Mùa khô lại lo thiếu điện
Thông báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngay những ngày đầu năm 2013 cho thấy, rất có thể khu vực phía Nam sẽ thiếu điện. Đây là thách thức khá lớn đối với những tỉnh, thành có lượng tiêu thụ điện năng lớn, chủ yếu phục vụ sản xuất.Cũng theo EVN, tổng lượng nước các hồ thủy điện thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường khoảng gần 5,3 tỷ m3; trong đó ở miền Bắc hụt khoảng 1,9 tỷ m3 và miền Trung hụt khoảng hơn 2,62 tỷ m3.
* Nguồn cung thiếu
Theo công ty TNHH một thành viên điện lực (ĐL) Đồng Nai, mùa khô năm 2012 sở dĩ không xảy ra tình trạng thiếu điện do có một số nguồn cung mới là nhiệt điện bổ sung thêm cho lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn nên tình hình sản xuất của các doanh nghiệp (DN) giảm, vì thế nhu cầu về điện không tăng mạnh. Sản lượng điện của ĐL Đồng Nai cung cấp cho năm 2012 đạt hơn 7 tỷ 790 triệu kWh, vượt 11 triệu kWh so với kế hoạch và tăng hơn 9% so với năm 2011.
Các doanh nghiệp đều lo thiếu điện, bởi khi phải chuyển sang chạy máy phát điện bằng dầu diesel, giá thành sản phẩm sẽ đội lên rất cao. Trong ảnh: Công nhân Công ty Happy Cook đang sản xuất nồi cơm điện. Ảnh: V.Nam |
Nguồn điện hiện nay phần lớn vẫn dựa vào các nhà máy thủy điện, mùa cao điểm thiếu điện năm nay được xác định vào tháng 4 đến tháng 6. Đây là giai đoạn bị ảnh hưởng rất lớn do nguồn cung xuống thấp trong khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
* Huy động điện từ doanh nghiệp
Ông Thành cũng cho biết, ĐL Đồng Nai đang xây dựng phương án đối phó với tình trạng thiếu điện sắp tới. Phương án này sẽ tính đến việc huy động điện của các DN sản xuất vào những giờ cao điểm. Bên cạnh đó là vận động người dân tránh sử dụng quá nhiều thiết bị vào những giờ này.
Ông Thành nói: “Điện thường chỉ thiếu trong khoảng thời gian ngắn do lượng sử dụng tăng đột ngột ở những giờ cao điểm, vì vậy vào những giờ đó, chúng tôi sẽ thông báo cho các DN lớn sử dụng máy phát điện của mình, như vậy DN sẽ chủ động không bị gián đoạn sản xuất và giảm thiểu việc phải cắt điện ở các khu dân cư để dồn cho sản xuất”. Hiện nay, gần như DN nào cũng có máy phát điện dự phòng, nhưng lịch cúp điện phải được báo trước để khách hàng chủ động sử dụng, đòi hỏi ngành điện phải theo dõi rất chặt chẽ tình hình. ĐL Đồng Nai cũng sẽ kiến nghị UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện như những năm trước đã làm.
Năm 2012, Điện lực Đồng Nai đã thực hiện chương trình tiết kiệm điện, hỗ trợ lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời, đạt gần 1,3 ngàn máy, vượt gần gấp đôi kế hoạch đề ra. Sản lượng điện tiết kiệm trong năm đạt 112 triệu kWh, đạt 102,4% so với chỉ tiêu. |
Vân Nam
Xuân Lộc chống hạn
Mực nước hồ Gia Ui xuống thấp hơn so với mọi năm. Ảnh: H.Đình |
* Nước về đồng Mu Rùa
Ông Nguyễn Sơn (ấp 1, xã Xuân Tâm) cho biết, do nguồn nước được cải thiện nên năm nay, gia đình ông mạnh dạn gieo trồng 1 hécta bắp trên cánh đồng Mu Rùa. Hiện tại, bắp phát triển tốt và ít sâu bệnh. Ông Nguyễn Đức Màu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Tâm nói: “Toàn bộ khu vực này có gần 100 hécta đất sản xuất. Tuy nhiên, do vùng đất nằm cao hơn mực nước kênh mương dẫn từ hồ Gia Ui về, nên cánh đồng này bị bỏ hoang trong mùa khô. Huyện Xuân Lộc đã vận động nhiều đơn vị thực hiện thành công gần 100m kênh mương”. Ngoài ra, Xuân Lộc cũng đầu tư đường điện 3 pha, trạm bơm điện, nhờ đó đã đưa được nguồn nước từ trạm bơm đến các cánh đồng. Không chỉ vậy, để khuyến khích cho người dân đầu tư sản xuất, huyện còn hỗ trợ giống cho nông dân và phối hợp các công ty giống cây trồng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân sản xuất hiệu quả.
* Tìm cách chống hạn
Hiện tại, cánh đồng bắp xã Lang Minh đang vào thời kỳ cứng hạt, chỉ khoảng 30 ngày nữa là có thể cho thu hoạch. Ông Trần Thanh Hải (ấp Bình Minh, xã Lang Minh) cho biết: “Hy vọng trong khoảng một tuần nữa, nước về kịp để cánh đồng bắp năm nay sẽ cho năng suất cao hơn”.
Bằng nhiều nỗ lực, vụ đông - xuân năm nay, Xuân Lộc triển khai hiệu quả các giải pháp chống hạn, đảm bảo 100% diện tích cây trồng đều đủ nước từ nay đến cuối vụ với tổng diện tích gần 1 ngàn hécta. Ông Nguyễn Minh Mẫn, cán bộ thủy nông xã Lang Minh nói: “Trước tình hình nắng nóng như hiện nay, trạm thủy lợi đã tìm mọi cách để kịp đưa nước về các cánh đồng. Dự kiến trong khoảng 3-4 ngày nữa nước sẽ về khắp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt”.
Cánh đồng bắp Lang Minh sắp vào mùa thu hoạch. |
Ông Hồ Văn Chiến, Trưởng trạm khai thác thủy lợi tính toán: “Còn khoảng 40 ngày nữa là vụ đông - xuân kết thúc. Hiện tại, nước hồ Gia Ui còn khoảng 4,8 triệu m3, cơ bản đáp ứng đủ lượng nước đến cuối vụ. Nếu nắng nóng gay gắt hơn, mực nước hồ Gia Ui xuống thấp, chúng tôi sẽ chuyển nước từ hồ Núi Le về tưới hỗ trợ cho các cánh đồng”. Theo ông Chiến, giải pháp cuối cùng là dùng hệ thống bơm vét từ mực nước chết của hồ Gia Ui (mực nước không tự chảy) chuyền lên hệ thống kênh mương, sau đó cung cấp nước cho cánh đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng chỉ đạo các tổ thủy nông tại các địa bàn luân phiên trực 24/24 giờ nhằm kịp cung cấp nước theo lịch cho nông dân, tuyệt đối không xảy ra lãng phí nước do tưới quá thừa.
Lê Tùng - Hải Đình
Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào Hiến pháp
Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban MTTQ huyện Nhơn Trạch tổ
chức với sự tham dự của các vị chức sắc tôn giáo, các ban ngành, đoàn
thể trong huyện mới đây, nhiều đại biểu tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề
chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.
Trong
Chương I về chế độ chính trị, có ý kiến đề nghị bổ sung thêm cụm từ
“Hoàng Sa, Trường Sa” vào nội dung của Điều 1. Tại khoản 3, Điều 9, cụm
từ “Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận hoạt động” nên đổi thành “Nhà nước đảm bảo ngân sách để
MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận hoạt động”.
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Cửu Nguyễn Trung Kiên đóng góp ý kiến cho dự thảo.
* Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 do Hội Luật gia tỉnh tổ chức ngày 1-3, đa số đại
biểu nhất trí với việc khẳng định các quyền và chức năng của ngành Tòa
án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nêu trong dự thảo. Bên cạnh
đó, nhiều ý kiến đóng góp, như: Dự thảo nên xem xét, bổ sung một số ý
về chức năng giải thích pháp luật, ban hành án lệ của Tòa án nhân dân;
quyền được trợ giúp pháp lý; xem xét quyền hoạt động độc lập
của kiểm sát viên…
Hội Luật gia tỉnh đề nghị các hội viên tiếp tục nghiên cứu,
đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và gửi về
Sở Tư pháp hoặc Hội Luật gia tỉnh.
* Thường trực HĐND huyện Thống Nhất vừa tổ chức hội nghị đóng góp ý
kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia hội nghị có lãnh
đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, lãnh đạo các cơ quan, ban
ngành, lãnh đạo các xã, đại diện Ban Đoàn kết Công giáo, Ban đại diện
Phật giáo huyện.
Đa số đại biểu bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, có ý kiến đóng góp chủ yếu xoay
quanh về câu, chữ và bố cục như: gộp Điều 95 và 96 vào Điều 93; thêm cụm
từ luật định vào sau 2 nội dung ở Điều 34.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 đã thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong
việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
* Tại hội nghị lấy ý kiến Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội Liên hiệp phụ nữ TX.Long Khánh tổ chức,
các cán bộ, hội viên phụ nữ đã tập trung nghiên cứu, thảo luận sâu một
số điều liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới, như:
công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; nhà nước bảo hộ hôn nhân
và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em; trẻ em có quyền
được gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục; nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Đ.H - Đ.T - T.T - Q.T
Lực lượng vũ trang tỉnh ra quân huấn luyện năm 2013
Sáng 1-3, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm
2013 cho các đơn vị lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, dự bị động viên
của tỉnh.
Diễu binh trong lễ ra quân huấn luyện.
Đại tá Vương Viết Tiến, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS
tỉnh cho biết, năm nay Bộ CHQS tỉnh tiếp tục quán triệt công tác huấn
luyện cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
Trong đó, sẽ tập trung hoàn thành tốt chương trình, nội dung huấn luyện
quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ theo phương châm "cơ bản, thiết thực,
vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát với nhiệm vụ,
địa bàn hoạt động của từng đơn vị. Đặc biệt, trong thực hành huấn luyện,
Bộ CHQS tỉnh kết hợp huấn luyện sẵn sàng chiến đấu với giáo dục chính
trị tư tưởng cho CBCS và làm công tác dân vận; xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện, nề nếp chính quy. Kết thúc huấn luyện các khoa mục, phấn đấu
có 100% CBCS đạt yêu cầu, trong đó có 75% đạt khá giỏi trở lên.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Hồng
Phương, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy lưu ý Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cần
tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức theo
gương Bác Hồ cho cán bộ, chiến sĩ; nâng cao ý thức kỷ luật, đoàn kết,
sẵn sàng chiến đấu, chủ động nắm chắc tình hình; kịp thời tham mưu cho
Tỉnh ủy, UBND tỉnh xử lý tốt các tình huống, làm thất bại mọi âm mưu của
các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ. Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh cũng cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận chiến tranh nhân dân; làm tốt công tác dân vận, góp phần xây
dựng mối đoàn kết quân dân gắn bó.
Đ.V
Thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh đã có buổi làm việc vào chiều
28-2 với Sở Công thương về triển khai nhiệm vụ năm 2013 của ngành.
Theo đó, trong năm 2013, công tác quản
lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp, thu hút đầu tư vào cụm công
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu trong ngành... là những vấn đề cần được
chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc quy hoạch
cụm công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thực tế từng địa
phương và sẽ loại bỏ những dự án không hiệu quả. Đồng thời, quy hoạch
chi tiết của các cụm công nghiệp phải đáp ứng đúng điều kiện của doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo
chiều sâu; tiếp tục tập trung thu hút phát triển công nghiệp phụ trợ,
công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh bảo vệ môi trường, nhất là
ưu tiên cho những cụm công nghiệp đang triển khai.
Về phát triển thương mại dịch vụ, tỉnh
sẽ tập trung cho hệ thống chợ, dịch vụ ở khu vực nông thôn; quan tâm đến
công tác quản lý giá thị trường, chương trình bình ổn giá; chuẩn hóa
quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng, dầu, gas.
Bình Nguyên
Hội nghị cấp tỉnh về lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Đăng ngày: 03/03/2013
Sáng 28-2, tại trụ sở khối cơ quan Nhà nước tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội
nghị lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham dự có các
đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; thường trực HĐND, UBND các huyện,
thị xã, thành phố; lãnh đạo UBND và cử tri một số xã, phường, thị trấn.
Đồng chí Đinh Quốc Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì
hội nghị.
Quang cảnh hội nghị tại trụ sở khối cơ quan nhà nước tỉnh.
Tại hội nghị, 11 ý kiến đã phát biểu về
73 vấn đề, tập trung ở 55 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến cũng góp ý về chương chính quyền địa phương; vấn đề hội
đồng Hiến pháp, kiểm toán Nhà nước… Có ý kiến cho rằng cần xây dựng luật
của Đảng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng hiệu quả hơn. Đảng lãnh đạo
cần sự minh bạch rõ ràng, có sự phân công cụ thể. Có ý kiến đưa ra, nên
đổi tên gọi “Ủy ban nhân dân” như hiện nay thành “Ủy ban hành chính”,
người đứng đầu Ủy ban hành chính thực hiện theo chế độ thủ trưởng.
* Cùng ngày 28-2, đồng chí Vy Văn Vũ, Ủy
viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến
đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của lãnh
đạo các đoàn thể chính trị - xã hội; các vị chức sắc tôn giáo; đại diện
đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đã đóng góp,
trong đó các đại biểu tiếp tục khẳng định về vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, về thể chế chính trị, quyền con người, vai trò của
MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta...
Bên cạnh phần thảo luận, đóng góp ý kiến
tại chỗ, Ủy ban MTTQ tỉnh còn lấy ý kiến của các đại biểu thông qua
phiếu đóng góp; đồng thời sẽ tiếp tục tổ chức tiếp nhận các ý kiến đóng
góp bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân
trong tỉnh.
* Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lấy
ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong cán bộ chủ chốt
và cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu của các cơ quan trực thuộc vào sáng 28-2.
Tại hội nghị, quy định về Hội đồng Hiến
pháp đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp. Hầu hết các đại biểu đồng tình
với ý kiến cho rằng quy định của dự thảo về Hội đồng Hiến pháp chỉ kiểm
tra, kiến nghị không đáp ứng được nhu cầu thực tế, cần thành lập Tòa án
Hiến pháp hoặc giao quyền rộng hơn cho Hội đồng Hiến pháp để có chức
năng bảo hiến trước những hành vi vi hiến.
* Cũng trong ngày 28-2, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao đã tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đóng góp vào
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân Đồng Nai Hồ Văn Năm cho rằng không nên ghi nhận HĐND cấp quận,
huyện nằm trong bộ máy Nhà nước, vì đây chỉ là cấp trung gian; nên thay
đổi tên gọi “Ủy ban nhân dân” thành “Ủy ban hành chính” vì hoạt động
hành chính của ủy ban diễn ra hàng ngày, tác động đến mọi đối tượng
người dân.
P.H - V.C - T.T - C.N
Dự án đường cao tốc vẫn còn vướng mặt bằng
Ngày 4-3, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh
Quốc Thái đã có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đường cao tốc TP.Hồ
Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (EPMU HLD).
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái nghe
báo cáo về công tác tái định cư cho các hộ dân của dự án mở rộng cảng
Đồng Nai. Ảnh: K.Giới
Theo kiến nghị của EPMU HLD, huyện Long
Thành cần giải quyết dứt điểm vướng mắc 14 hộ trên tuyến chính; 34
trường hợp ở khu vực cầu vượt đường 25A; 11 hồ sơ đã trình thẩm định; di
dời dứt điểm công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cầu vượt tỉnh lộ
25A; di dời trạm biến áp phục vụ chiếu sáng tuyến quốc lộ 51. Với huyện
Thống Nhất, cần tiến hành nhanh việc chi trả tiền cho các hộ còn lại và
bàn giao đất hạng mục cống chui cầu vượt và các hộ thuộc nút giao Dầu
Giây. Tổng công ty cao su Đồng Nai cũng cần sớm bàn giao đất cho dự
án.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh
Quốc Thái đã chỉ đạo UBND hai huyện Long Thành và Thống Nhất đến giữa
tháng 4 bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để thi công. Riêng UBND huyện
Long Thành cần phối hợp với Sở Giao thông - vận tải và công an để có
phương án tạm dừng giao thông khi thi công cầu vượt qua tỉnh lộ 25A.
Tái định cư tại chỗ khi mở rộng cảng
Đồng Nai Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái đã có buổi làm việc với UBND
TP.Biên Hòa; các sở, ngành và chủ đầu tư vào ngày 4-3 để nghe báo các về
công tác tái định cư cho các hộ dân của dự án mở rộng cảng Đồng Nai.
Theo đó, diện tích mở rộng cảng Đồng Nai
hơn 16 hécta tại phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa. Theo phương án tái
định cư, các hộ dân chính (88 hộ) sẽ được tái định cư tại KP.Bình Dương
của phường Long Bình Tân, riêng các hộ phụ sẽ được bố trí tái định cư
tại khu tái định cư của đường tránh TP. Biên Hòa.
Vân Nam
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km²[1]. Đồng Nai có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến 11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương[5]. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ[6].
Vị trí điạ lý
Một góc TX.Long Khánh
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là Địa hình đồng bằng, Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, Dạng địa đồi lượn sóng, Dạng địa hình núi thấp. Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm có Các loại đất hình thành trên đá bazan, Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, Các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%[7].Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,50C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%[7].
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng[7]…
Cầu xa lộ Biên Hòa bắc ngang sông Đồng Nai năm 1961
Lịch sử
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ.Để mở rộng cõi bờ về phía Nam, nước Đại Việt lúc bấy giờ đã biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện mưu đồ Nam tiến của mình.
Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra giao tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp.
Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Thị trấn Trảng Bom
Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến Thời Việt Nam Cộng Hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, Thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa - đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, tách 3 huyện phía Nam lập lại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1993, Thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ - CP, thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc thị xã Long Khánh, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai[8].
Hành chính
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 6 thị trấn, 29 phường và 136 xã[9]Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Thành phố Biên Hòa | Thị xã Long Khánh | Huyện Long Thành | Huyện Nhơn Trạch | Huyện Trảng Bom | Huyện Thống Nhất | Huyện Vĩnh Cửu | Huyện Cẩm Mỹ | Huyện Xuân Lộc | Huyện Tân Phú | Huyện Định Quán |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 264,08 | 197,2 | 431,01 | 410,8 | 326,11 | 247,19 | 1.092,01 | 467,95 | 725,84 | 774 | 966,5 |
Dân số 2009 (người) | 701.194 | 130.704 | 287.744 | 158.256 | 245.729 | 146.932 | 124.912 | 137.870 | 205.547 | 155.926 | 191.340 |
Số đơn vị hành chính | 23 phường, 7 xã | 6 phường, 9 xã | 1 thị trấn, 14 xã | 12 xã | 16 xã, 1 thị trấn | 10 xã, 1 thị trấn | 11 xã, 1 thị trấn | 13 xã, 1 thị trấn | 14 xã, 1 thị trấn | 17 xã, 1 thị trấn | 13 xã, 1 thị trấn |
Năm thành lập | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- |
Kinh tế
Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm 2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 14,2%[10].Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng[11], GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng...Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%[10].
Trong 9 tháng đầu năm 2012, Theo đánh giá, hầu hết các lĩnh vực đều tăng chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngoại trừ lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh[12]. Sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng hơn 7% với 12 ngành công nghiệp tăng và 4 ngành giảm. Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11,87% so với cùng kỳ năm 2012, đạt trên 70% kế hoạch, trong đó lĩnh vực dịch vụ tăng cao nhất với 14,51% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ tăng 20% so với 9 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6.14% so với cuối năm 2011. Xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt trên 7,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 7,5 tỷ USD.[12].
Lịch sử phát triển dân số |
||||||||||||||||
Năm | Dân số | |||||||||||||||
1995 | 1.844.800 | |||||||||||||||
1996 | 1.882.200 | |||||||||||||||
1997 | 1.920.000 | |||||||||||||||
1998 | 1.959.300 | |||||||||||||||
1999 | 1.999.500 | |||||||||||||||
2000 | 2.054.100 | |||||||||||||||
2001 | 2.093.700 | |||||||||||||||
2002 | 2.132.100 | |||||||||||||||
2003 | 2.176.100 | |||||||||||||||
2004 | 2.220.500 | |||||||||||||||
2005 | 2.263.800 | |||||||||||||||
2006 | 2.314.900 | |||||||||||||||
2007 | 2.372.600 | |||||||||||||||
2008 | 2.432.700 | |||||||||||||||
2009 | 2.499.700 | |||||||||||||||
2010 | 2.575.100 | |||||||||||||||
2011 | 2.665.100 | |||||||||||||||
Nguồn:[13] |
Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.665.100 người, mật độ dân số đạt 451 người/km²[14] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 897.600 người[15], dân số sống tại nông thông đạt 1.767.500 người[16]. Dân số nam đạt 1.311.200 người[17], trong khi đó nữ đạt 1.353.900 người[18]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0 ‰[19]Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Đồng Nai có 13 Tôn giáo khác nhau , nhiều nhất là Công giáo có 797.702 người, Phật Giáo có 339.623 người, Đạo Cao Đài có 13.978 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 11.577 người, Hồi giáo 2.868 người, Phật giáo hòa hảo có 1.514 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 118 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 36 người, Minh Sư Đạo có 39 người, Bahá'í có 63 người, Bà-la-môn có 15 người, Minh Lý Đạo có 12 người, còn lại là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có 2 người[20].
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 2.311.315 người, người hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khơme có 7.059 người còn lại là những dân tộc khác như mường, Dao, Chăm, Thái...Ít nhất là người Si La và Ơ Đu chỉ có 1 người[20]...
Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam
Giao thông
Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai [21].Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5Km với 08 ga như: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và TP.HCM[22]. Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.[23] Về giao thông đường thủy thì trên địa bàng tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu Cảng trên sông Đồng Nai, Khu Cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải. Trong đó Khu Cảng trên sông Đồng Nai gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000DWT), Cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam Phước, Tam An. Các cảng tại Khu Cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu gồm có Cảng gỗ mảnh Phú Đông, Cảng xăng dầu Phước Khánh, ảng nhà máy đóng tàu 76, Cảng tổng hợp Phú Hữu 1, Cảng cụm Công nghiệp Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch, Cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, Cảng VIKOWOCHIMEX, Cảng Sun Steel – China Himent, và Các cảng chuyên dùng khác. Các cảng Khu cảng trên sông Thị Vải gồm có Cảng Phước An, Cảng Phước Thái, Cảng Gò Dầu A, Cảng Gò Dầu B, Cảng Super Photphat Long Thành, Cảng nhà máy Unique Gas.
Y tế & Giáo dục
Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai có 529 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 48 trường, Trung học cơ sở có 167 trường, Tiểu học có 297 trường, trung học có 16 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 263 trường mẫu giáo[24]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàng tỉnh[24].Y tế
Đồng nai là một trong những tỉnh có vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong các lĩn vực công nghệ khoa học, trong đó, mạng lưới y tế cũng rất phát triển. Cho đến nay, Đồng Nai đã thành ;ập được 11 bệnh viện tuyến huyện trên 11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa. Ngoài ra, Đồng Nai còn có các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất (Bệnh viện Thánh Tâm), bệnh viện Tâm thần Trung ương II ( còn gọi là bệnh viện Biên Hòa), bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, một bệnh viện đang được đầu tư lớn nhất khu vực [25], bệnh viện Nhi Đồng,bệnh viện Phổi tỉnh, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện 7B, bệnh viện da liễu tỉnh, và một số các cơ sở bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân khác trên địa bàn tỉnh: bệnh viện quốc tế phụ sản,bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Việt Anh Đức,đặc biệt là Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước về phẫu thuật ....
Văn Miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu ở Đồng Nai
Văn hóa & Du lịch
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia - núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le ( Xuân Lộc).Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ [26]. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung. Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve.
Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương.
Gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang ... là những ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Đồng Nai. Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai ra sức bảo vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghề truyền thống, mở các lớp đào tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt và mới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước đi đúng đắn bảo vệ ngành nghề truyền thống trước sức ép phát triển của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế và đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại [27]
Tỉnh, thành phố kết nghĩa
- Tỉnh Nam Hà, Việt Nam
- Tỉnh Champasak, Lào
- Tỉnh Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc
Tham khảo
- ^ a b c “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, Website Du Lịch Toàn Cầu.
- ^ “Vùng kinh tế Đông Nam Bộ”. Tintuc.xalo.vn (29 tháng 8 năm 2005). Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Tam giác phát triển” (bằng (tiếng Việt)). Vi.wikipedia.org (4 tháng 1 năm 2009). Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam Bộ,, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến 11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông., Cổng thông tin tỉnh Đồng Nai.
- ^ a b c Nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,50C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%., Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Nghị định số 97/2003/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc; thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
- ^ a b Năm 2012, Đồng Nai phấn đấu tăng trưởng 12-13%, Theo trang CaeF.
- ^ Ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết
- ^ a b Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 11,87%, Theo Báo Đồng Nai.
- ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng Cục Thống kê Việt Nam .
- ^ “Dự án đường Cao tốc Dầu Giây - Long Thành - thành phố Hồ Chí Minh”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Dự án và đường sắt Đồng Nai trên trang web sở GTVT Đồng Nai”. (28 tháng 7 năm 2005). Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Dự án Sân bay Long Thành trên trang web Sở GTVT Đồng Nai”. (28 tháng 7 năm 2005). Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
- ^ “Bệnh viện khách sạn Đa khoa đồng nai hiện đại”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Gốm sứ truyền thống Bình Dương và Đồng Nai”. . Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Cụm công nghiệp nghề truyền thống của Đồng Nai”. (28 tháng 7 năm 2005). Truy cập 26 tháng 9 năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét