- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Quan điểm phát triểnQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
Mục tiêu phát triểnĐẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:- Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP:Năm 2010Năm 2015Năm 2020Quy mô dân số (triệu người)1,21,62,0Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005)305289,6Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)2.0004.0005.800Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ4,5% -65,5% - 30%3,4% - 62,9% - 33,7%2,3% - 55,5% - 42,2%- Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:Năm 2010Năm 2015Năm 2020Ngành nông, lâm, ngư nghiệp20%14%10%Công nghiệp – xây dựng45%48%45%Dịch vụ35%38%45%-Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm):2011 - 20152016 - 20202006 - 2020GDP14,91314,3Nông, lâm nghiệp, thủy sản3,43,63,4Công nghiệp, xây dựng14,512,314,5Dịch vụ16,516,116,0- Kim ngạch xuất - nhập khẩu (triệu USD):Năm 2010Năm 2015Năm 2020Kim ngạch xuất khẩu8.66214.00025.000Kim ngạch nhập khẩu7.52710.00015.000Tổng cộng16.18924.00025.000Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với quy mô 4200 ha đang được xây dựngMột số chỉ tiêu văn hóa – xã hội:Năm 2010Năm 2015Năm 2020Tỷ lệ thất nghiệpDưới 4,4%4,2%4%Lao động qua đào tạoTrên 70%Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡngDưới 10%Không cònTuổi thọ trung bình757780Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân27 (có 8 bác sĩ)38 (có 15 bác sĩ)55 (có 30 bác sĩ)Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phườngÍt nhất 1Mật độ điện thoại (số máy/100 dân)425060
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa:
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.- Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:- Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa... Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.- Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.- Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Giai đoạn 2010 - 2012, Bình Dương đào tạo nghề cho 4.159 lao động nông thôn TTĐT - Chiều 05 - 03, tại UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2012”.Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhị; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, các trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo, qua 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Trong 3 năm, đã đào tạo được 4.519 lao động nông thôn với các ngành nghề đào tạo như: lái xe nâng hàng, nấu ăn, cắt tóc, sửa chữa máy tính, điện công nghiệp, điện dân dụng, may gia dụng, trồng và chăm sóc, cạo mủ cây cao su, trồng và chăm sóc sinh vật cảnh, trồng nấm, chăn nuôi thú y,… Sau đào tạo, có 1.815 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, 1.521 lao động tự tạo việc làm.Giai đoạn 2010-2012, Bình Dương đào tạo được 4.519 lao động nông thônHiện nay, trên địa bàn tỉnh có 29 giáo viên trong 05 cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT. Các cơ sở dạy nghề được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo.Bên cạnh những kết quả đạt được, Đề án đào tạo nghề cho LĐNT còn gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai, như: chưa huy động được các nguồn lực để tham gia hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT, công tác giải quyết việc làm sau khi học nghề còn nhiều hạn chế do doanh nghiệp chưa chung tay vào giải quyết việc làm cho LĐNT sau học nghề; việc triển khai sử dụng trang thiết bị tại các đơn vị còn chưa thật sự hiệu quả…Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhị phát biểu tại hội nghịQua ý kiến tham luận của các đơn vị và đại biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Nhị đề nghị, trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn học nghề cho LĐNT; xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và của xã hội. Đồng thời, các hoạt động phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết hợp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho nông dân và đào tạo để chuyển nghề. Ngành ngân hàng có các chính sách hỗ trợ LĐNT tự tạo việc làm, Mở rộng ngành nghề đào tạo và xã hội hóa nguồn lực đào tạo nghề.Mai Xuân
BẾN CÁT CÔNG NGHIỆP HÓABây giờ thì con đường nhựa chạy xuyên giữa huyện Bến Cát vốn chỉ có 2 làn xe - Quốc lộ 13 đã trở thành Đại lộ Bình Dương với 6 làn xe “bon bon”. Và dọc theo con đường ấy không phải là những ruộng lúa xanh xanh, những khu phố cũ kỹ, mà là những khu công nghiệp “hoành tráng”, những khu đô thị mới sầm uất! Đó là hình ảnh mới "đập" vào mắt những "bộ đội cụ Hồ" đã một lần đi qua Bến Cát, tiến về giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, khi có dịp trở lại nơi đây trong những ngày tháng Tư này!
Ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND huyện nhớ lại, trải qua hơn 20 năm sau ngày giải phóng, Bến Cát tuy là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) và cây cao su, cây công nghiệp ngắn ngày, nhưng đời sống người dân chưa khá giả, thậm chí những vùng nông thôn, vùng kháng chiến lại còn khó khăn hơn. Bởi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, huyện Bến Cát nằm phía Bắc tỉnh, giáp ranh với Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) chỉ một dòng sông Sài Gòn. Bên kia có "địa đạo Củ Chi" thì bên này cũng có "địa đạo Tam Giác Sắt" nối liền 3 xã Phú An, An Tây và An Điền, với nhiều vùng căn cứ kháng chiến. Đối với chính quyền Sài Gòn, Bến Cát là "cửa ngõ" phía Bắc nên đã trở thành vùng tranh chấp ngày đêm, bắn phá ác liệt... Điều đó giải thích vì sao huyện có tới 4 đơn vị, 11/15 xã và 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 258 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 3.327 liệt sĩ...
Từ Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 1, đến nay huyện đã phát triển lên 11 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 5.118 ha trải khắp các địa bàn. Các Khu công nghiệp Việt Hương 2, Mai Trung, Asendas-Protrade và An Tây thì ở vùng" Tam Giác Sắt"; KCN VSIP 2, Mỹ Phước 3 và một phần Khu liên hợp CN-DV-ĐT Bình Dương lại ở "Bông Trang"-"Nhà Đỏ", còn cặp theo Đại lộ Bình Dương- QL 13 cũ, con đường "Máu và nước mắt" của Mỹ ngụy thì có KCN Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2 và Khu Công nghiệp-Đô thị Bàu Bàng đặt tại xã Bàu Bàng - nơi diệt tiểu đoàn lính Mỹ đầu tiên ở Miền Nam... Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh và công tác cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư tốt các KCN ở Bến Cát, nhanh chóng trở thành các KCN hoạt động có hiệu quả, lấp đầy diện tích và sớm trở thành những địa chỉ đáng tin cậy, thu hút các nhà đầu tư... Hầu như các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn của tỉnh đều đầu tư ở huyện như dự án Khu đô thị sinh thái Ecolakes (Công ty Becamex IDC liên doanh với một công ty Malaysia) vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD; Công ty TNHH kinh doanh đô thị Mapletree Việt Nam ( Tập đoàn Mapletree Singapore) có vốn đầu tư 400 triệu USD; công ty TNHH Kumho Tires vốn đầu tư là 380 triệu USD; Công ty Giấy Graft VINA (Thái Lan) vốn đầu tư 180 triệu USD; , dự án của Công ty TNHH Nước giải khát Kirin Acecook Việt Nam với 60 triệu USD ... Các KCN đã thu hút 1.189 dự án, trong đó có 723 dự án đầu tư trong nước và 466 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 4.310 tỷ đồng và trên 3 tỷ USD.
Bí thư huyện ủy Nguyễn Hoàng Châu cho rằng: ước ngoặt chuyển biến mạnh mẽ của huyện là khi tái lập tỉnh Bình Dương (năm 1997 Sông Bé tách ra thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước) và sau khi thực hiện chủ trương “đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc” của Tỉnh ủy thì kinh tế Bến Cát mới khởi sắc và "cất cánh". Lãnh đạo Bến Cát với sức trẻ năng động đã nắm bắt thời cơ, chủ động và mạnh dạn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ thương mại sang công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ thương mại, rồi công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Bởi huyện đã sớm xác định, khi các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh và các KCN nằm ở các huyện phía Nam tỉnh Bình Dương lấp đầy diện tích, thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tiến về các huyện phía Bắc, trong đó Bến Cát là một địa điểm hấp dẫn nhất, vì còn nhiều đất đai với địa chất, giao thông, vùng nguyên liệu rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất. Đồng thời, qua trải nghiệm thực tế, lãnh đạo huyện nhận thấy: có đất rộng, người đông, nhưng kinh tế thuần nông không thể vươn lên mạnh giàu và muốn phát triển kinh tế nhanh phải "đi tắt, đón đầu" - phát triển mạnh công nghiệp.
Từ định hướng phát triển này, huyện Bến Cát đã xúc tiến và triển khai nhiều hoạt động thiết thực để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước về với mình. Bến Cát "đi sau" so với các huyện phía Nam "làm công nghiệp" nhiều năm nên rút được nhiều kinh nghiệm để có bước đi phù hợp. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, huyện từng bước phân vùng quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế từng giai đọan để hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm từ khâu quy hoạch, giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp...; đồng thời có sự tập trung nguồn lực của tỉnh do Công ty Becamex IDC, doanh nghiệp chủ lực của tỉnh (tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu của huyện) làm chủ đầu tư hầu hết hạ tầng kỹ thuật các KCN, dự án giao thông của huyện. Nhờ đó, công cuộc phát phát triển công nghiệp được hầu hết người dân đồng thuận trong việc chấp hành giải tỏa giải phóng mặt bằng và hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.Một góc khu đô thị ở Bến Cát hôm nay.
Gắn liền với phát triển các KCN, huyện cũng sớm quy hoạch các khu dân cư, đô thị cùng các khu tái định cư để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, theo hướng công nghiệp hóa - đô thị hóa, nhất là người dân các vùng bị giải tỏa đất để họ "ly nông bất ly hương". Huyện đã quy hoạch 23 khu dân cư, với tổng diện tích 5.234,4 ha, trong đó đã quy hoạch và xây dựng mô hình KCN - Đô thị Bàu Bàng, KCN và ĐÔ THỊ MỸ PHƯỚC, Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ An Tây... Huyện cũng đã có 3 siêu thị, 14 chợ, trên 10 phòng giao dịch của các ngân hàng, gần 10 ngàn đơn vị, hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, góp phần làm phong phú hệ thống thương mại, tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Huyện cũng có giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững với chủ trương chuyển dịch và bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác của địa phương, chú trọng phát triển cây công nghiệp, cây lâu năm có giá trị cao, hiện đã có trên 32 ngàn ha cao su; hơn 8 ngàn ha cây ăn trái và cây trồng hàng năm... Trên địa bàn huyện có hơn 400 trang trại, giải quyết việc làm cho trên 2 ngàn lao động. Ngành chăn nuôi có gần 10 ngàn con trâu, bò các loại; đàn lợn có khoảng 150 ngàn con, phần lớn được nuôi công nghiệp...Với sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế vào Bến Cát, nhất là công nghiệp, đã góp phần vào sự phát triển nhanh kinh tế của huyện với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 26,5%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2006-2010 của huyện đạt 86.822 tỷ đồng; tăng bình quân hơn 41%/năm và gấp 7,19 lần so với thời kỳ 2010-2015... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng 82,7% - 7,3% - 5,6%; thu nhập bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm, số hộ nghèo chỉ còn 1,27%...
Đảng bộ và nhân dân Bến Cát đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích mới bên cạnh thành tích đã đạt được là "một huyện công nghiệp", đi sau về trước trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa của tỉnh Bình Dương, hướng tới trở thành một huyện có tiềm lực kinh tế mạnh, bền vững, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, để “Bến Cát sớm trở thành Bến Vàng" như lời chúc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm làm việc tại đây năm 2005./.
Quách Lắm
Bình Dương
Bách khoa toàn thư mở WikipediaXin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Bình Dương (định hướng).Bình DươngTỉnh Biểu trưng
Vòng xoay ngã 6, Bình DươngĐịa lý Tọa độ: Diện tích 2.694,4 km²[1] Dân số 2011 Tổng cộng 1.691.400 người[1] Mật độ 628 người/km² Dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Tày [hiện] Vị trí Bình Dương trên bản đồ Việt Nam Hành chính Quốc gia Việt Nam Vùng Đông Nam Bộ Tỉnh lỵ Thành phố Thủ Dầu Một Chính quyền Chủ tịch UBND Lê Thanh Cung Chủ tịch HĐND Vũ Minh Sang Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung Trụ sở UBND Số 1, Quang Trung, phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một Phân chia hành chính 1 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện Mã hành chính VN-57 Mã bưu chính 82xxxx Mã điện thoại 650 Biển số xe 61
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn)[2].
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,...
Mục lục
- 1 Điều kiện kinh tế
- 2 Hành chính
- 3 Điều kiện tự nhiên
- 3.1 Tài nguyên rừng
- 3.2 Khoáng sản
- 4 Dân cư
- 5 Lịch sử hình thành
- 6 Kinh tế
- 7 Văn hóa
- 8 Giáo dục
- 9 Giao thông
- 10 Chú thích
Điều kiện kinh tế
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[3], với diện tích 2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ[4]. Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh[5].
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm đến 2.000mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ[4].
Hành chính
Bình Dương có 1 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện (với 89 xã/phường/thị trấn):
Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Thủ Dầu MộtThị xã
Thuận AnThị xã
Dĩ AnHuyện
Bến CátHuyện
Dầu TiếngHuyện
Tân UyênHuyện
Phú GiáoDiện tích (km²) 118,66[6] 84,26 [7] 60,10 [8] 584,37[9] 719,83[10] 613,44 [11] 543,78 [12] Dân số (người) 244.277[6] 407.311[7] 297.435[8] 151.097[9] 107.849[10] 169.309[11] 84.764[12] Mật độ dân số (người/km²) 2.058 4.833 4.949 258 150 276 256 [12] Số đơn vị hành chính 11 phường và 3 xã[6] 7 phường, 3 xã[7] 7 phường[8] 1 thị trấn và 14 xã[9] 1 thị trấn và 11 xã[10] 3 thị trấn và 19 xã 10 xã và 1 thị trấn[12] Nguồn: Website tỉnh Bình Dương Chợ Thủ Dầu MộtĐiều kiện tự nhiên
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất như Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 oC -27 oC . Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 Tóm lược sửa đổi:oC và thấp nhất từ 16 oC -17 oC (ban đêm) và 18 oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.
Quang cảnh Hồ Dầu Tiếng
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.
Bệ thờ chính, từ trên xuống là tượng Phật Tổ, vua Hùng, Hồ Chí Minh được mạ vàng theo cách xếp đặt cũ. Hiện nay khu vực này là khu vực cấm chụp ảnh - ảnh này chụp trước khi có lệnh cấmKhoáng sản
Lịch sử phát triển
dân sốNăm Dân số 1995 639.000 1996 658.500 1997 679.000 1998 700.100 1999 720.800 2000 779.400 2001 845.500 2002 910.000 2003 973.100 2004 1.037.100 2005 1.109.300 2006 1.203.700 2007 1.307.000 2008 1.402.700 2009 1.512.500 2010 1.619.900 2011 1.691.400 Nguồn:[13]
Dân cư
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km²[14]. Trong đó dân số nam đạt 813.600[15] dân số nữ đạt 877.800 người[16]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰[17]. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người[18], dân số sống tại nông thông đạt 607.200 người[19]. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là mm người Hoa, người Khơ Me...
Lịch sử hình thành
Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương, và một phần tỉnh Bình Long. Như vậy Bình Dương là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tỉnh lị là Phú Cường. Tỉnh Bình Dương bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã (ngày 30 tháng 8 năm 1957)trong đó các quận là Quận Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Trị Tâm, Củ Chi.
Cửa bên hông Kim Điện
Năm 1976 chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1996 lại tách ra thành hai tỉnh như cũ.
Khi tách ra, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người (tính cả 4 xã và thị trấn của huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước chuyển sang), gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia tách thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia tách thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân Uyên được chia tách thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo. Như vậy, từ tháng 8 năm 1999, Bình Dương có cả thảy 7 đơn vị hành chính cấp huyện.
Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết 04/NQ-CP thành lập 2 thị xã mới là Dĩ An và Thuận An, trên cơ sở 2 huyện Dĩ An và Thuận An cũ. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ra Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở thị xã Thủ Dầu Một cũ.
Kinh tế
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Thập nhị cung kì ánRạp chiếu phim 4D
Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ, tăng 5% và tăng 11,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 987 triệu đô la Mỹ, tăng 5,9% và tăng 7,2% so với cùng kỳ[20].
Biển Đại Nam được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay
Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.
Văn hóa
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực
Đại học Bình Dương
Giáo dục
Danh sách các trường Cao đẳng, Đại học, trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
- Đại học Bình Dương
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương
- Đại học quốc tế Miền Đông
- Đại học Việt - Đức
- Đại học Mở Tp.HCM (Cơ sở Bình Dương)
- Đại học Thủy lợi (Cơ sở Bình Dương)
- Trường Sĩ quan Công binh
- Cao đẳng Y tế Bình Dương
- Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore
- Cao đẳng nghề Đồng An
- Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một
- Trường Trung cấp Nông lâm
- Trường Trung cấp Tài chính
- Trường Trung cấp mỹ thuật Bình Dương
- Trường Trung cấp Bách Khoa
- Trường Trung cấp nghề Việt - Hàn Bình Dương
- Trường trung cấp kinh tế và công nghệ đông nam
- Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ Thuật và Du lịch Bình Dương
Giao thông
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Quốc lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh[21].
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long[21].
Chú thích
- ^ a b “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
- ^ Vùng kinh tế gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang
- ^ a b Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Giới thiệu chung, Trang thông tin Tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c Thành phố Thủ Dầu Một, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c Diện tích & Dân số thị xã Thuận An, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c Thị xã Dĩ An, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c Huyện Bến Cát, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c Huyện Dầu Tiếng,Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b Huyện Tân Uyên, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b c d Huyện Phú Giáo, Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo tổng cục thống kê.
- ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ a b c Tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương tháng 10/2012, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
- ^ a b Giao thông tại tỉnh Bình Dương, Trang thông tin tỉnh Bình Dương.
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
chim trĩ giống , chim trĩ thịt bán , trĩ đỏ, xanh , bảy 7 màu cung cấp ở tại bình dương , ban chim tri thit , cung cap chim tri giong o tai binh duong , thủ dầu một giá rẻ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét