Mr Hoàng : 0917.203099 - Mr Bình 0913.142434
Từ 4 con chim trĩ đỏ giống, ông Trần Danh Minh (60 tuổi), trú tại xóm 5, xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) đã nuôi và nhân giống thành công loài chim quý hiếm này.
Từ 4 con chim trĩ đỏ giống, ông Trần Danh Minh (60 tuổi), trú tại xóm 5, xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) đã nuôi và nhân giống thành công loài chim quý hiếm này.
Việc người thương binh này đến với nghề
nuôi chim trĩ cũng hết sức tình cờ: Trong một lần xem truyền hình, có
chương trình giới thiệu về mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở Hưng Yên, ông liền
nảy ra ý định, và quyết tâm kéo mô hình này về nhà mình.
Cặp chim giống này có giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng |
Nói
là làm, tháng 10/2011, khi gom được số tiền 6,5 triệu đồng, ông Minh đã
bắt xe ra Hưng Yên, tìm mua được 4 con chim giống (3 mái, 1 trống) rồi
đem về nhà.
Sau một thời gian chăm sóc, 3 con chim
mái đã cho ra " mẻ" trứng đầu tiên với 15 quả. Có được trứng ông Minh
liên đem cho ấp, nhưng ấp thất bại, không nở được con nào.
Đến
lứa thứ 2 chim mái đẻ được 60 trứng. Rút kinh nghiệm từ đợt trước là
loại chim này chỉ đẻ nhưng không ấp, ông Minh đã mang toàn bộ số trứng
có được cho gà ấp và dùng lò điện để sấy. Kết quả nở được 57 con. Sau 2
tháng ông đã bán 40 con giống, giá mỗi con 600 nghìn đồng. Lứa thứ 3,
ông lại cho ấp 120 trứng và nở được 81 con…
Theo ông
Minh thì, khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi loại chim này là cách
xử lý phân, vì phân chim trĩ có mùi hắc giống phân gà. Để xử lí ông Minh
đã khắc phục bằng cách, cứ rải một lớp vôi bột dưới, 1 lớp cát ở trên.
Loài
chim này có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều
kiện nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu là lúa, rau muống, người nuôi có thể bổ
sung cám con cò.
Ông Minh so sánh: “Nuôi chim trĩ dễ hơn nuôi gà, chi phí ít hơn nuôi vịt, và có thể làm giàu”.
Mỗi
lứa chim mẹ đẻ từ 80 – 100 trứng, chim con nuôi khoảng 6 tháng là có
thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng. Chim trống trưởng thành nặng từ 2 –
2,5kg; chim mái từ 1,7 – 2kg. Hệ thống chuồng trại chỉ chiếm diện tích
nhỏ, giống với chuồng gà, được vây kín để tránh chim bay ra ngoài.
Với
giá bán 50 nghìn đồng/quả trứng và bán chim con sau 2 tháng ấp nở. Chỉ
với 4 con chim gống ban đầu, sau gần 1 năm nuôi ông đã thu về gần 70
triệu đồng tiền bán trứng và chim giống. Theo giá thị trường mỗi con
chim trĩ giống trưởng thành có giá dao động từ 400.000 đồng-
500.000đồng/ kg.
Thương binh Nguyễn Danh Minh khẳng định: “Nuôi chim trĩ có thể làm giàu”. |
Hiện
tại, trang trại ông Minh là nguồn cung cấp chim giống cho người dân ở
Hà Tĩnh, Nghệ An và cả Quảng Bình. Ngoài chim trĩ đỏ, ông Minh cũng đang
nuôi thử nghiệm chim trĩ xanh.
SỸ THÔNG
Năm 2000, vợ chồng anh Thao dồn đổi đất canh tác và đất ở của gia đình với bà con trong xóm được 5.500 m2 tại khu vực cánh đồng Bái Giắt, thôn Triệu Tiền để lập trang trại chăn nuôi. Dốc hết vốn liếng dành dụm được, vay thêm ngân hàng, vợ chồng anh đào ao thả cá, nuôi ba ba, lợn, bò, vịt. Nhưng sau gần mười năm vất vả, gia đình anh chẳng khá lên chút nào. Vốn liếng đã ít ỏi lại ngày càng hao hụt vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, đầu ra thì bấp bênh. Rồi dịch bệnh, mưa lũ nhiều lần làm anh chị mất trắng.
Năm 2009, đang nuôi 3.000 con vịt đẻ thì hết tiền mua thức ăn cho vịt, giá trứng lại rớt thảm hại, gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn tứ bề. Khi hai vợ chồng đang không biết xoay xở ra sao thì tình cờ anh Thao xem ti vi thấy một chủ trang trại ở Hà Nam nuôi thành công loài chim trĩ cổ đỏ. Vậy là ngay sáng hôm sau, vét trong nhà còn hơn một triệu bạc giắt lưng, anh bắt xe đi Hà Nam. Sau khi tham quan, tìm hiểu, anh quyết định mua 2 cặp chim giống với giá 1 triệu đồng về nuôi.
Sau hơn 3 tháng chăm sóc, thấy những con chim trĩ thích nghi và phát triển tốt, anh mạnh dạn vay tiền, trở ra Hà Nam mua thêm 40 con chim trĩ vừa mới nở 2 ngày tuổi. Rồi anh tự mày mò tìm tài liệu học cách chăm sóc, cho chim trĩ sinh sản. Khi cho nở thành công lứa chim trĩ đầu tiên bằng cách nhờ gà ấp, vợ chồng anh quyết định bán hết đàn vịt, tập trung vào nuôi chim trĩ... Sau 2 năm kiên trì nhân đàn, đến đầu năm 2011, gia đình anh có 500 chim trĩ bố mẹ (350 chim cái, 150 chim trống) chuyên để nhân giống và hơn 1.000 con chim trĩ thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng lớn ở Thanh Hóa.
“Nuôi con chim trĩ thực ra không khó như mọi người vẫn tưởng. Nếu ai đã từng làm trang trại nuôi gà thì việc tiếp cận, đưa chim trĩ vào chăn nuôi hết sức đơn giản. Ưu điểm của loại chim này là ăn ít, sức đề kháng với bệnh tật tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà rất nhiều, giá trị kinh tế lại rất cao”, anh Thao chia sẻ. Hiện nhu cầu chim trĩ giống và chim trĩ thịt ở Thanh Hóa khá lớn, trang trại của anh Thao không thể đáp ứng kịp. Nhiều người muốn mua chim trĩ giống phải đặt tiền trước vài ba tháng mới có. Còn các nhà hàng thì thường xuyên yêu cầu ký hợp đồng cung cấp chim thịt lâu dài, nhưng hiện anh chỉ dám ký hợp đồng cung cấp cho một nhà hàng,
Cũng theo anh Thao, bình quân mỗi lứa (từ tháng 3 - tháng 10 hằng năm) một con chim trĩ mẹ đẻ được từ 90 - 110 trứng, nếu cho ấp sẽ nở được khoảng từ 70 - 80 con giống. Với giá bán 60.000 đồng/con chim trĩ giống vừa nở 2 ngày tuổi, bình quân mỗi lứa, đàn chim mái 350 con đã tạo doanh thu gần 1,5 tỉ đồng. Còn chim trĩ thương phẩm, sau khi nuôi từ 5 - 6 tháng có thể đạt 1,5 kg/con, xuất bán giá trung bình 400.000 - 500.000 đồng/kg, doanh thu hằng năm từ 4 - 5 tỉ đồng với khoảng 1.000 chim thương phẩm. Trong hai năm 2011 và 2012, trừ chi phí đầu tư, chi phí sinh hoạt, tiền lo hai cậu con trai học đại học ở Hà Nội, gia đình anh vẫn còn dư khoảng 500 - 700 triệu đồng/năm.
Từ kinh nghiệm nuôi chim trĩ cổ đỏ, anh Thao đã mua giống chim trĩ xanh về nuôi và nhân giống thành công. Hiện nay đàn chim trĩ xanh đang phát triển thuận lợi, cho nguồn thu cao hơn chim trĩ cổ đỏ từ 1,2 đến 1,5 lần. Theo anh Thao, sở dĩ chim trĩ xanh đắt hơn chim trĩ cổ đỏ là vì ngoài giá trị về chất lượng thịt thì chim trĩ xanh còn được nhiều gia đình mua về nuôi làm chim cảnh. Anh Thao đang nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho một số hộ khác cùng làm giàu nhờ nuôi chim trĩ.
Hiện nay, đàn chim trĩ đỏ của chị Hương đã có trên 100 con chim mái đẻ trứng, 30 chim trống (cứ 3 mái 1 trống), trung bình mỗi tháng đàn chim trĩ này cho ra đời từ 700-800 con chim trĩ đỏ con.
Về kinh nghiệm, chị Hương cho biết: “Đây là loại chim có sức đề kháng
cao, nên chỉ cần cho uống thuốc phòng ngừa dịch, cúm và hàng tuần vệ
sinh chuồng trại là được. Thức ăn ngoài cám gà chị cho ăn thêm rau
muống, mỗi ngày cho ăn 3 lần”.
Theo chị Hương, nuôi chim trĩ đỏ thu lợi nhanh là vì chim đẻ nhiều, dễ nuôi và thị trường hiện nay còn rộng lớn. Thịt chim trĩ lại được đánh giá là bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, canxi, sắt.
Theo cách tính của chị Hương cứ một con chim thương phẩm nuôi từ nhỏ tới khi thành phẩm chỉ tốn 100.000 chi phí, trong khi đó giá như hiện nay đang lãi 600.000đồng/con.
Chỉ nuôi khoảng 50 con trĩ giống, nhưng mỗi năm ông Bùi Thanh Sơn ở KP Bình Minh 1, P.Dĩ An, TX.Dĩ An (Bình Dương) lãi ròng gần 100 triệu đồng.
Nói về kỹ thuật chăm sóc, ông Sơn cho biết: “Trĩ có sức đề kháng tốt, dễ nuôi. Thức ăn chính là bắp, lúa, cám tổng hợp và các loại rau. Khi nuôi cần làm lồng lưới thoáng mát để chúng phát triển tốt. Nhốt riêng mỗi chuồng 1 con trống và khoảng 3 - 4 con mái là lý tưởng. Nuôi nhốt trên nền đất cát để tránh ẩm ướt gây bệnh tật. Khi đến mùa đẻ trứng, trĩ sẽ đào cát để làm ổ. Nền cát còn hút ẩm rất tốt, nhanh chóng làm khô phân khi trĩ thải ra”.
Cũng theo ông Sơn, loài chim trĩ đỏ khoang trắng có một nhược điểm là dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là những lúc mưa bão. Biểu hiện của chúng là ủ rũ, bỏ ăn.
Những lúc như thế, cần thắp đèn sưởi ấp, tiêm vắc-xin tăng đề kháng cho trĩ. Ít nhất mỗi tuần phải vệ sinh chuồng trại một lần.
Để tránh đồng huyết, cần mua thêm trĩ trống về thay. Như thế, trĩ con sẽ phát triển tốt hơn, không bệnh đau...
1. Thông tin chung
- Giá chim trĩ trên thị trường hiện nay, dao động khoảng 100.000 đ/ 1 con chim trĩ giống, 500.000 – 600.000 đ/ con chim hậu bị. Chim trĩ thương phẩm xuất bán thường đạt khoảng từ 1 – 1,5 kg đối với chim mái, và 1,5 – 1,7 kg đối với chim trống. Với giá bán dao động khoảng 350.000 – 400.000 đ/kg thì bình quân mỗi con chim trĩ được ông Na bán với giá từ 600.000 – 700.000 đồng.
- Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi chim trĩ, Ông Na cho rằng người ta thường bắt chim trống để làm quà biếu. Sỡ dĩ như vậy là bởi, những con chim trĩ trống có ngoại hình đẹp, lông 7 màu, mình thon, lông đuôi dài, thịt thơm và chắc hơn chim trĩ mái.
2. Ngày đầu nuôi chim trĩ
- Năm 2008, ông Na bắt tay vào nuôi chim trĩ, ông Na cho biết: “Tôi đi tham quan khắp nơi, thấy chim trĩ dễ nuôi mà lại năng suất cao. Chim trĩ cũng là vật nuôi mới, được ưa chuộng nên tôi quyết định nuôi chim trĩ”.
- Chim trĩ được xếp vào danh sách những loài động vật quý hiếm. Vì vậy muốn nuôi loài vật nuôi này thì việc đầu tiên ông phải làm là xin được giấy cấp phép chăn nuôi.
- Sau khi thủ tục, giấy tờ chăn nuôi được hoàn tất, ông bắt tay vào xây dựng chuồng trại theo mô hình chuồng nuôi khép kín, sử dụng các vật liệu đơn giản như, gỗ, tre, lưới sắt vừa đơn giản, vừa tiết kiệm được chi phí.
- Chim trĩ là loài có đặc tính khá hung dữ, chỉ cần 1 con chim trĩ trong đàn có vết máu trên người, thì lập tức các con khác sẽ xông tới và mổ cho đến chết. Khó khăn là vậy, nhưng ông Na không nản chí.
- Sau khi tìm hiểu, ông phát hiện ra nguyên nhân của việc chim trĩ cắn nhau là do ông cho nuôi với mật độ quá dày, dẫn đến chim trĩ tranh giành thức ăn, bạn tình rồi cắn xé lẫn nhau.
- Để khắc phục tình trạng này, ông tiến hành nuôi tách riêng chim trĩ với tỉ lệ 2 mái, 1 trống, đồng thời giăng thêm bao tải ở giữa các ngăn chuồng để làm nơi trú ẩn cho chim. Với việc làm này ông đã hoàn toàn giải quyết được tình trạng chim cắn xé lẫn nhau gây thất thoát đàn.
- Khắc phục những khó khăn trong những ngày đầu chăn nuôi, đồng thời tích cực đầu tư vốn và kỹ thuật, đến nay đàn chim trĩ của gia đình ông Na đã phát triển tốt và khá đồng đều. Có thời điểm số lượng cá thể trong đàn lên đến hàng nghìn con.
3. Chia sẽ kinh nghiệm nhân đàn chim trĩ
- Mỗi sáng, ông Na mang rổ ra nhặt trứng từ sáng sớm. Thông thường cứ 10 ngày ông lại đem trứng đi gửi lò ấp 1 lần. Với số lượng 50 con chim trĩ đẻ như hiện nay, thì mỗi ngày ông nhặt được từ 30 – 40 quả trứng. Như vậy, sau mỗi đợt ấp, gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 500 con chim trĩ giống.
- Theo ông Na, nuôi chim trĩ không khó, và có nhiều đặc điểm tương tự như chăn nuôi gà. Thức ăn cho chim trĩ chủ yếu là các loại cám ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp. Ông Na tính toán mỗi một ngày, 1 con chim trĩ chỉ ăn hết khoảng 30g thức ăn.
- Bên cạnh các loại thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp, ông Na còn cho chim trĩ ăn thêm rau xanh. Tận dụng đất trong vườn nhà, ông trồng rất nhiều các loại rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim trĩ. Đối với chim trĩ nhỏ, rau xanh phải thái nhỏ trộn với cám. Còn với chim trĩ lớn thì ông để cả cọng ném trực tiếp vào chuồng để chim tự ăn.
- Ông còn chú trọng vào công tác phòng bệnh cho chim trĩ. Ông không bao giờ bỏ quên việc nhỏ, tiêm vắc xin phòng bệnh cho chim trĩ. Ngoài ra, ông thường xuyên quét dọn phân cũng như thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng. Các chất thải chăn nuôi được dồn lại thành từng đống, ủ mục để bón cho cây trồng. Việc làm này giúp đàn chim trĩ của gia đình ông tránh khỏi nguy cơ mắc phải dịch bệnh do phân và chất thải ứ đọng lâu ngày.
- Nhận thấy, nhu cầu của thị trường đối chim Trĩ hiện nay là rất lớn, khả năng làm kinh tế từ nghề nuôi chim trĩ là hết sức khả quan, vì vậy với 1.000m2 đất, ông Na luôn ấp ủ ý định mở rộng quy mô chăn nuôi. Đàn chim trĩ của gia đình ông Na đang ngày một phát triển, và trở thành 1 đầu mối cung cấp chim giống lớn nhất nhì tỉnh Hà Nam.
Anh Khắc Anh cho biết, nuôi chim trĩ rất đơn giản, thức ăn cho chúng là các loại rau xanh kết hợp với thóc. Khi chim bắt đầu sinh sản thì cho ăn thêm cám đậm đặc. Chuồng nuôi phải vệ sinh sạch sẽ và được che chắn tránh gió Bắc, không để nước mưa làm chim bị ướt.
Khi hỏi về hạch toán kinh tế, anh cho biết từ đầu năm đến nay, tính cả bán trứng, bán chim con, chim thịt và chim trống chơi cảnh, sau khi trừ chi phí anh lãi ròng 120 triệu đồng. Trong đó trứng chim bán với giá bán từ 50.000 – 70.000 đồng/quả. Chim con cứ 3 tháng anh bán 1 lần, mỗi lần khoảng 100 con với giá bán giao động từ 100.000 – 120.000 đồng/con. Chim thịt chưa qua chế biến 300.000 – 400.000 đồng/kg. Chim thịt sau khi chế biến bán cho du khách đến Cửa Lò có giá lên tới 450.000 – 500.000 đồng/kg. Chim trống bán cho du khách tham quan làm cảnh có giá lên tới 1- 1.2 triệu đồng/con.
Hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ tại hộ anh Hoàng khắc Anh đã được nhiều người dân và du khách tham quan học tập. Đây là mô hình nuôi đối tượng mới với vốn đầu tư ban đầu cao nên để nuôi thành công giống chim trĩ, người nuôi cần tìm hiểu thông tin và nắm vững kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này.
Chim trĩ đỏ vốn là động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ, hiện nay giống chim trĩ này đã được gây nuôi thành công tại nhiều địa phương. Thịt chim trĩ được đánh giá giàu protein, vitamin, canxi, sắt, nhưng do tính chất quý hiếm, ngoại hình đẹp nên chim trĩ chủ yếu được nuôi làm cảnh.
Ở Quảng Ngãi, gia đình ông Đồng Rân là hộ đầu tiên được Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ để thực hiện mô hình trình diễn này, với số lượng 100 con chim giống trĩ đỏ, nuôi theo hướng chim cảnh, chim thịt và chim giống.
Trong thời gian đầu đưa về nuôi, do hộ nuôi chưa nắm chắc quy trình kỹ thuật, cộng với điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đàn chim bị hao hụt, nhưng sau đó, nhờ được cán bộ kỹ thuật Phòng Kinh tế thành phố theo dõi và hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật chăn nuôi nên đàn chim dần thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau hơn 6 tháng nuôi, con chim trống đạt trọng lượng 1,1-1,4 kg/con, chim mái đạt khoảng 0,8 kg/con. Sau khoảng 8 tháng nuôi, chim mái bắt đầu đẻ trứng. Hiện, mô hình có 38 con chim trĩ giống, trong đó có 25 con mái, 13 con trống và đã có 7 con chim mái đang đẻ trứng.
Qua thực tế nuôi, ông Đồng Rân cho biết, kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ rất đơn giản. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán cao hơn so với nuôi gà, nên lãi cao hơn nhiều. Ông cho biết thêm, chim trĩ thịt hiện được bán với giá 300.000 đồng/con, chim trĩ giống là 100.000 đồng/con, chim đực đã thành thục bán làm cảnh là 1,5 triệu đồng/con, chim sinh sản là 1 triệu đồng/con và giá trứng là 20.000 đồng/quả. Tính toán sơ bộ, hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình khá cao, ước tổng thu từ 38 con chim trĩ của ông Rân khoảng 58 triệu đồng, trừ chi phí 31 triệu đồng, ông Rân còn lãi gần 27 triệu đồng sau 6 tháng nuôi.
Thấy làm mô hình hiệu quả, ông Rân đã tự đầu tư mua máy ấp trứng để ấp con giống nhằm chủ động nguồn giống cho gia đình và cung cấp cho bà con có nhu cầu nuôi giống chim này.
Ông Phạm Quốc Thanh, cán bộ kỹ thuật của Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi khuyến cáo, đối với chim trĩ đỏ, tỷ lệ sống của chim ở giai đoạn 4 tuần tuổi là 55%, từ 4 đến 12 tuần tuổi là 90%, từ 12 đến 24 tuần tuổi là 100%. Do đó, bà con muốn nuôi đạt tỷ lệ sống cao nên chọn mua chim giống giai đoạn 4 tuần tuổi trở lên. Chuồng nuôi phải được che chắn tránh gió Bắc, không để nước mưa làm chim bị ướt vì loài chi trĩ đỏ kỵ nước, nền phải trải cát khô. Chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là yếu tố rất quan trọng. Do đó, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ni lông trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều và chết. Khi nuôi, không nên nhốt hai con trống vào cùng một chuồng, tránh hiện tượng mổ lẫn nhau. Thức ăn cho chim trĩ cần kết hợp giữa các loại hạt ngũ cốc, rau xanh, cám công nghiệp; cho chim trĩ ăn, uống theo bữa, tính toán sao cho vừa đủ, không để lại lượng thức ăn thừa. Khi thời tiết chuyển mùa cần trộn thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy…
Thời gian chim mái để thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch hàng năm. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Một chim mái bình quân mỗi năm có thể đẻ từ 68 – 80 trứng. Khi chim đẻ, cần bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng chim dày, hạn chế trứng bị dập vỡ. Do chim không có bản năng ấp trứng nên phải nhờ gà ấp hộ (tỷ lệ ấp nở đạt 60%) hoặc sử dụng phương pháp ấp bằng máy (tỷ lệ nở đạt trên 80%)… Chim trống có bộ mỏ nhọn sắc, nên phải cắt hoặc mài bớt phần mỏ tránh chim ăn trứng.
Ông Trần Dương, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi cho biết, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao phải tranh thủ đầu tư phát triển mô hình vào thời kỳ đầu, tức là khi có ít hộ đầu tư chăn nuôi. Nuôi chim trĩ đỏ hiện nay đang là thời kỳ khởi điểm của phong trào chăn nuôi. Mặc dù, nuôi chim trĩ đỏ không khó, gần giống như nuôi gà, nhưng hiện nay mô hình này còn khá mới, phần lớn bà con chưa có điều kiện tiếp cận cũng như tìm hiểu thông tin về quy trình kỹ thuật nuôi giống chim này. Do đó, để nuôi thành công giống chim trĩ đỏ, bà con cần tìm hiểu thông tin và nắm vững kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này.
Với hiệu quả mang lại, mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại hộ ông Đồng Rân đã mở ra hướng đi đầy hứa hẹn cho các hộ dân ở thành phố, nơi mà diện tích đất sản xuất ngày càng hạn hẹp như hiện nay. Và điều quan trọng hơn cả là mô hình đã góp phần bảo tồn được nguồn gen động vật quý hiếm của nước ta.
Bà con có nhu cầu nuôi giống chim trĩ đỏ có thể liên hệ với Phòng Kinh tế thành phố để được tư vấn và cung ứng giống.
Sinh trưởng trong gia đình không mấy khá giả nên anh Khiêm không cam phận nghèo khó. Anh đã đi khắp nơi tìm hiểu về những mô hình làm ăn giỏi, phù hợp với mảnh đất quê mình.
“Đi khắp nơi tìm hiểu, mình mới ngộ ra là phải có kiến thức cơ bản về thú y thì mới có thể chăn nuôi có hiệu quả. Vậy là mình quyết tâm đi học” – anh Khiêm tâm sự. Đi học về, anh kết hợp chăn nuôi gà và lợn , nhưng kết quả không như mong muốn. Sau khi tham khảo mô hình kinh doanh chim bồ câu qua mạng, anh Khiêm quyết định chuyển sang nuôi chim bồ câu.
Đến nay đã 4 năm nuôi chim bồ câu, cơ sở kinh doanh chim bồ câu giống Đình Khiêm đã không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh. Đơn đặt hàng ngày càng nhiều, nên anh đã mở rộng quy mô và thay đổi chuồng trại mới. Với lồng nuôi mới, phân chim được thu dọn một cách dễ dàng, không gây mùi như trước. Khi mở rộng quy mô chăn nuôi, anh Khiêm thấy lượng phân chim ngày càng nhiều, anh liền đào ao thả cá để tận dụng phân chim và tăng thêm thu nhập. Anh Khiêm cho biết: Hiện mỗi năm, từ nguồn bán chim giống, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng, chưa kể thu nhập thêm từ cá.
Không chỉ làm ăn khá giả, anh Khiêm còn giúp đỡ các hộ nghèo trong thôn nuôi chim bồ câu làm giàu…
Trang trại nhỏ thu tiền to
Diện tích canh tác ít ỏi, năm 2009, anh Nguyễn Bá Hồng (hẻm
470/4 Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã quyết
định chuyển sang chăn nuôi.
Một lần xem trên tivi, nghe các chuyên gia hướng dẫn cách
nuôi chim trĩ, sẵn niềm đam mê, anh Hợi đã bắt tay vào nuôi luôn. Sau
hơn 2 năm, anh đã có một trang trại hơn 1.000m2 với gần 1.000 con chim
trĩ.
Từ việc chăn nuôi gà sao ,gà h’mông
hiện tại không còn mang lại lợi nhuận nhiều cho bà con chăn nuôi ,trong
khi đó nuôi chim trĩ đỏ hiện tại lại rất khả quan ,chim trĩ đỏ là một
giống chim quý hiếm ,ngoài ngoại hình rất đẹp mà người nuôi cảnh rất
thích ,các khu bảo tồn vật nuôi,thảo cầm viên củng có số lượng rất ít
.chúng tôi sẻ cung cấp con giống cho bà con có nhu cầu nuôi để làm giống
,làm kiễng ..vv…thông tin kỹ thuật về cách nuôi dưỡng ,chăm sóc và cho
sinh sản ,mọi chi tiết xin liên hệ :anh Trương Văn Phúc 0917109910
Kỹ thuật nuôi chim trĩ
1.Phân bố:
Đây là một loài định cư và đặc biệt, các tài liệu còn ghi nhận rằng đó là loài "đã trở nên hiếm" giống chim quý vốn là đặc sản nước Nam này. Hiện nay chim trĩ đỏ tồn tại ở Rừng quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng); khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang); khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
Trĩ đỏ là một loại động vật hoang dã trước đây ở Việt Nam chỉ được tìm thấy tại Cao Bằng và Quảng.
Theo các tài liệu khoa học, trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianus colchicus Common Pheasant. Đây là một loài định cư và đặc biệt, các tài liệu còn ghi nhận rằng đó là loài "đã trở lên hiếm" đó là trĩ đỏ.
2. Đặc điểm sinh học:
Đây là loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, chúng có bộ lông rất đẹp. Chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt khá đẹp màu xanh lục ở đầu, họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chiều dài thân con trống trưởng thành từ 70-90cm. Chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc, mào thấp... Con mái có kích thước nhỏ hơn. Trĩ đỏ có bộ lông óng mượt khá lạ: vàng, có điểm đen nhạt đỏ, xanh, trắng, còn non quá không biết nó là trĩ hay chỉ là chim cun cút (chim trĩ với chim cun cút khi còn non khá giống nhau, rất khó phân biệt) vài tháng sau mới xác định được đó là trĩ đỏ.
Thức ăn của trĩ cũng giống thức ăn cho gà: cám tổng hợp, ngô, lúa xay, rau xanh, cỏ...
Đây là một loài định cư và đặc biệt, các tài liệu còn ghi nhận rằng đó là loài "đã trở nên hiếm" giống chim quý vốn là đặc sản nước Nam này. Hiện nay chim trĩ đỏ tồn tại ở Rừng quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng); khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang); khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
Trĩ đỏ là một loại động vật hoang dã trước đây ở Việt Nam chỉ được tìm thấy tại Cao Bằng và Quảng.
Theo các tài liệu khoa học, trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianus colchicus Common Pheasant. Đây là một loài định cư và đặc biệt, các tài liệu còn ghi nhận rằng đó là loài "đã trở lên hiếm" đó là trĩ đỏ.
2. Đặc điểm sinh học:
Đây là loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, chúng có bộ lông rất đẹp. Chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt khá đẹp màu xanh lục ở đầu, họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chiều dài thân con trống trưởng thành từ 70-90cm. Chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc, mào thấp... Con mái có kích thước nhỏ hơn. Trĩ đỏ có bộ lông óng mượt khá lạ: vàng, có điểm đen nhạt đỏ, xanh, trắng, còn non quá không biết nó là trĩ hay chỉ là chim cun cút (chim trĩ với chim cun cút khi còn non khá giống nhau, rất khó phân biệt) vài tháng sau mới xác định được đó là trĩ đỏ.
Thức ăn của trĩ cũng giống thức ăn cho gà: cám tổng hợp, ngô, lúa xay, rau xanh, cỏ...
4. Giá trị kinh tế:
Trước mắt, đàn trĩ này đang là nguồn cung cấp quan trọng cho các khu bảo tồn, vườn bách thú trong cả nước.
Ít người biết được rằng, trĩ đỏ - giống chim quý đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào sách Đỏ Việt Nam do số lượng bị sụt giảm nghiêm trọng vì săn bắn quá mức , nhưng giá trị kinh tế và văn hóa của chúng chắc chắn gấp hàng chục lần... gà. Mặc dù thịt trĩ đã được đánh giá là giàu protein, vitamin, calci, sắt... nhưng do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới chỉ được nuôi làm cảnh chứ chưa đến nỗi sẵn như gà để làm thịt, trứng trĩ - tuy chỉ lớn gấp 3, 4 lần so với trứng chim cút, nhưng rất thơm ngon.
Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn. Mà giá một cặp trĩ đỏ giống hiện tại không phải là thấp (trung bình trên 1 triệu đồng). Bên cạnh đó, trứng cũng đang được thị trường rất ưa chuộng nên việc nuôi trĩ lấy trứng cũng là một khả năng trong tầm tay. Và điều quan trọng hơn tất cả là bảo tồn được nguồn gien cùng với việc đưa giống chim "đã trở nên hiếm" này vào phục vụ du lịch.
"Của hiếm là của quý" - giá trị kinh tế của trĩ đỏ thì khỏi phải nói giá mỗi con 2,5-3 tháng tuổi là 1.000.000 đồng, loại 6 tháng trở lên là 2.000.000 đồng, loại đang thời kỳ đẻ trứng là 3.000.000 đồng con, có giá tới 100 nghìn đồng/quả, mỗi con mái trưởng thành trong một năm có khả năng đẻ trung bình 100 quả trứng. "Việc nuôi chim cảnh đối với loài trĩ này hiện đang là một nhu cầu chắc chắn không nhỏ. Bên cạnh đó, trứng cũng đang được thị trường rất ưa chuộng nên việc nuôi trĩ lấy trứng cũng là một khả năng trong tầm tay. Cái khó nhất ở trĩ là loài chim sinh sản nhanh nhưng không có khả năng ấp trứng.
Trước mắt, đàn trĩ này đang là nguồn cung cấp quan trọng cho các khu bảo tồn, vườn bách thú trong cả nước.
Ít người biết được rằng, trĩ đỏ - giống chim quý đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào sách Đỏ Việt Nam do số lượng bị sụt giảm nghiêm trọng vì săn bắn quá mức , nhưng giá trị kinh tế và văn hóa của chúng chắc chắn gấp hàng chục lần... gà. Mặc dù thịt trĩ đã được đánh giá là giàu protein, vitamin, calci, sắt... nhưng do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới chỉ được nuôi làm cảnh chứ chưa đến nỗi sẵn như gà để làm thịt, trứng trĩ - tuy chỉ lớn gấp 3, 4 lần so với trứng chim cút, nhưng rất thơm ngon.
Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn. Mà giá một cặp trĩ đỏ giống hiện tại không phải là thấp (trung bình trên 1 triệu đồng). Bên cạnh đó, trứng cũng đang được thị trường rất ưa chuộng nên việc nuôi trĩ lấy trứng cũng là một khả năng trong tầm tay. Và điều quan trọng hơn tất cả là bảo tồn được nguồn gien cùng với việc đưa giống chim "đã trở nên hiếm" này vào phục vụ du lịch.
"Của hiếm là của quý" - giá trị kinh tế của trĩ đỏ thì khỏi phải nói giá mỗi con 2,5-3 tháng tuổi là 1.000.000 đồng, loại 6 tháng trở lên là 2.000.000 đồng, loại đang thời kỳ đẻ trứng là 3.000.000 đồng con, có giá tới 100 nghìn đồng/quả, mỗi con mái trưởng thành trong một năm có khả năng đẻ trung bình 100 quả trứng. "Việc nuôi chim cảnh đối với loài trĩ này hiện đang là một nhu cầu chắc chắn không nhỏ. Bên cạnh đó, trứng cũng đang được thị trường rất ưa chuộng nên việc nuôi trĩ lấy trứng cũng là một khả năng trong tầm tay. Cái khó nhất ở trĩ là loài chim sinh sản nhanh nhưng không có khả năng ấp trứng.
5 ) Thị Trường đâu ra :
Chim
trĩ đỏ hiện nay đang được cung cấp chủ yếu cho những người nuôi chơi
làm cảnh , các khu biệt thự nhà vườn , khu du lịch sinh thái , khu vườn
quốc gia ,các nhà hàng cao cấp và những người có nhu cầu nuôi kinh
doanh
. Theo
phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp kết hợp
với thực tế cho thấy thị trường chim Trĩ Việt Nam mới chỉ bắt đầu khởi
động . Những doanh nghiệp và hộ chăn nuôi hoàn toàn có thể khai thác thị
trường này một cách ổn định với hiệu quả kinh tế cực cao trong nhiều
năm tới.
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 4: Nuôi chim trĩ
Thành công với nghề nuôi chim trĩ, sau chưa đầy 4 năm, anh Nguyễn Xuân Thao ở H.Đông Sơn (Thanh Hóa) đã trở thành tỉ phú...
Khi chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Thao cũng là lúc mấy người khách từ các huyện lân cận tới mua chim giống. Chị Thiều Thị Lan, vợ anh Thao, vừa hướng dẫn khách thăm trại nuôi chim trĩ, vừa luôn miệng xin lỗi vì không còn con giống để bán. Chị nói phải chờ đến tháng 3, tháng 4 sang năm mới có. “Bây giờ bắt đầu vào đông, có gió mùa nên chim trĩ không đẻ nữa. Lứa chim cuối cùng trong năm nở cách đây ít ngày, khách đặt mua gần hết, gia đình cũng chỉ giữ lại được 100 con nuôi gối đàn thôi. Phải đợi sang xuân ấm áp, chim trĩ mới đẻ trở lại...”, chị Lan giải thích.Năm 2000, vợ chồng anh Thao dồn đổi đất canh tác và đất ở của gia đình với bà con trong xóm được 5.500 m2 tại khu vực cánh đồng Bái Giắt, thôn Triệu Tiền để lập trang trại chăn nuôi. Dốc hết vốn liếng dành dụm được, vay thêm ngân hàng, vợ chồng anh đào ao thả cá, nuôi ba ba, lợn, bò, vịt. Nhưng sau gần mười năm vất vả, gia đình anh chẳng khá lên chút nào. Vốn liếng đã ít ỏi lại ngày càng hao hụt vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, đầu ra thì bấp bênh. Rồi dịch bệnh, mưa lũ nhiều lần làm anh chị mất trắng.
Năm 2009, đang nuôi 3.000 con vịt đẻ thì hết tiền mua thức ăn cho vịt, giá trứng lại rớt thảm hại, gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn tứ bề. Khi hai vợ chồng đang không biết xoay xở ra sao thì tình cờ anh Thao xem ti vi thấy một chủ trang trại ở Hà Nam nuôi thành công loài chim trĩ cổ đỏ. Vậy là ngay sáng hôm sau, vét trong nhà còn hơn một triệu bạc giắt lưng, anh bắt xe đi Hà Nam. Sau khi tham quan, tìm hiểu, anh quyết định mua 2 cặp chim giống với giá 1 triệu đồng về nuôi.
Sau hơn 3 tháng chăm sóc, thấy những con chim trĩ thích nghi và phát triển tốt, anh mạnh dạn vay tiền, trở ra Hà Nam mua thêm 40 con chim trĩ vừa mới nở 2 ngày tuổi. Rồi anh tự mày mò tìm tài liệu học cách chăm sóc, cho chim trĩ sinh sản. Khi cho nở thành công lứa chim trĩ đầu tiên bằng cách nhờ gà ấp, vợ chồng anh quyết định bán hết đàn vịt, tập trung vào nuôi chim trĩ... Sau 2 năm kiên trì nhân đàn, đến đầu năm 2011, gia đình anh có 500 chim trĩ bố mẹ (350 chim cái, 150 chim trống) chuyên để nhân giống và hơn 1.000 con chim trĩ thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng lớn ở Thanh Hóa.
“Nuôi con chim trĩ thực ra không khó như mọi người vẫn tưởng. Nếu ai đã từng làm trang trại nuôi gà thì việc tiếp cận, đưa chim trĩ vào chăn nuôi hết sức đơn giản. Ưu điểm của loại chim này là ăn ít, sức đề kháng với bệnh tật tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà rất nhiều, giá trị kinh tế lại rất cao”, anh Thao chia sẻ. Hiện nhu cầu chim trĩ giống và chim trĩ thịt ở Thanh Hóa khá lớn, trang trại của anh Thao không thể đáp ứng kịp. Nhiều người muốn mua chim trĩ giống phải đặt tiền trước vài ba tháng mới có. Còn các nhà hàng thì thường xuyên yêu cầu ký hợp đồng cung cấp chim thịt lâu dài, nhưng hiện anh chỉ dám ký hợp đồng cung cấp cho một nhà hàng,
Cũng theo anh Thao, bình quân mỗi lứa (từ tháng 3 - tháng 10 hằng năm) một con chim trĩ mẹ đẻ được từ 90 - 110 trứng, nếu cho ấp sẽ nở được khoảng từ 70 - 80 con giống. Với giá bán 60.000 đồng/con chim trĩ giống vừa nở 2 ngày tuổi, bình quân mỗi lứa, đàn chim mái 350 con đã tạo doanh thu gần 1,5 tỉ đồng. Còn chim trĩ thương phẩm, sau khi nuôi từ 5 - 6 tháng có thể đạt 1,5 kg/con, xuất bán giá trung bình 400.000 - 500.000 đồng/kg, doanh thu hằng năm từ 4 - 5 tỉ đồng với khoảng 1.000 chim thương phẩm. Trong hai năm 2011 và 2012, trừ chi phí đầu tư, chi phí sinh hoạt, tiền lo hai cậu con trai học đại học ở Hà Nội, gia đình anh vẫn còn dư khoảng 500 - 700 triệu đồng/năm.
Từ kinh nghiệm nuôi chim trĩ cổ đỏ, anh Thao đã mua giống chim trĩ xanh về nuôi và nhân giống thành công. Hiện nay đàn chim trĩ xanh đang phát triển thuận lợi, cho nguồn thu cao hơn chim trĩ cổ đỏ từ 1,2 đến 1,5 lần. Theo anh Thao, sở dĩ chim trĩ xanh đắt hơn chim trĩ cổ đỏ là vì ngoài giá trị về chất lượng thịt thì chim trĩ xanh còn được nhiều gia đình mua về nuôi làm chim cảnh. Anh Thao đang nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho một số hộ khác cùng làm giàu nhờ nuôi chim trĩ.
Ngọc Minh
Thu nhập 40 triệu mỗi tháng từ chim trĩ đỏ
Sau hai lần thất bại với mô hình nuôi cá lóc và ba ba, vốn liếng dần cạn kiệt, cuối cùng ông Na đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tên của ông đã trở thành một thương hiệu gắn liền với loài chim quý “ông Na chim trĩ”.
Sau 4 năm đi lính, năm 1983 chàng trai trẻ Đỗ Văn Na ở
xóm 12, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xuất ngũ về quê. Suốt
những năm sau đó, ông trăn trở với việc tìm hướng đi mới cho nền nông
nghiệp xã nhà thoát khỏi cảnh nghèo khó và làm giàu trên chính quê
hương. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì sẽ mang lại hiệu quả cao
trên cùng một diện tích” cứ ám ảnh ông mãi.
Đầu năm 1987 ông bắt đầu thực hiện ước mơ với mô hình
nuôi ba ba thương phẩm. Nhưng tất cả công sức, vốn liếng mà ông dồn vào
mấy ao nuôi đều trôi hết chỉ trong một trận lụt và cống ao bị vỡ.
Không nản lòng, người cựu binh lại cải tạo các ao nuôi
ba ba để thả cá quả. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, một lần nữa mô hình
nuôi cá quả vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Vốn liếng dần cạn kiệt, tuy nhiên ông vẫn không ngừng
học hỏi những hướng đi mới. Đầu năm 2009 ông bắt đầu thí điểm mô hình
nuôi chim trĩ đỏ. Và loài chim quý đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của
mình.
Sau 3 năm phát triển giờ đây trang trại của ông có
trên 100 con chim bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho
thị trường và chim trĩ thương phẩm.
Ông Na chia sẻ: “Chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt,
ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ
nuôi, mà có sức đề kháng cao. Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 đến 100 quả
trứng, chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất
chuồng”.
Hiện tại giá bán bình quân là 45 – 50 nghìn đồng/quả trứng, và chim con sau khi ấp nở một tuần là 90 - 100 nghìn đồng mỗi con.
Ông cũng cho biết chim mẹ sau khi đẻ một lứa nên vỗ
béo để xuất thành chim thương phẩm, vì trĩ không như các loài khác. Nếu
để đẻ lứa sau chất lượng và năng suất trứng sẽ không tốt như lứa đầu
nữa.
Riêng hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được kết cấu như nuôi gà, nhưng cần vây kín để tránh chim bay ra ngoài.
Hiện tại, chim trĩ thương phẩm được bán cho các nhà
hàng trong tỉnh và Hà Nội với giá bán 400 - 420 nghìn đồng/kg. Nhu cầu
thị trường ngày càng phát triển, nhiều khi có đơn đặt hàng nhưng chim
không đủ để bán.
Không những cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà
hàng, hiện tại ông Na còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi
trên địa bàn và các vùng lân cận.
Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ
của ông Na, bà con trong xã và người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm về
học hỏi kinh nghiệm làm giàu.
Ông Đinh Công Dần một hộ nuôi chim trĩ trong xóm 12
chia sẻ: “Nuôi chim trĩ ít bị dịch bệnh, mà giá thành lại cao nên hiệu
quả kinh tế cao. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ khi nhỏ đến khi
xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán thương phẩm cao hơn nhiều lần
so với nuôi gà vậy nên lãi cao hơn nhiều”.
Ngoài cung cấp chim thương phẩm và chim con, có rất
nhiều người còn đến săn tìm những con chim trĩ đẹp về làm cảnh, mỗi con
như vậy ông Na bán được từ 2 đến 3 triệu đồng/con.
Hiện tại với hơn 100 con chim bố mẹ, trừ chi phí trung bình mỗi tháng ông Na thu về từ 35 đến 40 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, đầu
năm 2010 thấy việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao, ông đã
mua 20 cặp về nhân giống thử và kết quả ngoài mong đợi của người cựu
chiến binh. Đàn chồn này lớn trông thấy, thức ăn chủ yếu là lá cây, ngô, khoai sắn.
Chồn nhung đen có ưu điểm là không bệnh tật, mỗi năm
đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 4 con. Giá bán hiện tại của một cặp chồn
con 1 tháng tuổi khoảng 500 nghìn đồng. Sau một thời gian thí điểm ông
đã gây được 50 cặp chồn bố mẹ, cung cấp giống cho bà con trong tỉnh và
lân cận như Nam Định, Thái Bình…
Ông chủ tiết lộ, nuôi chồn nhung đen cũng có giá trị
kinh tế rất cao, tuy nuôi với số lượng ít nhưng mỗi năm ông cũng thu
hàng chục triệu đồng từ mô hình mới này.
Cũng nhờ nuôi chim quý mà kinh tế của gia đình ông
ngày một khá giả, sắm đầy đủ tiện nghi. Với mô hình nuôi mới này, ông
đang tích cực mở rộng chuồng trại để nuôi và giúp người nuôi có hướng đi
đúng đắn.
Chim trĩ đỏ vốn là động quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay chim trĩ đã được gây nuôi thành công trong môi trường nuôi nhốt, nên người chăn nuôi chỉ cần đến đăng ký tại các hạt kiểm lâm địa phương, để có giấy phép. Do là loài đặc sản mới được gây nuôi thành công nên hiện nay chim trĩ được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng đầu tư
Phan Thiên - Văn Hải
Chim trĩ đỏ là động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng do con người săn bắt quá nhiều. Hiện nay, việc nuôi và nhân giống trĩ đỏ thành công trong môi trường nhân tạo đã giúp bảo vệ nguồn giống quý hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Chị Đỗ Thị Thanh Hương (25 tuổi, ngụ ấp An Hòa, xã Tân Tiến, H.Đồng Phú, Bình Phước) đã thành công trong nghề nuôi chim trĩ đỏ. Với giá 50.000 đồng/quả trứng, giá thịt thương phẩm 450.000 đồng/kg và chim sinh sản khoảng 1,3 triệu đồng/con… nên mỗi tháng đã đem lại thu nhập cho gia đình chị Hương từ 50-70 triệu đồng (chưa trừ chi phí-PV).Hiện nay, đàn chim trĩ đỏ của chị Hương đã có trên 100 con chim mái đẻ trứng, 30 chim trống (cứ 3 mái 1 trống), trung bình mỗi tháng đàn chim trĩ này cho ra đời từ 700-800 con chim trĩ đỏ con.
Chị Hương trong khu vực nuôi trĩ đỏ tại gia đình - Ảnh Phước Hiệp |
Theo chị Hương, nuôi chim trĩ đỏ thu lợi nhanh là vì chim đẻ nhiều, dễ nuôi và thị trường hiện nay còn rộng lớn. Thịt chim trĩ lại được đánh giá là bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, canxi, sắt.
Theo cách tính của chị Hương cứ một con chim thương phẩm nuôi từ nhỏ tới khi thành phẩm chỉ tốn 100.000 chi phí, trong khi đó giá như hiện nay đang lãi 600.000đồng/con.
Chỉ nuôi khoảng 50 con trĩ giống, nhưng mỗi năm ông Bùi Thanh Sơn ở KP Bình Minh 1, P.Dĩ An, TX.Dĩ An (Bình Dương) lãi ròng gần 100 triệu đồng.
Nói về kỹ thuật chăm sóc, ông Sơn cho biết: “Trĩ có sức đề kháng tốt, dễ nuôi. Thức ăn chính là bắp, lúa, cám tổng hợp và các loại rau. Khi nuôi cần làm lồng lưới thoáng mát để chúng phát triển tốt. Nhốt riêng mỗi chuồng 1 con trống và khoảng 3 - 4 con mái là lý tưởng. Nuôi nhốt trên nền đất cát để tránh ẩm ướt gây bệnh tật. Khi đến mùa đẻ trứng, trĩ sẽ đào cát để làm ổ. Nền cát còn hút ẩm rất tốt, nhanh chóng làm khô phân khi trĩ thải ra”.
Cũng theo ông Sơn, loài chim trĩ đỏ khoang trắng có một nhược điểm là dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là những lúc mưa bão. Biểu hiện của chúng là ủ rũ, bỏ ăn.
Những lúc như thế, cần thắp đèn sưởi ấp, tiêm vắc-xin tăng đề kháng cho trĩ. Ít nhất mỗi tuần phải vệ sinh chuồng trại một lần.
Để tránh đồng huyết, cần mua thêm trĩ trống về thay. Như thế, trĩ con sẽ phát triển tốt hơn, không bệnh đau...
Phước Hiệp - Đỗ Trường
Làm giàu từ chim trĩ đỏ
Nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn động vật hoang dã,
tháng 2-2012 Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên đã tổ chức xây dựng mô hình
nuôi chim trĩ đỏ ở xã Hiệp Hoà và Tân An. Sau gần 1 năm triển khai, đến
nay chim trĩ đỏ đang trở thành nguồn thu nhập lớn cho những hộ dân tham
gia.
Anh Bùi Văn Hảnh đang giới thiệu đàn chim trĩ đỏ của gia đình. |
Theo lời giới thiệu của ông Nguyễn Đức
Thuận, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, chúng tôi đã tìm đến
nhà anh Bùi Đức Hảnh, thôn 11, xã Hiệp Hoà, TX Quảng Yên. Một trong 3 hộ
đầu tiên của thị xã tiến hành nuôi thử nghiệm chim trĩ đỏ và cũng là hộ
có số lượng chim trĩ lớn nhất trên địa bàn. Vừa dẫn chúng tôi đi tham
quan khu vực nuôi nhốt chim trĩ đỏ, anh Hảnh vừa kể: “Qua các chương
trình nhà nông làm giàu trên ti vi, 2 vợ chồng đã được biết về hiệu quả
kinh tế của chim trĩ đỏ. Vì vậy khi nghe tin có mô hình nuôi chim trĩ đỏ
do Trạm Khuyến nông thị xã triển khai, gia đình đăng ký ngay. 70 con
chim giống nhập về từ Viện Chăn nuôi với giá từ 120.000-150.000
đồng/con, do được hỗ trợ 60% của mô hình nên gia đình chỉ mất khoảng 4-5
triệu tiền chim giống, cùng với việc đầu tư khoảng 15 triệu đồng cho
chuồng trại, thế là 2 vợ chồng bắt tay vào làm giàu thôi”.
Từ kinh nghiệm thực tế của gia đình, anh
Hảnh cho biết: “Việc nuôi chim trĩ đỏ và nuôi gà không khác nhau là mấy
về chuồng trại, thức ăn. Trong khi đó, tỷ lệ nuôi sống thành công của
chim trĩ cao hơn gà rất nhiều vì chim trĩ có sức đề kháng tốt, ít bị
dịch bệnh, lại thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên tiết kiệm
chi phí hơn nuôi gà rất nhiều. Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện
địa hình và vùng khí hậu cho nên việc làm chuồng trại khá đơn giản, có
thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ, hoặc nhà kho, xưởng sau đó cải tạo
lại, miễn sao đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và kín để chim không bay đi
mất. Lượng thức ăn của chim trĩ chỉ bằng khoảng 1/5 lượng thức ăn của
gà, trong khi đó, lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với
nuôi gà. Chim trĩ con chỉ nuôi 6-9 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất
chuồng. Chim trĩ mái sau hơn nửa năm nuôi có trọng lượng từ 1,5-2kg là
có thể đẻ trứng. Chim trĩ đỏ thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch.
Mỗi năm chúng thường đẻ làm hai đợt. Đợt một đẻ khoảng 60-100 trứng, sau
đó nghỉ thay lông và đẻ tiếp khoảng 30 trứng trong tháng 10”. Hiện nay,
trứng chim được bán với giá 50.000 đồng/quả, chim non từ 80.000-100.000
đồng/con, con trưởng thành có giá 1,5 triệu đồng/cặp. Trong vòng chưa
đầy 1 năm, anh Hảnh bán gần 1.000 con giống và 20 cặp chim trưởng thành
đã cho gia đình có nguồn thu nhập trên 70 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Khắc
Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hoà cho biết: “Trong số những mô hình kinh
tế đưa vào triển khai tại địa phương trong thời gian qua như: Lợn rừng,
nhím, chồn nhung đen thì nuôi chim trĩ đỏ đang là mô hình mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn ca. Đây là một trong những hướng phát triển kinh tế
cho người dân mà không cần đầu tư chuồng trại lớn, có thể tận dụng được
thức ăn tự nhiên trên một diện tích vừa phải. Thời gian tới, xã sẽ tiếp
tục tuyên truyền, động viên người dân mạnh dạn chuyển đổi từ những mô
hình kém hiệu quả sang nuôi chim trĩ đỏ. Vừa nâng cao thu nhập vừa góp
phần bảo tồn và phát triển những loài động vật quý hiếm của Việt Nam”.
Hoàng Nga
Nuôi chim trĩ làm giàu
QĐND
- Mặc dù mới vào nghề được hơn một năm, nhưng đến nay ông Trần Danh
Minh, thương binh hạng 2/4 ở xóm 5, xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã
thành công trong việc nuôi loài chim trĩ quý hiếm, đồng thời mang lại
nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Ông Trần Danh Minh kể cho chúng tôi nghe, trong một lần xem truyền hình, có chương trình giới thiệu về mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở Hưng Yên mang lại hiệu quả cao, ông liền quyết tâm đưa mô hình này về quê mình. Tháng 10-2011, ông Minh ra Hưng Yên mua 4 con chim giống đưa về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, 3 con chim mái đã cho ra lứa trứng đầu tiên với 15 quả. Có được trứng ông Minh liền đem cho ấp, nhưng thất bại. Đến lứa thứ 2, đàn chim trĩ của gia đình ông đẻ được 60 quả trứng, rút kinh nghiệm từ đợt trước, ông Minh đã mang toàn bộ số trứng có được cho gà ấp và dùng lò điện để sấy, kết quả nở được 57 con. Sau 2 tháng, ông đã bán 40 con giống, giá mỗi con 600 nghìn đồng.
Ông Trần Danh Minh kể cho chúng tôi nghe, trong một lần xem truyền hình, có chương trình giới thiệu về mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở Hưng Yên mang lại hiệu quả cao, ông liền quyết tâm đưa mô hình này về quê mình. Tháng 10-2011, ông Minh ra Hưng Yên mua 4 con chim giống đưa về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, 3 con chim mái đã cho ra lứa trứng đầu tiên với 15 quả. Có được trứng ông Minh liền đem cho ấp, nhưng thất bại. Đến lứa thứ 2, đàn chim trĩ của gia đình ông đẻ được 60 quả trứng, rút kinh nghiệm từ đợt trước, ông Minh đã mang toàn bộ số trứng có được cho gà ấp và dùng lò điện để sấy, kết quả nở được 57 con. Sau 2 tháng, ông đã bán 40 con giống, giá mỗi con 600 nghìn đồng.
Theo
ông Minh, loài chim trĩ có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi
tốt với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu là thóc, rau muống, người
nuôi có thể bổ sung ít cám con cò. Chuồng trại cần phải thoáng mát, khô
ráo, sạch sẽ…
Chỉ
với 4 con chim giống ban đầu, đến nay thương binh Trần Danh Minh đã thu
về gần 70 triệu đồng từ tiền bán trứng và chim giống. Hiện tại, trang
trại của ông Minh là nguồn cung cấp chim giống cho người dân ở Hà Tĩnh,
Nghệ An và Quảng Bình. Ngoài chim trĩ đỏ, hiện nay, ông Minh cũng đang
nuôi thử nghiệm chim trĩ xanh.
Bài và ảnh: CHÍ HÒA – SĨ THÔNG
Phát triển được 24 cặp chim trĩ khoang cổ bố mẹ
Ông Ngô Văn Thạo (tổ dân phố Thanh
Châu, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa) - người được UBND phường giao
nuôi đàn chim trĩ khoang cổ cho biết, sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm,
tổng đàn chim bố mẹ đã phát triển được 24 cặp, trọng lượng bình quân 1
kg/con. Chim trĩ khá dễ nuôi, ít bệnh tật. Hiện nay, giá chim trĩ trên
thị trường rất cao: chim 2 tháng tuổi bán tại trại nuôi Gò Công (tỉnh
Tiền Giang) 0,5 triệu đồng/con; trứng có phôi chưa ấp giá 80 ngàn
đồng/trứng; chim non 1 tuần tuổi 150 ngàn đồng/con; chim bố mẹ trưởng
thành 1,2 - 1,5 triệu đồng/cặp; chim đực cảnh có thể hơn 2 triệu
đồng/con; thịt chim 600 - 700 ngàn đồng/kg...
Đàn chim trĩ khoang cổ của phường Ninh Giang đang phát triển tốt. |
Theo ông Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch
UBND phường Ninh Giang, nuôi chim trĩ là hướng đi thử nghiệm của phường.
Hiện nay, đơn vị cung cấp giống đang đặt vấn đề thu mua sản phẩm.
Kinh nghiệm nuôi chim Trĩ
Chim trĩ là loại gia cầm có kỹ thuật nuôi đơn giản nhưng lại cho
giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm chăn nuôi các loài đặc sản
cho thấy muốn giành thắng lợi lớn thì phải tranh thủ đầu tư phát triển
mô hình và nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi ngay từ những ngày đầu. Câu chuyện
nuôi chim trĩ của ông Đỗ Văn Na ở Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam sẽ là một
bài học kinh nghiệm hay cho những bà con quan tâm đến chim trĩ.1. Thông tin chung
- Giá chim trĩ trên thị trường hiện nay, dao động khoảng 100.000 đ/ 1 con chim trĩ giống, 500.000 – 600.000 đ/ con chim hậu bị. Chim trĩ thương phẩm xuất bán thường đạt khoảng từ 1 – 1,5 kg đối với chim mái, và 1,5 – 1,7 kg đối với chim trống. Với giá bán dao động khoảng 350.000 – 400.000 đ/kg thì bình quân mỗi con chim trĩ được ông Na bán với giá từ 600.000 – 700.000 đồng.
- Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi chim trĩ, Ông Na cho rằng người ta thường bắt chim trống để làm quà biếu. Sỡ dĩ như vậy là bởi, những con chim trĩ trống có ngoại hình đẹp, lông 7 màu, mình thon, lông đuôi dài, thịt thơm và chắc hơn chim trĩ mái.
2. Ngày đầu nuôi chim trĩ
- Năm 2008, ông Na bắt tay vào nuôi chim trĩ, ông Na cho biết: “Tôi đi tham quan khắp nơi, thấy chim trĩ dễ nuôi mà lại năng suất cao. Chim trĩ cũng là vật nuôi mới, được ưa chuộng nên tôi quyết định nuôi chim trĩ”.
- Chim trĩ được xếp vào danh sách những loài động vật quý hiếm. Vì vậy muốn nuôi loài vật nuôi này thì việc đầu tiên ông phải làm là xin được giấy cấp phép chăn nuôi.
- Sau khi thủ tục, giấy tờ chăn nuôi được hoàn tất, ông bắt tay vào xây dựng chuồng trại theo mô hình chuồng nuôi khép kín, sử dụng các vật liệu đơn giản như, gỗ, tre, lưới sắt vừa đơn giản, vừa tiết kiệm được chi phí.
- Chim trĩ là loài có đặc tính khá hung dữ, chỉ cần 1 con chim trĩ trong đàn có vết máu trên người, thì lập tức các con khác sẽ xông tới và mổ cho đến chết. Khó khăn là vậy, nhưng ông Na không nản chí.
- Sau khi tìm hiểu, ông phát hiện ra nguyên nhân của việc chim trĩ cắn nhau là do ông cho nuôi với mật độ quá dày, dẫn đến chim trĩ tranh giành thức ăn, bạn tình rồi cắn xé lẫn nhau.
- Để khắc phục tình trạng này, ông tiến hành nuôi tách riêng chim trĩ với tỉ lệ 2 mái, 1 trống, đồng thời giăng thêm bao tải ở giữa các ngăn chuồng để làm nơi trú ẩn cho chim. Với việc làm này ông đã hoàn toàn giải quyết được tình trạng chim cắn xé lẫn nhau gây thất thoát đàn.
- Khắc phục những khó khăn trong những ngày đầu chăn nuôi, đồng thời tích cực đầu tư vốn và kỹ thuật, đến nay đàn chim trĩ của gia đình ông Na đã phát triển tốt và khá đồng đều. Có thời điểm số lượng cá thể trong đàn lên đến hàng nghìn con.
3. Chia sẽ kinh nghiệm nhân đàn chim trĩ
- Mỗi sáng, ông Na mang rổ ra nhặt trứng từ sáng sớm. Thông thường cứ 10 ngày ông lại đem trứng đi gửi lò ấp 1 lần. Với số lượng 50 con chim trĩ đẻ như hiện nay, thì mỗi ngày ông nhặt được từ 30 – 40 quả trứng. Như vậy, sau mỗi đợt ấp, gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 500 con chim trĩ giống.
- Theo ông Na, nuôi chim trĩ không khó, và có nhiều đặc điểm tương tự như chăn nuôi gà. Thức ăn cho chim trĩ chủ yếu là các loại cám ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp. Ông Na tính toán mỗi một ngày, 1 con chim trĩ chỉ ăn hết khoảng 30g thức ăn.
- Bên cạnh các loại thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp, ông Na còn cho chim trĩ ăn thêm rau xanh. Tận dụng đất trong vườn nhà, ông trồng rất nhiều các loại rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim trĩ. Đối với chim trĩ nhỏ, rau xanh phải thái nhỏ trộn với cám. Còn với chim trĩ lớn thì ông để cả cọng ném trực tiếp vào chuồng để chim tự ăn.
- Ông còn chú trọng vào công tác phòng bệnh cho chim trĩ. Ông không bao giờ bỏ quên việc nhỏ, tiêm vắc xin phòng bệnh cho chim trĩ. Ngoài ra, ông thường xuyên quét dọn phân cũng như thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng. Các chất thải chăn nuôi được dồn lại thành từng đống, ủ mục để bón cho cây trồng. Việc làm này giúp đàn chim trĩ của gia đình ông tránh khỏi nguy cơ mắc phải dịch bệnh do phân và chất thải ứ đọng lâu ngày.
- Nhận thấy, nhu cầu của thị trường đối chim Trĩ hiện nay là rất lớn, khả năng làm kinh tế từ nghề nuôi chim trĩ là hết sức khả quan, vì vậy với 1.000m2 đất, ông Na luôn ấp ủ ý định mở rộng quy mô chăn nuôi. Đàn chim trĩ của gia đình ông Na đang ngày một phát triển, và trở thành 1 đầu mối cung cấp chim giống lớn nhất nhì tỉnh Hà Nam.
Nghệ An: Hiệu quả từ nuôi chim trĩ
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Hoàng Khắc Anh ở Khối 2, phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là một mô hình kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao. Với qui mô khoảng 20m2, anh nuôi 100 con chim trĩ, trong đó 40 con chim mái và 60 con chim trống.Anh Khắc Anh cho biết, nuôi chim trĩ rất đơn giản, thức ăn cho chúng là các loại rau xanh kết hợp với thóc. Khi chim bắt đầu sinh sản thì cho ăn thêm cám đậm đặc. Chuồng nuôi phải vệ sinh sạch sẽ và được che chắn tránh gió Bắc, không để nước mưa làm chim bị ướt.
Khi hỏi về hạch toán kinh tế, anh cho biết từ đầu năm đến nay, tính cả bán trứng, bán chim con, chim thịt và chim trống chơi cảnh, sau khi trừ chi phí anh lãi ròng 120 triệu đồng. Trong đó trứng chim bán với giá bán từ 50.000 – 70.000 đồng/quả. Chim con cứ 3 tháng anh bán 1 lần, mỗi lần khoảng 100 con với giá bán giao động từ 100.000 – 120.000 đồng/con. Chim thịt chưa qua chế biến 300.000 – 400.000 đồng/kg. Chim thịt sau khi chế biến bán cho du khách đến Cửa Lò có giá lên tới 450.000 – 500.000 đồng/kg. Chim trống bán cho du khách tham quan làm cảnh có giá lên tới 1- 1.2 triệu đồng/con.
Hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ tại hộ anh Hoàng khắc Anh đã được nhiều người dân và du khách tham quan học tập. Đây là mô hình nuôi đối tượng mới với vốn đầu tư ban đầu cao nên để nuôi thành công giống chim trĩ, người nuôi cần tìm hiểu thông tin và nắm vững kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này.
Vũ Thị Vinh – TTKNKN Nghệ An
Nuôi chim trĩ đỏ – hướng làm kinh tế mới
Với đặc điểm dễ nuôi, không cần đầu tư nhiều về thời gian chăm sóc, thức ăn, chuồng trại, trong khi hiệu quả kinh tế lại cao, mô hình nuôi chim trĩ đỏ do Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi triển khai tại hộ ông Đồng Rân (thôn 2 xã Nghĩa Dõng, Tp. Quảng Ngãi) đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc lựa chọn đối tượng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương cũng như gia đình mình.Chim trĩ đỏ vốn là động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ, hiện nay giống chim trĩ này đã được gây nuôi thành công tại nhiều địa phương. Thịt chim trĩ được đánh giá giàu protein, vitamin, canxi, sắt, nhưng do tính chất quý hiếm, ngoại hình đẹp nên chim trĩ chủ yếu được nuôi làm cảnh.
Ở Quảng Ngãi, gia đình ông Đồng Rân là hộ đầu tiên được Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ để thực hiện mô hình trình diễn này, với số lượng 100 con chim giống trĩ đỏ, nuôi theo hướng chim cảnh, chim thịt và chim giống.
Trong thời gian đầu đưa về nuôi, do hộ nuôi chưa nắm chắc quy trình kỹ thuật, cộng với điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đàn chim bị hao hụt, nhưng sau đó, nhờ được cán bộ kỹ thuật Phòng Kinh tế thành phố theo dõi và hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật chăn nuôi nên đàn chim dần thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau hơn 6 tháng nuôi, con chim trống đạt trọng lượng 1,1-1,4 kg/con, chim mái đạt khoảng 0,8 kg/con. Sau khoảng 8 tháng nuôi, chim mái bắt đầu đẻ trứng. Hiện, mô hình có 38 con chim trĩ giống, trong đó có 25 con mái, 13 con trống và đã có 7 con chim mái đang đẻ trứng.
Qua thực tế nuôi, ông Đồng Rân cho biết, kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ rất đơn giản. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán cao hơn so với nuôi gà, nên lãi cao hơn nhiều. Ông cho biết thêm, chim trĩ thịt hiện được bán với giá 300.000 đồng/con, chim trĩ giống là 100.000 đồng/con, chim đực đã thành thục bán làm cảnh là 1,5 triệu đồng/con, chim sinh sản là 1 triệu đồng/con và giá trứng là 20.000 đồng/quả. Tính toán sơ bộ, hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình khá cao, ước tổng thu từ 38 con chim trĩ của ông Rân khoảng 58 triệu đồng, trừ chi phí 31 triệu đồng, ông Rân còn lãi gần 27 triệu đồng sau 6 tháng nuôi.
Thấy làm mô hình hiệu quả, ông Rân đã tự đầu tư mua máy ấp trứng để ấp con giống nhằm chủ động nguồn giống cho gia đình và cung cấp cho bà con có nhu cầu nuôi giống chim này.
Ông Phạm Quốc Thanh, cán bộ kỹ thuật của Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi khuyến cáo, đối với chim trĩ đỏ, tỷ lệ sống của chim ở giai đoạn 4 tuần tuổi là 55%, từ 4 đến 12 tuần tuổi là 90%, từ 12 đến 24 tuần tuổi là 100%. Do đó, bà con muốn nuôi đạt tỷ lệ sống cao nên chọn mua chim giống giai đoạn 4 tuần tuổi trở lên. Chuồng nuôi phải được che chắn tránh gió Bắc, không để nước mưa làm chim bị ướt vì loài chi trĩ đỏ kỵ nước, nền phải trải cát khô. Chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là yếu tố rất quan trọng. Do đó, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ni lông trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều và chết. Khi nuôi, không nên nhốt hai con trống vào cùng một chuồng, tránh hiện tượng mổ lẫn nhau. Thức ăn cho chim trĩ cần kết hợp giữa các loại hạt ngũ cốc, rau xanh, cám công nghiệp; cho chim trĩ ăn, uống theo bữa, tính toán sao cho vừa đủ, không để lại lượng thức ăn thừa. Khi thời tiết chuyển mùa cần trộn thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy…
Thời gian chim mái để thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch hàng năm. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Một chim mái bình quân mỗi năm có thể đẻ từ 68 – 80 trứng. Khi chim đẻ, cần bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng chim dày, hạn chế trứng bị dập vỡ. Do chim không có bản năng ấp trứng nên phải nhờ gà ấp hộ (tỷ lệ ấp nở đạt 60%) hoặc sử dụng phương pháp ấp bằng máy (tỷ lệ nở đạt trên 80%)… Chim trống có bộ mỏ nhọn sắc, nên phải cắt hoặc mài bớt phần mỏ tránh chim ăn trứng.
Ông Trần Dương, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi cho biết, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao phải tranh thủ đầu tư phát triển mô hình vào thời kỳ đầu, tức là khi có ít hộ đầu tư chăn nuôi. Nuôi chim trĩ đỏ hiện nay đang là thời kỳ khởi điểm của phong trào chăn nuôi. Mặc dù, nuôi chim trĩ đỏ không khó, gần giống như nuôi gà, nhưng hiện nay mô hình này còn khá mới, phần lớn bà con chưa có điều kiện tiếp cận cũng như tìm hiểu thông tin về quy trình kỹ thuật nuôi giống chim này. Do đó, để nuôi thành công giống chim trĩ đỏ, bà con cần tìm hiểu thông tin và nắm vững kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này.
Với hiệu quả mang lại, mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại hộ ông Đồng Rân đã mở ra hướng đi đầy hứa hẹn cho các hộ dân ở thành phố, nơi mà diện tích đất sản xuất ngày càng hạn hẹp như hiện nay. Và điều quan trọng hơn cả là mô hình đã góp phần bảo tồn được nguồn gen động vật quý hiếm của nước ta.
Bà con có nhu cầu nuôi giống chim trĩ đỏ có thể liên hệ với Phòng Kinh tế thành phố để được tư vấn và cung ứng giống.
Chăn nuôi giỏi nhờ có kiến thức
Đến thôn Phú Thượng, xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, hỏi thăm cơ sở chim bồ câu giống của anh Nguyễn Đình Khiêm, không ai là không biết.Sinh trưởng trong gia đình không mấy khá giả nên anh Khiêm không cam phận nghèo khó. Anh đã đi khắp nơi tìm hiểu về những mô hình làm ăn giỏi, phù hợp với mảnh đất quê mình.
“Đi khắp nơi tìm hiểu, mình mới ngộ ra là phải có kiến thức cơ bản về thú y thì mới có thể chăn nuôi có hiệu quả. Vậy là mình quyết tâm đi học” – anh Khiêm tâm sự. Đi học về, anh kết hợp chăn nuôi gà và lợn , nhưng kết quả không như mong muốn. Sau khi tham khảo mô hình kinh doanh chim bồ câu qua mạng, anh Khiêm quyết định chuyển sang nuôi chim bồ câu.
Cơ sở nuôi chim bồ câu của anh Khiêm.
Từ số tiền người thân cho vay, anh đầu tư khoảng 100 đôi chim câu
giống. Anh Khiêm chia sẻ: “Bước vào làm ăn cũng gặp nhiều khó khăn, vì
chưa có kinh nghiệm nuôi, nhất là nuôi với quy mô lớn vẫn rất mới lạ,
chim đẻ ít, lãi không cao, mà cơ sở lại mới nên chưa có nhiều người biết
đến. Vì vậy, anh quyết định đưa thông tin lên mạng để giới thiệu và
quảng bá sản phẩm của mình.Đến nay đã 4 năm nuôi chim bồ câu, cơ sở kinh doanh chim bồ câu giống Đình Khiêm đã không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh. Đơn đặt hàng ngày càng nhiều, nên anh đã mở rộng quy mô và thay đổi chuồng trại mới. Với lồng nuôi mới, phân chim được thu dọn một cách dễ dàng, không gây mùi như trước. Khi mở rộng quy mô chăn nuôi, anh Khiêm thấy lượng phân chim ngày càng nhiều, anh liền đào ao thả cá để tận dụng phân chim và tăng thêm thu nhập. Anh Khiêm cho biết: Hiện mỗi năm, từ nguồn bán chim giống, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng, chưa kể thu nhập thêm từ cá.
Không chỉ làm ăn khá giả, anh Khiêm còn giúp đỡ các hộ nghèo trong thôn nuôi chim bồ câu làm giàu…
Trang trại nhỏ thu tiền to
Anh
mạnh dạn đầu tư gần 120 triệu đồng để xây 12 chuồng nuôi 9 con nhím và 8
con dúi. Theo anh Hồng, chuồng nuôi nhím đơn giản, mỗi cặp nhím chỉ cần
chừng 1,5m2, quan trọng là cần giữ cho chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Nhím
là loài ăn tạp nên chi phí ít tốn kém. Thức ăn chủ yếu của nhím là ngô,
đậu, khoai lang và các loại rau. Một cặp nhím sinh sản 2 lứa/năm (4
con) chỉ cần chăm tốt thì sau 6 tháng có giá từ 10 - 15 triệu đồng/cặp.
Một cặp nhím sinh sản sẽ cho thu nhập chừng 25 triệu đồng/năm.
Nuôi chồn nhung đen mang lại cho gia đình anh Hồng lợi nhuận cao.
|
Có
vốn trong tay, năm 2010, anh Hồng nuôi thêm bồ câu Pháp, gà rừng, chim
trĩ, kỳ đà, chồn nhung đen. Anh Hồng đặc biệt quan tâm đầu tư giống chồn
nhung đen, bởi loài động vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ này đang được thị
trường rất ưa chuộng vì thịt ngon. Sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi cũng
như nhu cầu thị trường, anh mua 7 cặp chồn nhung đen giống về nuôi thử
nghiệm.
Theo anh Hồng, chồn nhung đen là loài
ít nhiễm bệnh, tỷ lệ sống cao. Kỹ thuật nuôi động vật này cũng khá đơn
giản, quan trọng nhất là khâu vệ sinh chuồng trại. Chuồng nên kê cao hơn
mặt đất khoảng nửa mét và đặt trong phòng có ánh sáng lờ mờ. Thức ăn
cho chúng chủ yếu là cỏ voi, lá mía, ngô hay rau củ, lúa mạch, cám gạo
(giá rẻ).
Động vật này có khả năng sinh sản
cao. Mỗi năm, một con chồn nhung đen trưởng thành có thể đẻ 5 lứa, mỗi
lứa từ 2-6 con. Nếu nuôi thương phẩm thì sau 5 tháng, 1 con chồn nhung
đen đạt 1,2-1,5kg. Trên thị trường hiện nay, giá loài động vật này dao
động từ 350.000 - 400.000 đồng/kg, trong khi mỗi ngày chỉ tốn chừng
5.000 đồng tiền thức ăn cho mỗi con.
Đối với
chồn giống, sau 1 tháng nuôi, anh Hồng thu về 800.000 đồng/cặp. Chỉ với
chồn nhung, mỗi năm anh Hồng đã bỏ túi gần 300 triệu đồng. Hầu hết các
giống vật nuôi này anh cung cấp cho thị trường Tây Nguyên, miền Trung,
Đông - Tây Nam Bộ. “Tôi sẵn sàng cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật
nuôi cho những ai có nhu cầu” - anh Hồng tâm sự.
Tô Hồng
Nuôi chim trĩ thu hàng trăm triệu đồng
Nghề nuôi chim trĩ đến với anh Trần Duy Hợi (SN
1983) ở thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, Hưng Yên thật tình
cờ. “Một lần xem trên tivi, nghe các chuyên gia hướng dẫn cách nuôi chim
trĩ, sẵn niềm đam mê tôi bắt tay vào nuôi”- anh Hợi kể.
Ban đầu anh chỉ nuôi thử nghiệm vài cặp, thấy
thuận lợi, anh mạnh dạn đầu tư nuôi cặp chim giống và thuê đất của hợp
tác xã để xây dựng trang trại. Tận dụng hết những cây tre, những vật
dụng mà gia đình có sẵn, anh đóng thành chuồng nuôi chim.
Anh Trần Duy Hợi bên trang trại chim.
|
Sau hơn 2 năm, anh đã có một trang trại hơn
1.000m2 với gần 1.000 con chim trĩ. "Để thành công trong nuôi chim trĩ,
đầu tiên chuồng trại cần phải thoáng mát, khô ráo, thức ăn sạch sẽ (chủ
yếu là thóc, rau cỏ…), nên cho ăn nhiều lần trong ngày" - anh Hợi chia
sẻ.
Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi chim trĩ
trưởng thành, anh Hợi còn nghiên cứu nhân giống để cung cấp ra thị
trường. Mỗi con chim giống giá trên thị trường từ 300.000-400.000 đồng,
còn trứng chim trĩ từ 30.000 - 40.000 đồng/quả. Một cặp trĩ trưởng thành
(gồm 3 con - 2 mái 1 trống) giá từ 1,5-2 triệu đồng. Khách hàng của anh
là những người chơi chim cảnh, các khu du lịch, vườn thú ở khắp các
tỉnh, thành trong cả nước.
Đưa chúng tôi đi thăm trang trại nuôi chim trĩ
của mình, anh Hợi cho biết: "Tôi đang tiếp tục tìm thị trường tiêu thụ
chim trĩ. Nếu đầu ra tốt, tôi sẽ nuôi thêm giống chim quý này".
Quốc Chiêu -Duy Luân
Tại HN đã xuất hiện đặc sản chim Trĩ, một nguồn thực phẩm xưa
kia chỉ có vua chúa mới được thưởng thức nay đã có mặt tại HN. Cùng tìm
hiểu anh Trần Văn Thọ và Chim Trĩ đỏ tiến vua xưa kia tại nhà hàng 365
Nguyễn Khang. Từ 3 tuần nay người dân Hà Thành đã có ít nhiều
thực khách được thưởng thức món ăn chế biên từ Chim Trĩ Đỏ tại nhà hàng
Chim Trĩ Đỏ 365 Nguyễn Khang, một giống vật tự nhiên được nuôi thành
công từ trang trại của anh Thọ quê Thanh Miện Hải Dương.
Cùng chúng tôi về tìm hiểu Chim Trĩ Đỏ nhà anh Thọ và quá trình nuôi nhốt nhân giống thành công.
Xem video
Thịt chim trĩ đỏ là một trong những thương phẩm đến giờ vẫn chưa được bán trên thị trường vì người nuôi vẫn đang phải nhân giống, để bán cho bà con nông dân, nhưng đến ngày 24/9/2012 tôi là người đầu tiên trên cả nước khai trương “nhà hàng chim trĩ đỏ”, những ngày đầu đầu khai trương đã có rất nhiều khách hàng tâm sự từ trước đến giờ mới chỉ được nghe, Chim công, chim trĩ, chứ chưa được nhìn cũng như là chưa được thưởng thức cái gọi là “Đồ tiến vua”, đã có những người khách hàng qua nhà hàng thưởng thức món ăn, ngắm nhìn chim trĩ rồi mua ngay con chim trĩ để giới thiệu của nhà hàng.
Khi mở nhà hàng tôi có một tâm nguyện sao cho ai ai cũng được thưởng thức giống vật nuôi mình nuôi ra, nên về giá thành tôi đã để cái mức giá mà ai cũng có thể thưởng thức được, làm sao cho nó bù được chi phí mình thuê mặt bằng và nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ bỏ ra 200,000đ/người là cũng đủ để khách hàng tự cắt tiết chim trĩ và thưởng thức món chim trĩ của vua chúa xưa kia rất hiếm và đắt.
Hiện tại nhà hàng đang ,có các món: chim trĩ nướng, chim trĩ hầm thuốc bắc, chim trĩ tần, chim trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu chim trĩ, chim trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim, miến chim.
Cùng ngắm Chim Trĩ Đỏ tự nhiên và tại nhà anh Thọ quạt phun sương , quat phun suong .,
ket sat két sắt két bạc , chim trĩ , chim trĩ giống
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc , chim trĩ giống , chim tri giong gia sư , trung tâm gia sư , dạy kèm , chim trĩ , chim trĩ giống dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm
Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội, Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.
két sắt , két bạc
dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm
gia sư , trung tâm gia sư , dạy kèm
quạt điện , quạt công nghệp
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạcquạt điện , quạt công nghệp
Thưởng thức ẩm thực được coi là “Đồ tiến vua”.
Cùng chúng tôi về tìm hiểu Chim Trĩ Đỏ nhà anh Thọ và quá trình nuôi nhốt nhân giống thành công.
Xem video
Thịt chim trĩ đỏ là một trong những thương phẩm đến giờ vẫn chưa được bán trên thị trường vì người nuôi vẫn đang phải nhân giống, để bán cho bà con nông dân, nhưng đến ngày 24/9/2012 tôi là người đầu tiên trên cả nước khai trương “nhà hàng chim trĩ đỏ”, những ngày đầu đầu khai trương đã có rất nhiều khách hàng tâm sự từ trước đến giờ mới chỉ được nghe, Chim công, chim trĩ, chứ chưa được nhìn cũng như là chưa được thưởng thức cái gọi là “Đồ tiến vua”, đã có những người khách hàng qua nhà hàng thưởng thức món ăn, ngắm nhìn chim trĩ rồi mua ngay con chim trĩ để giới thiệu của nhà hàng.
Khi mở nhà hàng tôi có một tâm nguyện sao cho ai ai cũng được thưởng thức giống vật nuôi mình nuôi ra, nên về giá thành tôi đã để cái mức giá mà ai cũng có thể thưởng thức được, làm sao cho nó bù được chi phí mình thuê mặt bằng và nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ bỏ ra 200,000đ/người là cũng đủ để khách hàng tự cắt tiết chim trĩ và thưởng thức món chim trĩ của vua chúa xưa kia rất hiếm và đắt.
Hiện tại nhà hàng đang ,có các món: chim trĩ nướng, chim trĩ hầm thuốc bắc, chim trĩ tần, chim trĩ quay, chim trĩ rang muối, lẩu chim trĩ, chim trĩ xào lăn, cháo chim, xôi chim, miến chim.
Cùng ngắm Chim Trĩ Đỏ tự nhiên và tại nhà anh Thọ quạt phun sương , quat phun suong .,
quạt công nghiệp , quat cong nghiep , quạt điện , quat dien , quat dien cong nghiep , quạt điện công nghiệp
chim trĩ thịt , chim tri thitket sat két sắt két bạc , chim trĩ , chim trĩ giống
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc , chim trĩ giống , chim tri giong gia sư , trung tâm gia sư , dạy kèm , chim trĩ , chim trĩ giống dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm
Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội, Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.
két sắt , két bạc
dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm
gia sư , trung tâm gia sư , dạy kèm
quạt điện , quạt công nghệp