành khiển, Tả bộc xạ, khi mất được tặng Phụ quốc Thượng tướng quân.
+Đời Nguyễn có Vũ Duy Thanh đỗ Bác học hoành tài, đệ nhất giáp, đệ nhị danh, bảng nhãn Cát sĩ cập đệ (mũ áo ân điển ngang với Trạng nguyên khoa tiến sĩ). Vũ Duy Thanh làm quan đến Tế tửu Quốc tử giám.
Ngoài ra chúng ta còn kể đến rất nhiều danh tướng, danh sĩ các đời. Đánh giá về nhân vật và phong tục Ninh Bình sách đại Nam nhất thống chí viết : “ Trường Yên là kinh đô đầu tiên của nước ta trong khi kiến quốc. Phúc Thành (Trương Hán Siêu) như núi cao, sao sáng của nho lưu. Sĩ phu thì chuộng khí tiết, nhân dân chăm làm và tằn tiện”.
Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động là nét nổi bật nhất và cũng là di sản tinh thần vô giá của nhân dân các dân tộc ở Ninh Bình trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. truyền thống quý báu đó được kế tục và phát huy từ đời này sang đời khác và càng được phát huy cao độ từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nó trở thành các cao trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh.

Ninh Bình- Theo dòng lịch sử
Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực Nam của châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Hà Nam, đông và đông bắc giáp Nam Định, đông nam giáp vịnh Bắc bộ, tây bắc giáp Hòa Bình và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Đất này đời Tần (255-207 trước công nguyên) thuộc Tượng quận. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (207TCN-542 TCN), đưới đời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (266-280) và đời Tấn (280- 420) thuộc Giao Châu, đến cuối đời lương (502-542) là châu Trường Yên. Khi Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương, lập nên nhà Tiền Lý (542-602) thì vẫn là châu Trường Yên của nước vạn Xuân. Trong giai đoạn Bắc  thuộc lần thứ 3 (603-905) đưới đời nhà Tùy và nhà Đường đất này vẫn là châu Trường Yên.              
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư 
Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên. Đời nhà Lý (1010-1225) gọi là phủ Trường Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng nước đại cồ Việt. Đầu đời Trần gọi là lộ, sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 (1398) đời Trần Thuận tông đổi thành trấn Thiên Quan.
Thời kỳ thuộc Minh (1407-1428) lại gọi là châu Trường Yên. Theo Đại Thanh nhất thống trí (của Trung Quốc) thì: Phủ Kiến Bình lãnh một châu là Trường Yên và 6 huyện là Ý Yên, Đại Loan, Yên Bản, Vọng Doanh, Yên Ninh và Lê Bình, nghĩa là cả một số huyện thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Còn theo Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư thì năm Vĩnh Lạc thứ 5 đời Minh (1407), châu Trường Yên nhập vào phủ Kiến Bình gồm 4 huyện Yên Mô, Uy Viễn, Yên Ninh và Lê Bình. Năm Vĩnh Lạc 6 (1408) nhập huyện Uy Viễn vào châu Trường Yên, năm 1415 nhập huyện Yên Mô vào huyện Yên Ninh, năm 1419 nhập huyện Lê Bình vào châu Trường Yên.
Đến triều Lê vẫn theo như đời Trần trước. Đời Thiệu Bình (1434-1440) dưới triều Lê Thái Tông (1433-1442) chia làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc về trấn Thanh Hoa (Thanh Hoá ngày nay) gồm 6 huyện. Phủ Trường Yên có 3 huyện Gia Viễn, Yên Khang và Yên Mô; phủ Thiên Quan quản 3 huyện Phụng Hoá, Ninh Hoá và Lạc Thổ. Đời Hồng Đức (1470-1498), Lê Thánh Tông cho nhập 2 phủ ấy vào Sơn Nam thừa tuyên. Đời Nhà Mạc (1527-1592) gọi hai phủ này là Thanh Hoa ngoại trấn, ngăn cách với Thanh Hoa nội trấn bởi dãy núi Tam Điệp. Nhà Lê Trung hưng đóng đô ở Thanh Hoa. Từ phủ Trường Yên trở ra ngoài bắc do nhà Mạc cai quản; trừ Trường Yên trở vào, bắt đầu từ 1533 do nhà Lê Trung hưng quản. Hai địa danh Thanh Hoa nội trấn và Thanh Hoa ngoại trấn  bắt đầu có từ đấy. Sau khi nhà Mạc bị diệt (1592), nhà Lê lại đem 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan nhập vào Thanh Hoa gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn cũng gọi là Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc thành.
Dưới triều Nguyễn vẫn theo như cũ: Thanh Hoa ngoại trấn gồm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan, có 6 huyện là Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn, Yên Hoá, Phụng Hoá và Lạc Thổ.
Năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi tên phủ Trường Yên làm phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình có từ đó, nhưng vẫn là một đạo thuộc trấn Thanh Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) mới chính thứ đổi làm trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp như các trấn khác năm trong Bắc Thành. Cũng trong năm 1829 thành lập huyện Kim Sơn, do Dinh diền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất hoang, đất bồi ven biển lập nên.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình và bỏ Tổng trấn Bắc thành theo chương trình cải cách hành chính của Minh Mệnh. Tỉnh Ninh Bình dưới triều Nguyễn có 2 phủ gồm 7 huyện. Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn (khi ấy gồm cả 2 huyện Gia VIễn Hoa Lư ngày ngay và Kim Sơn. Phủ Thiên Quan (đến đời Tự Đức 15, tức năm 1862 đổi là phủ Nho Quan), Yên Hoà (đời Lê gọi là Ninh Hoá, gồm một phần huyên Nho Quan và một phần huyện Gia Viễn ngày nay) và huyện Yên Lạc (trước là Lạc Thổ, sau là Lạc Yên, ngày nay là huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình).
Thời thuộc Pháp có một số thay đổi, như cắt huyện Yên Lạc nhập vào tỉnh Hoà Bình, đổi tên huyện Phụng Hoá thành huyện Nho Quan và thành lapạ huyện Gia Khánh gồm một phần huyện Gia Viễn và một phần huyện Yên Khánh.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Ninh Bình là một trong những tỉnh sớm có cơ sở Đảng và phong trào cách mạng. Khu căn cứ Quỳnh Lưu là một trong ba trung tâm của Chiến khu Quang Trung thời tiền khởi nghĩa. Khu du kích Khánh Trung, Khánh Thiện là những cơ sở chống Pháp kiên cường. Thời kỳ chống Mỹ, Ninh Bình đã giữ vững mạch giao thông Bắc - Nam. Quân dân Ninh Bình đã bắn rơi 90 máy bay Mỹ. Tỉnh Ninh Bình đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân...
Trước Cách mạng Tháng 8 (1945), Ninh Bình có 6 phủ huyện độc lập với nhau (phủ không quản huyện gồm hai phủ Nho Quan, Yên Khánh, các huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Kim Sơn và Yên Mô cùng với thị xã Ninh Bình.
Sau Cách mạng Tháng 8 (1945), một số tỉnh thành mang tên các danh nhân hay địa danh lịch sư thì Ninh Bình mang tên các danh nhân hay địa danh lịch sử thì Ninh Bình mang tên là tỉnh Hoa Lư trong một thời gian ngắn. Các phủ huyện đều được gọi chung là huyện, gồm 6 huyện và một thị xã. Nhưng ngày 9.10.1945, Hội đồng Chính phủ quyết định các tỉnh lấy lại tên cũ thì Hoa Lư lại được gọi là tỉnh Ninh Bình thuộc Bắc Kỳ, sau gọi là Bắc Bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tỉnh Ninh Bình thuộc khu 3. Ngày 25.1.1948, hợp nhất các khu 2, khu 3 và khu 11 thành Liên khu thì Ninh Bình thuộc Liên khu 3.
Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976 Ninh Bình hợp với tỉnh Hà Nam (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh và năm 1977 sau đó hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện hoàng Long, hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã huyện Yên Khánh thành huyện Tam Điệp, hợp nhất huyện Kim Sơn và 9 xã huyện Yên Khánh thành huyện Kiem Sơn, hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thời gian này đất Ninh Bình cũ chỉ còn 4 huyện năm trong tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình hạ xuống thành thị trấn thuộc Huyện Hoa Lư.
Ngày 9.4.1981 lại tách huyện Hoàng Long thành 2 huyện: Hoàng Long và Gia Viễn. Tháng 12.1991, Quốc Hội khoá VIII kỳ họp thứ 10 quyết định tách tỉnh Ninh Bình ra khỏi tỉnh Hà Nam Ninh. Ninh Bình trở lại tỉnh cũ khi này gồm 7 đơn vị hành chính là thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 5 huyện là Hoàng Long, Hoa Lư, Gia Viễn, Tam Điệp, Kim Sơn.
Tháng 11.1993 đổi tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan. Tháng 7.1994, đổi tên huyện Tam Điệp trở về tên cũ Yên Mô và thành lập lại huyện Yên Khánh.
Đến ngày nay, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích 1387,5 km2 với dân số 93 vạn người, bao gồm 8 đơn vị hành chính ( 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện): Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.
(Theo danh nhân đất Ninh Bình)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét